Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

thoa uoc LD TT nam 2012


Dự thảo
THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

-         Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23/06/1994; luật sửa đổi bổ xung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02/04/2002; Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Bộ luật lao động ngày 29/06/2006, Luật sửa đổi bổ xung điều 73 của Bộ luật lao động số 84/2007/QH 11 ngày 02/04/2007
-         Căn cứ Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể
-         Căn cứ Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/1994 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ xung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể.
-         Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp nghề công trình 1- Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I
Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động, chúng tôi gồm có:
1, ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
Ông: Nguyễn Văn Hoàn  Giám đốc - Hiệu trưởng nhà trường
2, ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNG:
Ông: Phạm Văn Lượng Chủ tịch Công đoàn nhà trường
Cùng nhau thoả thuận ký kết: “Thoả ước lao động tập thể” gồm những điều khoản sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng thi hành thoả ước lao động tập thể là CNV-LĐ(Gọi chung là Người lao động) đã ký hợp đồng lao động với nhà trường theo quy định của pháp luật.
Điều 2: Thời hạn của Thoả ước lao động tập thể là 3 năm và có thể kéo dài thêm thời hạn, trong quá trình thực hiện nếu có sự thay đổi, tập thể người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành để điều chỉnh cho phù hợp. Khi hết hạn, nếu hai bên không có kiến nghị gì hoặc sửa đổi bổ xung thì thoả ước này đương nhiên có giá trị gia hạn
Điều 3: Người lao động phải làm tròn nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất, triệt để chấp hành những chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp điều hành công việc, người lao động chấp hành trước, khiếu nại sau nếu có thắc mắc.
Điều 4: Người sử dụng lao động cam kết bảo đảm và tạo điều kiện hoạt động của tổ chức Công đoàn theo điều lệ và luật Công đoàn quy định. Tổ chức Công đoàn có trách nhiệm vận động, động viên người lao động thực hiện đúng các quy chế nội bộ đã cam kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, SXKD của nhà trường



CHƯƠNG II
NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 5: Việc làm - Hợp đồng lao động.
5.1. Nhà trường có trách nhiệm tìm kiếm, bố trí, sắp xếp việc làm cho người lao động . Trường hợp người sử dụng lao động đã cố hết sức nhưng không tìm kiếm đủ việc làm, người sử dụng lao động sẽ thông báo trước 45 ngày đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 30 ngày đối với Hợp đồng lao động từ 1-3 năm và 3 ngày đối với hợp đồng lao động dưới 1 năm để người lao động tìm việc ở đơn vị khác hoặc nghỉ việc tạm thời(Theo Điều 38 Bộ luật lao động sửa đổi năm 2002)
5.2 Người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc đạt kết quả cao nhất theo Hợp đồng lao động đã ký kết. Nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm hợp đồng lao động thì tuỳ theo mức độ vi phạm Người sử dụng lao động có quyền áp dụng các biện pháp sử lý kỷ luật theo Điều 38 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002, đền bù vật chất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động sau khi có sự thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn nhà trường.
5.3 Người lao động được ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động, các loại hợp đồng lao động gồm:
a, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng lao động mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng. Hợp đồng này áp dụng cho Người lao động làm công việc thường xuyên ổn định; đủ khả năng trình độ và sức khoẻ để đảm đương công việc.
b, Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là Hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng trong khoảng từ 12- 36 tháng. Hợp đồng áp dụng cho những người có đủ sức khoẻ, có ý thức tổ chức kỷ luật, đã qua đào tạo nhưng năng lực tay nghề chưa đáp ứng yêu cầu cần được bồi dưỡng thêm, sau khi ký kết hợp đồng lao động, những người này phải được đánh giá lại, nếu đủ điều kiện tiêu chuẩn sẽ ký lại hợp đồng lao động, ngược lại sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.
c, Hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: Là hợp đồng lao động cho ngững người lao động theo thời vụ hoặc cần tư vấn chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Loại hợp đồng lao động này có thể do Hiệu trưởng nhà trường uỷ quyền cho Đội trưởng, chỉ huy trưởng công trường hoặc trưởng Bộ phận chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng, khi ký kết hợp đồng phải chấp hành đầy đủ  theo các bước sau:
- Sau khi cân đối giữa nhiệm vụ được giao với số lao động của nhà trường nếu thiếu lao động, các bộ phận phải báo cáo bằng văn bản về nhà trường để điều động nội bộ, nếu nhà trường không đáp ứng được thì trưởng các bộ phận được uỷ quyền sử dụng lao động bằng cách ký kết Hợp đồng lao động thời vụ hoặc công việc nhất định.
- Người lao động đến làm việc phải nộp hồ sơ bao gồm: Đơn xin việc, sơ yếu lý lịch điền đầy đủ các thông tin có xác nhận của địa phương nơi cư trú, giấy khám sức khoẻ và các bằng cấp khác nếu có.
- Căn cứ chính sách của nhà nước, điều kiện thực tế của nhà trường, trưởng các bộ phận có trách nhiệm thông báo trước với người lao động về nghĩa vụ và quyền lợi của họ đối với công việc được giao, phổ biến về an toàn lao động, được đơn vị cấp trang bị bảo hộ lao động trước khi giao việc, ai mất mát thì phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất của nhà nước quy định.
- Trưởng các bộ phận được uỷ quyền phải thảo luận với người lao động về mức tiền lương khoán ngày, lương khoán tuần hoặc tháng. Tiền lương khoán theo thoả thuận là mức lương cấp bậc công việc thực hiện và các khoản phụ cấp khác (Nếu có) đã bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
- Trưởng các bộ phận được uỷ quyền lập danh sách những người lao động ký hợp đồng thời vụ gửi về phòng Tổ chức hành chính xem xét trình Hiệu trưởng phê duyệt và chỉ được thực hiện khi có ý kiến của Nhà trường.
5.4 Người lao động phải tự học tập thêm văn hoá, ngoại ngữ, tin học, khoa học kỹ thuật .v.v để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, nắm bắt kịp thời những chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, quy trình, quy phạm....Khi có sự thay đổi về công nghệ mới thì Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch tổ chức học tập để người lao động nắm vững công nghệ mới trong thi công cũng như trong đào tạo(Ngày học tập được trả lương theo quy chế trả lương của nhà trường)
Điều 6. Thời gian thử việc.
6.1 Những lao động chuyên môn nghiệp vụ, công nhân chuyên nghiệp từ bậc 3 trở lên tuyển dụng mới, sau sơ tuyển quyết định tiếp nhận thử việc trước khi ký quyết định tiếp nhận và hợp đồng chính thức thời gian không quá 30 ngày. Đối với giáo viên dạy nghề từ trình độ cao đẳng trở lên tuyển dụng mới thời gian thử việc theo quy định của nhà nước
6.2 trong thời gian thử việc, tiền lương của người lao động ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Đối với công nhân lái xe, lái máy công trình hết thời gian thử việc, nếu tay nghề chưa đáp ứng được công việc, có nguyện vọng tiếp tục được làm việc tại nhà trường thì được bố trí phụ việc cho lái máy chính và được hưởng mức lương bằng 70% mức lương lái xe, lái máy chính nhưng không quá 6 tháng. Đối với giáo viên dạy nghề, trình độ cao đẳng trở lên, trong thời gian thử việc được hưởng tối thiểu bằng 85% mức lương cấp bậc theo nghi định 204/CP.
6.3 Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu tghì người sử dụng lao động phải nhận Người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận
Điều 7. Hiệu lực của hợp đồng lao động:
Theo quy định của điều 33 Bộ luật lao động dửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 8. Hiệu lực chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại điều 36, 37, 38, 39, 40 của Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
8.1 Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 37, 40 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
8.2 Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 38, 40 Bộ luật lao đốngửa đổi bổ xung năm 2002
8.3 Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 39 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 9. Chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc.
9.1 Chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc trong thời hạn hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực áp dụng theo điều 41, 42, 43 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
9.2 Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc áp dụng theo điều 85 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 10. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
10.1 Nhà trường chú trọng đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ công nhân viên và người lao động cho phù hợp với nhiệm vụ đào tạo, SXKD và khi thay đổi công nghệ, thiết bị mới của nhà trường. Trường hợp người lao động được cử đi học theo quy hoạch, đaò tạo lại ..v..v. thì thời gian đi học được hưởng lương cơ bản và phụ cấp lương(Nếu có).
10.2 Nhà trường khuyến khích Người lao động học thêm ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhưng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mọi chi phí học tập Người lao động tự chịu trách nhiệm, nếu kết quả học tập đạt yêu cầu và tốt nghiệp đúng chuyên ngành thì được ưu tiên bố trí làm việc phù hợp với chuyên ngành đã học.
Điều 11. Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp nâng bậc lương
11.1 Tiền lương: Áp dụng theo quy định về chế độ tiền lương của nhà nước hiện hành và điều 55, 56, 57, 59, 60 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002.
- Người lao động được trả lương trực tiếp đầy đủ tại nơi làm việc.
- Trong trường hợp người lao động làm việc tại các công trình, Nhà trường có thể hàng tháng tạm ứng tiền ăn, tiền sinh hoạt phí cho người lao động, tiền lương sẽ trả vào từng đợt theo tháng, quý, nhưng nhà trường cũng phải thông báo cho người lao động biết thu nhập từng tháng kịp thời.
11.2 Tiền lương làm thêm giờ: Áp dụng điều 61 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002, trừ những người làm việc theo đặc thù công việc. Đối với lao động gián tiếp, do yêu cầu công việc có thể phải làm việc ngoài giờ hoặc làm thêm vào những ngày nghỉ cuối tuần, sẽ bố trí nghỉ bù vào những ngày làm việc trong tuần do người lao động và do phòng xắp xếp. Trường hợp không thể bố trí nghỉ bù do công việc triền miên thì được hưởng công làm thêm giờ theo quy định.
11.3 Phụ cấp tiền lương: Áp dụng theo quy định về chế độ tiền lương của nhà nước hiện hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
11.4 Tiền thưởng: Căn cứ vào kết quả đào tạo, SXKD hàng năm, tiền thưởng từ lợi nhuận cho người lao động áp dụng theo quy định của Nhà trường.
11.5 Nâng bậc lương: Áp dụng theo quy định về chế độ tiền lương của nhà nước và theo quy chế trả lương của nhà trường.
Điều 12. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
12.1 Thời giờ làm việc: Áp dụng theo điều 68 Bộ luật lao động và quyết số 188/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 17/09/1999, trừ những trường hợp người lao động làm việc theo đặc thù công việc như bảo vệ và trực tiếp sản xuất, do yêu cầu công việc người lao động có thể làm thêm giờ nhưng phải tuân theo quy định tại điều 69 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002.
12.2 Thời giờ nghỉ ngơi: Áp dụng điều 71, 72, 73,74,75,76, 77 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
a, Người lao động làm việc liên tục 8 giờ thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc, người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc; Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
b, Mỗi tuần Người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày(24 giờ liên tục), Người sử dung lao động có thể xắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày.
c, Người lao động được nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:
- Tết dương lịch: 01 ngày (Ngày 01 tháng 01 dwong lịch)
- Tết âm lịch: 04 ngày (Một ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm)
- Ngày giỗ tổ Hùng vương: 01 ngày (Ngày 10/3 âm lịch)
- Ngày chiến thắng: 01 ngày (Ngày 30/4 dương lịch)
- Ngày quốc tế lao động: 01 ngày (Ngày 01/05 dương lịch)
- Ngày quốc khánh: 01 ngày (Ngày 02/09 dương lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trìng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo
d, Người lao động có thòi gian làm việc 12 tháng tại nhà trường thì được nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
- 12 ngày đối với những người làm công việc trong điều kiện bình thường
- 14 ngày  đối với người làm công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt
- 16 ngày đối vơi những người làm việc trong điều kiện đặc biệt khốc liệt, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khốc liệt, độc hại nguy hiểm.
- Thời gian đi đường được tính thêm ngoài ngày nghỉ phép năm.
- Số ngày ngày nghỉ phép năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc, cứ 05 năm được tăng thêm 01 ngày
- Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ phép được nhà trường thanh toán từ địa điểm làm việc về đến trụ sở của nhà trường và ngược lại theo vé ô tô hoặc vé tàu ngồi cứng.
e, Nghỉ việc riêng: Áp dụng theo điều 78, 79 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Người lao động nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
-         Kết hôn: 03 ngày
-         Con kết hôn: 01 ngày
-         Bố mẹ(Cả bên chồng, bên vợ): chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: 03 ngày
Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ việc riêng không hưởng lương
Điều 13 Định mức lao động
13.1 Người sử dụng lao động áp dụng định mức lao động và định mức nội bộ theo các văn bản hiện hành của nhà nước để giao định mức khoán cho người lao động.
13.2 Trong trường hợp người lao động nhận khoán nhưng do khách quan, dẫn đến thu nhập không đảm bảo, Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều chỉnh cho phù hợp trong khuôn khổ quỹ tiền lương của nhà trường được duyệt
Điều 14. Bảo hiểm xã hội.
14.1 Quyền lợi được hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện theo quy định tại các điều từ 141 đến 147 của Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002 và luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ, Nghị định số 125/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
14.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động và bản thân người lao động phải cùng đóng góp xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội theo điều 149 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002 và luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của chính phủ, Nghị định số 152/ 2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của chính phủ hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Người sử dụng lao động đóng bằng 22% so với lương cơ bản và phụ cấp (nếu có), Người lao động phải đóng 8% tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có)
Điều 15.Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
15.1 Nhà trường thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định tại luậtt bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, công văn số 1540/BHXH-PT ngày 25/12/2009 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn mức đóng BHYT, BHTN. Người sử dụng lao động đóng bằng 3% BHYT, so với tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có); Người lao động đóng 1,5% BHYT tiền lương cơ bản và phụ cấp(Nếu có)
15.2 Người lao động có bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh theo quy định tại điều lệ y tế .
15.3 Nhà trường có y tế chuyên trách để thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các bộ phận làm tốt công tác y tế dự phòng ở nơi cơ quan đóng quân và ở trên các công trường. Thường xuyên liên hệ, đăng ký khám chữa bệnh tại địa phương nơi đóng quân để khám chữa bệnh và cấp cứu khi người lao động ốm đau hoặc có tai nạn xảy ra.
15.4 Bảo hiểm thất nghiệp: Người sử dụng lao động đóng 1% so với tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có), Người lao động đóng 1% tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có)
Điều 16. An toàn lao động và vệ sinh lao động
16.1 Nhà trường thực hiện chế độ an toàn lao động và vệ sinh lao động theo quy định tại chương IX Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức học tập, hướng dẫn nội quy, quy trình kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động hàng năm cho Người lao động, trang bị đủ, đúng về bảo hộ lao động ( Theo tiêu chuẩn chức năng nghề nghiệp). Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho đối tượng được hưởng chế độ(Nóng bức, độc hại...)
- Khi có công việc nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động phải tăng cường sự giám sát của cơ quan chuyên môn, phải có nội quy biển báo trước khi thi công, khi đưa công nghệ mới vào sản xuất phải tổ chức học tập quy phạm an toàn lao động.
16.2 Thực hiện điều 102 Bộ luật lao động Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho ngưởi lao động do người sử dụng lao động thanh toán
Điều 17. Những quy định riêng với người lao động nữ
Theo quy định từ điều 111 đén điều 118 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 18. Công đoàn
Theo quy định tại điều 154 đến điều 155 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 19. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Áp dụng theo chương VIII Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 20. Một số quy định chung về đời sống xã hội
20.1 Người lao động làm việc tại cơ quan của nhà trường tự túc vè nhà ở, Người lao động làm việc tại các công trường được nhà trường đảm bảo nơi ăn chốn ở và phương tiện đi lại khi di chuyển địa điểm làm việc
20.2 Người lao động ốm đau được tổ chức Đoàn thể, chính quyền thăm hỏi, gia đình người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn được nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ
20.3 Người lao động và thân nhân(Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con) qua đời được cơ quan đoàn thể thăm viéng
20.4 Bản thân người lao động kết hôn được cơ quan, đoàn thể chúc mừng
20.5 Hàng năm, căn cứ vào kết quả đào tạo, sản xuất kinh doanh, Nhà trường có thể tạo điều kiện cho người lao động tham quan du lịch, nghỉ dưỡng sức...
20.6 Người lao động tham gia công tác xã hội, đoàn thể theo chế độ kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21 Người sử dụng lao động và người lao động cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản  quy định theo trách nhiệm của mình. Trong quá trình thực hiện neus có phát sinh mau thuẫn, tranh chấp lao động thì đại diện cho tập thể Người lao động cùng người sử dụng lao động thương lượng giải quyết kịp thời. Nếu không thương lượng hòa giải được thì giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Chương XIV Bộ luạt lao động sửa đổi bổ xung ngày 29/11/2006
Điều 22. Thỏa ước lao động tập thể được xây dựng từ các Phòng,  Khoa, Trung tâm, thông qua Đại hội CNVC-LĐ của nhà trường ngày....tháng....năm 2012, biểu quyết nhất trí 100% và được lập thành 04 bản bằng tiếng việt và có giá trị như nhau. Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký  và được đăng ký với LĐTB&XH Thành phố Hà Nội theo quy định tại điều 47 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN





ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
HIỆU TRƯỞNG





Không có nhận xét nào: