Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

LÒNG MẸ GIAO LINH

Long me

Long Me - Y Van

Long Me

Lòng mẹ Hương lan

Lòng Mẹ. Hương Lan

Thu Hiền (giọng Huế) @ Huyền thoại Mẹ

Chiếc áo bà ba

Tình thắm duyên quê

Hoa cau vườn trầu

Giận mà thương

Chuyện tình lá diêu bông

Chuyện tình lá diêu bông - Thu Hiền

La dieu bong

CHIEU LEN BAN THUONG

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

HỌC BỔNG SINH VIÊN

81 sinh viên nhận học bổng Toyota Việt Nam

Thứ Năm, 2.12.2010
22:15 (GMT + 7)
 Chiều 2.12, Quỹ học bổng Toyota Việt Nam (TVF) đã tổ chức trao 81 suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc thuộc chuyên ngành cơ khí kỹ thuật, môi trường và nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học của các trường ĐH phía Bắc.

Năm nay, học bổng Toyota 2010 được mở rộng lên 16 trường, tăng 2 trường so với năm 2009 với tổng số 144 học bổng, tổng trị giá là 544 triệu đồng. Trong số này, 128 học bổng trị giá 3 triệu đồng/suất sẽ được trao cho các sinh viên xuất sắc và 16 học bổng trị giá 10 triệu đồng/suất sẽ được trao cho các sinh viên/nhóm sinh viên có nghiên cứu khoa học xuất sắc.

Bên cạnh đó, cùng với việc trao học bổng, Công ty Toyota Việt Nam sẽ trao tặng 2 động cơ xe 3ZR-FE, 12 cầu xe và 1 hộp số xe Toyota Innova cho 12 trường ĐH trên cả nước nhằm phục vụ việc đào tạo và giảng dạy cho các trường.

Sau lễ trao học bổng khu vực phía Bắc, Toyota sẽ lần lượt tổ chức trao học bổng tại 3 khu vực miền Nam, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 14 năm, Toyota đã trao tổng số 1387 học bổng cho các sinh viên xuất sắc.
Đ.H

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Lấy bằng M.B.A qua Facebook

Lấy bằng M.B.A qua Facebook


Cập nhật lúc 30/11/2010 10:59:05 AM (GMT+7)

Mark Zuckerberg không có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), là tỷ phú, người sáng lập và giám đốc điều hành của Facebook, bỏ học đại học giữa chừng, nhưng lại có sáng kiến giúp sinh viên có thể lấy được bằng MBA qua một ứng dụng của Facebook.

Học khóa Thạc sĩ quản trị kinh doanh trên Facebook.

Trường ĐH Kinh doanh và Tài chính London là "trường đầu tiên cung cấp khóa MBA hàng đầu thế giới qua một ứng dụng của Facebook". Được giới thiệu vào cuối tháng trước, ứng dụng này đã có hơn 30.000 người dùng truy cập vào các khóa học: tài chính doanh nghiệp, kế toán, đạo đức kinh doanh, tiếp thị và hoạch định chiến lược.

Học khóa Thạc sĩ quản trị kinh doanh trên Facebook.

Aaron Etingen, người sáng lập và giám đốc điều hành của Trường Kinh doanh và Tài chính London cho biết, ông dự kiến 500.000 sinh viên tương lai có thể tham gia những kỳ kiểm tra MBA miễn phí trong một năm. Những SV thuộc loại "thích những gì họ thấy" có thể xem video bài giảng, tham gia các buổi học tập trực tuyến, theo dõi tiến bộ của mình thông qua các bài kiểm tra tương tác - tất cả đều miễn phí.


"Chỉ có một khoản phí nếu họ muốn đi thi", ông Valery Kisilevsky, Giám đốc quản lý của trường cho biết.

Mỗi học phần được trả một cách riêng biệt, tổng chi phí của một khóa MBA là 14.500 bảng Anh (khoảng 23.000 đô la) - tương đương với học phí học tại cơ sở của Trường Kinh doanh và Tài chính London, tương đương khóa học lấy bằng MBA từ xa của trường này.

Cũng giống như các chương trình này, lấy bằng MBA toàn cầu qua Facebook được chứng nhận bởi Trường Đại học Wales. "Những gì chúng tôi vừa thực hiện là loại trừ rủi ro ở mức thấp nhất", ông Kisilevsky nói.

"Những bí mật bẩn thỉu của giáo dục trực tuyến là tỉ lệ hoàn thành thấp một cách đáng sợ", ông Etingen nói. "Cứ 4 SV thì chưa đến một em bắt đầu một khóa MBA trên mạng lại có thể tốt nghiệp. Thật là vô đạo đức khi lấy tiền của một ai đó trước mà đã biết rằng hầu hết trong số họ không thể lấy được bằng."

Được thành lập năm 2003, Trường Kinh doanh và Tài chính London từ chỗ chỉ có hai phòng và 4 SV, đến nay đã có 15.000 SV, học các khóa học về tiếp thị, tài chính, luật kinh doanh và kế toán (chứng chỉ) tại các địa điểm của trường ở London, Birmingham và Manchester, ở Toronto (Canada).

Ông Etingen cho biết: "Tỉ lệ hoàn thành các khóa học từ xa của chúng tôi là trên 90 phần trăm."

Nhà trường học cách phản hồi SV trên Facebook

"Chúng tôi luôn yêu cầu SV nói cho chúng tôi những gì họ thích và không thích," ông Kisilevsky nói. "Và họ làm! Hôm nay SV không cần e-mail, hoặc gửi khiếu nại bằng văn bản, hoặc tới văn phòng. Họ chỉ cần gửi thông tin phản hồi của họ trên Facebook và chúng tôi sẽ trả lời".

Xuất phát từ việc SV đã sử dụng Facebook như một phương tiện chủ yếu của giao tiếp, nhà trường đã nhận ra rằng cần phải phát triển ứng dụng học MBA qua Facebook. Các kinh phí ban đầu cũng không phải là rất lớn. Nhà trường đã từng cung cấp các khóa học kế toán trực tuyến từ hơn ba năm nay, thông qua nền tảng học tương tác.

Dựa trên phần mềm mã nguồn mở Moodle, tương tác "cho phép SV trên toàn thế giới truy cập các video bài giảng, giáo trình, sách điện tử, ghi chú, câu đố, bài kiểm tra, và các Lớp học Toàn cầu Trực tiếp, hội nghị từ xa qua video truyền lên mạng cho SV và giảng viên", ông Kisilevsky nói. "Và chúng tôi đã ghi tất cả các bài giảng thành video có độ nét cao và gửi chúng trực tuyến để sử dụng nội bộ."

Đối với khóa MBA toàn cầu, tài liệu giáo trình được chia thành các mục nhỏ, chẳng hạn một bài giảng dài 45 phút, SV sẽ nhìn thấy 3 bài giảng, mỗi bài dài 15 phút.

Tham gia vào khóa học này cũng giống như tham gia một ứng dụng nào đó của Facebook. Những người bạn cùng lớp có thể biết bạn bè của mình đang làm gì và có thể tham gia giải quyết những câu hỏi hay các vấn đề gặp phải.

Trang chủ của ứng dụng cung cấp một đoạn video ngắn chào đón, thông tin về chương trình học cách thức lấy bằng, các môn học. Mỗi khóa học được chia thành 10 module, với một video bài giảng, tài liệu, thảo luận Facebook và tài liệu nghiên cứu cho từng module.

Trong bộ phim "Mạng xã hội", diễn viên Justin Timberlake nói: "Thuở khai sinh lập địa, chúng ta sống trong hang động, sau đó chúng ta sống trong nhà, giờ đây chúng ta sống trên Internet.”

Vì thế, làm thế nào những người sử dụng Facebook cảm nhận được rằng cuộc sống trên Internet bao gồm cả việc lấy bằng MBA?

Tú Uyên (Theo New York Time)

KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC MỚI

,

SẼ CÓ 8 KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC MỚI
Cập nhật lúc 30/11/2010 01:25:50 PM (GMT+7)
- Bộ GD-ĐT cho hay, 8 khu đô thị ĐH sẽ là điểm "tập kết" của các trường ĐH khu vực nội thành phải dời đến. Dự kiến mỗi khu đô thị sẽ có ít nhất 3 trường, nhưng không quá 7 trường....

Thí sinh sau buổi thi ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng

Những nội dung liên quan đến việc di dời các trường ĐH ra ngoại thành được Bộ GD-ĐT bàn với các trường ĐH, CĐ sáng 30/11.

Vẫn theo Bộ GD-ĐT, theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội dự kiến sẽ có 8 khu ĐH tập trung.

Các khu đô thị ĐH sẽ được quy hoạch ở Gia Lâm (600-650 ha), Đông Anh (100-200 ha), Sóc Sơn (600-650 ha), Hòa Lạc (1.200-1.500 ha), Xuân Mai (600-650 ha), Sơn Tây (300-350 ha), Phú Xuyên (120-150 ha) và Chúc Sơn (150-200 ha).

Về cơ bản, khu ĐH tập trung hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành tổ hợp các trường ĐH, CĐ của 3 hoặc nhiều trường, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới; trường thành lập mới với các trường di dời toàn bộ và di dời một phần từ nội thành ra; các trường di dời toàn bộ từ nội thành ra hoặc các trường di dời một phần từ nội thành ra.

Dự kiến sẽ có 3 tiêu chí xác định trường không phải di dời, trường sẽ di dời toàn bộ và trường sẽ di dời một phần.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, việc di dời một phần hay toàn bộ là bắt buộc, không bàn lùi.

Ba tiêu chí đưa ra lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ gồm: Đất đai; Ngành nghề đào tạo; Năm thành lập và xây dựng. Từng tiêu chí được lượng hóa bằng cách cho điểm từ thấp đến cao theo thang điểm 100.

Trường có tổng điểm càng cao thì sẽ có nhiều khả năng cầm chắc vé phải di dời. Bởi, nguyên tắc cho điểm là các điều kiện nào của trường tốt (hoặc đầy đủ, ổn định) thì nhận ít điểm, các điều kiện nào còn thiếu hoặc chưa tốt (chưa đầy đủ, chưa sẵn sàng, còn phải phát triển thêm nhiều) sẽ nhận điểm nhiều hơn...

Theo tính toán ban đầu Bộ GD-ĐT đưa con số, để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng các khu đô thị ĐH tập trung và cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường trong khu ĐH cho khoảng 650.000 - 700.000 sinh viên như dự kiến thì cần vốn đầu tư khoảng 4,9 tỷ USD. Bình quân mỗi suất đầu tư 1 chỗ ngồi học cần khoảng 140 triệu đồng.
Tất cả những vấn đề đặt ra để quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2050 nhưng lại "khống chế" các trường trong vòng 2 tiếng phải "hiến kế" được cách làm hiệu quả. Bài toán nhận được nhiều "lời hứa" sẽ tiếp thu chủ trương về trường lấy ý kiến tập thể mới hồi âm cho Bộ.
Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nguyễn Văn Lê cho rằng, trước khi đặt vấn đề di dời - Bộ cần có một cuộc khảo sát tất cả các trường ở mọi mặt xem họ đào tạo đáp ứng nhu cầu như thế nào? sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm không?...

Thực tế, một số trường mới mở xin được đất là do họ có quan hệ đặc biệt. Nhưng cũng có những trường sinh ra với cơ sở vật chất khang trang nhưng chết yểu vì không tuyển được, ông Lê nói. Do đó, chúng ta ban đến chia đất, phân lô trong khuôn khổ hội nghị này là quá ít thời gian và quá sớm.
Kiều Oanh

THÀNH TÍCH HỌC TẬP

Sinh viên Việt đoạt giải thưởng giáo dục của Australia

Cập nhật lúc 01/12/2010 12:18:53 PM (GMT+7)
K'Chin, sinh viên tàn tật gốc Việt vừa đoạt danh hiệu sinh viên quốc tế xuất sắc nhất bang Queensland năm 2010. Đây là danh hiệu nằm trong hệ thống giải thưởng giáo dục của Australia.

K'Chin
K'Chin sinh năm 1989, sinh ra ở một ngôi làng gần Đà Lạt, Lâm Đồng. Khi mới 1 tháng tuổi, K'Chin bị thương nặng ở chân phải. Do không được điều trị đúng cách, cậu phải đi cà nhắc cho đến năm 13 tuổi.

Năm 2002, tổ chức từ thiện Rotary Oceania Medical Aid for Children (ROMAC) của Australia đã đưa K'Chin sang Queensland chữa trị và cậu phải trải qua 16 ca đại phẫu.

3 năm rưỡi sau đó, K’Chin trở lại Việt Nam và sống trong một trại trẻ mồ côi. Do bị biến chứng, cậu trở lại Australia chữa bệnh. Từ đó, cậu sống và học tập tại Queenlands.

Trước đây, K’Chin chưa bao giờ được đến trường và không nói được tiếng Anh. Nhưng nhờ nỗ lực học hỏi không ngừng, sau 8 năm, cậu đã thông thạo hai ngôn ngữ. Đến nay, K'Chin đã đi lại được trên đôi chân của mình.

K’Chin bày tỏ, cậu cũng rất ngạc nhiên và từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ có cơ hội để được học hành. Không ngờ, đã được đi học và đạt được thành tích như ngày hôm nay. Đây là một bất ngờ thú vị.

K'Chin được đánh giá cao tại trường St James ở Brisbane và được bầu chọn làm Chủ tịch Hội sinh viên.

Thái San (Theo ABC News)

ƯƠM MẦM TÀI NĂNG VIỆT

1,5 tỷ đồng ươm mầm tài năng Việt

Thứ Ba, 30.11.2010
16:38 (GMT + 7)
Chiều 30.11, Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo khởi động Quỹ học bổng “Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” dành cho học sinh tiểu học trong toàn quốc.


Năm học 2010 – 2011, quỹ tiếp tục trao tặng 1.000 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho 1.000 học sinh tiểu học có thành tích xuất sắc, đạt giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, quốc gia; học sinh nghèo, khuyết tật vượt khó, đạt thành tích cao trong các lĩnh vực văn-thể-mỹ.

Năm học tới này, Quỹ sẽ dành 250 triệu đồng đầu tư xây dựng 5 thư viện tại các trường tiểu học thuộc các huyện thuộc vùng khó khăn (Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long).

Ngoài ra, bắt đầu từ năm học 2010 – 2011, sẽ có một cuộc thi dành cho học sinh tiểu học mang tên “Tìm kiếm tài năng Việt”. Năm đầu tiên sẽ thực hiện thí điểm tại 4 thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) cho biết, đây sẽ là một sân chơi thú vị cho học sinh tiểu học, các em sẽ dự thi trên 5 lĩnh vực: Toán – khoa học xã hội, tiếng Anh, khả năng diễn thuyết, vẽ tranh và những năng khiếu khác (thể thao, âm nhạc…). Các tiêu chí này không đòi hỏi quá cao, chỉ ở mức vừa sức, nhằm giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện. Cuộc thi sẽ được tổ chức vòng loại tại các trường, 80 em thuộc 4 đội tuyển sẽ được chọn vào vòng chung kết để chọn ra 50 em xuất sắc, mỗi em sẽ được nhận một suất học bổng trị giá 5 triệu đồng.
Lễ trao học bổng sẽ diễn ra vào dịp hè năm 2011, sau khi kết thúc năm học.
Bạch Dương

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

DI DOI TRUONG DAI HOC RA NGOAI THANH

,Di dời trường đại học ra ngoại thành


Cập nhật lúc 25/11/2010 03:40:51 PM (GMT+7)

 Trong công văn Bộ GD-ĐT phát đi hôm nay (25/11) truyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng cho hay, với những trường ĐH, CĐ có khuôn viên chật hẹp đóng tại khu vực Hà Nội và TP.HCM sẽ phải di dời ra ngoại thành.

Theo nhận định của Bộ GD-ĐT, thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ở các trường ĐH, CĐ mới chỉ đáp ứng ở mức rất thấp. Cụ thể, hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu đào tạo; Hệ thống cơ sở vật chất mới đáp ứng được 50% nhu cầu; Hệ thống thư viện, cơ sở vật chất công nghệ thông tin còn rất yếu...

Do đó Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo, với các trường ĐH đã có diện tích đủ lớn, không thuộc diện phải di dời phải khẩn trương xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 10 năm tiếp theo. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cần tránh các biểu hiện: tiết kiệm quá mức, chỉ xây dựng ít tầng nên hiệu quả sử dụng không cao hoặc mua sắm trang thiết bị rẻ tiền. Tuy nhiên cũng tráng việc xây dựng hoành tráng, mua trang thiết bị hiện đại nhưng không bám sát nhu cầu gây lãng phí.

Đối với các trường có khuôn viên chật hẹp, đặc biệt là các trường trong nội thành Hà Nội và TP.HCM cần nghiên cứu, chuẩn bị phương án di dời ra khỏi khu vực nội thị theo quy hoạch sắp được phê duyệt.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát lại quy hoạch của các trường theo hướng di dời ra khỏi nội thành. Phối hợp với Bộ, ngành liên quan để tham mưu với Chính phủ về cơ chế chính sách đầu tư, di dời các trường ra khỏi nội thành Hà Nội và TP.HCM.

Theo phương án Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa trình UBND thành phố cuối tháng 10/2010, nếu không có thay đổi sẽ có 12 trường ĐH, CĐ được chuyển ra ngoại thành và được bố trí ở các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối Nông nghiệp, Kỹ thuật và Công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo là Kỹ thuật, Công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành Văn hóa xã hội, Sư phạm, Du lịch, kết hợp với hệ thống trường quân đội hiện có), Hòa Lạc (chủ yếu cho ĐHQG Hà Nội, đào tạo ngành Khoa học cơ bản, Công nghệ, Kỹ thuật, Y dược và các nghiên cứu chuyên sâu).

Ngoài nội dung nêu trên, Bộ trưởng cũng yêu cầu các trường ĐH, CĐ xây dựng lộ trình thu học phí giai đoạn 2011-2015, từ đó xác định lộ trình trích kinh phí từ học phí và các nguồn thu hợp pháp khác của nhà trường để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo...

K.Oanh

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

THANH TRA C¸C TRUONG

EVN lập đoàn kiểm tra Trường CĐ điện lực TPHCM


Thứ Hai, 29.11.2010
09:14 (GMT + 7)

(LĐ) - Ngày 28.11, nguồn tin từ Trường CĐ Điện lực TPHCM (HEPC) cho biết: Sau loạt bài điều tra của Báo Lao Động phản ánh các vụ việc khuất tất xảy ra tại HEPC, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã cử đoàn kiểm tra vào xác minh các vụ việc mà Báo Lao Động đã phản ánh.

Từ ngày 23 - 26.11, đoàn đã kiểm tra những vụ việc có dấu hiệu sai phạm tại HEPC. Trước đó, ông Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Công đoàn EVN - đã có buổi làm việc với đại diện Báo Lao Động tại TPHCM. Ông Ngọc cho biết lãnh đạo EVN rất quan tâm đến các vụ việc Báo Lao Động phản ánh về HEPC. EVN sẽ xác minh làm rõ, tiếp thu và xử lý nghiêm những sự việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại HEPC.

Bên cạnh đó, PV Báo Lao Động cũng cho ông Ngọc biết: Sau loạt bài của Lao Động về HEPC, PV Báo Lao Động cũng nhận được nhiều thông tin phản ánh các sai phạm tương tự HEPC tại 3 đơn vị khác, thuộc khu vực phía nam của EVN gồm: Điện Phú Mỹ, Điện Thủ Đức và Trung tâm điều độ phía nam. Ông Ngọc hứa sẽ phối hợp với Báo Lao Động làm rõ những thông tin trên.

Đ.A

THANH TRA

Hiệu trưởng ĐH Quảng Bình bị cách chức


Thứ Hai, 29.11.2010
11:31 (GMT + 7)

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình vừa ký văn bản về việc để ông Nguyễn Huỳnh Phán thôi làm Hiệu trưởng và nghỉ công tác tại Trường Đại học Quảng Bình.

Ngày 28/11, ông Lương Ngọc Bính - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình - đã ký văn bản về việc để ông Nguyễn Huỳnh Phán thôi làm Hiệu trưởng và nghỉ công tác tại Trường ĐH Quảng Bình. Trước mắt, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh sẽ kiêm Hiệu trưởng trường này. Được biết, hiện nay, những sai phạm về mặt tài chính tại Trường ĐH Quảng Bình vẫn đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.

Trước đó, như đã đưa tin, ngày 7/6, sau gần 7 tháng làm việc, Đoàn Thanh tra do UBND tỉnh Quảng Bình thành lập đã công bố nhiều sai phạm nghiêm trọng của tập thể, cá nhân tại Trường Đại học Quảng Bình, đặc biệt là Hiệu trưởng Nguyễn Huỳnh Phán.

Kết luận thanh tra chỉ ra: từ khi thành lập tháng 10/2006 đến tháng 6/2009, Trường Đại học Quảng Bình đã để xảy ra rất nhiều sai phạm. Hầu như tất cả các lĩnh vực của nhà trường từ việc thu chi, quản lý, tuyển dụng, đào tạo đều có sai phạm.

Tổng số tiền sai phạm phát hiện được là hơn 2,3 tỉ đồng. Đặc biệt là việc ban hành các văn bản sai quy định liên quan đến các khoản thu của sinh viên như: việc nộp lệ phí cấp phát bằng, bảng điểm; thu phí tuyển sinh sinh viên đi du học tại Thái Lan; mức thu lệ phí của thí sinh dự thi tuyển giảng viên...

Đoàn thanh tra cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác như: hồ sơ tài chính bị tẩy xóa; việc lập và thực hiện dự toán thu, chi các nguồn kinh phí... Những sai phạm nặng nề nhất rơi vào năm 2008, năm trường không công khai tài chính.


Đại học Quảng Bình (Ảnh: Dân trí)

Ngoài những sai phạm về quản lý kinh tế, ông Nguyễn Huỳnh Phán với tư cách chủ đầu tư XDCB đã ký quyết định (ngày 20/7/2008) chỉ định thầu tư vấn lập dự án Trung tâm học liệu cho “liên danh ma” giữa Công ty TNHH Kiến trúc H&T và Công ty TVXD T&T, dù đến ngày 12/9/2008, liên danh này mới… thành lập. Việc này dẫn tới việc thành lập, điều chỉnh dự toán sai chồng chất.

Đoàn thanh tra cũng phát hiện nhiều sai phạm trong công tác tuyển sinh và thi cử. Ví như, ngày 20/6/2008, trong kỳ thi hết học phần lớp CĐ Sư phạm hệ vừa học vừa làm tại huyện Quảng Trạch, bà Lê Thị Thu Hà - Trưởng phòng Khảo thí - Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quảng Bình, là Phó trưởng ban coi thi - đã in sao đáp án và hướng dẫn chấm bài để… phát cho các học viên làm bài. Sai phạm này của bà Hà đã không được nhà trường xử lý kỷ luật, mà chỉ đồng ý cho bà Hà rút khỏi danh sách chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2009, khi các thí sinh đang làm bài thi trong đó có môn thi năng khiếu do trường ra đề, ông Nguyễn Huỳnh Phán là Trưởng ban đề thi đã tự ý rời khu vực cách ly để đến khu vực thi.

Trong công tác tuyển dụng viên chức, giảng viên năm 2007, 2008 và nửa đầu năm 2009, trường đã hạn chế đối tượng tuyển dụng để tuyển hầu hết các đối tượng đã hợp đồng lao động trước đó.

Trong cuộc trao đổi với PV 4/10, ông Nguyễn Huỳnh Phán cũng thừa nhận, trong quá trình hoạt động (từ năm 2006 đến nay) có một số sai phạm, thiếu sót phải rút kinh nghiệm. Cụ thể, đó là những sai sót về tài chính dẫn đến việc thu chi không khớp trên văn bản giấy tờ là do nghiệp vụ kém. Ví như, khoản thiếu quỹ vài trăm triệu đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân...

Trước những sai phạm của Trường Đại học Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm điểm Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Bình trước tập thể cán bộ nhà trường về những sai phạm xảy ra trong thời gian vừa qua. Tại buổi kiểm điểm này, đã có 13/25 phiếu yêu cầu cách chức ông Nguyễn Huỳnh Phán.

Theo VNN

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

DU HOC

Học bổng toàn phần tại Singapore cho sinh viên Việt Nam


Thứ Sáu, 26.11.2010
13:00 (GMT + 7)

 ĐSQ Singapore tại Việt Nam vừa thông báo sẽ cấp học bổng toàn phần năm 2011 cho sinh viên Việt Nam theo học chương trình đại học tại Trường ĐH Công nghệ Nanjang, ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Quản trị Singapore.


Thêm chú thích

Bộ GDĐT thông báo các quy định về dự tuyển Chương trình học bổng Chính phủ Singapore năm 2011 như sau: Đối tượng dự tuyển: Công dân Việt Nam, đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm thứ hai các ĐH, trường ĐH, học viện của Việt Nam có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; Điểm trung bình các năm học THPT đạt từ 7,5 trở lên; Trúng tuyển ĐH theo NV 1 với kết quả thi tuyển sinh đạt từ 21 điểm trở lên (không nhân hệ số) và đang học ĐH hệ chính quy tập trung. Sinh viên năm thứ hai ngoài quy định này còn phải có điểm trung bình học tập năm thứ nhất đạt 7,5 trở lên; Đăng ký ngành học đúng hoặc gần với ngành học đang học tại Việt Nam và phù hợp với ngành học mà chương trình quy định (các ngành Y, Nha khoa, Kiến trúc và Luật không được cấp học bổng theo chương trình này); Yêu cầu về ngoại ngữ: thành thạo tiếng Anh (để dự thi viết, thi vấn đáp và học đại học bằng tiếng Anh). Ưu tiên ứng viên có một trong các loại chứng chỉ: TOEFL quốc tế/nội bộ (do IIE cấp) hoặc IELTS quốc tế còn thời hạn sử dụng.

Sinh viên đã đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng khác của các nước/các tổ chức quốc cấp không được dự tuyển chương trình học bổng này.

Ứng viên đăng ký sơ tuyển trực tuyến tại địa chỉ: http://tuyensinh.vied.vn , sau khi nhận được thông báo của Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GDĐT qua e-mail chấp nhận đủ điều kiện gửi hồ sơ giấy tham gia dự tuyển chính thức sẽ phải nộp 01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt, 04 bộ hồ sơ bằng tiếng Anh (1 bản chính, 3 bản photocopy). Thông tin chi tiết về hồ sơ tiếng Anh và mẫu đơn xem tại website: www.scp.gov.sg

Hồ sơ cần gửi bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng một cửa - Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GDĐT, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 15/12/2010 (tính theo dấu bưu điện). Hồ sơ được coi là hợp lệ nếu đã được sơ tuyển trực tuyến (on-line) và được chấp nhận cho gửi hồ sơ giấy dự tuyển chính thức. Bộ GDĐT sẽ giới thiệu và chuyển hồ sơ của các sinh viên đạt yêu cầu dự tuyển tới ĐSQ Singapore tại Việt Nam xem xét, tổ chức thi tuyển. Danh sách sinh viên được lựa chọn giới thiệu với ĐSQ Singapore sẽ được thông báo công khai trên các trang web: http://www.moet.gov.vn và http://www.vied.vn sau ngày 25/12/2010.

Thông tin chi tiết về kế hoạch thi tuyển, các môn thi và kết quả thi tuyển chọn của ĐSQ Singapore sẽ được thông báo qua Bộ Giáo dục và Đào tạo để công bố trên các trang web: http://www.moet.gov.vn và http://www.vied.vn. Căn cứ kết quả xét trúng tuyển cuối cùng và thông báo tiếp nhận chính thức của phía Singapore, Bộ GDĐT sẽ ra quyết định cử đi học nước ngoài cho sinh viên trúng tuyển.

Bạch Dương

TRUONG DAT CHUAN

Hà Nội có thêm 3 trường đạt chuẩn Quốc gia

Thứ Tư, 24.11.2010
23:06 (GMT + 7)

 UBND TP Hà Nội vừa có quyết định công nhận 3 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

Đó là các trường: THCS Lê Quí Đôn, quận Cầu Giấy; THCS Ái Mộ và THCS Việt Hưng, quận Long Biên.

Học sinh Trường THCS Ái Mộ
UBND Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Thường trực Hội đồng xét đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia TP, UBND quận Cầu Giấy và UBND quận Long Biên chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, duy trì và phát huy vai trò trường trung học đạt chuẩn Quốc gia của các trường trên.

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND TP, trong 9 tháng đầu năm 2010, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Thành phố đã kiểm tra và đề nghị công nhận 30 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non công: 6 trường, tiểu học công: 13 trường, THCS công: 11 trường). Tính đến 30/9/2010, toàn thành phố có 541 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non có 85 trường, tiểu học có 288 trường, THCS có 152 trường, THPT có 16 trường.

Đ.H

TUYEN SINH MOI

Thay đổi quy chế tuyển sinh hệ vừa học vừa làm

Thứ Sáu, 26.11.2010
10:51 (GMT + 7)

 Bộ GDĐT mới công bố dự thảo bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hệ vừa học vừa làm.

Theo dự thảo, Hiệu trưởng nhà trường có quyền quy định lịch thi từng môn, chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch,  tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.


Theo dự thảo, Hiệu trưởng nhà trường có quyền quy định lịch thi từng môn, chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch, tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Trước ngày thi 45 ngày, các trường báo cáo Bộ GDĐT kế hoạch triển khai các kỳ thi tuyển sinh; chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp; đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về các đợt thi tuyển sinh. Mọi sự thay đổi về kế hoạch tuyển sinh, môn thi tuyển sinh, chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, ngày thi, địa điểm phải báo cáo Bộ chậm nhất 30 ngày trước ngày tổ chức tuyển sinh và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin.

Các trường không có điều kiện tự ra đề thi, không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên.

Nếu trường đề nghị các môn thi tuyển sinh của trường khác với các môn đã được quy định trong mỗi khối thi của quy chế này thì phải báo cáo Bộ GDĐT theo quy định. Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi tự luận là 180 phút và đối với mỗi môn thi trắc nghiệm là 90 phút; thời gian làm bài thi các môn năng khiếu, nghệ thuật do hiệu trưởng các trường quy định và thông báo công khai trước đợt thi 90 ngày. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Thí sinh không dự thi đủ số môn quy định không được xét tuyển.

Nguyên Minh

CHAT LUONG DAO TAO

Trường cao đẳng đạt 0 điểm về tiêu chuẩn đào tạo
Thứ Sáu, 26.11.2010
21:16 (GMT + 7)

 Chiều 26.11, Bộ GDĐT đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường CĐ. Kết quả cho thấy, nhiều trường chưa đảm bảo về chất lượng đào tạo.

Các trường CĐ cần quan tâm tới việc kiểm định chất lượng giáo dục

56 trường dưới 5 điểm

Năm học 2009 - 2010, Bộ GDĐT đã phổ biến các văn bản yêu cầu triển khai, hướng dẫn các trường CĐ thực hiện việc đánh giá, cho điểm về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục. Mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể nhưng nhiều trường không thực hiện hoặc thực hiện thiếu, gửi báo cáo chậm nên chỉ có 107/224 trường gửi bản tự đánh giá cho điểm thi đua về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng.

Theo đánh giá của Bộ đối với 224 trường CĐ, có 108 trường đạt từ 7 điểm trở lên, 56 trường đạt dưới 5 điểm, đặc biệt do nhiều trường không gửi báo cáo hoặc báo cáo thiếu nên Cục không có cơ sở để đánh giá, phải cho điểm 0 ở nhiều tiêu chuẩn.

Lý giải về điểm số chênh lệch này, lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng cho biết, những trường đạt từ điểm 7 trở lên hầu hết đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, tích cực triển khai công tác tự đánh giá và hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đây cũng là nhóm những trường đã quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho đội ngũ hoạt động về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Những trường này đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trái ngược với những trường trên, có tới 50/56 trường bị điểm dưới 5 chưa có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường nên thực hiện việc kiểm định chưa tốt. Đây là những trường hoặc chưa triển khai công tác tự đánh giá và hoặc chưa hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo tiến độ quy định của Bộ.

Các trường CĐ cần quan tâm tới việc kiểm định chất lượng giáo dục

Trong số 107 trường tự đánh giá và cho điểm gửi về Bộ chỉ có 11 trường có kết quả tương đương với kết quả của Bộ, 27 trường kết quả chấm thấp hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 3,5 điểm; 69 trường có kết quả chấm cao hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 5,5 điểm.

Nguyên nhân có sự chênh lệch điểm số này là do các trường chưa hiểu rõ nội hàm từng tiêu chuẩn, tiêu chí, hoặc tự đánh giá chưa chính xác, cho điểm tối đa đối với cả những việc trường chưa làm hoặc làm chưa tốt.

Phải xử lý nghiêm những đơn vị không thực hiện kiểm định

Tại hội nghị, nhiều trường CĐ đã đưa ra những vấn đề khó khăn khi thực hiện công tác tự đánh giá, chấm điểm. Một số tiêu chí được coi là quá cao đối với một số trường như yêu cầu đủ diện tích, chỗ làm việc cho tất cả các giáo viên trong khi bản thân trường vẫn còn đang phải thuê nhiều địa điểm để giảng dạy. Đồng thời, Bộ cần công khai kết quả kiểm định chất lượng của các trường. Xã hội cần được biết những trường nào đảm bảo và không đảm bảo chất lượng để có cơ sở quyết định lựa chọn địa điểm học tập. Bộ cũng cần có kế hoạch dài hạn, giải pháp cụ thể để tuyên truyền cho xã hội hiểu và ủng hộ chủ trương kiểm định chất lượng giáo dục. Có như vậy, công tác kiểm định mới phát huy hiệu quả.

TS. Huỳnh Thanh Nhã, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đề nghị Bộ cần tăng cường hướng dẫn, mở nhiều lớp tập huấn và có chỉ đạo thường xuyên để các trường sớm hoàn thiện công tác đảm bảo chất lượng đào tạo.

TS Bùi Thị Việt, Trưởng Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường CĐ Sư phạm TƯ TPHCM đề nghị Bộ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức kiểm định giữa kỳ, đánh giá chương trình đào tạo và văn bản hướng dẫn sử dụng kết quả đánh giá trong bình xét thi đua hàng năm. Đặc biệt, cần có biện pháp, chế tài cho các đơn vị thực hiện không nghiêm túc bởi thực tế cho thấy, nhiều trường không quan tâm đến việc tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Bộ GDĐT cho biết, năm học 2010 - 2011, Bộ sẽ hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá cho điểm, đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ vận dụng cho các trường trong việc tự chấm, công khai, minh bạch, giảm tối đa sự chênh lệch kết quả giữa Bộ và các trường như hiện nay.

Nguyên Minh

HOC DE LAY BANG

Học một đằng, bằng ghi một nẻo!


Thứ Bảy, 27.11.2010
23:08 (GMT + 7)

Hàng trăm sinh viên khoa du lịch Trường ĐH Văn Hiến, TP.HCM phản ảnh bằng tốt nghiệp mà họ vừa nhận không đúng với ngành đã học khiến họ gặp nhiều khó khăn khi đi xin việc.

Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm của một sinh viên nhưng được ghi tên ngành khác nhau - Ảnh: Trần Huỳnh

Đến nay, sau gần một tháng nhận bằng tốt nghiệp các sinh viên khoa du lịch (khóa 2006-2010) vẫn liên tục đề nghị nhà trường phải giải quyết việc ghi tên ngành trên bằng tốt nghiệp không rõ ràng này. Theo các sinh viên, khi tuyển sinh nhà trường ghi tên ngành đào tạo là du lịch.


Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm của một sinh viên nhưng được ghi tên ngành khác nhau - Ảnh: Trần Huỳnh

Trong quá trình học, sinh viên được đào tạo với hai chuyên ngành: quản trị du lịch - khách sạn và hướng dẫn du lịch. T.V.H., sinh viên khoa du lịch, cho biết: “Bảng điểm khóa học trường cấp cho sinh viên ghi ngành “quản trị kinh doanh du lịch - khách sạn”, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ghi ngành “quản trị kinh doanh”, trong khi trên bằng tốt nghiệp lại ghi ngành “du lịch - khách sạn”. Chính điều này khiến sinh viên gặp rắc rối khi xin việc”.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2006, Trường ĐH Văn Hiến được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo bậc đại học ngành văn hóa du lịch (quản trị du lịch khách sạn, hướng dẫn du lịch). Nhưng trong thông báo tuyển sinh, trường lại ghi tên ngành du lịch (quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành, quản trị du lịch - khách sạn). Như vậy, ngay từ đầu nhà trường đã không rõ ràng trong việc này.

Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường vốn xin đào tạo ngành du lịch nhưng các văn bản trước đây của Bộ GD-ĐT lại ghi là ngành “văn hóa du lịch” gồm hai chuyên ngành (quản trị kinh doanh du lịch khách sạn, quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành). Sinh viên tốt nghiệp năm 2010 được nhà trường cấp bằng theo mẫu phôi bằng mới của Bộ GD-ĐT. Theo quy định mới trên bằng tốt nghiệp chỉ ghi tên ngành, không cần ghi rõ chuyên ngành đào tạo nên nhà trường ghi ngành du lịch - khách sạn.

“Thực tế, trong quá trình đào tạo, sinh viên khoa du lịch được học hai chuyên ngành này và tên chuyên ngành được thể hiện trong bảng điểm cấp cho sinh viên. Trong trường hợp này, nếu ghi trên bằng ngành quản trị kinh doanh là không đúng hoặc văn hóa du lịch cũng không ổn, vì thực tế sinh viên học kiến thức về quản lý” - ông Hùng giải thích. Riêng việc nhà trường cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên ngành du lịch nhưng lại ghi ngành quản trị kinh doanh, ông Hùng cho rằng do sơ suất của bộ phận cấp giấy này.

Ông Nguyễn Quốc Hợp, trưởng phòng quản lý đào tạo nhà trường, cũng cho biết thêm việc Bộ GD-ĐT quyết định tên ngành đào tạo cho trường đối với ngành du lịch cũng không nhất quán, khi ghi là văn hóa du lịch, có lúc lại ghi du lịch. “Trong danh mục đào tạo không có ngành văn hóa du lịch nên lâu nay khi tuyển sinh nhà trường chỉ ghi tên ngành đào tạo là du lịch. Đối với mẫu phôi bằng cũ, chúng tôi được ghi cả tên ngành và chuyên ngành, trong khi phôi bằng mới lại không yêu cầu ghi chuyên ngành khiến sinh viên phản ứng. Thật sự nhà trường đang lúng túng trong việc này” - ông Hợp nói.

Theo ông Hùng, nhà trường đã gửi văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tách riêng hai chuyên ngành của khoa du lịch thành hai ngành riêng biệt để sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình xin việc. Đồng thời ông Hùng cũng cho biết: “Bằng đã cấp cho sinh viên ngành du lịch khóa 2006-2010 không thể thay đổi. Nếu sinh viên có nhu cầu, nhà trường sẽ cấp thêm giấy xác nhận ghi rõ mọi thông tin chuyên ngành đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi các em xin việc và tránh bị nhà tuyển dụng hiểu nhầm”.

Trong khi đó, một nghịch lý nữa đang tồn tại ở trường này: trong khi cũng đào tạo ngành du lịch nhưng ở bậc cao đẳng hai chuyên ngành quản trị du lịch - khách sạn, quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành lại nằm trong ngành... quản trị kinh doanh. Theo quy định mới, đến khi tốt nghiệp các sinh viên ngành này sẽ được cấp bằng với tên ngành là quản trị kinh doanh. Như vậy, sinh viên sẽ lại được cấp bằng không đúng ngành nghề mà họ được học.
Theo Tuoitre