Giáo dục 10/10/2012 01:15
Chia sẻ .Lương giáo viên đâu chỉ là chuyện thu nhập
Gần đây, khi ngành giáo dục có những động thái mới trong việc nâng cao thu nhập cho giáo viên như chế độ phụ cấp thâm niên và tiến tới giúp người giáo viên sống được bằng lương, tôi có một vài ý kiến.
Lương thầy - niềm tin của trò
Chọn nghề giáo, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận một vị trí khiêm tốn trong bảng giá trị về thu nhập và tầm ảnh hưởng với cộng đồng.
Trong ảnh: một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Văn Chung
Chẳng cần phải tham khảo lý luận cao siêu hay tham quan các nước bạn thì nhiều người cũng hiểu giáo dục chính là nghề “mẹ” sinh nở ra nguồn cán bộ cho các lĩnh vực khác nhau. Bởi căn nguyên ấy mà người ta hay nói đến chữ “luỵ” với giáo dục như thể lối đi độc đạo mà ai cũng phải qua, ông thầy là nhân vật tất yếu mà ai cũng phải gặp.
Thế nhưng, có điều không mấy ai nghĩ đến là khi còn ngồi ghế nhà trường – thời điểm tích luỹ kiến thức và lựa chọn quan niệm sống – người học trò đã nhìn vào cuộc sống của người thầy như một tấm gương phản ánh cả điều hay, điều dở.
Đâu phải học sinh, sinh viên chỉ nghe điều thầy giảng, các em sẽ còn nghĩ xem thầy kiếm được bao nhiêu tiền để trang trải cuộc sống, tiếng nói và tầm ảnh hưởng của thầy trong xã hội là như thế nào.
Vào những năm cuối của thời kì bao cấp, khi đó rất nhiều học sinh hết phổ thông đã chọn con đường làm ăn kinh tế tự do thay vì thi vào trường chuyên nghiệp.
Một phần vì ngày đó đồng lương giáo viên vừa ít, vừa chậm, ngay bản thân nhiều thầy cô cũng phải tạm gác giáo án để lăn lộn mưu sinh hoặc không còn mặn mà với công việc giảng dạy.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó quan niệm về lập nghiệp và hình tượng người thầy còn gắn liền với biểu tượng trường ốc chứ chưa thật sự được đặt vào bảng giá trị, người giáo viên chưa bị đặt trước những thách thức mưu sinh và cám dỗ của đồng tiền như ngày nay.
Một khoản thu nhập đảm bảo cuộc sống sẽ giúp các thầy cô toàn tâm và trọn tình với chuyên môn. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn giúp các cô bé, cậu bé cũng như toàn xã hội có một cái nhìn khác về giáo dục. Những học trò giỏi sẽ sẵn sàng nối gót thày làm nghề giáo cho thoả sở nguyện của mình mà không phải cấn cá chuyện lương bổng.
Trách nhiệm từ đồng lương
Nếu có một khoản thu nhập xứng đáng với tài năng và đóng góp của mình, người giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn.
Khi nghe điều này, hẳn nhiều người sẽ cho rằng họ làm việc theo thước đo của đồng tiền chăng?
Xin thưa rằng: trước khi được gọi là một nghề cao quý, trước tiên giảng dạy phải là một lao động (như mọi lao động khác) cần được trả lương xứng đáng theo chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm mà họ tạo ra tuy không gắn tem bảo hành nhưng lại là nhân tố quan trọng nhất trong xã hội - nhân tố con người.
Thật đáng buồn khi nhiều người vẫn mang một quan niệm cũ về người thầy là cứ phải thanh đạm. Như thế, vô hình chung chúng ta đã mắc nợ quá nhiều ở sự tâm huyết của những người thày còn nghèo khó.
Thiết nghĩ khi nhà nước và ngành giáo dục đã và đang có những chính sách mới quan tâm đến người giáo viên thì mọi thành viên trong xã hội cũng cần góp một bàn tay lo toan cho cuộc sống của những người thầy.
Học mười dạy một, con đường để trở thành nhà giáo chưa bao giờ là dễ dàng cả. Đến khi đi dạy, muốn truyền ngọn lửa tri thức cho thế hệ sau các thầy cô lại gặp phải những rào cản cơm áo.
Có lẽ, chỉ khi nào các thầy cô có được một thu nhập đủ để trang trải cuộc sống và đầu tư cho chuyên môn thì bản thân họ sẽ có trách nhiệm với đồng lương đó. Ấy cũng là trách nhiệm đưa đò chở những ước mơ cập bến bờ tri thức để làm người từ những đồng tiền mồ hôi, nước mắt của toàn xã hội. Một trách nhiệm cao quý.
Nhà giáo Lương Việt (Hòa Bình)
Chia sẻ .Lương giáo viên đâu chỉ là chuyện thu nhập
Gần đây, khi ngành giáo dục có những động thái mới trong việc nâng cao thu nhập cho giáo viên như chế độ phụ cấp thâm niên và tiến tới giúp người giáo viên sống được bằng lương, tôi có một vài ý kiến.
Lương thầy - niềm tin của trò
Chọn nghề giáo, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận một vị trí khiêm tốn trong bảng giá trị về thu nhập và tầm ảnh hưởng với cộng đồng.
Trong ảnh: một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Văn Chung
Chẳng cần phải tham khảo lý luận cao siêu hay tham quan các nước bạn thì nhiều người cũng hiểu giáo dục chính là nghề “mẹ” sinh nở ra nguồn cán bộ cho các lĩnh vực khác nhau. Bởi căn nguyên ấy mà người ta hay nói đến chữ “luỵ” với giáo dục như thể lối đi độc đạo mà ai cũng phải qua, ông thầy là nhân vật tất yếu mà ai cũng phải gặp.
Thế nhưng, có điều không mấy ai nghĩ đến là khi còn ngồi ghế nhà trường – thời điểm tích luỹ kiến thức và lựa chọn quan niệm sống – người học trò đã nhìn vào cuộc sống của người thầy như một tấm gương phản ánh cả điều hay, điều dở.
Đâu phải học sinh, sinh viên chỉ nghe điều thầy giảng, các em sẽ còn nghĩ xem thầy kiếm được bao nhiêu tiền để trang trải cuộc sống, tiếng nói và tầm ảnh hưởng của thầy trong xã hội là như thế nào.
Vào những năm cuối của thời kì bao cấp, khi đó rất nhiều học sinh hết phổ thông đã chọn con đường làm ăn kinh tế tự do thay vì thi vào trường chuyên nghiệp.
Một phần vì ngày đó đồng lương giáo viên vừa ít, vừa chậm, ngay bản thân nhiều thầy cô cũng phải tạm gác giáo án để lăn lộn mưu sinh hoặc không còn mặn mà với công việc giảng dạy.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó quan niệm về lập nghiệp và hình tượng người thầy còn gắn liền với biểu tượng trường ốc chứ chưa thật sự được đặt vào bảng giá trị, người giáo viên chưa bị đặt trước những thách thức mưu sinh và cám dỗ của đồng tiền như ngày nay.
Một khoản thu nhập đảm bảo cuộc sống sẽ giúp các thầy cô toàn tâm và trọn tình với chuyên môn. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn giúp các cô bé, cậu bé cũng như toàn xã hội có một cái nhìn khác về giáo dục. Những học trò giỏi sẽ sẵn sàng nối gót thày làm nghề giáo cho thoả sở nguyện của mình mà không phải cấn cá chuyện lương bổng.
Trách nhiệm từ đồng lương
Nếu có một khoản thu nhập xứng đáng với tài năng và đóng góp của mình, người giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn.
Khi nghe điều này, hẳn nhiều người sẽ cho rằng họ làm việc theo thước đo của đồng tiền chăng?
Xin thưa rằng: trước khi được gọi là một nghề cao quý, trước tiên giảng dạy phải là một lao động (như mọi lao động khác) cần được trả lương xứng đáng theo chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm mà họ tạo ra tuy không gắn tem bảo hành nhưng lại là nhân tố quan trọng nhất trong xã hội - nhân tố con người.
Thật đáng buồn khi nhiều người vẫn mang một quan niệm cũ về người thầy là cứ phải thanh đạm. Như thế, vô hình chung chúng ta đã mắc nợ quá nhiều ở sự tâm huyết của những người thày còn nghèo khó.
Thiết nghĩ khi nhà nước và ngành giáo dục đã và đang có những chính sách mới quan tâm đến người giáo viên thì mọi thành viên trong xã hội cũng cần góp một bàn tay lo toan cho cuộc sống của những người thầy.
Học mười dạy một, con đường để trở thành nhà giáo chưa bao giờ là dễ dàng cả. Đến khi đi dạy, muốn truyền ngọn lửa tri thức cho thế hệ sau các thầy cô lại gặp phải những rào cản cơm áo.
Có lẽ, chỉ khi nào các thầy cô có được một thu nhập đủ để trang trải cuộc sống và đầu tư cho chuyên môn thì bản thân họ sẽ có trách nhiệm với đồng lương đó. Ấy cũng là trách nhiệm đưa đò chở những ước mơ cập bến bờ tri thức để làm người từ những đồng tiền mồ hôi, nước mắt của toàn xã hội. Một trách nhiệm cao quý.
Nhà giáo Lương Việt (Hòa Bình)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét