Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2018 đạt hiệu quả tốt

NDĐT- Công tác tuyển sinh đại học, cao dẳng khối các ngành sư phạm năm 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đạt được mục tiêu thuận lợi, hiệu quả. Đến hết tháng 11, các đơn vị đã tuyển sinh đạt 77% chỉ tiêu.

Thông tin về kết quả tuyển sinh năm 2018, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, trong đợt 1 có 172 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu, 226 đơn vị đạt 70% chỉ tiêu trở lên. Đến hết tháng 11, cả hệ thống đạt gần 77% chỉ tiêu.
Công tác tuyển sinh năm 2018 được Bộ GD-ĐT đánh giá là ổn định, đạt được mục tiêu nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả, giảm áp lực cho đợt tuyển sinh bổ sung…
Công tác tuyển sinh năm 2018 đã phát huy được một số ưu điểm. Trong đó có thể kể tới việc thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng; được điều chỉnh nguyện vọng, do đó nâng cao khả năng trúng tuyển vào các ngành nghề theo nguyện vọng, sở trường. Bên cạnh đó, quá trình tuyển sinh bảo đảm quyền tự chủ của các trường và các trường đã minh bạch thông tin trong đề án tuyển sinh, cung cấp thông tin cần thiết cho thí sinh và minh bạch kết quả tuyển sinh.
Công nghệ thông tin được áp dụng triệt để hơn trong các khâu của quá trình xét tuyển: Đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng, xét tuyển, xác nhận thí sinh nhập học lên hệ thống đã bảo đảm tính khoa học, khách quan, gimr tối đa số thí sinh ảo.
Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng chỉra vẫn còn một số hạn chế trong công tác tuyển sinh. Cụ thể như: một số cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác tuyển sinh chưa nắm vững quy trình và chưa cập nhật nhiệm vụ đồng bộ với hệ thống, còn sai sót, hoặc cán bộ ở ở một số điểm tiếp nhận hồ sơ chưa rà soát kỹ hồ sơ thí sinh, không nắm được các điều kiện để hướng dẫn thí sinh về chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực gây ra sai sót…
Trong năm 2019, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung sáu điểm trong Quy chế tuyển sinh nhằm khắc phục một số bất cập rút ra từ mùa tuyển sinh vừa qua, đồng thời để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ có hiệu lực từ tháng 7-2019.

Phòng ngừa tiêu cực trong tổ chức thi THPT quốc gia 2019

Còn khoảng bốn tháng nữa, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra. Kỳ thi năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đưa ra nhiều giải pháp để phòng ngừa gian lận, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của địa phương, tăng cường sự phối hợp của các trường đại học trong công tác tổ chức thi.Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
PGS, TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD và ĐT) cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như những năm vừa qua với mục đích xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng. Thí sinh tiếp tục dự thi tại trường hoặc liên trường phổ thông. Việc này nhằm giảm khó khăn, chi phí cho thí sinh và xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là gian lận của kỳ thi đều có thể xảy ra ở tất cả các khâu. Vì vậy, thay vì tổ chức điểm thi dành riêng đối với thí sinh tự do như mọi năm, năm 2019, Bộ GD và ĐT yêu cầu mỗi hội đồng thi lựa chọn một số điểm thi dành cả cho các thí sinh tự do, thí sinh THPT, giáo dục thường xuyên thi chung; việc coi thi, chấm thi được thực hiện nghiêm theo quy chế để bảo đảm tính công bằng.
Công tác vận chuyển đề thi, bài thi được quy định kỹ hơn về quy cách niêm phong, nhất là quy định rõ vai trò của công an. Bộ cũng quy định chặt chẽ hơn việc bảo quản đề thi, bài thi tại các điểm thi; yêu cầu có công an bảo vệ và ca-mê-ra an ninh giám sát khu vực này thường xuyên; phó trưởng điểm thi hoặc thư ký của trường đại học trực ban đêm. Về niêm phong túi bài thi được quy định cụ thể như: Hai cán bộ coi thi ký giáp lai, có họ tên, chữ ký của phó trưởng điểm thi đến từ trường đại học; dán phủ băng dính trong lên nhãn niêm phong bảo đảm mọi can thiệp đều bị phát hiện. Trước hành vi can thiệp để nâng điểm bài thi của thí sinh tại một số hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018, năm nay, Bộ GD và ĐT yêu cầu, tại khu vực chấm thi bắt buộc phải lắp đặt ca-mê-ra an ninh giám sát; cách ly trong quá trình làm phách bài thi tự luận môn Ngữ văn. Một điều chỉnh rất quan trọng của kỳ thi năm nay là bộ giao các trường đại học đủ năng lực chấm bài thi trắc nghiệm; quy trình chấm thi có những điều chỉnh rõ ràng, chi tiết hơn. Bên cạnh đó, điều chỉnh, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng, tất cả những dữ liệu chấm thi từ việc quét ảnh bài thi và các dữ liệu khác đều được mã hóa; đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh, quản lý người dùng để không thể tự ý can thiệp. Trong việc chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn, ngoài việc vẫn yêu cầu chấm kiểm tra ngẫu nhiên 5% bài thi như năm trước, những bài thi điểm cao sẽ được lựa chọn để chấm kiểm tra.
Nâng cao vai trò của địa phương
Theo Giám đốc Sở GD và ĐT Phú Thọ Nguyễn Minh Tường, nhìn chung các yêu cầu, giải pháp của Bộ GD và ĐT đưa ra bảo đảm chặt chẽ; việc lắp đặt ca-mê-ra an ninh tại khu vực chấm thi, bảo quản đề thi, bài thi là cần thiết. Tuy nhiên, để thiết bị giám sát bảo đảm độ sắc nét, hoạt động thông suốt, ngành giáo dục các địa phương cần phối hợp tốt với ngành điện lực. Nếu xảy ra sự cố mất điện thì việc lắp ca-mê-ra cũng không có tác dụng cho nên cần có phương án dự phòng, bảo đảm thiết bị giám sát vẫn hoạt động ổn định thông qua nguồn điện dự phòng. Làm tốt vấn đề này sẽ tránh các rủi ro, cũng như thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của địa phương. Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Lai Châu Hoàng Đức Minh cho biết, công tác phối hợp với trường đại học trong tổ chức kỳ thi những vừa năm qua chưa thật sự hiệu quả, nhiều lúc còn gặp khó khăn, lúng túng. Vì vậy, Bộ GD và ĐT cần lựa chọn, phân công các trường đại học có đủ năng lực và yêu cầu các trường khi cử cán bộ, giảng viên tham gia công tác tổ chức thi phải được tập huấn kỹ càng, đúng thành phần.
PGS, TS Mai Văn Trinh chia sẻ, nhìn chung các giải pháp để phòng ngừa tiêu cực được các địa phương, trường đại học đồng thuận, đánh giá cao. Những ý kiến đóng góp sẽ được bộ tiếp thu, điều chỉnh trong quy chế, hướng dẫn thi. Chung quanh một số ý kiến cho rằng, nếu vẫn giao các địa phương chủ trì việc coi thi thì có thể xảy ra tiêu cực, PGS, TS Mai Văn Trinh cho biết, nghi vấn, băn khoăn đặt ra là có cơ sở. Tuy nhiên, nếu các địa phương thực hiện đúng quy định thì kỳ thi sẽ diễn ra an toàn, nghiêm túc, hiệu quả. Ngược lại, dù quy định, quy trình có chặt chẽ đến mấy, nhưng con người có ý đồ thực hiện gian lận thì khó có thể bảo đảm tính nghiêm túc. Vì vậy, Bộ GD và ĐT gửi thông điệp đến các địa phương, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đặt dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia, nhưng người chịu trách nhiệm trực tiếp là Ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm.
“Mọi điều chỉnh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 chủ yếu hướng tới thầy giáo, cô giáo, cán bộ tổ chức kỳ thi. Với thí sinh, cơ bản giữ ổn định, cho nên các em yên tâm học tập, ôn luyện, nhất là xem các đề thi tham khảo để ôn tập, tránh học tủ, học lệch. Bộ GD và ĐT cùng các địa phương, thầy giáo, cô giáo tổ chức kỳ thi an toàn, khách quan”, PGS, TS Mai Văn Trinh chia sẻ.
QUÝ TÙNG

Chương trình GD phổ thông mới: Cần chú trọng tới tính chuyên nghiệp, chuyên sâu

Ảnh minh họa/internetẢnh minh họa/internet
"Nhìn nhận lại chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tôi thấy còn nhiều điều chưa hợp lí, rất cần được xem xét lại để chương trình mới được hoàn thiện, chỉn chu hơn" - ý kiến của NGƯT Tô Ngọc Sơn - chuyên viên Sở GD&ĐT Đồng Tháp.
Phụ huynh muốn con em học gì chắc nấy!
NGƯT Tô Ngọc Sơn cho rằng, chương trình hay bộ sách giáo khoa nào cũng rất là bổ ích và cần thiết vì đã được các nhà khoa học nghiên cứu, chỉnh chu và nội dung, ý nghĩa, mục đích đều để giáo dục, giúp học sinh phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách con người. Nếu được hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học kiểm định, đóng góp thì có thể nói giáo dục sẽ có một chất lượng tuyệt vời.
Nhưng chương trình của giáo dục chúng ta từ trước đến nay còn rất ôm đồm, giáo dục còn quá tham vọng. Với tôi nên chú trọng tới tính chuyên nghiệp, chuyên sâu. HS có thể không cần biết nhiều lĩnh vực, nhiều môn (nhất là tiểu học), chẳng hạn: may vá, thêu thùa, hay chăn nuôi, lắp ráp,…. Những nội dung này thiết nghĩ: không cần đưa vào chương trình để dạy vì tự học sinh có thể biết, gia đình có thể day,… Những gì gia đình không thể dạy, gia đình không thể biết,… thì phải cần đến nhà trường.
Nội dung cũng vậy. Học sinh được giới thiệu để biết đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống là rất tốt nhưng biết rồi thì thôi, … Có những nội dung các em rất cần được thực hiện, thực hành, trải nghiệm thì không có thời gian. Đấy là một điều thiếu sót đáng tiếc trong quá trình giáo dục. Nếu vẫn cứ cưỡi ngựa xem hoa thì chất lượng vẫn sẽ còn mang tính hình thức và vẫn xảy ra những tình trạng mà từ trước đến giờ giáo dục gặp phải: bệnh thành tích, tiêu cực,…
"Thời gian vừa qua có rất nhiều ý kiến phụ huynh đồng tình với việc: “Chúng tôi không cần biết nhiều thứ, nhiều điều mà mang tính nửa vời, không rõ, qua loa. Khi biết như vậy sẽ dễ dẫn đến việc nói khoác, nói hướng, nói theo hiệu ứng đám đông,… Tất cả rất mong muốn con em mình biết được cái gì thì chắc cái nấy, hiểu được vấn đề gì thì cần cặn kẽ vấn đề ấy.”" - thầy Sơn chia sẻ.
 Ảnh min họa. Internet
Đồng tình chú trọng trải nghiệm
Chia sẻ một trong những bất cập của chương trình hiện hành, NGƯT Tô Ngọc Sơn ví dụ:
Phân môn Tập làm văn lớp 5. Khi học văn miêu tả (tả người chẳng hạn) học sinh vừa được giới thiệu kiểu bài “Cấu tạo bài văn tả người”, học sinh chỉ mới được tập tành lập dàn ý trên một đối tượng (người thân trong gia đình em) thì các em lại được dẫn qua việc khai thác trên đối tượng mẫu (SGK) đưa ra.
Trong khi việc quan sát, tìm ý, lập dàn ý là rất cần thiết – nhất thiết nội dung này các em cần được trải nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau để HS biết chọn lọc chi tiết, chọn lọc từ ngữ và xây dựng câu văn, cách nói sao cho phù hợp với đối tượng. Nên dành thời gian cho HS được trải nghiệm thực tế trên những đối tượng thật (bạn, thầy cô, nhân viên trong nhà trường,…) vừa quan sát, vừa thiết lập những câu nói miêu tả cụ thể phù hợp với đối tượng mà các em đang được trải nghiệm. Các em chưa sâu vấn đề này thì các em lại dẫn qua vấn đề khác: Làm biên bản cuộc họp giới thiệu vừa xong biên bản thì quay trở lại tả người rồi lại làm biên bản một vụ việc rồi lại tả người.
Những nội dung được chen vào như vậy ai cũng hiểu là muốn HS được phân tán, tránh xoáy sâu vào một vấn đề để rồi HS nhàm chán. Nhưng tránh được vấn đề này thì gặp phải vấn đề khác làm cho HS hoang mang, không tập trung, mang tính sơ sài, đối phó. Những nội dung chen vào tôi thấy không cần thiết. HS tiểu học có thể biết nhưng không thể làm và cũng không cần làm vì lứa tuổi này đưa ra một biên bản liệu có giá trị không? Nên để dành nhiều thời gian hơn cho việc trải nghiệm những nội dung đã được triển khai.
Ở môn Toán cũng vậy. HS được giới thiệu rất nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, được giải rất nhiều bài toán, loại toán. Nhiều em giỏi, nhưng khi nhờ đo giùm một đồ vật hay tính toán diện tích của một mặt bàn theo kích thước để ba mẹ mua gỗ, mua vật tư… thì không tính toán được.
"Chương trình giáo dục phổ thông mới đang chú trọng vào việc giảng dạy theo lối trải nghiệm, tôi rất đồng tình.
Tôi đề nghị cần xem xét và nên cô đọng lại nội dung chương trình, tránh hình thức qua loa, cần tập trung tính chuyên sâu, đẩy mạnh giáo dục gắn kết thực tiễn. Có như thế HS mới năng động, sáng tạo và như thế mới phát huy hết tính tích cực chủ động của HS.
Nên lược bỏ bớt một số nội dung không cần thiết, không mang tính học tập rèn luyện. Nên phân chia giáo dục vào toàn xã hội; làm rõ nội dung nào cần được giáo dục trong nhà trường, nội dung nào gia đình cần giáo dục và nội dung nào cần phải nghiên cứu ngoài xã hội, cộng đồng cần có trách nhiệm hỗ trợ, giáo dục học sinh" -NGƯT Tô Ngọc Sơn nêu quan điểm.

Lịch thi dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019


Học sinh Trường THPT Chu Văn An tham gia sự kiện tư vấn tuyển sinh do nhà trường tổ chức. Ảnh: CVA

Học sinh Trường THPT Chu Văn An tham gia sự kiện tư vấn tuyển sinh do nhà trường tổ chức. Ảnh: CVA

Chi tiết lịch "thi thử" THPT quốc gia 2019 cho học sinh ở Hà Nội

Chi tiết lịch "thi thử" THPT quốc gia 2019 cho học sinh ở Hà Nội


Học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ tham gia đợt thi khảo sát kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh minh họa: Sơn Tùng.

Học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ tham gia đợt thi khảo sát kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh minh họa: Sơn Tùng.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

CỰU SINH VIÊN CÓ QUYỀN THẨM ĐỊNH GT

Cựu sinh viên được quyền thẩm định giáo trình đại học



(LĐO) - Bộ GDĐT đang xây dựng quy định mới về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học.

Theo đó, việc thẩm định giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH phải có đại diện của cựu học viên, cựu sinh viên.

Việc thẩm định giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH phải có đại diện của cựu học viên, cựu sinh viên. Ảnh minh họa.


Trong thành phần ban biên soạn giáo trình, chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ thuộc chuyên ngành của giáo trình đó.



Đối với giáo trình trình độ CĐ, trong trường hợp không có tiến sĩ cùng chuyên ngành thì chủ biên hoặc đồng chủ biên tối thiểu phải có trình độ thạc sĩ.
Việc thẩm định giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH phải có đại diện của cựu học viên, cựu sinh viên. Ảnh minh họa.
Để đảm bảo tính thực tiễn của giáo trình, trước khi biên soạn, Ban biên soạn phải điều tra nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xác định chính xác mục tiêu môn học và mức độ kiến thức, kỹ năng…



Đ.H

CHUYỆN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI ĐÔ

Di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm thành phố


(LĐ) - Ngày 29.10, tin từ văn phòng UBND thành phố cho biết, thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP và các sở, ngành khẩn trương lập đề án di dời các trường đại học, cao đẳng ở khu vực trung tâm ra các khu quy hoạch tập trung tại các cửa ngõ TP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước mắt, cần tập trung ưu tiên di dời các trường đại học, cao đẳng công lập vào khu vực quy hoạch xây dựng trường đại học, cao đẳng tại khu đô thị Tây Bắc TP. Đồng thời, thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng sẽ tổ chức họp báo với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP để thông báo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP; giới thiệu với các trường về khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng tại khu đô thị Tây Bắc để các trường chủ động đăng ký thực hiện việc di dời.


Ngọc Huân

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài thơ nổi tiếng của tác giả Lê Văn Lộc đã làm xúc động bao thế hệ Thày và Trò

BỤI PHẤN Lê Văn Lộc

Khi Thầy viết bảng


bụi phấn rơi rơi.


Có hạt bụi nào


rơi trên bục giảng


Có hạt bụi nào


vương trên tóc Thầy



Em yêu phút giây này


Thầy em, tóc như bạc thêm


bạc thêm vì bụi phấn


đã cho em bài học hay


Mai sau lớn, nên người


Làm sao, có thể nào quên?


Ngày xưa Thầy dạy dỗ


khi em tuổi còn thơ

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Quá oải vì tăng tiết


Quá oải vì tăng tiết
Mặc dù thông báo mới nhất của Bộ GDĐT về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 đã  yêu cầu các trường chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh, tập trung bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT trong đó chú trọng kiến thức lớp 12 và triển khai dạy học sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng HS để nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp nhà trường.
Quá oải vì tăng tiết
HS lớp 12 Trường THPT Đa Phước trong một tiết học sử. Ảnh: Th.U
Song, với công bố các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp đều “nặng” lý thuyết, HS phải “gạo” bài. Và đây chính là lý do khiến hầu hết các trường, HS đều rơi vào tình trạng “quá oải” với việc tăng tiết...

Ghi nhận tại trường Nguyễn Khuyến (Q.Tân Bình) cho thấy, dù đã được tăng tiết từ đầu năm, song sau công bố của bộ về những môn thi tốt nghiệp, HS và cả GV của trường lại tiếp tục “tăng tốc” thêm một lần nữa. Ghi nhận thời gian biểu của HS tại trường “căng như dây đàn”, trung bình HS nội trú đầu tư cho việc học xấp xỉ 14 tiếng mỗi ngày. Cụ thể, việc học chính thức bắt đầu lúc 6h30 phút sáng và nếu hoàn thành tốt việc học, trả bài thì việc học mới kết thúc sau 22h.

Trong đó, việc ôn thi những môn học phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH, ngoài số giờ đã được tăng tiết trong thời gian biểu chính khóa, lại được tăng cường thêm một lần nữa vào 18h và kéo dài trong khoảng 2 tiếng mỗi ngày.  Tương tự, tại trường dân lập Ng.S (quận Bình Tân), do kết quả thi thử tại trường cho thấy tỉ lệ HS có trình độ trung bình và yếu còn khá cao, xấp xỉ 20% nên thầy và trò đều phải “tăng tốc”. Theo đó, cả giáo viên chủ nhiệm lẫn giáo viên bộ môn đều phải vào cuộc, GV cùng học và đôn đốc kiểm tra bài cho HS yếu, trung bình, trong đó đặc biệt  chú trọng đầu tư thêm cho các môn thi.

 Lý giải cho tình trạng “quá tải”, hiệu trưởng của một trường dân lập tại quận 3 cho rằng: Nếu như áp lực tại các trường công lập là một thì ở các trường ngoài công lập (dân lập, tư thục) là 5.  Biết là tăng khiến HS quá tải sẽ bị dư luận phê phán. Song, nếu con em mà không tốt nghiệp THPT nổi thì  phụ huynh còn phê phán dữ hơn và uy tín của trường cũng bị giảm sút...
Đường nào thì GV và nhà trường cũng bị phê phán nên các trường đành phải chọn phương án an toàn và hiệu quả hơn để thực hiện. Và thiết nghĩ với cơ chế học – thi cử  như hiện nay thì khó lòng không bị quá tải. Có chăng, ở tầm vĩ mô các cấp lãnh đạo ngành nên cải tiến kỳ thi tốt nghiệp cho nhẹ nhàng hơn, mục tiêu của giáo dục phổ thông chỉ là cung cấp kiến thức cơ bản cho HS tốt nghiệp THPT.

Không quá nặng nề như tình hình tại các trường ngoài công lập, song những trường trong hệ thống công lập cũng đã triển khai tăng tiết cho HS ngay từ đầu năm hoặc chậm lắm là ngay đầu học kỳ II, để đạt mục tiêu hoàn thành chương trình học trước tháng tư, sau đó thời gian còn lại đầu tư cho các môn thi. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại hầu hết các trường đã đạt được mục tiêu trên. Và từ tháng 4 trở đi đầu tư mạnh cho 6 môn thi tốt nghiệp với dự kiến tăng thêm 10 - 13 tiết mỗi tuần (cho cả 6 môn thi) và những môn này sẽ được học vào buổi sáng.

Ghi nhận cụ thể tại Trường THPT Củ Chi, tất cả 6 môn thi tốt nghiệp đều được tăng tốc, với 3-4 tiết/môn/tuần. Có như thế, mới có thể đạt được kết quả tốt. Tương tự, tại trường Nguyễn Thị Diệu (quận 3), thời khóa biểu của 6 môn thi tốt nghiệp cũng đã chính thức tăng tiết vào đầu tháng 4 này.
Kỳ thi tốt nghiệp là kết quả của cả 12 năm học phổ thông, phải cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất có thể, dù có phải tăng tốc và vất vả hơn những niên học trước thì HS và cả GV cũng nên cố gắng – thầy Nguyễn Văn Tấn – trường Nguyễn Thị Diệu cho biết quan điểm.
Thể Uyên

Đẩy việc chống dịch cho trường



Đẩy việc chống dịch cho trường
Đó là ý kiến của nhiều giáo viên tại các trường tiểu học ở TPHCM đưa ra tại cuộc họp về phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM) được Sở Y tế phối hợp với Sở GDĐT tổ chức vào ngày 4.4. Theo thống kê của ngành y tế TPHCM, TPHCM hiện có 1.836 ca mắc TCM (cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2011) với 2 ca tử vong.

Trường hợp tử vong mới nhất là bệnh nhi tên N.Q.N (2 tuổi, ngụ Q.3, TPHCM) đã tử vong do bệnh TCM sau 36 giờ nhập viện trong tình trạng bệnh diễn tiến ở cấp độ 4 (cấp độ nặng nhất). Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đã cho khử khuẩn phòng bệnh lây lan tại trường và khu vực bệnh nhi N cư trú. Qua điều tra dịch tễ tại trường học của ca tử vong trên cho thấy, cùng lớp với bệnh nhân còn có một trường hợp khác mắc bệnh và một học sinh cùng trường cũng dương tính với virus TCM. Trước đó, tại quận 8, một bé trai 5 tuổi cũng đã tử vong do TCM.

Trước các ca TCM trong các trường học đang ở mức báo động, ngành y tế yêu cầu các giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi trẻ khi đến lớp. Tuy nhiên, đại diện của Phòng Giáo dục quận 3 cho rằng, việc chống dịch TCM nếu ngành y tế giao hết cho các trường thì các trường khó đảm đương được vì việc phát hiện trẻ mắc bệnh và nghi ngờ là TCM không phải giáo viên nào cũng làm được.

Thậm chí, nhiều trẻ bị sốt khi phụ huynh đưa đến lớp đã cho uống thuốc hạ sốt thì khó có thể nhận biết được và đến lúc phát hiện trẻ bị mắc TCM thì nguy cơ lây lan cho các học sinh khác rất lớn. Đó là chưa kể các trường tư thục, nhóm trẻ gia đình vì áp lực sĩ số rất lớn nên khi có trẻ mắc bệnh thường giải quyết “nội bộ” và ít thông báo cho cơ quan chức năng và phụ huynh khác biết để phòng tránh. Chính vì điều này khiến dịch bệnh TCM dễ bùng phát trong các trường học.

Hôm nay (ngày 5.4), tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ chủ trì cuộc họp về điều trị TCM cho các BV ở phía nam để tìm cách hạn chế tình hình dịch bệnh lây lan và tình trạng tử vong đang tăng lên của căn bệnh này.     
Võ Tuấn

Công bố kế hoạch xét tuyển đầu cấp


TP.HỒ CHÍ MINH:
Công bố kế hoạch xét tuyển đầu cấp
Theo kế hoạch, từ 1.7 các trường sẽ chính thức thực hiện tuyển sinh các lớp đầu cấp với đối tượng đầu tiên là HS lớp 1. Kết quả tuyển sinh sẽ được công bố đồng loạt vào ngày 31.7.

Học sinh tiểu học TP.Hồ Chí Minh.
Với HS lớp 6, ngoại trừ Trường THPT Trần Đại Nghĩa thực hiện thi tuyển đầu vào dành cho đối tượng là HS có học lực cả năm lớp 5 ở 2 môn tiếng Việt và toán đạt loại giỏi, ngày 29-30.6 sẽ dự thi 3 môn: Tiếng Việt, toán và tiếng Anh. Những HS muốn tham gia vào chương trình tăng cường tiếng Nhật sẽ dự thi vào 2 trường tự tuyển (THCS Lê Quý Đôn – Q.3 và THCS Võ Trường Toản - Q.1) sau khi hai trường này công bố danh sách HS tại trường. 

Ngoài ra, tất các trường THCS khác sẽ thực hiện tuyển sinh từ 15.6, kết quả công bố đồng loạt vào 15.7. Điểm cần lưu ý là HS tham gia các chương trình tăng cường ngoại ngữ sẽ được xét tuyển theo chuẩn. Cụ thể, HS lớp 5 có điểm kiểm tra công nhận trình độ từng kỹ năng tiếng Anh từ 6 điểm trở lên, hoặc có điểm toàn năm từng kỹ năng từ 6 điểm trở lên. Lớp tiếng Pháp tuyển HS lớp 5 có học lực môn cả năm 2 môn tiếng Việt và toán lớp 5 đạt từ 8 trở lên và có điểm trung bình của các môn tiếng Pháp từ 6 trở lên được chuyển thẳng vào các lớp 6 tăng cường tiếng Pháp theo lộ trình A. Với HS theo học chương trình tiếng Trung, xét tuyển theo chuẩn: Học lực môn cả năm 2 môn tiếng Việt và toán của năm học lớp 5 đạt loại khá trở lên. 

Với HS lớp 10, tiếp tục thực hiện song song hai hình thức thi và xét tuyển. Nguyên tắc xét tuyển, HS vẫn có thể xin thi tuyển vào các trường THPT trên các địa bàn có thi tuyển, nhưng sẽ không còn quyền tham gia xét tuyển vào các trường tại địa phương. Với những trường thực hiện thi tuyển kết hợp xét tuyển, sẽ dựa vào kết quả thi (ngày 21-22.6) của 3 môn: Ngữ văn, toán và môn thứ ba (sẽ công bố vào ngày 11.5.2012). 

Sau đó, HS sẽ lấy kết quả thi này để đăng ký 3 nguyện vọng (NV) ưu tiên để xét tuyển vào trường THPT công lập trên địa bàn, trừ 3 trường chuyên (Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa và Trường THPT năng khiếu Đại học Quốc gia). Nguyên tắc xét tuyển là tổng điểm thi 3 môn theo hệ số theo quy định (ngữ văn và toán hệ số 2, môn thứ ba hệ số 1) cộng với điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). 

Một số trường thực hiện thi tuyển tại trường gồm: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (chấp nhận HS tỉnh khác, hội đủ chuẩn điều kiện tham gia dự thi), Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Gia Định. HS đăng ký 4 NV ưu tiên: Nguyện vọng 1, 2 vào lớp chuyên tại 2 trong 4 trường trên; nguyện vọng 3, 4 vào lớp không chuyên tại 2 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa. Nếu không trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên, HS vẫn được quyền thi tuyển vào lớp 10 THPT bình thường theo 3 NV đã đăng ký thi tuyển hoặc xét tuyển. 
Thể Uyên

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Hỗ trợ trợ xây trường vùng khó


Hỗ trợ trợ xây trường vùng khó
Tối 29.3, tại Hà Nội, Chương trình khuyến học "Đèn đom đóm" đã thông báo ngôi trường thứ 9 được tài trợ xây dựng. Đó là trường tiểu học Nguyễn Trãi (xã IABIA, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).
Hơn 3 tỷ đồng sẽ được tài trợ để xây mới cho ngôi trường này. Chương trình “Khuyến học Đèn đom đóm” do Công ty FrieslandCampina VN khởi xướng và bảo trợ. Đây là năm thứ 10, chương trình này được tổ chức với tổng kinh phí 30 tỉ đồng để xây 8 ngôi trường mới tại các xã vùng sâu, vùng xa các tỉnh: Bình Phước, Quảng Ngãi, Huế, Hà Nam, Cà May, Kon Tum, Quảng Bình, Lai Châu và trao hơn 20.000 học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó.    
T.X

Thạc sĩ hay là...


Thạc sĩ hay là... phổ thông cấp 5?
Tại các tỉnh miền Trung có các lớp đào tạo thạc sĩ ngành tài chính - ngân hàng với sự tham gia của hàng trăm người (chủ yếu là cán bộ, nhân viên các ngân hàng) do Trường ĐH Tài chính - Maketing (trụ sở tại TPHCM) mở.
Nhìn vào cung cách học viên ghi danh nộp tiền học ồ ạt do được trường cho nợ đầu vào và đào tạo thạc sĩ trái với quy định của Nhà nước, nhiều người hồ nghi rằng đây có phải là đào tạo thạc sĩ đích thực, hay là... phổ thông cấp 5(!?).

Ngân hàng cũng tham gia chiêu sinh 

Ngày 2.3, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Định đã phát thông báo số 91/TB-BIĐ5 “Thông báo tuyển sinh cao học chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng (TC-NH) năm 2012 tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Theo đó, NH này phối hợp với Trường ĐH Tài chính - Marketing (viết là TC-MKT) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (ThS) ngành TC-NH, học tại TP.Quy Nhơn, học phí 30 triệu đồng/2 năm. 

Các địa phương khác như Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa cũng đều có lớp đào tạo ThS do trường ĐH nói trên mở, và cho dạy - học ngay tại địa phương. Việc cơ sở đào tạo ThS mở các lớp đào tạo tại các tỉnh miền Trung là trái với quy chế của Bộ GDĐT ban hành ngày 28.2.2011. Điều 24 của quy chế quy định: “Đào tạo trình độ ThS được thực hiện tại cơ sở đào tạo, nơi đã được cơ quan thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo có phân hiệu, việc tổ chức đào tạo tại phân hiệu cũng phải được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép”.

Tại tất cả các địa phương mà Trường ĐH TC-MKT mở lớp đào tạo ThS đều không có phân hiệu của trường này. Ngay tại một số địa phương đã có cơ sở đào tạo ĐH như Khánh Hòa, Bình Định thì việc mở lớp ThS này cũng hoàn toàn “bí mật”. Trả lời PV Lao Động về lớp ThS ở Quy Nhơn do Trường ĐH TC- MKT mở, PGS-TS Nguyễn Hồng Anh - Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn - nói rằng, nhà trường không hề biết có lớp đào tạo ThS nào như thế tại TP. Quy Nhơn. Trong khi đó, lãnh đạo Phòng Đào tạo ĐH Nha Trang cho hay, họ có biết về lớp ThS nợ đầu vào do Trường ĐH TC-MKT mở ngay tại Nha Trang, trường cũng đã có báo cáo bằng văn bản lên Bộ GDĐT về việc đó.  

Phổ thông cấp... 5(!)

Khi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Hảo (Hải Dương) về việc tổ chức đào tạo ThS dễ dãi, chất lượng thạc sĩ thấp, việc liên kết đào tạo ThS tại các địa phương có chất lượng rất thấp, tiêu cực, Bộ GDĐT đã khẳng định: “Bộ không cho phép tổ chức các lớp đào tạo ThS liên kết tại các địa phương, trừ một số trường hợp đặc biệt (ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đối với các ngành có yêu cầu đặc biệt). Các cơ sở đào tạo không được tổ chức các lớp đào tạo ThS ở ở bên ngoài cơ sở của mình”. Với quan điểm như vậy, nhưng rõ ràng Bộ GDĐT đã buông lỏng, để cho Trường ĐH TC-MKT mở tràn lan nhiều lớp ở nhiều địa phương trên cả nước.

Tại lớp ThS ngành TC-NH do Trường ĐH TC-MKT mở tại Quảng Trị có trên 100 học viên nộp tiền theo học chương trình đào tạo ThS, nhưng trong số đó đã có hơn 80 người nợ đầu vào. Còn lớp ThS ở Nha Trang thì có trên 2/3 trong tổng số 30 học viên nợ đầu vào. Người ta tự hỏi, đào tạo ThS kiểu mở lớp thu tiền, bất chấp chất lượng đầu vào như vậy thì có giữ đúng mục tiêu đào tạo ThS mà Bộ GDĐT đưa ra là “ThS là người có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”. Cách đây chưa lâu, với chủ trương đào tạo cử tuyển, các trường ĐH đã cho ra lò một lớp cử nhân... phổ thông cấp 4, và nay liệu với phong trào ThS nợ đầu vào, tới đây xã hội lại phải tiếp nhận một thế hệ ThS... phổ thông cấp 5?
Tiền thân của Trường ĐH Tài chính - Marketing là Trường Cao đẳng bán công Marketing, năm 2004 được nâng lên trường ĐH bán công. Trường này được Bộ GDĐT cho phép đào tạo ThS từ năm 2011. Theo quy chế, giảng viên có chức danh GS được hướng dẫn tối đa 7 học viên ThS, PGS hoặc có bằng TSKH được hướng dẫn tối đa 5 học viên, TS được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian.
NHÓM P.V

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

ky nang song cua hoc sinh


Báo động sự thiếu hụt kỹ năng sống của học sinh
Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của ba nữ sinh lớp 7 Trường THCS Phan Chu Trinh (huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông). Điều đáng nói ở đây là cả ba em đều là học sinh khá giỏi, ngoan ngoãn, chuyên cần trong học tập, có trách nhiệm với gia đình.
Quá thiếu hụt kỹ năng sống
Theo cơ quan điều tra, những cuốn nhật ký và thư từ của 3 nữ sinh này để lại có nội dung thể hiện "ý định không muốn sống, có vấn đề về tâm lý xuất phát từ gia đình".

Các em cần được trang bị kỹ năng sống cần thiết
Bạn bè cùng lớp của các em cho biết, ba em là bạn thân, hay chia sẻ, tâm sự với nhau. Trước đó, các em có chia sẻ những chán nản về chuyện gia đình như bố say xỉn, hay bị bố la mắng…
Nếu chỉ xuất phát từ những nguyên nhân này mà 3 nữ sinh tìm đến cái chết thì rõ ràng đang có một lỗ hổng trầm trọng trong nhận thức của học sinh.
Trước đó, một nữ sinh lớp 12 Trường THPT Diễn Châu 2 (huyện Diễn Châu, Nghệ An) cũng đã bất ngờ chuyển dạ và sinh con khi đang trên lớp học trong khi cả gia đình, nhà trường và bạn bè không ai biết nữ sinh này có thai.
Bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội cho biết, hiện tượng vị thành niên có quan hệ tình dục, có thai ngoài ý muốn, tự tử, bỏ nhà đi bụi, lập băng nhóm đi cướp hay những nữ sinh viên tham gia hoạt động mại dâm... chính do các em thiếu kỹ năng sống.
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 10 - 19 tuổi, ở tuổi này đang xảy ra rất nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý nhận thức, định hướng cuộc sống chưa rõ ràng, hay bộc phát về hành vi. Bên cạnh đó, các em đang sống trong một xã hội hiện đại đầy biến động mà gia đình và nhà trường lại không phải là chỗ dựa vững chắc cho tâm lý của các em.
PGS TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Trung tâm Giáo dục môi trường và Sức khỏe cộng đồng (Hội Khuyến học Việt Nam) lo lắng rằng, giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện còn rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết. Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và vượt qua stress hay khúc mắc về tình cảm. Nguyên nhân của việc này chính là vì giới trẻ chưa được trang bị kỹ năng sống, và đặc biệt là chưa được phụ huynh, nhà trường quan tâm dạy bảo đúng mực về vấn đề này.
Bao giờ kỹ năng sống mới thật sự thiết thực với học sinh?
Một thực tế cho thấy, mặc dù dư luận đã nói nhiều, ngành giáo dục cũng đã có những động thái trong việc cố gắng đưa kỹ năng sống vào trường học, tuy nhiên, dạy cái gì, dạy như thế nào lại là điều cần phải bàn.
Cho đến nay, vẫn chưa có một bộ chuẩn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên các trường vẫn đang “tự bơi”, mỗi nơi dạy một kiểu. Chính vì thế, việc giáo dục kỹ năng này hoặc chỉ dừng lại ở các tiết học giáo dục công dân hoặc bị bỏ lửng hoàn toàn. Những bài giảng trên lớp chỉ có thể giúp các em hình dung về kỹ năng sống chứ chưa thật sự hiểu hoặc cảm thấy có ích với bản thân mình.
Theo các chuyên gia tâm lý, học kỹ năng sống cũng giống như học bơi, phải nhảy xuống nước chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết bơi được. Bồi đắp kỹ năng sống cho học sinh phải được thực hiện từ cấp tiểu học, thậm chí mầm non, phải gắn liền với hoạt động hàng ngày của các em như giao tiếp, rèn luyện bản lĩnh cá nhân, bảo vệ bản thân, có tinh thần đồng đội và biết chia sẻ…
Tuy nhiên, ở các thành phố lớn, học sinh còn có nhiều điều kiện được tiếp xúc, học hỏi về kỹ năng sống tại các trung tâm, nhưng ở các địa phương, nông thôn, vùng sâu vùng xa, kỹ năng sống vẫn là một cái gì đó rất xa vời.
Nguyên Minh

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Nữ sinh lớp 8 hỗn chiến, 2 em nhập viện cấp cứu


Nữ sinh lớp 8 hỗn chiến, 2 em nhập viện cấp cứu
Tại xã Hải Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) thời gian vừa qua đã thường xuyên xảy ra xô xát giữa các nữ sinh. Cách đây 3 ngày đã xảy ra hỗn chiến khiến 2 nữ sinh phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng.
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 18.11, tại địa phương trên đã xảy ra vụ xô xát giữa các em đang là học sinh lớp 8 trường THCS xã Hải Trạch. 

Sau khi hẹn nhau ra nơi vắng vẻ ngoài khu vực nhà trường, em Lê Thị Ánh Ngọc (SN 1998, học sinh lớp 8C) đã dùng dao thủ sẵn tấn công 2 nữ sinh khác là Hồ Ngọc Anh và Trần Thị Thu Hương (đều SN 1998, học chung lớp 8B) khiến 2 em bị trọng thương, được đem đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng.
Hình ảnh một vụ hỗn chiến giữa các nữ sinh tại địa phương được quay lại bằng điện thoại di động.
Hình ảnh một vụ hỗn chiến giữa các nữ sinh tại địa phương được quay lại bằng điện thoại di động.
Theo thông tin phản ánh, thời gian vừa qua tại địa phương trên đã liên tiếp xảy ra việc các học sinh nữ đánh nhau gây thương tích. Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn cá nhân trong quá trình sinh hoạt và học tập tại trường. 

Trước khi xảy ra sự việc trên, vào ngày 17.11, trong khi Trường THCS Hải Trạch đang tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 thì bị náo loạn bởi một tốp nữ sinh ở ngoài mang theo hung khí vây đánh các học sinh nữ ngay tại trường khiến nhà trường phải báo lực lượng công an đến can thiệp.

Tình trạng xô xát giữa các học sinh xảy ra thường xuyên nên một số em học sinh đã dùng điện thoại di động quay lại các cảnh trên và chuyền tay nhau để xem.
Hiện công an xã đang lập hồ sơ nhằm xử lý các đối tượng học sinh gây rối trên.
Linh Đan
Theo laodong.com.vn

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo



Sau khi kiểm tra tình hình thực tế tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN, Viện Khoa học và Công nghệ VN, ngày 15.8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban Tuyên giáo T.Ư và một số ban, bộ, ngành T.Ư về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6.8.2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư nêu rõ: Nghị quyết 27 hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Sau 3 năm triển khai, việc kiểm tra, nghiêm túc đánh giá xem nghị quyết đã được thực hiện như thế nào là rất cần thiết; cần làm rõ những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp thiết thực, hiệu quả, để tiếp tục đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. Quan điểm cơ bản của Đảng đã xác định rõ, trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.


Tổng Bí thư nêu rõ: Xây dựng đội ngũ trí thức, chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội mà trước hết là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước. Ngược lại, lao động sáng tạo và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của mỗi nhà khoa học, của đội ngũ trí thức nói chung.


Tổng Bí thư mong rằng, ngay sau hội nghị này, các ban, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở T.Ư, các tỉnh ủy, thành ủy cần sớm xây dựng và quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, bổ sung hoàn chỉnh những nội dung không còn phù hợp, nhất là về cơ chế, chính sách, tạo tiềm lực vật chất và tinh thần, phát huy mạnh hơn nữa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, tập hợp thu hút đội ngũ trí thức tham gia cống hiến cho đất nước.


Trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số đề án quan trọng, như đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đổi mới mạnh cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế tri thức...
T.S (Theo TTXVN)