Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

DI DOI TRUONG DAI HOC RA NGOAI THANH

,Di dời trường đại học ra ngoại thành


Cập nhật lúc 25/11/2010 03:40:51 PM (GMT+7)

 Trong công văn Bộ GD-ĐT phát đi hôm nay (25/11) truyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng cho hay, với những trường ĐH, CĐ có khuôn viên chật hẹp đóng tại khu vực Hà Nội và TP.HCM sẽ phải di dời ra ngoại thành.

Theo nhận định của Bộ GD-ĐT, thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ở các trường ĐH, CĐ mới chỉ đáp ứng ở mức rất thấp. Cụ thể, hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu đào tạo; Hệ thống cơ sở vật chất mới đáp ứng được 50% nhu cầu; Hệ thống thư viện, cơ sở vật chất công nghệ thông tin còn rất yếu...

Do đó Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo, với các trường ĐH đã có diện tích đủ lớn, không thuộc diện phải di dời phải khẩn trương xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 10 năm tiếp theo. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cần tránh các biểu hiện: tiết kiệm quá mức, chỉ xây dựng ít tầng nên hiệu quả sử dụng không cao hoặc mua sắm trang thiết bị rẻ tiền. Tuy nhiên cũng tráng việc xây dựng hoành tráng, mua trang thiết bị hiện đại nhưng không bám sát nhu cầu gây lãng phí.

Đối với các trường có khuôn viên chật hẹp, đặc biệt là các trường trong nội thành Hà Nội và TP.HCM cần nghiên cứu, chuẩn bị phương án di dời ra khỏi khu vực nội thị theo quy hoạch sắp được phê duyệt.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát lại quy hoạch của các trường theo hướng di dời ra khỏi nội thành. Phối hợp với Bộ, ngành liên quan để tham mưu với Chính phủ về cơ chế chính sách đầu tư, di dời các trường ra khỏi nội thành Hà Nội và TP.HCM.

Theo phương án Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa trình UBND thành phố cuối tháng 10/2010, nếu không có thay đổi sẽ có 12 trường ĐH, CĐ được chuyển ra ngoại thành và được bố trí ở các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối Nông nghiệp, Kỹ thuật và Công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo là Kỹ thuật, Công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành Văn hóa xã hội, Sư phạm, Du lịch, kết hợp với hệ thống trường quân đội hiện có), Hòa Lạc (chủ yếu cho ĐHQG Hà Nội, đào tạo ngành Khoa học cơ bản, Công nghệ, Kỹ thuật, Y dược và các nghiên cứu chuyên sâu).

Ngoài nội dung nêu trên, Bộ trưởng cũng yêu cầu các trường ĐH, CĐ xây dựng lộ trình thu học phí giai đoạn 2011-2015, từ đó xác định lộ trình trích kinh phí từ học phí và các nguồn thu hợp pháp khác của nhà trường để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo...

K.Oanh

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

THANH TRA C¸C TRUONG

EVN lập đoàn kiểm tra Trường CĐ điện lực TPHCM


Thứ Hai, 29.11.2010
09:14 (GMT + 7)

(LĐ) - Ngày 28.11, nguồn tin từ Trường CĐ Điện lực TPHCM (HEPC) cho biết: Sau loạt bài điều tra của Báo Lao Động phản ánh các vụ việc khuất tất xảy ra tại HEPC, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã cử đoàn kiểm tra vào xác minh các vụ việc mà Báo Lao Động đã phản ánh.

Từ ngày 23 - 26.11, đoàn đã kiểm tra những vụ việc có dấu hiệu sai phạm tại HEPC. Trước đó, ông Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Công đoàn EVN - đã có buổi làm việc với đại diện Báo Lao Động tại TPHCM. Ông Ngọc cho biết lãnh đạo EVN rất quan tâm đến các vụ việc Báo Lao Động phản ánh về HEPC. EVN sẽ xác minh làm rõ, tiếp thu và xử lý nghiêm những sự việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại HEPC.

Bên cạnh đó, PV Báo Lao Động cũng cho ông Ngọc biết: Sau loạt bài của Lao Động về HEPC, PV Báo Lao Động cũng nhận được nhiều thông tin phản ánh các sai phạm tương tự HEPC tại 3 đơn vị khác, thuộc khu vực phía nam của EVN gồm: Điện Phú Mỹ, Điện Thủ Đức và Trung tâm điều độ phía nam. Ông Ngọc hứa sẽ phối hợp với Báo Lao Động làm rõ những thông tin trên.

Đ.A

THANH TRA

Hiệu trưởng ĐH Quảng Bình bị cách chức


Thứ Hai, 29.11.2010
11:31 (GMT + 7)

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình vừa ký văn bản về việc để ông Nguyễn Huỳnh Phán thôi làm Hiệu trưởng và nghỉ công tác tại Trường Đại học Quảng Bình.

Ngày 28/11, ông Lương Ngọc Bính - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình - đã ký văn bản về việc để ông Nguyễn Huỳnh Phán thôi làm Hiệu trưởng và nghỉ công tác tại Trường ĐH Quảng Bình. Trước mắt, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh sẽ kiêm Hiệu trưởng trường này. Được biết, hiện nay, những sai phạm về mặt tài chính tại Trường ĐH Quảng Bình vẫn đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.

Trước đó, như đã đưa tin, ngày 7/6, sau gần 7 tháng làm việc, Đoàn Thanh tra do UBND tỉnh Quảng Bình thành lập đã công bố nhiều sai phạm nghiêm trọng của tập thể, cá nhân tại Trường Đại học Quảng Bình, đặc biệt là Hiệu trưởng Nguyễn Huỳnh Phán.

Kết luận thanh tra chỉ ra: từ khi thành lập tháng 10/2006 đến tháng 6/2009, Trường Đại học Quảng Bình đã để xảy ra rất nhiều sai phạm. Hầu như tất cả các lĩnh vực của nhà trường từ việc thu chi, quản lý, tuyển dụng, đào tạo đều có sai phạm.

Tổng số tiền sai phạm phát hiện được là hơn 2,3 tỉ đồng. Đặc biệt là việc ban hành các văn bản sai quy định liên quan đến các khoản thu của sinh viên như: việc nộp lệ phí cấp phát bằng, bảng điểm; thu phí tuyển sinh sinh viên đi du học tại Thái Lan; mức thu lệ phí của thí sinh dự thi tuyển giảng viên...

Đoàn thanh tra cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác như: hồ sơ tài chính bị tẩy xóa; việc lập và thực hiện dự toán thu, chi các nguồn kinh phí... Những sai phạm nặng nề nhất rơi vào năm 2008, năm trường không công khai tài chính.


Đại học Quảng Bình (Ảnh: Dân trí)

Ngoài những sai phạm về quản lý kinh tế, ông Nguyễn Huỳnh Phán với tư cách chủ đầu tư XDCB đã ký quyết định (ngày 20/7/2008) chỉ định thầu tư vấn lập dự án Trung tâm học liệu cho “liên danh ma” giữa Công ty TNHH Kiến trúc H&T và Công ty TVXD T&T, dù đến ngày 12/9/2008, liên danh này mới… thành lập. Việc này dẫn tới việc thành lập, điều chỉnh dự toán sai chồng chất.

Đoàn thanh tra cũng phát hiện nhiều sai phạm trong công tác tuyển sinh và thi cử. Ví như, ngày 20/6/2008, trong kỳ thi hết học phần lớp CĐ Sư phạm hệ vừa học vừa làm tại huyện Quảng Trạch, bà Lê Thị Thu Hà - Trưởng phòng Khảo thí - Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quảng Bình, là Phó trưởng ban coi thi - đã in sao đáp án và hướng dẫn chấm bài để… phát cho các học viên làm bài. Sai phạm này của bà Hà đã không được nhà trường xử lý kỷ luật, mà chỉ đồng ý cho bà Hà rút khỏi danh sách chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2009, khi các thí sinh đang làm bài thi trong đó có môn thi năng khiếu do trường ra đề, ông Nguyễn Huỳnh Phán là Trưởng ban đề thi đã tự ý rời khu vực cách ly để đến khu vực thi.

Trong công tác tuyển dụng viên chức, giảng viên năm 2007, 2008 và nửa đầu năm 2009, trường đã hạn chế đối tượng tuyển dụng để tuyển hầu hết các đối tượng đã hợp đồng lao động trước đó.

Trong cuộc trao đổi với PV 4/10, ông Nguyễn Huỳnh Phán cũng thừa nhận, trong quá trình hoạt động (từ năm 2006 đến nay) có một số sai phạm, thiếu sót phải rút kinh nghiệm. Cụ thể, đó là những sai sót về tài chính dẫn đến việc thu chi không khớp trên văn bản giấy tờ là do nghiệp vụ kém. Ví như, khoản thiếu quỹ vài trăm triệu đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân...

Trước những sai phạm của Trường Đại học Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm điểm Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Bình trước tập thể cán bộ nhà trường về những sai phạm xảy ra trong thời gian vừa qua. Tại buổi kiểm điểm này, đã có 13/25 phiếu yêu cầu cách chức ông Nguyễn Huỳnh Phán.

Theo VNN

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

DU HOC

Học bổng toàn phần tại Singapore cho sinh viên Việt Nam


Thứ Sáu, 26.11.2010
13:00 (GMT + 7)

 ĐSQ Singapore tại Việt Nam vừa thông báo sẽ cấp học bổng toàn phần năm 2011 cho sinh viên Việt Nam theo học chương trình đại học tại Trường ĐH Công nghệ Nanjang, ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Quản trị Singapore.


Thêm chú thích

Bộ GDĐT thông báo các quy định về dự tuyển Chương trình học bổng Chính phủ Singapore năm 2011 như sau: Đối tượng dự tuyển: Công dân Việt Nam, đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm thứ hai các ĐH, trường ĐH, học viện của Việt Nam có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; Điểm trung bình các năm học THPT đạt từ 7,5 trở lên; Trúng tuyển ĐH theo NV 1 với kết quả thi tuyển sinh đạt từ 21 điểm trở lên (không nhân hệ số) và đang học ĐH hệ chính quy tập trung. Sinh viên năm thứ hai ngoài quy định này còn phải có điểm trung bình học tập năm thứ nhất đạt 7,5 trở lên; Đăng ký ngành học đúng hoặc gần với ngành học đang học tại Việt Nam và phù hợp với ngành học mà chương trình quy định (các ngành Y, Nha khoa, Kiến trúc và Luật không được cấp học bổng theo chương trình này); Yêu cầu về ngoại ngữ: thành thạo tiếng Anh (để dự thi viết, thi vấn đáp và học đại học bằng tiếng Anh). Ưu tiên ứng viên có một trong các loại chứng chỉ: TOEFL quốc tế/nội bộ (do IIE cấp) hoặc IELTS quốc tế còn thời hạn sử dụng.

Sinh viên đã đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng khác của các nước/các tổ chức quốc cấp không được dự tuyển chương trình học bổng này.

Ứng viên đăng ký sơ tuyển trực tuyến tại địa chỉ: http://tuyensinh.vied.vn , sau khi nhận được thông báo của Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GDĐT qua e-mail chấp nhận đủ điều kiện gửi hồ sơ giấy tham gia dự tuyển chính thức sẽ phải nộp 01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt, 04 bộ hồ sơ bằng tiếng Anh (1 bản chính, 3 bản photocopy). Thông tin chi tiết về hồ sơ tiếng Anh và mẫu đơn xem tại website: www.scp.gov.sg

Hồ sơ cần gửi bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng một cửa - Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GDĐT, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 15/12/2010 (tính theo dấu bưu điện). Hồ sơ được coi là hợp lệ nếu đã được sơ tuyển trực tuyến (on-line) và được chấp nhận cho gửi hồ sơ giấy dự tuyển chính thức. Bộ GDĐT sẽ giới thiệu và chuyển hồ sơ của các sinh viên đạt yêu cầu dự tuyển tới ĐSQ Singapore tại Việt Nam xem xét, tổ chức thi tuyển. Danh sách sinh viên được lựa chọn giới thiệu với ĐSQ Singapore sẽ được thông báo công khai trên các trang web: http://www.moet.gov.vn và http://www.vied.vn sau ngày 25/12/2010.

Thông tin chi tiết về kế hoạch thi tuyển, các môn thi và kết quả thi tuyển chọn của ĐSQ Singapore sẽ được thông báo qua Bộ Giáo dục và Đào tạo để công bố trên các trang web: http://www.moet.gov.vn và http://www.vied.vn. Căn cứ kết quả xét trúng tuyển cuối cùng và thông báo tiếp nhận chính thức của phía Singapore, Bộ GDĐT sẽ ra quyết định cử đi học nước ngoài cho sinh viên trúng tuyển.

Bạch Dương

TRUONG DAT CHUAN

Hà Nội có thêm 3 trường đạt chuẩn Quốc gia

Thứ Tư, 24.11.2010
23:06 (GMT + 7)

 UBND TP Hà Nội vừa có quyết định công nhận 3 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

Đó là các trường: THCS Lê Quí Đôn, quận Cầu Giấy; THCS Ái Mộ và THCS Việt Hưng, quận Long Biên.

Học sinh Trường THCS Ái Mộ
UBND Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Thường trực Hội đồng xét đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia TP, UBND quận Cầu Giấy và UBND quận Long Biên chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, duy trì và phát huy vai trò trường trung học đạt chuẩn Quốc gia của các trường trên.

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND TP, trong 9 tháng đầu năm 2010, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Thành phố đã kiểm tra và đề nghị công nhận 30 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non công: 6 trường, tiểu học công: 13 trường, THCS công: 11 trường). Tính đến 30/9/2010, toàn thành phố có 541 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non có 85 trường, tiểu học có 288 trường, THCS có 152 trường, THPT có 16 trường.

Đ.H

TUYEN SINH MOI

Thay đổi quy chế tuyển sinh hệ vừa học vừa làm

Thứ Sáu, 26.11.2010
10:51 (GMT + 7)

 Bộ GDĐT mới công bố dự thảo bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hệ vừa học vừa làm.

Theo dự thảo, Hiệu trưởng nhà trường có quyền quy định lịch thi từng môn, chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch,  tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.


Theo dự thảo, Hiệu trưởng nhà trường có quyền quy định lịch thi từng môn, chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch, tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Trước ngày thi 45 ngày, các trường báo cáo Bộ GDĐT kế hoạch triển khai các kỳ thi tuyển sinh; chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp; đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về các đợt thi tuyển sinh. Mọi sự thay đổi về kế hoạch tuyển sinh, môn thi tuyển sinh, chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, ngày thi, địa điểm phải báo cáo Bộ chậm nhất 30 ngày trước ngày tổ chức tuyển sinh và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin.

Các trường không có điều kiện tự ra đề thi, không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên.

Nếu trường đề nghị các môn thi tuyển sinh của trường khác với các môn đã được quy định trong mỗi khối thi của quy chế này thì phải báo cáo Bộ GDĐT theo quy định. Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi tự luận là 180 phút và đối với mỗi môn thi trắc nghiệm là 90 phút; thời gian làm bài thi các môn năng khiếu, nghệ thuật do hiệu trưởng các trường quy định và thông báo công khai trước đợt thi 90 ngày. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Thí sinh không dự thi đủ số môn quy định không được xét tuyển.

Nguyên Minh

CHAT LUONG DAO TAO

Trường cao đẳng đạt 0 điểm về tiêu chuẩn đào tạo
Thứ Sáu, 26.11.2010
21:16 (GMT + 7)

 Chiều 26.11, Bộ GDĐT đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường CĐ. Kết quả cho thấy, nhiều trường chưa đảm bảo về chất lượng đào tạo.

Các trường CĐ cần quan tâm tới việc kiểm định chất lượng giáo dục

56 trường dưới 5 điểm

Năm học 2009 - 2010, Bộ GDĐT đã phổ biến các văn bản yêu cầu triển khai, hướng dẫn các trường CĐ thực hiện việc đánh giá, cho điểm về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục. Mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể nhưng nhiều trường không thực hiện hoặc thực hiện thiếu, gửi báo cáo chậm nên chỉ có 107/224 trường gửi bản tự đánh giá cho điểm thi đua về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng.

Theo đánh giá của Bộ đối với 224 trường CĐ, có 108 trường đạt từ 7 điểm trở lên, 56 trường đạt dưới 5 điểm, đặc biệt do nhiều trường không gửi báo cáo hoặc báo cáo thiếu nên Cục không có cơ sở để đánh giá, phải cho điểm 0 ở nhiều tiêu chuẩn.

Lý giải về điểm số chênh lệch này, lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng cho biết, những trường đạt từ điểm 7 trở lên hầu hết đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, tích cực triển khai công tác tự đánh giá và hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đây cũng là nhóm những trường đã quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho đội ngũ hoạt động về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Những trường này đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trái ngược với những trường trên, có tới 50/56 trường bị điểm dưới 5 chưa có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường nên thực hiện việc kiểm định chưa tốt. Đây là những trường hoặc chưa triển khai công tác tự đánh giá và hoặc chưa hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo tiến độ quy định của Bộ.

Các trường CĐ cần quan tâm tới việc kiểm định chất lượng giáo dục

Trong số 107 trường tự đánh giá và cho điểm gửi về Bộ chỉ có 11 trường có kết quả tương đương với kết quả của Bộ, 27 trường kết quả chấm thấp hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 3,5 điểm; 69 trường có kết quả chấm cao hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 5,5 điểm.

Nguyên nhân có sự chênh lệch điểm số này là do các trường chưa hiểu rõ nội hàm từng tiêu chuẩn, tiêu chí, hoặc tự đánh giá chưa chính xác, cho điểm tối đa đối với cả những việc trường chưa làm hoặc làm chưa tốt.

Phải xử lý nghiêm những đơn vị không thực hiện kiểm định

Tại hội nghị, nhiều trường CĐ đã đưa ra những vấn đề khó khăn khi thực hiện công tác tự đánh giá, chấm điểm. Một số tiêu chí được coi là quá cao đối với một số trường như yêu cầu đủ diện tích, chỗ làm việc cho tất cả các giáo viên trong khi bản thân trường vẫn còn đang phải thuê nhiều địa điểm để giảng dạy. Đồng thời, Bộ cần công khai kết quả kiểm định chất lượng của các trường. Xã hội cần được biết những trường nào đảm bảo và không đảm bảo chất lượng để có cơ sở quyết định lựa chọn địa điểm học tập. Bộ cũng cần có kế hoạch dài hạn, giải pháp cụ thể để tuyên truyền cho xã hội hiểu và ủng hộ chủ trương kiểm định chất lượng giáo dục. Có như vậy, công tác kiểm định mới phát huy hiệu quả.

TS. Huỳnh Thanh Nhã, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đề nghị Bộ cần tăng cường hướng dẫn, mở nhiều lớp tập huấn và có chỉ đạo thường xuyên để các trường sớm hoàn thiện công tác đảm bảo chất lượng đào tạo.

TS Bùi Thị Việt, Trưởng Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường CĐ Sư phạm TƯ TPHCM đề nghị Bộ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức kiểm định giữa kỳ, đánh giá chương trình đào tạo và văn bản hướng dẫn sử dụng kết quả đánh giá trong bình xét thi đua hàng năm. Đặc biệt, cần có biện pháp, chế tài cho các đơn vị thực hiện không nghiêm túc bởi thực tế cho thấy, nhiều trường không quan tâm đến việc tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Bộ GDĐT cho biết, năm học 2010 - 2011, Bộ sẽ hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá cho điểm, đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ vận dụng cho các trường trong việc tự chấm, công khai, minh bạch, giảm tối đa sự chênh lệch kết quả giữa Bộ và các trường như hiện nay.

Nguyên Minh

HOC DE LAY BANG

Học một đằng, bằng ghi một nẻo!


Thứ Bảy, 27.11.2010
23:08 (GMT + 7)

Hàng trăm sinh viên khoa du lịch Trường ĐH Văn Hiến, TP.HCM phản ảnh bằng tốt nghiệp mà họ vừa nhận không đúng với ngành đã học khiến họ gặp nhiều khó khăn khi đi xin việc.

Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm của một sinh viên nhưng được ghi tên ngành khác nhau - Ảnh: Trần Huỳnh

Đến nay, sau gần một tháng nhận bằng tốt nghiệp các sinh viên khoa du lịch (khóa 2006-2010) vẫn liên tục đề nghị nhà trường phải giải quyết việc ghi tên ngành trên bằng tốt nghiệp không rõ ràng này. Theo các sinh viên, khi tuyển sinh nhà trường ghi tên ngành đào tạo là du lịch.


Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm của một sinh viên nhưng được ghi tên ngành khác nhau - Ảnh: Trần Huỳnh

Trong quá trình học, sinh viên được đào tạo với hai chuyên ngành: quản trị du lịch - khách sạn và hướng dẫn du lịch. T.V.H., sinh viên khoa du lịch, cho biết: “Bảng điểm khóa học trường cấp cho sinh viên ghi ngành “quản trị kinh doanh du lịch - khách sạn”, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ghi ngành “quản trị kinh doanh”, trong khi trên bằng tốt nghiệp lại ghi ngành “du lịch - khách sạn”. Chính điều này khiến sinh viên gặp rắc rối khi xin việc”.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2006, Trường ĐH Văn Hiến được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo bậc đại học ngành văn hóa du lịch (quản trị du lịch khách sạn, hướng dẫn du lịch). Nhưng trong thông báo tuyển sinh, trường lại ghi tên ngành du lịch (quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành, quản trị du lịch - khách sạn). Như vậy, ngay từ đầu nhà trường đã không rõ ràng trong việc này.

Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường vốn xin đào tạo ngành du lịch nhưng các văn bản trước đây của Bộ GD-ĐT lại ghi là ngành “văn hóa du lịch” gồm hai chuyên ngành (quản trị kinh doanh du lịch khách sạn, quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành). Sinh viên tốt nghiệp năm 2010 được nhà trường cấp bằng theo mẫu phôi bằng mới của Bộ GD-ĐT. Theo quy định mới trên bằng tốt nghiệp chỉ ghi tên ngành, không cần ghi rõ chuyên ngành đào tạo nên nhà trường ghi ngành du lịch - khách sạn.

“Thực tế, trong quá trình đào tạo, sinh viên khoa du lịch được học hai chuyên ngành này và tên chuyên ngành được thể hiện trong bảng điểm cấp cho sinh viên. Trong trường hợp này, nếu ghi trên bằng ngành quản trị kinh doanh là không đúng hoặc văn hóa du lịch cũng không ổn, vì thực tế sinh viên học kiến thức về quản lý” - ông Hùng giải thích. Riêng việc nhà trường cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên ngành du lịch nhưng lại ghi ngành quản trị kinh doanh, ông Hùng cho rằng do sơ suất của bộ phận cấp giấy này.

Ông Nguyễn Quốc Hợp, trưởng phòng quản lý đào tạo nhà trường, cũng cho biết thêm việc Bộ GD-ĐT quyết định tên ngành đào tạo cho trường đối với ngành du lịch cũng không nhất quán, khi ghi là văn hóa du lịch, có lúc lại ghi du lịch. “Trong danh mục đào tạo không có ngành văn hóa du lịch nên lâu nay khi tuyển sinh nhà trường chỉ ghi tên ngành đào tạo là du lịch. Đối với mẫu phôi bằng cũ, chúng tôi được ghi cả tên ngành và chuyên ngành, trong khi phôi bằng mới lại không yêu cầu ghi chuyên ngành khiến sinh viên phản ứng. Thật sự nhà trường đang lúng túng trong việc này” - ông Hợp nói.

Theo ông Hùng, nhà trường đã gửi văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tách riêng hai chuyên ngành của khoa du lịch thành hai ngành riêng biệt để sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình xin việc. Đồng thời ông Hùng cũng cho biết: “Bằng đã cấp cho sinh viên ngành du lịch khóa 2006-2010 không thể thay đổi. Nếu sinh viên có nhu cầu, nhà trường sẽ cấp thêm giấy xác nhận ghi rõ mọi thông tin chuyên ngành đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi các em xin việc và tránh bị nhà tuyển dụng hiểu nhầm”.

Trong khi đó, một nghịch lý nữa đang tồn tại ở trường này: trong khi cũng đào tạo ngành du lịch nhưng ở bậc cao đẳng hai chuyên ngành quản trị du lịch - khách sạn, quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành lại nằm trong ngành... quản trị kinh doanh. Theo quy định mới, đến khi tốt nghiệp các sinh viên ngành này sẽ được cấp bằng với tên ngành là quản trị kinh doanh. Như vậy, sinh viên sẽ lại được cấp bằng không đúng ngành nghề mà họ được học.
Theo Tuoitre

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài thơ nổi tiếng của tác giả Lê Văn Lộc đã làm xúc động bao thế hệ Thày và trò


BỤI PHẤN
Lê Văn Lộc

Khi Thầy viết bảng

bụi phấn rơi rơi.

Có hạt bụi nào

rơi trên bục giảng

Có hạt bụi nào

vương trên tóc Thầy

Em yêu phút giây này

Thầy em, tóc như bạc thêm

bạc thêm vì bụi phấn

đã cho em bài học hay

Có gì vui hơn
Mai sau lớn, nên người

Làm sao, có thể nào quên?

Ngày xưa Thầy dạy dỗ

khi em tuổi còn thơ

TUYỂN SINH

ĐH Bách Khoa tuyển sinh 83 chuyên ngành sau ĐH


(LĐO) - Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo tuyển sinh sau ĐH năm 2011 với 83 chuyên ngành.

Ảnh: Internet

Theo đó, nhà trường sẽ tuyển 42 chuyên ngành thạc sĩ và 41 chuyên ngành tiến sĩ. Ngoài ra, trường còn tuyển sinh chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ lĩnh vực vật liệu và cấu trúc phân tử nano giữa ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH California (Mỹ). Dự kiến, đợt thi tuyển thạc sĩ sẽ diễn ra vào tháng 5.2011, bậc tiến sĩ sẽ tuyển sinh qua hình thức xét tuyển hồ sơ nghiên cứu.
Đ.H

PHONG TẶNG GIÁO SƯ TIẾN SỸ

Hãy trả lại đúng nghĩa giáo sư cho các nhà giáo thực sự


(LĐ) - Nhu cầu về bằng cấp đang diễn ra ở nước ta được ví như một “cơn đại hồng thuỷ” đối với những người muốn tiến thân trên con đường công danh. Nạn chạy chức, chạy quyền nhiều lần được đại biểu Quốc hội làm nóng nghị trường.

Và một nghịch lý đã hiển nhiên tồn tại: Muốn chạy được chức, quyền thành công thì đi kèm phải có bằng cấp. Thế là kéo theo hệ lụy mua bán bằng cấp của những chức danh mà bấy lâu nay chỉ thuộc về những người có năng lực, chuyên môn. Ông Kiến Quốc (phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) gửi bài viết về toà soạn với lời đề nghị: Cần phải trả lại đúng nghĩa giáo sư cho các nhà giáo thực sự. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Ở nhiều nước, chức danh giáo sư là dùng để chỉ những người giảng dạy ở bậc đại học (ảnh minh hoạ). Ảnh: KỲ ANH
Giáo sư (Professor) là một chức danh dùng để chỉ người giảng dạy đại học. Ở các nước tiên tiến, người ta không có chức danh phó giáo sư (PGS). Thật đáng buồn cho một nước có nghìn năm văn hiến như nước ta, mà ngay cả cái tên gọi cho học hàm, học vị cũng còn chưa được chuẩn hoá. Đã nhiều năm nay, ở nước ta việc tổ chức bầu chức danh GS, PGS đã có nhiều điều khuất tất, gây phiền toái và chán nản trong giới khoa học và bất bình trong xã hội.

Có người cho rằng, chức danh GS, PGS được coi như một cái mốt để trang trí cho một số nhà chức trách và một số người cơ hội luồn lách tiến thân. Rất nhiều người không hề dạy học hoặc dạy qua quýt cũng đều mang chức danh GS, PGS, vì họ ở các vị trí lãnh đạo.
Ở nhiều nước, chức danh giáo sư là dùng để chỉ những người giảng dạy ở bậc đại học (ảnh minh hoạ).
Việc soạn thảo ra các tiêu chuẩn để bầu chức danh GS, PGS đã không ít lần thay đổi, nhưng càng thay đổi lại càng thấy có nhiều lộn xộn. Hình như những nhà soạn thảo này đã cố tình không coi đây là chức danh dạy học, hay họ cố tình đề ra các tiêu chuẩn để có lợi cho những người không làm công tác giảng dạy? Ví dụ như việc đề ra điểm của các bài báo, các công trình cấp bộ, cấp nhà nước, tiêu chuẩn ngoại ngữ... Họ không hề tính đến thâm niên giảng dạy và chất lượng giảng dạy! Những tiêu chuẩn đề ra hiện nay phù hợp hơn cho những người có chức quyền.

Chỉ khoảng 30% - 40% những người được bầu là có thực lực, đáp ứng được các yêu cầu như vậy. Nhưng còn thực chất giá trị của các công trình nghiên cứu thì chưa ai có thể chứng minh được. Chỉ cần đặt một câu hỏi là “tại sao ngành của anh hay trường của anh có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều GS như vậy, mà không thấy nổi bật và phát triển được gì?”, thì cũng có thể hiểu được thực chất của vấn đề.

Vì không cần quan tâm đến số giờ giảng hằng năm, cũng như chất lượng giảng dạy, nên người phấn đấu làm GS, PGS chỉ cần tích cực “sản xuất” các bài báo và các công trình nghiên cứu, mà không cần phải giảng dạy nhiều. Tiêu chuẩn đã là mờ ám, các hội đồng đặt ra để bầu lại thiếu sự minh bạch và mang nặng tính cá nhân; nên đã làm phát sinh rất nhiều tiêu cực.

Thực chất những tiêu chuẩn như hiện nay là quá dễ dàng cho những người không có thực lực của nhà giáo. Lại càng mở cửa cho những người không làm công tác giảng dạy có cơ hội để “độn” thêm chức danh. Nếu hội đồng chỉ có xét duyệt và xét duyệt chéo giữa các cơ quan trong ngành, thì tiêu cực chắc sẽ giảm nhiều.

Ngày nay, với việc tổ chức đào tạo tiến sĩ “hàng loạt”, thì rồi đây chức danh GS, PGS cũng sẽ “hàng loạt” hơn nữa. Những chức danh không thực chất đó, phải chăng nên gọi là chức danh “rởm”. Nếu nghiêm túc nhìn vào thực chất việc giảng dạy tại các trường đại học ở nước ta hiện nay thì đáng buồn là nó đang xuống dốc. Đội ngũ thầy đã yếu thì làm sao có trò giỏi, làm sao có cán bộ đủ năng lực phục vụ đất nước!

Để trả lại đúng nghĩa giáo sư cho các nhà giáo thực sự, rất mong Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục - đào tạo sớm có biện pháp và soạn thảo luật lệ cho phù hợp. Nên chăng từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, GS, PGS. Tiêu chuẩn bầu GS, PGS, cần chú trọng đến chất lượng giảng dạy, thể hiện qua bình giảng, thi giảng, viết sách giáo khoa và đặc biệt là thâm niên giảng dạy. Nên giảm bớt tiêu chuẩn ngoại ngữ và số điểm công trình nghiên cứu, vì 2 tiêu chuẩn này đã nằm trong việc hướng dẫn nghiên cứu sinh và cao học.

Mỗi thành viên hội đồng chỉ nên làm nhiệm vụ xét duyệt công khai chấm điểm. Tuyệt đối không xét cho những người làm công tác lãnh đạo mà không dạy học. Phiếu tín nhiệm nên lấy ở toàn ngành. Cần có những tiêu chuẩn thay thế cho những tiêu chuẩn không bắt buộc, cho phù hợp với từng ngành. Luật sửa đổi nên được thông qua, lấy ý kiến của đại chúng.

Nếu làm được như vậy, chắc chắn sẽ đem lại sự trong sáng cho chức danh giáo sư, phó giáo sư, chắc chắn sẽ hạn chế được tiêu cực nói trên.

Kiến Quốc (Định Công, Hà Nội)

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

XÂY DỰNG TRƯỜNG MỚI

Có thêm trường trung cấp nghề


(LĐ) - Tiếp nối LĐLĐ TP.Cần Thơ, cuối tháng 11 tới đây, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trường Trung cấp Nghề kinh tế - kỹ thuật Công đoàn (TCN KT-KT CĐ) trên cơ sở Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề (GTVL & DN) trực thuộc LĐLĐ tỉnh.

Trao đổi với PV Lao Động ngày 15.11, Giám đốc Trung tâm GTVL & DN Bùi Văn Tư cho biết:

Vào ngày 9.8.2010, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã ký Quyết định số 1051/QĐ- TLĐ về việc thành lập trường. Trường hiện có 5 cơ sở, trong đó cơ sở 1 được Tổng LĐLĐVN phê duyệt dự án xây dựng năm 2002, gồm 1 trệt, 2 lầu, bố trí 7 phòng lý thuyết, 4 phòng thực hành, 2 phòng nghỉ GV, 10 phòng ở tập thể học viên..., đưa vào sử dụng năm 2006, có tổng trị giá 7,840 tỉ đồng (ảnh).



Ngoài ra, trường còn có các chi nhánh tư vấn, GTVL và đào tạo ngoại ngữ tại các huyện: Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Châu Thành, Cai Lậy... Từ năm 2004-2009, Trung tâm GTVL&DN đã tư vấn hơn 8.000 lượt người, giới thiệu 2.300 LĐ có việc làm ổn định; trong đó xuất khẩu 90 LĐ, dạy nghề bậc sơ cấp 285 học viên, ngoại ngữ - 566 học viên, lái xe môtô hạng A1 - 851 học viên và liên kết đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng được 484 học viên.


Định hướng hoạt động của nhà trường trong thời gian sắp tới như thế nào?

Tuy sẵn có cơ sở vật chất, nhưng trang thiết bị ở một số ngành nghề còn thiếu như: Cơ khí, điện công nghiệp, điện tử, điện lạnh... Đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng thiếu, năm 2011 bổ sung đủ các ngành nghề để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nhất là cơ khí, điện công nghiệp và mở thêm các ngành nghề phục vụ nông nghiệp: Kỹ thuật cây trồng, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản... LĐLĐ tỉnh đã xin ý kiến UBND tỉnh có hướng mở rộng trường đến năm 2012 với diện tích 1 hécta đất tại TP.Mỹ Tho, kinh phí xây dựng 30 tỉ đồng.

Lê Vũ Tuấn thực hiện


Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA

KỶ NIỆM VỀ MỘT NGƯỜI NỮ GIAO LIÊN TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN.
Em đưa Tôi qua sông,
Vào một đêm hôm đó
Giữa hai lần toạ độ
Là khoảng trời bình yên

Bước chân xuống thuyền
Còn nghe tiếng nỉ non
Của đàn dế ban đêm
Rì rầm trong bụi cỏ

Con thuyền nhỏ quay mũi,
Vội lặng lẽ sang sông 
Một tiếng ngỗng trên không
Phá tan bầu tĩnh lặng

Mái chèo nhẹ khua sóng
Như xé rách màn đêm
Con thuyền thật dịu êm
Nhằm con đường lướt tới

Bóng đêm bao trùm tới
Không nhìn rõ mặt Em
Chỉ thấy bóng hình Em
Nhấp nhô nhịp sóng vỗ

Một làn gió sương đêm
Thổi tung mái tóc mềm
Ánh trăng khuyết dịu hiền
Ló dần lên đỉnh núi

Trời sắc hương đêm nay
Sao thật hư ảo quá
Bỗng ánh chớp sáng loà
Tiếng bôm rền vang xa

Em bình tĩnh nhẹ nhàng
Cho con thuyền cập bến
Người khách vội qua sông
Không một lời từ biệt...

Tần ngần bên nến nước
Nhìn con thuyền quay đi
Bóng Em bỗng nhạt nhoà
Giữa làn sương buông trôi./.

p.07

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ

Phải công khai thông tin về văn bằng, chứng chỉ trên website




Thứ Sáu, 5.11.2010
14:54 (GMT + 7)



(LĐO) – Bộ GDĐT vừa đưa ra dự thảo về Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, lấy ý kiến các Sở GDĐT, ĐH, CĐ, học viện, TCCN trong cả nước.





Ảnh minh họa



Theo đó, sẽ có 5 điều được sửa đổi, liên quan đến trách nhiệm của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ và nội dung văn bằng chứng chỉ. Cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm công bố thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình. Trong nội dung văn bằng, chứng chỉ phải bổ sung thêm nơi sinh, giới tính, dân tộc, học sinh trường, năm tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo (bậc THCS); giới tính, ngành đào tạo, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo (TCCN, CĐ, ĐH), ngành đào tạo được ghi đúng theo quy định tại danh mục ngành đào tạo TCCN, CĐ, ĐH hiện hành của Nhà nước. Đối với những ngành đào tạo chưa có trong danh mục thì ghi theo văn bản cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GDĐT hoặc theo đúng tên ngành đã đăng ký với Bộ.



Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch; thay đổi họ, tên, chữ đệm; xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự; xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính theo quy định của pháp luật thì được yêu cầu chỉnh sửa thông tin trong văn bằng, chứng chỉ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu mình cung cấp.



Việc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ được áp dụng cả đối với những văn bằng, chứng chỉ được cấp trước ngày ban hành Thông tư này.



Nguyên Minh


TÔN VINH CÁC NHÀ GIÁO

132 nhà giáo được phong tặng Nhà giáo nhân dân




Thứ Năm, 11.11.2010
15:14 (GMT + 7)



(LĐO) – Chủ tịch Nước đã ký quyết định số 1917/QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGUT) năm 2010 cho 1.194 nhà giáo.



Trong đó, 132 nhà giáo được nhận danh hiệu NGND, 1.062 nhà giáo nhận danh hiệu NGƯT. Các nhà giáo được phong tặng danh hiệu lần này đã được quần chúng, cán bộ, người lao động giới thiệu, suy tôn tại cơ sở giáo dục nơi chính họ công tác và được bỏ phiếu tín nhiệm qua các cấp Hội đồng. Họ là những nhà giáo được phong tặng là những thầy, cô giáo dạy giỏi, có thành tích đặc biệt trong việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục.



Trong số các nhà giáo được phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 11 năm 2010 số nhà giáo được phong tặng danh hiệu NGND tăng 29 nhà giáo, NGƯT tăng 234 nhà giáo so với lần thứ 10 năm 2008.



Đ.H

PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC

Dùng phim khoa học để dạy học sinh




Thứ Sáu, 12.11.2010
11:20 (GMT + 7)



(LĐO) - Vụ Giáo dục tiểu học (BỘ GDĐT) và Tập đoàn giáo dục UNET vừa cho ra mắt dự án “Skycare - khoa học sống động trong mắt em”.



Đây là loạt phim khoa học thường thức dành cho học sinh tiểu học. Mỗi tập phim là một bài giảng trên lớp với những dẫn chứng thực tế sinh động bằng hình ảnh chân thực. Kết thúc mỗi bộ phim là những câu hỏi mang tính gợi mở, giống như bài tập về nhà để kích thích trẻ háo hức tìm tòi, khám phá những kiến thức tiếp theo. Những bộ phim khoa học này sẽ được đưa vào làm giáo trình giảng dạy trên lớp tại các trường tiểu học vào học kỳ này để tiện cho học sinh ôn bài cuối học kỳ.



Bộ sản phẩm Skycare đã được Bộ GDĐT thẩm định về nội dung và chất lượng với kiến thức bám sát nội dung được dạy trên lớp.
ĐH

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
CÔNG TRÌNH 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

ĐỊA CHỈ: TÂN DÂN - SÓC SƠN - HÀ NỘI

ĐIỆN THOẠI: (04)35810007

FAX: (04)35811404)

EMAIL: VSE1.CIENCO1@GMAIL.COM

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ, ÔTÔ NĂM 2010

CĂN CỨ GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ SỐ: 78/TCĐBVN -QLPT&NL NGÀY 09/09/2010 CỦA TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM CẤP CHO TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH1, NHÀ TRƯỜNG THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ NĂM 2010 NHƯ SAU:


I. HẠNG ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO:

+ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1: 02 NGÀY


+ ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B1, B2: THỜI GIAN ĐÀO TẠO 03 THÁNG



SÂN TẬP LÁI XE ÔTÔ
 + ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C: THỜI GIAN ĐÀO TẠO 05 THÁNG


+ KINH PHÍ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC

II. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO:

1, Đào tạo tập trung, học sinh học tập trung tại trường, nhà trường có ký túc xá khép kín, bếp ăn tập thể, khu thể thao vui chơi giải trí phục vụ học sinh ở xa


2, Đào tạo học sinh theo nhu cầu người học: Nhà trường tổ chức học ngoài giờ hành chính, bố trí xe đưa đón học sinh trong khu vực TP Hà nội và các tỉnh lân cận theo nhu cầu người học(Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc giang...)

III. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC LÁI XE:

Người học lái xe phải đảm bảo điều kiện về sức khoẻ, trình độ văn hoá theo quy định, riêng về độ tuổi quy định như sau:



KHU GIẢNG ĐƯỜNG
 + Người học lái xe mô tô hạng A1, ôtô hạng B1, B2 có độ tuổi đủ 18 tuổi trở lên

+ Người học lái xe ôtô hạng C có độ tuổi đủ 21 tuổi trở lên.

IV. HỒ SƠ DỰ TUYỂN HỌC LÁI XE

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu


+ Bản photocopy giấy CMTND hoặc hộ chiếu còn thời hạn(Nếu địa chỉ ở CMTND lệch với sổ hộ khẩu thì nộp kèm theo bản photocopy sổ hộ khẩu)


+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định


+ Ảnh thẻ 3x4 áo có cổ, cùng 1 phim, không dùng ảnh scan: Học sinh học môtô A1 nộp 05 ảnh, học sinh học lái xe ôtô nộp 10 ảnh.

V. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH:

Nhà trường nhận hồ sơ liên tục vào các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, tổ chức khai giảng liên tục hàng tháng