Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm?
Giáo dục 7/10/2012 06:32
Chia sẻ .Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm?
Rất nhiều độc giả nhất trí với quan điểm của bà Nguyễn Thị Bình về việc tập trung tăng lương cho giáo viên và coi đây là một giải pháp chủ chốt giúp giáo viên gắn bó với nghề, tăng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng lương giáo viên hiện nay không thấp, và nếu có tăng thì cũng không thể giải quyết được các vấn đề hiện tại của giáo dục.
Các ý kiến cho rằng nghề giáo là một nghề vất vả, áp lực cao, đòi hỏi phải lao động ngoài giờ lên lớp nhiều… cho nên việc tăng lương để đảm bảo cuộc sống cho giáo viên là hoàn toàn hợp lý và cấp bách. “Giáo viên là nghề vất vả nhất trong khối hành chính, sự nghiệp. Nghề này phải làm việc thực sự, vì đối tượng lao động của giáo viên là học sinh, họ là những người có nhu cầu học tập thực sự. Giáo viên làm việc giảng dạy không tốt thì sẽ không được chấp nhận. Tôi cũng là công chức nhà nước, nhưng không là giáo viên. Tôi thấy cần tăng lương cho giáo viên cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp là hợp lý” – độc giả Trần Văn Sơn chia sẻ ý kiến.
Cô giáo Khánh Linh tâm sự về những khó khăn, vất vả của bản thân khi theo nghề giáo. Ra trường đã được 16 năm, nhưng lương hiện tại của cô chỉ được gần 4 triệu đồng, phụ cấp thâm niên tháng 9 năm nay mới nhận được. Cô không thể dạy thêm vì môn cô dạy chỉ là môn phụ, cuộc sống quá khó khăn nên ngoài giờ lên lớp hầu như cô và các đồng nghiệp đều phải kiếm một nghề tay trái, người thì bán phở, người thì bán giày dép, người thì dạy bơi.....
Nhiều thầy cô giáo khác cũng đồng cảm với hoàn cảnh này: “Hàng ngày tôi đi ra khỏi nhà đến trường từ lúc 7 giờ sáng và làm việc đến 17 giờ chiều mới về, kể cả buổi trưa cũng không nghỉ vì còn phải chấm bài và trông học sinh ngủ trưa. Vậy mà lương của tôi cũng mới chỉ ở mức 4 triệu 7 trăm nghìn đồng. Trong khi đó tôi phải nhờ một bác giúp việc trông con (vì con tôi còn quá bé, chưa được 1 tuổi) và trả lương 3 triệu đồng/ tháng, chưa kể cơm ăn áo mặc” – độc giả Hồng Hạnh tâm sự.
Bên cạnh những hi vọng về một cuộc sống khấm khá hơn, một số giáo viên lại tỏ ra bi quan trước ý kiến lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp bởi phụ cấp thâm niên từ năm ngoái họ vẫn chưa nhận được, nói gì đến “giấc mơ” tăng lương. Độc giả Trung Quân cho biết chỉ mong được giải quyết các chế độ theo đúng quy định là đã mãn nguyện lắm rồi!
Lương giáo viên không thấp
Cá biệt, có một số ý kiến cho rằng lương giáo viên hiện nay không thấp so với mặt bằng xã hội nên không thể đổ lỗi cho lương thấp làm ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh.
Lập luận được đưa ra là: “Vì trong 1 tuần, các thầy cô giáo chỉ cần dạy 8 tiết là đủ ăn lương cơ bản và phụ cấp 30% rồi. Như vậy trong 1 tuần, giáo viên chỉ cần làm 8 giờ, tương đương với 1 công hay 1 ca, trong khi các lao động khác phải làm ít nhất 40 giờ, tương đưong với 5 công/ tuần. Mặc khác, người làm giáo dục, đa số thi đầu vào các trường sư phạm nói chung, có số điểm thấp, không khó như các ngành kỹ thuật khác, thậm chí có trường trung cấp, cao đẳng sư phạm còn chọn nguyện vọng 3 cho ngành này, khỏi cần thi tuyển. Cho nên, chẳng cần phải tăng lương nữa!”
Đồng tình với quan điểm này, một độc giả nhận xét: “Tôi thấy với giáo viên hiện nay thu nhập cũng không hẳn là thấp. Thực tế cho thấy nhiều khi GV đại học tính ra cả tháng đứng giảng bài vào khoảng 1 tuần (tính theo giờ làm việc 8h/ngày), lương phụ cấp cũng đc khoảng 6 triệu/ tháng, như thế không phải đã là quá cao. Vẫn biết còn phải soạn giáo án chấm bài, nhưng những cái đó không mất nhiều thời gian, vả lại giáo án của năm nay sang năm lại dùng được (đương nhiên là cũng phải thay đổi một chút). Đấy là còn chưa kể được nghỉ 3 tháng hè mà vẫn có lương. Thử hỏi có ngành nào được như thế? Còn việc dạy thêm thì nếu có tăng lương người ta vẫn đi dạy thôi, chả cấm đoán được hết”.
Tăng lương không giải quyết triệt để
Nhiều ý kiến cho rằng tăng lương chỉ là một trong số những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, chứ không phải là giải pháp quyết định.
Độc giả Nguyễn Tuấn nói: “Nếu cứ trả lương cao rồi chất lượng giáo viên bỏ ngỏ, cả năm giáo viên không đọc thêm sách vở cập nhập kiến thức, suốt ngày tua đi tua lại mấy cái giáo án cũ rích viết trước đó hàng chục năm thì chất lượng giáo dục vẫn thế thôi!”
Anh Quốc Khánh đưa ra một thực tế, đa phần giáo viên hiện nay đi học không vì mục đích nâng cao trình độ, mà vì bằng cấp nhằm tăng lương. “Hơn nữa, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa tốt.Tôi có cô em là giáo viên tiểu học, được nhà trường cử đi học đại học. Học thì tập trung vào các kì nghỉ hè. Chương trình học thì chả mấy liên quan đến chuyên môn tiểu học: nào là toán xác xuất thống kê, văn học ....chiếm đa số. Còn các môn học nâng cao chuyên môn hiện tại thì bị xem nhẹ” – độc giả này trăn trở.
Một độc giả đưa giải pháp tăng lương phải được tiến hành song song với việc kiểm soát dạy thêm, học thêm. “Hầu hết giáo viên hiện nay chỉ đi dạy cho có, chủ yếu là bắt học trò đi học thêm, trên lớp thì dạy qua loa, đi học thêm thì dạy "tủ" chứ không quan tâm đến việc dạy học nghiêm túc. Nếu tăng cao lương giáo viên thì phải có biện pháp giải quyết dứt điểm chuyện dạy thêm trước đã”.
“Theo mình cứ tăng 100% lương cho giáo viên dạy giỏi, 70% cho GV loại khá và 50% cho giáo viên trung bình. Những giáo viên kém cho quản lý thư viện hoăc các công việc khác và hưởng nguyên lương. Có như vậy mới khuyến khích các thầy cô phấn đấu dạy tốt. Song hành nên cấm dạy thêm, nếu phát hiện cho nghỉ dạy thì các thầy cô sợ mất việc mà không dám dạy thêm nữa. Phải mạnh tay thì mới chấm dứt được tình trạng mà luôn là thời sự nóng hổi đối với cha mẹ học sinh” – chị Hồ Thị Châu hiến kế.
Nhiều độc giả lại cho rằng vấn đề quan trọng của giáo viên bây giờ là ra trường liệu có được đi dạy hay không. Do tình trạng hối lộ, tham nhũng, những sinh viên không có tiền “lót tay” buộc phải chuyển sang làm nghề khác, chứ chưa nói đến việc lương cao hay thấp.
Trái với đa số đồng tình tăng lương giáo viên, một số ý kiến cho rằng chỉ nên tăng lương cho các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn… vì ở những thành phố lớn, tình trạng dạy thêm tràn lan giúp các giáo viên không chỉ không nghèo mà còn có thu nhập “khủng”.
“Giáo viên dạy thêm 40.000 đồng/ cháu / 1 môn/ 1 buổi. Một lớp có 52 cháu mà một tuần 2 buổi . Đó chưa kể có những môn 200.000đ/ 1 buổi/1 cháu (1 tuần 2 buổi) thử hỏi mỗi tháng thu nhập của giáo viên là bao nhiêu mà kêu lương phải cao nhất” – một độc giả gay gắt. Trước thực tế lương có tăng đến mức nào cũng không thể bằng dạy thêm, anh Lê Phương Hải cho rằng: “Nếu lương tăng lên 10 triệu tôi tin là giáo viên họ vẫn dạy thêm vì nhiều lý do, có cả từ giáo viên và có cả từ phụ huynh”.
Theo Vietnamnet
•Nguyễn Thảo (Tổng hợp)
Giáo dục 7/10/2012 06:32
Chia sẻ .Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm?
Rất nhiều độc giả nhất trí với quan điểm của bà Nguyễn Thị Bình về việc tập trung tăng lương cho giáo viên và coi đây là một giải pháp chủ chốt giúp giáo viên gắn bó với nghề, tăng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng lương giáo viên hiện nay không thấp, và nếu có tăng thì cũng không thể giải quyết được các vấn đề hiện tại của giáo dục.
Các ý kiến cho rằng nghề giáo là một nghề vất vả, áp lực cao, đòi hỏi phải lao động ngoài giờ lên lớp nhiều… cho nên việc tăng lương để đảm bảo cuộc sống cho giáo viên là hoàn toàn hợp lý và cấp bách. “Giáo viên là nghề vất vả nhất trong khối hành chính, sự nghiệp. Nghề này phải làm việc thực sự, vì đối tượng lao động của giáo viên là học sinh, họ là những người có nhu cầu học tập thực sự. Giáo viên làm việc giảng dạy không tốt thì sẽ không được chấp nhận. Tôi cũng là công chức nhà nước, nhưng không là giáo viên. Tôi thấy cần tăng lương cho giáo viên cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp là hợp lý” – độc giả Trần Văn Sơn chia sẻ ý kiến.
Cô giáo Khánh Linh tâm sự về những khó khăn, vất vả của bản thân khi theo nghề giáo. Ra trường đã được 16 năm, nhưng lương hiện tại của cô chỉ được gần 4 triệu đồng, phụ cấp thâm niên tháng 9 năm nay mới nhận được. Cô không thể dạy thêm vì môn cô dạy chỉ là môn phụ, cuộc sống quá khó khăn nên ngoài giờ lên lớp hầu như cô và các đồng nghiệp đều phải kiếm một nghề tay trái, người thì bán phở, người thì bán giày dép, người thì dạy bơi.....
Nhiều thầy cô giáo khác cũng đồng cảm với hoàn cảnh này: “Hàng ngày tôi đi ra khỏi nhà đến trường từ lúc 7 giờ sáng và làm việc đến 17 giờ chiều mới về, kể cả buổi trưa cũng không nghỉ vì còn phải chấm bài và trông học sinh ngủ trưa. Vậy mà lương của tôi cũng mới chỉ ở mức 4 triệu 7 trăm nghìn đồng. Trong khi đó tôi phải nhờ một bác giúp việc trông con (vì con tôi còn quá bé, chưa được 1 tuổi) và trả lương 3 triệu đồng/ tháng, chưa kể cơm ăn áo mặc” – độc giả Hồng Hạnh tâm sự.
Bên cạnh những hi vọng về một cuộc sống khấm khá hơn, một số giáo viên lại tỏ ra bi quan trước ý kiến lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp bởi phụ cấp thâm niên từ năm ngoái họ vẫn chưa nhận được, nói gì đến “giấc mơ” tăng lương. Độc giả Trung Quân cho biết chỉ mong được giải quyết các chế độ theo đúng quy định là đã mãn nguyện lắm rồi!
Lương giáo viên không thấp
Cá biệt, có một số ý kiến cho rằng lương giáo viên hiện nay không thấp so với mặt bằng xã hội nên không thể đổ lỗi cho lương thấp làm ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh.
Lập luận được đưa ra là: “Vì trong 1 tuần, các thầy cô giáo chỉ cần dạy 8 tiết là đủ ăn lương cơ bản và phụ cấp 30% rồi. Như vậy trong 1 tuần, giáo viên chỉ cần làm 8 giờ, tương đương với 1 công hay 1 ca, trong khi các lao động khác phải làm ít nhất 40 giờ, tương đưong với 5 công/ tuần. Mặc khác, người làm giáo dục, đa số thi đầu vào các trường sư phạm nói chung, có số điểm thấp, không khó như các ngành kỹ thuật khác, thậm chí có trường trung cấp, cao đẳng sư phạm còn chọn nguyện vọng 3 cho ngành này, khỏi cần thi tuyển. Cho nên, chẳng cần phải tăng lương nữa!”
Đồng tình với quan điểm này, một độc giả nhận xét: “Tôi thấy với giáo viên hiện nay thu nhập cũng không hẳn là thấp. Thực tế cho thấy nhiều khi GV đại học tính ra cả tháng đứng giảng bài vào khoảng 1 tuần (tính theo giờ làm việc 8h/ngày), lương phụ cấp cũng đc khoảng 6 triệu/ tháng, như thế không phải đã là quá cao. Vẫn biết còn phải soạn giáo án chấm bài, nhưng những cái đó không mất nhiều thời gian, vả lại giáo án của năm nay sang năm lại dùng được (đương nhiên là cũng phải thay đổi một chút). Đấy là còn chưa kể được nghỉ 3 tháng hè mà vẫn có lương. Thử hỏi có ngành nào được như thế? Còn việc dạy thêm thì nếu có tăng lương người ta vẫn đi dạy thôi, chả cấm đoán được hết”.
Tăng lương không giải quyết triệt để
Nhiều ý kiến cho rằng tăng lương chỉ là một trong số những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, chứ không phải là giải pháp quyết định.
Độc giả Nguyễn Tuấn nói: “Nếu cứ trả lương cao rồi chất lượng giáo viên bỏ ngỏ, cả năm giáo viên không đọc thêm sách vở cập nhập kiến thức, suốt ngày tua đi tua lại mấy cái giáo án cũ rích viết trước đó hàng chục năm thì chất lượng giáo dục vẫn thế thôi!”
Anh Quốc Khánh đưa ra một thực tế, đa phần giáo viên hiện nay đi học không vì mục đích nâng cao trình độ, mà vì bằng cấp nhằm tăng lương. “Hơn nữa, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa tốt.Tôi có cô em là giáo viên tiểu học, được nhà trường cử đi học đại học. Học thì tập trung vào các kì nghỉ hè. Chương trình học thì chả mấy liên quan đến chuyên môn tiểu học: nào là toán xác xuất thống kê, văn học ....chiếm đa số. Còn các môn học nâng cao chuyên môn hiện tại thì bị xem nhẹ” – độc giả này trăn trở.
Một độc giả đưa giải pháp tăng lương phải được tiến hành song song với việc kiểm soát dạy thêm, học thêm. “Hầu hết giáo viên hiện nay chỉ đi dạy cho có, chủ yếu là bắt học trò đi học thêm, trên lớp thì dạy qua loa, đi học thêm thì dạy "tủ" chứ không quan tâm đến việc dạy học nghiêm túc. Nếu tăng cao lương giáo viên thì phải có biện pháp giải quyết dứt điểm chuyện dạy thêm trước đã”.
“Theo mình cứ tăng 100% lương cho giáo viên dạy giỏi, 70% cho GV loại khá và 50% cho giáo viên trung bình. Những giáo viên kém cho quản lý thư viện hoăc các công việc khác và hưởng nguyên lương. Có như vậy mới khuyến khích các thầy cô phấn đấu dạy tốt. Song hành nên cấm dạy thêm, nếu phát hiện cho nghỉ dạy thì các thầy cô sợ mất việc mà không dám dạy thêm nữa. Phải mạnh tay thì mới chấm dứt được tình trạng mà luôn là thời sự nóng hổi đối với cha mẹ học sinh” – chị Hồ Thị Châu hiến kế.
Nhiều độc giả lại cho rằng vấn đề quan trọng của giáo viên bây giờ là ra trường liệu có được đi dạy hay không. Do tình trạng hối lộ, tham nhũng, những sinh viên không có tiền “lót tay” buộc phải chuyển sang làm nghề khác, chứ chưa nói đến việc lương cao hay thấp.
Trái với đa số đồng tình tăng lương giáo viên, một số ý kiến cho rằng chỉ nên tăng lương cho các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn… vì ở những thành phố lớn, tình trạng dạy thêm tràn lan giúp các giáo viên không chỉ không nghèo mà còn có thu nhập “khủng”.
“Giáo viên dạy thêm 40.000 đồng/ cháu / 1 môn/ 1 buổi. Một lớp có 52 cháu mà một tuần 2 buổi . Đó chưa kể có những môn 200.000đ/ 1 buổi/1 cháu (1 tuần 2 buổi) thử hỏi mỗi tháng thu nhập của giáo viên là bao nhiêu mà kêu lương phải cao nhất” – một độc giả gay gắt. Trước thực tế lương có tăng đến mức nào cũng không thể bằng dạy thêm, anh Lê Phương Hải cho rằng: “Nếu lương tăng lên 10 triệu tôi tin là giáo viên họ vẫn dạy thêm vì nhiều lý do, có cả từ giáo viên và có cả từ phụ huynh”.
Theo Vietnamnet
•Nguyễn Thảo (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét