Đẩy việc chống dịch cho trường
Đó là ý kiến của nhiều giáo viên tại các trường tiểu học ở TPHCM đưa ra tại cuộc họp về phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM) được Sở Y tế phối hợp với Sở GDĐT tổ chức vào ngày 4.4. Theo thống kê của ngành y tế TPHCM, TPHCM hiện có 1.836 ca mắc TCM (cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2011) với 2 ca tử vong.
Trường hợp tử vong mới nhất là bệnh nhi tên N.Q.N (2 tuổi, ngụ Q.3, TPHCM) đã tử vong do bệnh TCM sau 36 giờ nhập viện trong tình trạng bệnh diễn tiến ở cấp độ 4 (cấp độ nặng nhất). Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đã cho khử khuẩn phòng bệnh lây lan tại trường và khu vực bệnh nhi N cư trú. Qua điều tra dịch tễ tại trường học của ca tử vong trên cho thấy, cùng lớp với bệnh nhân còn có một trường hợp khác mắc bệnh và một học sinh cùng trường cũng dương tính với virus TCM. Trước đó, tại quận 8, một bé trai 5 tuổi cũng đã tử vong do TCM.
Trước các ca TCM trong các trường học đang ở mức báo động, ngành y tế yêu cầu các giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi trẻ khi đến lớp. Tuy nhiên, đại diện của Phòng Giáo dục quận 3 cho rằng, việc chống dịch TCM nếu ngành y tế giao hết cho các trường thì các trường khó đảm đương được vì việc phát hiện trẻ mắc bệnh và nghi ngờ là TCM không phải giáo viên nào cũng làm được.
Thậm chí, nhiều trẻ bị sốt khi phụ huynh đưa đến lớp đã cho uống thuốc hạ sốt thì khó có thể nhận biết được và đến lúc phát hiện trẻ bị mắc TCM thì nguy cơ lây lan cho các học sinh khác rất lớn. Đó là chưa kể các trường tư thục, nhóm trẻ gia đình vì áp lực sĩ số rất lớn nên khi có trẻ mắc bệnh thường giải quyết “nội bộ” và ít thông báo cho cơ quan chức năng và phụ huynh khác biết để phòng tránh. Chính vì điều này khiến dịch bệnh TCM dễ bùng phát trong các trường học.
Hôm nay (ngày 5.4), tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ chủ trì cuộc họp về điều trị TCM cho các BV ở phía nam để tìm cách hạn chế tình hình dịch bệnh lây lan và tình trạng tử vong đang tăng lên của căn bệnh này.
Trước các ca TCM trong các trường học đang ở mức báo động, ngành y tế yêu cầu các giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi trẻ khi đến lớp. Tuy nhiên, đại diện của Phòng Giáo dục quận 3 cho rằng, việc chống dịch TCM nếu ngành y tế giao hết cho các trường thì các trường khó đảm đương được vì việc phát hiện trẻ mắc bệnh và nghi ngờ là TCM không phải giáo viên nào cũng làm được.
Thậm chí, nhiều trẻ bị sốt khi phụ huynh đưa đến lớp đã cho uống thuốc hạ sốt thì khó có thể nhận biết được và đến lúc phát hiện trẻ bị mắc TCM thì nguy cơ lây lan cho các học sinh khác rất lớn. Đó là chưa kể các trường tư thục, nhóm trẻ gia đình vì áp lực sĩ số rất lớn nên khi có trẻ mắc bệnh thường giải quyết “nội bộ” và ít thông báo cho cơ quan chức năng và phụ huynh khác biết để phòng tránh. Chính vì điều này khiến dịch bệnh TCM dễ bùng phát trong các trường học.
Hôm nay (ngày 5.4), tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ chủ trì cuộc họp về điều trị TCM cho các BV ở phía nam để tìm cách hạn chế tình hình dịch bệnh lây lan và tình trạng tử vong đang tăng lên của căn bệnh này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét