Thạc sĩ hay là... phổ thông cấp 5?
Tại các tỉnh miền Trung có các lớp đào tạo thạc sĩ ngành tài chính - ngân hàng với sự tham gia của hàng trăm người (chủ yếu là cán bộ, nhân viên các ngân hàng) do Trường ĐH Tài chính - Maketing (trụ sở tại TPHCM) mở.
Nhìn vào cung cách học viên ghi danh nộp tiền học ồ ạt do được trường cho nợ đầu vào và đào tạo thạc sĩ trái với quy định của Nhà nước, nhiều người hồ nghi rằng đây có phải là đào tạo thạc sĩ đích thực, hay là... phổ thông cấp 5(!?).
Ngân hàng cũng tham gia chiêu sinh
Ngày 2.3, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Định đã phát thông báo số 91/TB-BIĐ5 “Thông báo tuyển sinh cao học chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng (TC-NH) năm 2012 tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Theo đó, NH này phối hợp với Trường ĐH Tài chính - Marketing (viết là TC-MKT) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (ThS) ngành TC-NH, học tại TP.Quy Nhơn, học phí 30 triệu đồng/2 năm.
Các địa phương khác như Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa cũng đều có lớp đào tạo ThS do trường ĐH nói trên mở, và cho dạy - học ngay tại địa phương. Việc cơ sở đào tạo ThS mở các lớp đào tạo tại các tỉnh miền Trung là trái với quy chế của Bộ GDĐT ban hành ngày 28.2.2011. Điều 24 của quy chế quy định: “Đào tạo trình độ ThS được thực hiện tại cơ sở đào tạo, nơi đã được cơ quan thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo có phân hiệu, việc tổ chức đào tạo tại phân hiệu cũng phải được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép”.
Tại tất cả các địa phương mà Trường ĐH TC-MKT mở lớp đào tạo ThS đều không có phân hiệu của trường này. Ngay tại một số địa phương đã có cơ sở đào tạo ĐH như Khánh Hòa, Bình Định thì việc mở lớp ThS này cũng hoàn toàn “bí mật”. Trả lời PV Lao Động về lớp ThS ở Quy Nhơn do Trường ĐH TC- MKT mở, PGS-TS Nguyễn Hồng Anh - Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn - nói rằng, nhà trường không hề biết có lớp đào tạo ThS nào như thế tại TP. Quy Nhơn. Trong khi đó, lãnh đạo Phòng Đào tạo ĐH Nha Trang cho hay, họ có biết về lớp ThS nợ đầu vào do Trường ĐH TC-MKT mở ngay tại Nha Trang, trường cũng đã có báo cáo bằng văn bản lên Bộ GDĐT về việc đó.
Phổ thông cấp... 5(!)
Khi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Hảo (Hải Dương) về việc tổ chức đào tạo ThS dễ dãi, chất lượng thạc sĩ thấp, việc liên kết đào tạo ThS tại các địa phương có chất lượng rất thấp, tiêu cực, Bộ GDĐT đã khẳng định: “Bộ không cho phép tổ chức các lớp đào tạo ThS liên kết tại các địa phương, trừ một số trường hợp đặc biệt (ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đối với các ngành có yêu cầu đặc biệt). Các cơ sở đào tạo không được tổ chức các lớp đào tạo ThS ở ở bên ngoài cơ sở của mình”. Với quan điểm như vậy, nhưng rõ ràng Bộ GDĐT đã buông lỏng, để cho Trường ĐH TC-MKT mở tràn lan nhiều lớp ở nhiều địa phương trên cả nước.
Tại lớp ThS ngành TC-NH do Trường ĐH TC-MKT mở tại Quảng Trị có trên 100 học viên nộp tiền theo học chương trình đào tạo ThS, nhưng trong số đó đã có hơn 80 người nợ đầu vào. Còn lớp ThS ở Nha Trang thì có trên 2/3 trong tổng số 30 học viên nợ đầu vào. Người ta tự hỏi, đào tạo ThS kiểu mở lớp thu tiền, bất chấp chất lượng đầu vào như vậy thì có giữ đúng mục tiêu đào tạo ThS mà Bộ GDĐT đưa ra là “ThS là người có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”. Cách đây chưa lâu, với chủ trương đào tạo cử tuyển, các trường ĐH đã cho ra lò một lớp cử nhân... phổ thông cấp 4, và nay liệu với phong trào ThS nợ đầu vào, tới đây xã hội lại phải tiếp nhận một thế hệ ThS... phổ thông cấp 5?
Ngân hàng cũng tham gia chiêu sinh
Ngày 2.3, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Định đã phát thông báo số 91/TB-BIĐ5 “Thông báo tuyển sinh cao học chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng (TC-NH) năm 2012 tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Theo đó, NH này phối hợp với Trường ĐH Tài chính - Marketing (viết là TC-MKT) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (ThS) ngành TC-NH, học tại TP.Quy Nhơn, học phí 30 triệu đồng/2 năm.
Các địa phương khác như Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa cũng đều có lớp đào tạo ThS do trường ĐH nói trên mở, và cho dạy - học ngay tại địa phương. Việc cơ sở đào tạo ThS mở các lớp đào tạo tại các tỉnh miền Trung là trái với quy chế của Bộ GDĐT ban hành ngày 28.2.2011. Điều 24 của quy chế quy định: “Đào tạo trình độ ThS được thực hiện tại cơ sở đào tạo, nơi đã được cơ quan thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo có phân hiệu, việc tổ chức đào tạo tại phân hiệu cũng phải được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép”.
Tại tất cả các địa phương mà Trường ĐH TC-MKT mở lớp đào tạo ThS đều không có phân hiệu của trường này. Ngay tại một số địa phương đã có cơ sở đào tạo ĐH như Khánh Hòa, Bình Định thì việc mở lớp ThS này cũng hoàn toàn “bí mật”. Trả lời PV Lao Động về lớp ThS ở Quy Nhơn do Trường ĐH TC- MKT mở, PGS-TS Nguyễn Hồng Anh - Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn - nói rằng, nhà trường không hề biết có lớp đào tạo ThS nào như thế tại TP. Quy Nhơn. Trong khi đó, lãnh đạo Phòng Đào tạo ĐH Nha Trang cho hay, họ có biết về lớp ThS nợ đầu vào do Trường ĐH TC-MKT mở ngay tại Nha Trang, trường cũng đã có báo cáo bằng văn bản lên Bộ GDĐT về việc đó.
Phổ thông cấp... 5(!)
Khi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Hảo (Hải Dương) về việc tổ chức đào tạo ThS dễ dãi, chất lượng thạc sĩ thấp, việc liên kết đào tạo ThS tại các địa phương có chất lượng rất thấp, tiêu cực, Bộ GDĐT đã khẳng định: “Bộ không cho phép tổ chức các lớp đào tạo ThS liên kết tại các địa phương, trừ một số trường hợp đặc biệt (ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đối với các ngành có yêu cầu đặc biệt). Các cơ sở đào tạo không được tổ chức các lớp đào tạo ThS ở ở bên ngoài cơ sở của mình”. Với quan điểm như vậy, nhưng rõ ràng Bộ GDĐT đã buông lỏng, để cho Trường ĐH TC-MKT mở tràn lan nhiều lớp ở nhiều địa phương trên cả nước.
Tại lớp ThS ngành TC-NH do Trường ĐH TC-MKT mở tại Quảng Trị có trên 100 học viên nộp tiền theo học chương trình đào tạo ThS, nhưng trong số đó đã có hơn 80 người nợ đầu vào. Còn lớp ThS ở Nha Trang thì có trên 2/3 trong tổng số 30 học viên nợ đầu vào. Người ta tự hỏi, đào tạo ThS kiểu mở lớp thu tiền, bất chấp chất lượng đầu vào như vậy thì có giữ đúng mục tiêu đào tạo ThS mà Bộ GDĐT đưa ra là “ThS là người có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”. Cách đây chưa lâu, với chủ trương đào tạo cử tuyển, các trường ĐH đã cho ra lò một lớp cử nhân... phổ thông cấp 4, và nay liệu với phong trào ThS nợ đầu vào, tới đây xã hội lại phải tiếp nhận một thế hệ ThS... phổ thông cấp 5?
Tiền thân của Trường ĐH Tài chính - Marketing là Trường Cao đẳng bán công Marketing, năm 2004 được nâng lên trường ĐH bán công. Trường này được Bộ GDĐT cho phép đào tạo ThS từ năm 2011. Theo quy chế, giảng viên có chức danh GS được hướng dẫn tối đa 7 học viên ThS, PGS hoặc có bằng TSKH được hướng dẫn tối đa 5 học viên, TS được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian. |
NHÓM P.V
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét