Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 42

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
7.10.2012, 10:25
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
Студенты факультета журналистики МГУ имени М.В. Ломоносова в аудитории Tải về

Photo: RIA Novosti
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hy vọng rằng, các bạn đã cảm thấy thỏai mái dễ dàng trong việc sử dụng các cách của tiếng Nga. Hôm nay chúng ta sẽ nói cụ thể hơn về một bộ phận quan trọng của ngôn từ - là động từ. Các bạn đã biết rằng động từ trong tiếng Nga dùng trong ngôi và số khác nhau sẽ có phần đuôi khác nhau. Việc biến đổi động từ theo ngôi và số được gọi là phép chia động từ. Trong tiếng Nga có hai phép chia động từ. Các động từ thuộc phép chia thứ II trong dạng bất định nguyên thể có tận cùng là –ИТЬ. Thí dụ, ГОТОВИТЬ. Ta sẽ quan sát sự thay đổi của loại động từ này trong các ngôi và số.
Я ГОТОВЛЮ, ТЫ ГОТОВИШЬ, ОН ГОТОВИТ, ОНА ГОТОВИТ, МЫ ГОТОВИМ, ВЫ ГОТОВИТЕ, ОНИ ГОТОВЯТ.
Tôi chuẩn bị - nấu ăn, bạn chuẩn bị - nấu ăn, anh ấy (chị ấy) chuẩn bị - nấu ăn, chúng ta (chúng tôi) chuẩn bị - nấu ăn, các bạn (các anh, các chị…) chuẩn bị - nấu ăn, họ (chúng nó) chuẩn bị - nấu ăn.
Tất cả các động từ thuộc phép chia thứ II cũng sẽ có kết thúc như vậy. Thí dụ:
Я ЛЮБЛЮ СВОЕГО ДРУГА. ЛЮБИТЬ-ЛЮБЛЮ. Tôi yêu mến người bạn của mình. В УНИВЕРСИТЕТЕ ТЫ УЧИШЬ ИСТОРИЮ. УЧИТЬ-УЧИШЬ . Ở trường Tổng hợp bạn học Sử. ОНА КУПИТ СЕБЕ КРАСИВОЕ ПЛАТЬЕ. КУПИТЬ-КУПИТ. Cô ấy mua cho mình chiếc váy áo đẹp. МЫ НЕ КУРИМ. КУРИТЬ-КУРИМ. Chúng tôi không hút thuốc. ПОЗВОНИТЕ НАМ ЗАВТРА. ПОЗВОНИТЬ-ПОЗВОНИТЕ. Hãy gọi điện cho chúng tôi vào ngày mai. НАШИ ДРУЗЬЯ ОЧЕНЬ ХОРОШО ГОВОРЯТ ПО-АНГЛИЙСКИ. ГОВОРИТЬ-ГОВОРЯТ. Các bạn của chúng ta nói tiếng Anh rất thạo.
Nếu các động từ phép chia thứ II trong dạng bất định nguyên thể chỉ có một kiểu kết thúc bằng –ИТЬ, thì với các động từ thuộc phép chia thứ I mọi sự phức tạp hơn. Về cơ bản thuộc phép chia thứ I là các động từ mà trong dạng bất định nguyên thể thì trước đuôi –ТЬ có vần –А hoặc -Я. Thí dụ, động từ ДЕЛАТЬ.
Я ДЕЛАЮ, ТЫ ДЕЛАЕШЬ, ОН ДЕЛАЕТ, ОНА ДЕЛАЕТ, МЫ ДЕЛАЕМ, ВЫ ДЕЛАЕТЕ, ОНИ ДЕЛАЮТ. Tôi làm, bạn làm, anh ấy (chị ấy) làm, chúng ta (chúng tôi) làm, các bạn (các anh, các chị…) làm, họ (chúng nó) làm.
Hoặc động từ ГУЛЯТЬ, chia như sau:
Я ГУЛЯЮ, ТЫ ГУЛЯЕШЬ, ОН ГУЛЯЕТ, ОНА ГУЛЯЕТ, МЫ ГУЛЯЕМ, ВЫ ГУЛЯЕТЕ, ОНИ ГУЛЯЮТ Tôi dạo chơi, bạn dạo chơi, anh ấy (chị ấy) dạo chơi, chúng ta (chúng tôi) dạo chơi, các bạn (các anh, các chị) dạo chơi, họ (chúng nó) dạo chơi.
Nhưng trong phép chia thứ I có những động từ ẩn chứa "bí mật" mặc dù đuôi nguyên thể vẫn giống thế, nhưng đòi hỏi chia đặc biệt không giống qui luật trên. Và bản thân từ cơ sở khi chia cũng thay đổi. Thí dụ, động từ ПИСАТЬ.
Я ПИШУ, ТЫ ПИШЕШЬ, ОН ПИШЕТ, ОНА ПИШЕТ, МЫ ПИШЕМ, ВЫ ПИШЕТЕ, ОНИ ПИШУТ.
Các bạn thấy không, động từ nguyên thể có dạng là ПИСАТЬ.
Я НЕ ЛЮБЛЮ ПИСАТЬ ПИСЬМА. Tôi không thích viết thư.
Khi thay đổi theo ngôi và số trong động từ cơ bản âm C biến thành âm Ш.
ТЫ ПИШЕШЬ СВОЕЙ ПОДРУГЕ КАЖДЫЙ ДЕНЬ Cậu viết thư cho bạn gái hàng ngày. ПИСАТЬ-ПИШЕШЬ.
Động từ ПОМОЧЬ cũng không theo qui tắc chung.
Khi thay đổi theo ngôi và số trong động từ cơ bản âm Ч biến thành âm Г và Ж.
Я ПОМОГУ, ТЫ ПОМОЖЕШЬ, ОН ПОМОЖЕТ, ОНА ПОМОЖЕТ, МЫ ПОМОЖЕМ, ВЫ ПОМОЖЕТЕ, ОНИ ПОМОГУТ. Tôi giúp đỡ, bạn giúp đỡ, anh ấy (chị ấy) giúp đỡ, chúng ta (chúng tôi) giúp đỡ, các bạn (các anh, các chị) giúp đỡ, họ (chúng nó) giúp đỡ
Я ДОЛЖЕН ПОМОЧЬ СВОЕЙ МЛАДШЕЙ СЕСТРЕ СДЕЛАТЬ УРОКИ. Tôi cần giúp đỡ em gái út của mình làm bài.
Я ПОМОГУ ТЕБЕ ПОДГОТОВИТЬСЯ К ЭТОМУ СЛОЖНОМУ ЭКЗАМЕНУ. Tôi giúp cậu chuẩn bị cho kỳ thi phức tạp.
Còn có một số động từ đặc biệt hơn nữa: khi ở số ít thì có đuôi như phép chia thứ I, nhưng khi diễn tả họat động của số nhiều thì lại cần biến đổi như phép chia thứ II. Thí dụ, như các động từ thường hay được sử dụng ХОТЕТЬ – muốn, ДАТЬ – cho, và ЕСТЬ – ăn.
ХОТЕТЬ. Я ХОЧУ, ТЫ ХОЧЕШЬ, ОН ХОЧЕТ, ОНА ХОЧЕТ,
МЫ ХОТИМ, ВЫ ХОТИТЕ, ОНИ ХОТЯТ. Tôi muốn, bạn muốn, anh ấy (chị ấy) muốn, chúng tôi (chúng ta) muốn, các bạn (các anh các chị) muốn, họ (chúng nó) muốn
Xin các bạn lưu ý, trong số ít ở đây có sự biến âm -Т thành âm -Ч
Я ХОЧУ СТАТЬ ВРАЧОМ. ОНИ ХОТЯТ КУПИТЬ МАШИНУ. Tôi muốn trở thành bác sĩ. Họ muốn mua ô tô.
Phép chia các động từ ДАТЬ và ЕСТЬ thì đơn giản là cần học thuộc, vì chúng có đuôi khác thường không theo qui tắc chung.
ДАТЬ. Я ДАМ, ТЫ ДАШЬ, ОН ДАСТ, МЫ ДАДИМ, ВЫ ДАДИТЕ, ОНИ ДАДУТ.Tôi cho, bạn cho, anh ấy (chị ấy) cho, chúng tôi (chúng ta) cho, các bạn (các anh, các chị) cho, họ (chúng nó) cho.
Я ДАМ ТЕБЕ ВКУСНУЮ КОНФЕТУ. Tớ cho cậu cái kẹo ngon.
ЕСТЬ. Я ЕМ, ТЫ ЕШЬ, ОН ЕСТ, ОНА ЕСТ, МЫ ЕДИМ, ВЫ ЕДИТЕ, ОНИ ЕДЯТ. Tôi ăn, bạn ăn, anh ấy (chị ấy) ăn, chúng tôi (chúng ta) ăn, các bạn (các anh, các chị) ăn, họ (chúng nó) ăn.
ПОСЛЕ ЗАНЯТИЙ ОНИ ЕДЯТ В СТОЛОВОЙ. Sau giờ học họ ăn ở nhà ăn.
Trong tiếng Nga còn có 11 động từ mà ở hình thức không xác định nguyên thể có đuôi như loại thuộc phép chia thứ I, nhưng lại biến đổi như động từ thuộc phép chia thứ II. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhóm động từ lạ thường này ở bài sau. Còn bây giờ đề nghị các bạn lập ra câu chuyện nhỏ kể về bản thân và bạn bè của mình, bằng cách sử dụng động từ thuộc phép chia I và II, trong những ngôi và số khác nhau.
Xin chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào: