Ngành kinh tế, ngân hàng vẫn hút thí sinh
Còn nửa tháng nữa cho học sinh lớp 12 quyết định chọn trường trong kỳ thi ĐH, CĐ. Và dù vẫn đang trong giai đoạn thí sinh (TS) nộp hồ sơ đăng ký dự thi và chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng qua thông tin từ các trường THPT thì có thể thấy học sinh Hà Nội vẫn quan tâm nhiều vào khối ngành kinh tế, tài chính.
Ngày càng ít thí sinh quan tâm tới ngành sư phạm. Ảnh: Trần Lâm
Thờ ơ với ngành sư phạm
Ông Nguyễn Đức Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy - cho biết “Hơn 400 học sinh lớp 12 của trường vẫn có xu hướng chọn thi vào khối ngành kinh tế và một số trường đặc thù như công an, quân đội. Không một học sinh nào đăng ký vào sư phạm”. Tình trạng học sinh của trường hầu như không đăng ký vào sư phạm đã xảy ra từ nhiều năm nay.
Bà Bùi Thị Minh Nga - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Trần Phú - cho biết, các trường nhận được sự quan tâm của học sinh chủ yếu vẫn là các trường được coi là “thời thượng” như Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH RMIT, Học viện Ngoại giao, Đại học FPT... “Khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng học sinh ít quan tâm đến những trường thuộc khối xã hội. Đặc biệt là ngành sư phạm thì cả trường chỉ có 1 - 2 học sinh có dự định đăng ký vào”.
Còn với học sinh lớp 12 Trường THPT Việt Đức, thì như ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, những trường được học sinh để ý là ĐHQG Hà Nội, Học viện Ngoại giao, ĐH Thương mại, ĐH Hà Nội. Ông Nguyễn Quốc Bình cho biết, bản thân hiệu trưởng cũng phải trực tiếp tham gia tư vấn lựa chọn ngành nghề với học sinh để các em có sự nhìn nhận đầy đủ. “Riêng đối với ngành sư phạm, nhà trường đặc biệt khuyến khích học sinh lựa chọn vì chúng tôi hiểu rõ vấn đề thiếu nguồn tuyển của ngành này”.
Cẩn thận khi ghi hồ sơ
Theo phản ánh từ một số trường THPT, dù chưa nhiều học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, nhưng cũng đã xuất hiện những sai sót trong việc làm hồ sơ. Do năm nay có quy định mới về mã ngành ĐKDT, quy định về phần mềm xử lý kết quả tuyển sinh của Bộ GDĐT và do một số trường có các ngành đào tạo từ các chương trình đào tạo khác nhau... nên nếu không tìm hiểu kỹ, TS sẽ bị nhầm lẫn. Vì vậy, nét mới của năm nay là nhiều trường ĐH, CĐ đã chủ động đưa ra hướng dẫn rất cụ thể cho những TS có nguyện vọng ĐKDT vào trường, đăng tải công khai trên website.
TS cũng hay mắc lỗi khi làm hồ sơ ĐKDT vào trường không tổ chức thi. Nếu TS dự định đăng ký NV1 vào trường không tổ chức thi có thể thi nhờ tại bất kỳ trường ĐH, CĐ nào có tổ chức thi (có cùng khối thi TS đăng ký nguyện vọng học), kết quả sẽ được chuyển về trường TS đăng ký để xét tuyển. Về hồ sơ, những TS này cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.
Một trường hợp hãn hữu là Sở GDĐT Phú Thọ đã in hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ có sai sót một số lỗi so với mẫu hồ sơ ĐKDT của Bộ GDĐT. Cụ thể là mẫu sai trong hồ sơ ĐKDT mà Sở GDĐT Phú Thọ in có lỗi là sai chính tả trong phần hướng dẫn ở mặt sau phiếu số 2: “La Mã” thành “Ma mã”; sai về số ô ghi mã ngành ở cả 2 phiếu số 1 và số 2: Trong mẫu phiếu của Bộ GDĐT phần ghi mã ngành gồm 7 ô, nhưng mẫu phiếu của Sở GDĐT Phú Thọ lại có 8 ô. Sở GDĐT đã thông báo cho các em đây là hồ sơ hợp lệ. Cũng theo Sở GDĐT Phú Thọ, số lượng bản in sai trên tổng số khoảng 87.000 bộ hồ sơ ĐKDT đã được in là không nhiều vì sở đã phát hiện sớm và điều chỉnh ngay. Đến nay sở chưa nhận được phản ánh nào của học sinh. TS không nên lo lắng vì lỗi sai sót này không ảnh hưởng tới quyền lợi của các em.
Ông Nguyễn Đức Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy - cho biết “Hơn 400 học sinh lớp 12 của trường vẫn có xu hướng chọn thi vào khối ngành kinh tế và một số trường đặc thù như công an, quân đội. Không một học sinh nào đăng ký vào sư phạm”. Tình trạng học sinh của trường hầu như không đăng ký vào sư phạm đã xảy ra từ nhiều năm nay.
Bà Bùi Thị Minh Nga - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Trần Phú - cho biết, các trường nhận được sự quan tâm của học sinh chủ yếu vẫn là các trường được coi là “thời thượng” như Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH RMIT, Học viện Ngoại giao, Đại học FPT... “Khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng học sinh ít quan tâm đến những trường thuộc khối xã hội. Đặc biệt là ngành sư phạm thì cả trường chỉ có 1 - 2 học sinh có dự định đăng ký vào”.
Còn với học sinh lớp 12 Trường THPT Việt Đức, thì như ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, những trường được học sinh để ý là ĐHQG Hà Nội, Học viện Ngoại giao, ĐH Thương mại, ĐH Hà Nội. Ông Nguyễn Quốc Bình cho biết, bản thân hiệu trưởng cũng phải trực tiếp tham gia tư vấn lựa chọn ngành nghề với học sinh để các em có sự nhìn nhận đầy đủ. “Riêng đối với ngành sư phạm, nhà trường đặc biệt khuyến khích học sinh lựa chọn vì chúng tôi hiểu rõ vấn đề thiếu nguồn tuyển của ngành này”.
Cẩn thận khi ghi hồ sơ
Theo phản ánh từ một số trường THPT, dù chưa nhiều học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, nhưng cũng đã xuất hiện những sai sót trong việc làm hồ sơ. Do năm nay có quy định mới về mã ngành ĐKDT, quy định về phần mềm xử lý kết quả tuyển sinh của Bộ GDĐT và do một số trường có các ngành đào tạo từ các chương trình đào tạo khác nhau... nên nếu không tìm hiểu kỹ, TS sẽ bị nhầm lẫn. Vì vậy, nét mới của năm nay là nhiều trường ĐH, CĐ đã chủ động đưa ra hướng dẫn rất cụ thể cho những TS có nguyện vọng ĐKDT vào trường, đăng tải công khai trên website.
TS cũng hay mắc lỗi khi làm hồ sơ ĐKDT vào trường không tổ chức thi. Nếu TS dự định đăng ký NV1 vào trường không tổ chức thi có thể thi nhờ tại bất kỳ trường ĐH, CĐ nào có tổ chức thi (có cùng khối thi TS đăng ký nguyện vọng học), kết quả sẽ được chuyển về trường TS đăng ký để xét tuyển. Về hồ sơ, những TS này cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.
Một trường hợp hãn hữu là Sở GDĐT Phú Thọ đã in hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ có sai sót một số lỗi so với mẫu hồ sơ ĐKDT của Bộ GDĐT. Cụ thể là mẫu sai trong hồ sơ ĐKDT mà Sở GDĐT Phú Thọ in có lỗi là sai chính tả trong phần hướng dẫn ở mặt sau phiếu số 2: “La Mã” thành “Ma mã”; sai về số ô ghi mã ngành ở cả 2 phiếu số 1 và số 2: Trong mẫu phiếu của Bộ GDĐT phần ghi mã ngành gồm 7 ô, nhưng mẫu phiếu của Sở GDĐT Phú Thọ lại có 8 ô. Sở GDĐT đã thông báo cho các em đây là hồ sơ hợp lệ. Cũng theo Sở GDĐT Phú Thọ, số lượng bản in sai trên tổng số khoảng 87.000 bộ hồ sơ ĐKDT đã được in là không nhiều vì sở đã phát hiện sớm và điều chỉnh ngay. Đến nay sở chưa nhận được phản ánh nào của học sinh. TS không nên lo lắng vì lỗi sai sót này không ảnh hưởng tới quyền lợi của các em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét