Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

ĐH Cần Thơ: sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp

ĐH Cần Thơ: 255 sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp

Ngày 19.9, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp cho các sinh viên thuộc khoa CNTT-TT năm học 2011-2012.

Theo đó, có 239 sinh viên hệ đại học chủ yếu thuộc khóa 34 và liên thông khóa 36 được trao bằng tốt nghiệp. Ngoài ra còn có 16 sinh viên hệ cao đẳng thuộc khoa này được nhận bằng tốt nghiệp. Buổi lễ cũng đã công bố quyết định của Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ khen thưởng sinh viên tốt nghiệp thủ khoa ngành và sinh viên giỏi toàn khóa.

Nông thôn mới “vướng” tiêu chí giáo dục


Nông thôn mới “vướng” tiêu chí giáo dục

Lý Kiều
Để đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM), một trong những tiêu chí mà các địa phương trên địa bàn TP.Cần Thơ phải đạt là hệ thống trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; mỗi xã phải có 3 trường đạt chuẩn. Đây được xem tiêu chí “khó nuốt” nhất vì hầu hết các huyện của TP còn thiếu chuẩn ở các cấp học.
Thầy và trò trường tiểu học Trung An 2 trong phòng học chật hẹp.

Điệp khúc “hụt” chuẩn
Cờ Đỏ là huyện ngoại thành của TP.Cần Thơ, toàn huyện có 10 xã, một thị trấn với 49 trường học. TP.Cần Thơ chọn xã Trung An và huyện chọn các xã Trung Hưng, Trung Thạnh, Thới Đông để xây dựng xã NTM. Dù giáo dục chỉ chiếm 2/20 tiêu chí, nhưng đây là 2 tiêu chí “gai góc” đối với cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng NTM. “Cả xã có 4 trường học đều chưa đạt chuẩn. Chúng tôi cũng đang lo lắng vì để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (xét theo phương diện chuẩn NTM), phải tốn rất nhiều thời gian phấn đấu”, ông Lê Phước Thông – Phó chủ tịch xã Trung An (Cờ Đỏ) cho biết.
Theo ông Thông, lý do “hụt chuẩn” ở đây là vì mạng lưới trường lớp còn rộng, nhiều điểm lẻ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu của từng cấp học, bậc học. Như Trường Tiểu học Trung An 2, dù đã được các cấp quan tâm, nhân dân góp sức nhưng mấy năm nay vẫn bị thiếu chuẩn vì quá nhiều tiêu chí chưa đạt. Phòng học còn thiếu và xuống cấp nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu dạy 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú đối với bậc mẫu giáo (học nhờ trường tiểu học); sân chơi và phòng chức năng chưa được xây dựng, các điểm lẻ của trường còn tạm bợ ... Thế nên, dù là niềm hi vọng lớn của xã điểm NTM nhưng ngoài việc phấn đấu dạy tốt và học tốt, thầy và trò Trường Tiểu học Trung An 2 cũng chỉ biết trông chờ một ngày sẽ có cuộc “cách mạng” trùng tu, mới có hi vọng đạt chuẩn.
Khác với xã Trung An, xã Thới Đông đã có 2 trường (THCS và THPT) đạt chuẩn quốc gia, nhưng Trường Mầm non Thới Đông vẫn trăn trở do thiếu kinh phí. Vì thế, lâu nay, chính quyền địa phương nơi đây luôn đau đầu với câu hỏi: Tìm đâu ra nguồn vốn để xây dựng trường mới, để vừa đáp ứng nhu cầu gửi con của người dân, vừa hoàn thành tiêu chí chuẩn giáo dục của NTM.
Mặt khác, nếu không “vướng” bởi “hụt” cơ sở vật chất thì các trường lại thiếu giáo viên trầm trọng. Cả huyện thiếu khoảng 60 giáo viên mầm non và 11 giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học. Thầy Trần Ngọc Nghị - Trưởng phòng GDĐT Cờ Đỏ - cho biết: “Do nhận thức của một bộ phận người dân về học tập của con em mình còn nhiều hạn chế, số hộ nghèo của huyện còn ở mức cao (3.457 hộ), có hộ thường xuyên đi làm ăn xa, chưa quan tâm đến việc học tập, giáo dục của con em mình nên tỷ lệ học sinh bỏ học còn nhiều, nhất là bậc THCS”.
Cần trợ lực mạnh
Khi xây dựng NTM, Trường Mẫu giáo Trung Hưng phải đạt chuẩn là mục tiêu cấp thiết mà chính quyền địa phương đang ráo riết thực hiện, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học mà còn ảnh hưởng rất lớn đến lộ trình xây dựng NTM của xã điểm Trung Hưng. UBND huyện Cờ Đỏ và các ngành chức năng TP.Cần Thơ đã đầu tư 5,7 tỉ đồng để xây dựng trường đúng chuẩn và sẽ bắt đầu xây dựng vào năm 2013. Còn đối với Trường Mầm non Thới Đông, địa phương đang hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng để tu bổ, sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học để sớm hoàn thành chỉ tiêu xã NTM.
Không may mắn được địa phương “bồi bổ” như ở xã Thới Đông, Trường Mẫu giáo Trung An phải tiếp tục đợi, dù học tạm bợ nhiều năm nay. Cái khó ở đây là địa phương đã bố trí được quỹ đất, nhưng không có kinh phí để xây dựng nên đành ngồi nhìn “đất trống trường không”.
Xét cho cùng, việc phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh là nhu cầu rất cần thiết. Song, trường đạt chuẩn phải thật sự là môi trường học tập thân thiện và thoải mái cho học sinh chứ không phải trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc là đủ. “Dù chuẩn giáo dục đã và đang là tiêu chí “khó” của các địa phương đang xây dựng NTM, nhưng để các trường thật sự đúng chuẩn, cần có sự nỗ lực và đầu tư nâng cao “chất” chứ không nên chạy theo “lượng” chì vì NTM!”, ông Nghị chia sẻ.
Như thế, để đạt xã NTM không phải bài toán nan giải của ngành giáo dục mà con là trăn trở của chính quyền các cấp. Trước tiên, cần phải huy động nội lực của cả hệ thống chính trị ở địa phương, song cũng cần sự tiếp sức của chương trình mục tiêu quốc gia.

Con tôi rất thông minh


Con tôi rất thông minh

Lê Thanh Phong

Đó là tâm lý chung của phụ huynh, bao giờ cũng đánh giá con mình theo hướng tích cực cộng thêm chút kỳ vọng, pha thêm chút ảo tưởng. Nhất là thời kỳ trẻ đến trường mẫu giáo rất dễ được phiếu bé ngoan, vào lớp 1 nhận nhiều điểm 10. Điểm cao vậy không thông minh sao được.

Bộ GDĐT đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi điều lệ trường tiểu học, trong đó có việc trẻ có thể học trước
 6 tuổi. Ảnh: Dân trí
Chính vì vậy, khi Bộ GDĐT lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo sửa đổi điều lệ trường tiểu học, trong đó có nội dung trẻ có thể học trước 6 tuổi, đã rất được phụ huynh quan tâm. Đa số phụ huynh sẵn sàng cho con học vượt tuổi vì họ tin rằng “con tôi rất thông minh”. Tiêu chí mà các bậc phụ huynh đánh giá con mình thông minh là, sau khi cho học trước chương trình, các cháu đã đọc được, làm toán được. Nếu căn cứ vào tiêu chí này thì trẻ em Việt Nam thông minh tất tần tật.
Có nhiều ý kiến cho rằng, không ít trẻ rất thông minh, nếu cứ đúng 6 tuổi mới vào lớp 1 thì lãng phí. Cho nên, đối với các trường hợp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần có thể học sớm hơn. Nếu muốn, cha mẹ hay người đỡ đầu làm đơn đề nghị với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn. Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng, hiệu trưởng xem xét quyết định có đồng ý cho học vượt lớp hay không.
Xin cam đoan nếu như thực hiện theo đề xuất này, gần như 100% phụ huynh sẽ làm đơn đề nghị cho con họ học sớm. Bởi vì rất đơn giản, ai cũng sẽ khẳng định “con tôi rất thông minh”. Thử hình dung, lúc đó hội đồng trường sẽ thực hiện việc khảo sát rất nhiều trẻ em 5 tuổi có nguyện vọng vào lớp 1, không chỉ một vài trường hợp đơn lẻ. Còn nữa, từ hoạt động của hội đồng khảo sát, tư vấn xét duyệt cho học sinh 5 tuổi vào lớp 1, sẽ nảy sinh thêm dịch vụ “chạy học sớm”. Như vậy, ngoài chạy trường, chạy lớp, sẽ có thêm chạy học sớm. Chưa kể, sau đó sẽ kéo theo nhiều vụ kiện cáo làm rối loạn cả xã hội, bởi vì, ai có thể khẳng định được đứa bé nào thông minh hơn đứa bé nào ở cái tuổi miệng còn hôi sữa đó.
Tại sao chúng ta không để cho con cái chúng ta ăn yên, ở yên, chơi yên nhỉ? Các cháu có tuổi thơ và hãy để cho các cháu thụ hưởng tuổi thơ của mình. Đừng cướp đi tuổi thơ của trẻ em chỉ vì sự nông nổi của người lớn.
Nếu như có những đứa trẻ xuất chúng (chắc là hiếm lắm), thì tự khắc các cháu sẽ có những bộc phát năng lực trong suốt quá trình học tập về sau. Không có gì phải nôn nóng ở cái tuổi lên 5.
Còn nếu như muốn thay đổi thì chuyển hẳn sang quy định 5 tuổi vào lớp 1 trên phạm vi toàn quốc. Đừng làm cái việc nửa nạc nửa mỡ mà gây thêm rối loạn không chỉ cho ngành giáo dục.



Hơn 22 triệu HSSV bước vào năm học mới

Hơn 22 triệu HSSV bước vào năm học mới


Ngày 5.9 - ngày toàn dân đưa trẻ đến trường - hơn 22 triệu học sinh - sinh viên trên cả nước đã chính thức bước vào năm học mới, trong đó có hơn 4 triệu trẻ mầm non, 15 triệu học sinh phổ thông các cấp, hơn 610.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và hơn 2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng.


Học sinh Trường Tiểu học Võ Trường Toản – quận 10 – TPHCM trong ngày khai giảng niên học 2012 – 2013. Ảnh: Thanh Uyên.

Hà Nội: Năm học mới với bài toán quá tải

Sáng 5.9, thay vì nhõng nhẽo như mọi ngày, bé Phương Mai vui vẻ dậy đánh răng, rửa mặt để đi đến lớp mẫu giáo tại Trường Mầm non Hoa Hồng (Ba Đình, Hà Nội). Đây là năm đầu tiên bé được “cô giáo bảo con phải mặc váy, buộc tóc hai bên để đi khai giảng”. Mẹ bé đã chuẩn bị váy áo, hoa và cờ để bé mang đến trường khai giảng.



Nhưng cũng có những phụ huynh đưa con đến khai giảng với nhiều băn khoăn. Đưa con vào lớp ở Trường Tiểu học Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), chị H.A băn khoăn khi nhìn thấy bạn cùng lớp của con quá đông - tới 60 cháu. Chị nhận xét lớp con đông quá không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng mệt

Tình trạng sĩ số học sinh quá đông so với quy định của ngành khá phổ biến tại nhiều trường ở Hà Nội. Sở GDĐT Hà Nội chưa công bố con số chính thức đợt tuyển sinh cho năm học mới, nhưng được biết năm học này, nhiều nơi ở Hà Nội, đặc biệt là bậc tiểu học, nhiều trường hợp phải xin ý kiến lãnh đạo phê duyệt khi sĩ số lên tới 50 học sinh/lớp trong khi theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GDĐT - ông Lê Tiến Thành – thì quy định ở điều lệ trường tiểu học sĩ số mỗi lớp không quá 35 học sinh. Đây là bài toán nan giải, khó có giải pháp mạnh tay khi hằng năm đều có một lượng học sinh nông thôn di cư đến các thành phố, trong khi đất đai ở thành phố hạn hẹp, nên không thể xây kịp trường học đáp ứng đủ nhu cầu. Ông Thành ví von: “Nếu như xe khách 30 chỗ không thể nhét được 50 người, thì còn có thể yêu cầu 20 người dư ra xuống xe chờ đi chuyến khác. Nhưng với học sinh thì không thể từ chối không cho đi học.

TPHCM: Mũi nhọn là giáo dục mầm non

Với chủ đề “Tiếp tục đổi mới, hiện đại và dân chủ hóa”, trong đó, hai hoạt động mũi nhọn là phổ cập giáo dục mầm non và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông, sáng 5.9 hơn 1,5 triệu HS phổ thông trên địa bàn TPHCM đã tham dự khai giảng, chính thức bước vào niên học mới



Ngỡ ngàng xen lẫn cảm giác háo hức trong ngày đầu tiên đi học, hàng chục ngàn HS lớp 1 trên địa bàn TPHCM cũng đã bước vào niên học mang nhiều dấu ấn. Sau buổi khai giảng, Nguyễn Ngọc Uyển Nhi – ngụ phường 11, quận 5, TPHCM - chính thức trở thành học sinh Trường Tiểu học Minh Đạo – quận 5, cô bé đã chia sẻ: “Ở buổi khai giảng, con được một số anh chị lớp trên tặng bong bóng nên rất vui”. Và để ghi lại những khoảnh khắc mang đầy dấu ấn của đời học sinh cho con mình, chị Ngọc Anh (mẹ bé Nhi) cũng như nhiều phụ huynh khác đã tự chụp khá nhiều ảnh cho các bé tại lễ khai giảng

Ghi nhận thực tế cũng cho biết, ở cấp học này, niên học 2012 – 2013, tại TPHCM cũng đang phải đương đầu với một số khó khăn mới đó là tình trạng quá tải do dân nhập cư. Cũng như ở Hà Nội, lớp 1 ở TPHCM đều trong tình trạng quá tải (trung bình 45 HS/lớp), không thể đáp ứng theo chuẩn quy định (35 HS/lớp)

Cũng theo ghi nhận của PV, khác hẳn với không khí ngập tràn cờ hoa của hầu hết những trường phổ thông trong ngày khai giảng chính thức (5.9), thì trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (dành cho trẻ khiếm thị), hơn 300 HS cũng đã bước vào niên học mới trong một không gian ít màu sắc và đơn điệu hơn. Mọi cảm xúc diễn ra tại ngôi trường này dường như được dồn vào âm thanh. Đây là trường phổ thông duy nhất triển khai giảng dạy và đào tạo cho HS từ bậc mầm non đến hết phổ thông trung học. Theo đó, tùy vào từng độ tuổi, các em sẽ được tham gia vào các lớp học tương ứng để có thể trang bị cho mình kiến thức lẫn kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp để hòa nhập cộng đồng hoặc có thể tiếp tục tham gia ở những bậc học cao hơn

Hiện nay Hà Nội có 2.434 trường học, hơn 1,5 triệu học sinh. Thành phố đã bổ sung, thay thế gần 5.000 phòng học mới, 36 trường học mới. Mức kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường năm nay là 2.253 tỉ đồng, tăng 500 tỉ đồng so với năm trước. Theo lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội, mục tiêu của Hà Nội phấn đấu giảm sĩ số học sinh trong mỗi lớp xuống còn 30 học sinh/lớp với bậc tiểu học, 35 học sinh với THCS và THPT.

Ngân Anh - T.Uyên

Đại học ngoài công lập “lo” mùa tuyển sinh

Đại học ngoài công lập “lo” mùa tuyển sinh


TÔ MINH GIớI

Hiện ĐBSCL có 4 trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL): ĐH Tây Đô (TP.Cần Thơ), ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang), ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) và ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An (ảnh). Nhìn chung các trường nêu trên tuy mới được hình thành, nhưng rất năng động, nhanh chóng ổn định và hoạt động có hiệu quả.


Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Ảnh: K.Q

Trường ĐH Tây Đô được thành lập năm 2006, ban đầu chỉ có 15 cán bộ, đến nay lên đến 382 cán bộ và giảng viên. Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cho khoảng 15 ngàn sinh viên học tập. Trên 4.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có việc làm trên 90%; đang có mặt tại trường là 10.678 sinh viên. Trường ĐH Cửu Long thành lập năm 2000, hiện có 7.227 sinh viên; tổ chức tốt nghiệp được 9 khóa với hơn 11.000 sinh viên, số tìm được việc làm khoảng 83%. Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An thành lập năm 2007, số sinh viên hiện nay là 3.776 sinh viên, số tốt nghiệp ra trường có việc làm khoảng 80%...

Những năm qua, được Bộ GDĐT cho phép vận dụng Điều 33 Quy chế tuyển sinh về ưu tiên khu vực, nên công tác tuyển sinh của các trường ĐHNCL có nhiều thuận lợi, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc... có cơ hội được học tập.

Theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05.3.2012 của Bộ GDĐT thì tất cả các đối tượng ưu tiên đều giảm chỉ còn một nửa, nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển sinh ở các trường. Đến nay Trường ĐH Tây Đô mới tuyển được 831/3.740 chỉ tiêu được giao; Trường ĐH Cửu Long mới tuyển được 1.842/2550; Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An cũng chỉ mới tuyển được 116/500 chỉ tiêu hệ ĐH và 159/800 chỉ tiêu hệ CĐ...

Qua trao đổi với HĐQT và hiệu trưởng các trường, chúng tôi ghi nhận: Chủ trương của Bộ GDĐT là đúng đắn, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các vùng, miền về công tác tuyển sinh, để nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế, nhưng cần phải có lộ trình, cần định ra khoảng thời gian thích hợp và thời điểm thực hiện... để các trường chuẩn bị kế hoạch và giải pháp thực hiện; đồng thời Bộ GDĐT nên nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù cho các trường ĐHNCL để các trường chủ động thích nghi với mọi hoàn cảnh, tự khẳng định mình trong sự tồn tại và phát triển.

Trước mắt vẫn phải được duy trì việc vận dụng Điều 33 Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy nhằm bảo đảm cơ hội học tập cho học sinh vùng sâu, vùng xa, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ĐBSCL...

Phụ huynh “đi học” để dạy Tiếng Anh cho con

Phụ huynh “đi học” để dạy Tiếng Anh cho con


MINH HƯƠNG

Cho con học tiếng Anh là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh hiện nay. Bởi ngoài việc là ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới, học tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung còn giúp trẻ có thêm sự tự tin, độc lập và trưởng thành hơn. Song không ít bậc cha mẹ tại Việt Nam gặp nhiều bối rối khi cùng bé luyện tiếng Anh.

Lớp học vui nhộn đầy màu sắc của Topica Amazing

Theo kết quả khảo sát tại Anh, khi trẻ được cha mẹ giúp học ngoài giờ trên lớp, kết quả học tập của trẻ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở Việt Nam, đa phần các bậc cha mẹ lúng túng khi giúp bé luyện tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Những băn khoăn thường gặp là “bố hay mẹ phát âm thế đã chuẩn chưa để hướng dẫn cho con?”; “Phương pháp đang dạy cho con có đúng không?”; “Cách giải thích khi con thắc mắc liệu đã ổn thỏa?”....

Với sự kết hợp của internet, giáo trình chuẩn quốc tế được bảo trợ và thẩm định kiến thức bởi Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và công cụ kiểm soát toàn diện dành cho phụ huynh, các khóa học tiếng Anh của TOPICA Amazing là một lựa chọn mới cho cả phụ huynh và học sinh.

Khóa học TOPICA Amazing English được thiết kế dành cho trẻ em 06-14 tuổi, áp dụng phần mềm công nghệ 3D vào quá trình dạy học giúp học sinh thật sự hào hứng và vui vẻ với những giờ học tiếng Anh lồng ghép trong các câu chuyện kỳ ảo, những chuyến khám phá thế giới thật hứng thú, cùng làm quen, nói chuyện với những người bạn nước ngoài như bạn Tiên hay bạn Rồng trong thế giới kỳ thú.

Với việc ứng dụng phần mềm tiếng Anh trẻ em TOPICA Amazing trong dạy học và tổ chức lớp, giáo viên dễ dàng thu hút sự tập trung cao của học sinh, luôn tạo được không khí học tập hào hứng, ổn định. Hình thức đưa ra bài tập về nhà bằng các nhiệm vụ trong thế giới Amazing giúp trẻ hứng thú, không cảm thấy áp lực khi thực hiện các bài tập tiếng Anh.

Đến với lớp học của TOPICA Amazing, bé Nguyễn Anh Thư, lớp 3C trường TH Tô Hoàng, Q. HBT, Hà Nội chia sẻ: "Với chương trình, vừa được học nghe nói tiếng Anh lại vừa được mua sắm quần áo và thú cưng thật là thích. Trước đây cháu có nói chuyện với người nước ngoài vài lần rồi nhưng không tự tin lắm. Sau khi học xong chương trình cháu muốn sẽ nghe nói thật trôi chảy để giao tiếp với các bạn nước ngoài".

Song song với việc rèn luyện kỹ năng trên lớp, học sinh được rèn luyện thêm với phần mềm TOPICA Amazing tại nhà. Điều này sẽ khiến bé yêu thích và chủ động học tiếng Anh hơn, tự giác tắt ti vi, tạm biệt bạn Tom và Jerry để ngồi vào bàn học tiếng Anh và khám phá thế giới.

Thầy Trần Đình Châu, nguyên giảng viên Ngôn ngữ học - CĐ Sư phạm Hà Nội là một phụ huynh thân thiết từ những ngày đầu của chương trình. Thầy Châu nhận xét: “Cả về mặt phần mềm hay khóa học, TOPICA Amazing là một chương trình rất phù hợp, bổ ích cho học sinh cấp I, II. Tôi đã tìm hiểu và so sánh kỹ các giáo trình, phần mềm cũng như khóa học tiếng Anh để lựa chọn chương trình học phù hợp cho con và cháu mình. Tôi đánh giá cao TOPICA Amazing vì sự cuốn hút với trẻ, nội dung phong phú, phương pháp học linh động và quan trọng nhất là giúp tôi dễ dàng học và chơi cùng con tại nhà.”

TOPICA Amazing cũng rất quan tâm tới việc hướng dẫn phụ huynh chơi và học cùng con sao cho học sinh đạt được kết quả học tập cao nhất. Các buổi tập huấn, hướng dẫn dành cho phụ huynh được thường xuyên tổ chức. Đây là dịp tốt để các cha mẹ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm dạy học với con, được cán bộ chuyên môn trong giải đáp thắc mắc và đưa ra lời tư vấn, hướng dẫn cách học và rèn luyện tiếng Anh cùng con tại nhà. TOPICA Amazing là chương trình đầu tiên chú trọng việc bổ sung, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cả cha mẹ và bé.

Trong một bài phỏng vấn gần đây, TS. Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện nghiên cứu sự phát triển sớm của trẻ em, chia sẻ: để kích thích khả năng học ngoại ngữ ở nhà cho con em, các bậc phụ huynh cần chú ý giúp con em tận dụng thế mạnh của các trung tâm hoặc câu lạc bộ tiếng Anh có phương pháp gần với cách học mà chơi, chơi mà học mà giúp con em biết cách khám phá thế giới xung quanh. Trên cơ sở đó, các em sẽ tìm ra một cách tương tác với phụ huynh ở nhà như các em làm cô giáo, thầy giáo, tổ chức lại các trò chơi học tập đã học được... Cách này hiệu quả hơn là mời gia sư về nhà dạy.

Và khóa học tiếng Anh của TOPICA Amazing hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chí này. Trong thời gian tới, các lớp học tiếng Anh trẻ em theo mô hình TOPICA Amazing English sẽ được tiếp tục triển khai trên khắp địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các phụ huynh và học sinh muốn biết thêm thông tin xin xem tại website chính thức của chương trình: http://amazing.edu.vn.

Cha mẹ có thể đồng hành cùng con suốt khó học tại trang web: phuhuynh.amazing.edu.vn. Với website này, phụ huynh có thể theo dõi quá trình học của con, kiểm tra kết quả học tập, giám sát những hoạt động của con trên phần mềm TOPICA Amazing, hướng dẫn con hoàn thiện bài tập về nhà,…. Qua việc theo dõi kết quả học tập thường xuyên, phụ huynh có thể biết học sinh có thế mạnh ở phần nào để bồi đắp, đang thiếu hụt kiến thức ở đâu để bổ sung.

Với giáo trình học được xây dựng bởi những chuyên gia Anh ngữ quốc tế đến từ TESOL, Đại học Oxford, Cambridge, Arizona, học sinh của TOPICA Amazing sẽ được trang bị vốn kiến thức chuẩn Mỹ để tham dự vào các kỳ thi quốc tế như Cambridge hay KET khi kết thúc khóa học. Bé sẽ xây dựng được kỹ năng nghe nói, phản xạ với tiếng Anh qua giọng đọc và phát âm chuẩn Mỹ trong chương trình.



Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Quan điểm và cách đánh giá của Việt Nam ở bậc học phổ thông hiện nay rất “lạ”, không giống các nước tiên tiến trên thế giới. Với bậc ĐH-CĐ, những nơi mà đến đội ngũ giảng viên cũng chưa được “sàng lọc” và quản lý kỹ, hiệu quả nói chi đến chất lượng đào tạo SV mà vẫn có tình trạng nhiều SV khá giỏi. Với cách dạy và học như thế, chả trách sao xã hội đến giờ vẫn tồn tại quan điểm phân biệt công – tư và nhìn nhận có phần thiếu thiện cảm với trường tư, trường kém. Để giải quyết được vấn đề này, việc đánh giá, phân hạng các trường ĐH như nhiều nước tiên tiến trên thế giới vẫn làm sẽ là một giải pháp hữu hiệu.     Thầy Cao Huy Thảo – 

Hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt-Úc - Hà Nội.

THỰC TRẠNG HỌC TẬP, THI CỬ:
Cảnh báo “lỗi” thế hệ
Thứ năm 02/08/2012 07:43
Sự dễ dãi trong ngành giáo dục hiện nay không chỉ thể hiện ở tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99%, mà còn như bệnh dịch xuất hiện từ các cấp học thấp. Đến mức, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đã phải cảnh báo, nếu bây giờ, học phổ thông không tốt, kéo theo lên đại học cũng không chịu học tử tế mà chỉ lo “chạy thầy”, “mua điểm”… thì sẽ hỏng cả một thế hệ.

Cảnh báo “lỗi” thế hệ
Chất lượng giáo dục cần được chú trọng từ cấp mầm non.
Giỏi từ bé đến lớn

Việc “lạm phát” học sinh giỏi đã diễn ra từ bậc tiểu học, rồi đến THCS từ nhiều năm nay. Điều nghịch lý là trong khi đầu vào đại học được siết chặt, thì đầu ra lại khá thoải mái. Cuối tháng 6.2012, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp hệ đại học chính quy khoá 43 (2008 – 2012) với kết quả toàn khoá có 1.619 SV hoàn thành đúng tiến độ học tập và đủ điều kiện tốt nghiệp, trong đó có 2 SV xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, 173 SV đạt giỏi, 1.119 đạt khá (chiếm 80,04%), chỉ có 325 SV tốt nghiệp loại trung bình.

Giữa tháng 7 vừa qua, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế cũng tổ chức lễ tốt nghiệp cho 1.425 SV hệ chính quy khóa 2008 - 2012. Có 5 SV xếp loại xuất sắc, 224 SV xếp loại giỏi, 1.050 SV xếp loại khá, tỉ lệ SV khá giỏi chiếm tỉ lệ 89,40%. Năm học 2011 - 2012, Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đạt tỉ lệ hơn 90% số SV tốt nghiệp đạt loại khá trở lên, trong đó có 7 SV tốt nghiệp xuất sắc, 51 đạt loại giỏi, 214 đạt loại khá trên tổng số 294 SV tốt nghiệp...

Điều đáng nói là điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên ở khóa 43 chỉ từ mức 13 – 20 điểm (không nhân hệ số), chủ yếu ở mức 14 – 15 điểm. Điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế ở khóa học này cũng phân nửa ở mức điểm sàn của bộ. Hay như Trường ĐH dân lập Phú Xuân mặc dù điểm trúng tuyển chỉ ở mức điểm sàn của bộ, nhưng kết quả tốt nghiệp hệ chính quy của 1.086 SV đại học khóa VI (2008 - 2012) và cao đẳng khóa VII (2009 - 2012) một số ngành có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao là văn hóa du lịch 100%, kế toán 98%. Toàn trường có 43 SV tốt nghiệp loại giỏi - chiếm tỉ lệ 4%; có 590 SV tốt nghiệp loại khá - chiếm gần 55%; 438 SV tốt nghiệp loại trung bình khá - chiếm trên 40%.

Khó tìm thấy sự trung thực?

Không phải phụ huynh bậc tiểu học, THCS nào cũng “đồng lòng” với kết quả học tập loại giỏi của con. Tuy nhiên, phụ huynh muốn biết khả năng thực chất của con cũng khó, không phải chỉ vì “thành tích” của GV, mà còn vì cách thức xét tuyển vào các bậc học cao hơn như hiện nay – tính điểm học tập rèn luyện ở bậc học dưới để xét vào THCS, THPT – thì nếu xếp loại ở các lớp dưới thấp đồng nghĩa với cơ hội vào trường tốt ở các bậc học cao hơn cũng ít đi.

Chúng ta không phủ nhận nỗ lực học tập và giảng dạy của SV và giảng viên các trường ĐH, CĐ. Cũng không phải trường nào có nhiều SV khá giỏi là cũng “có vấn đề”, hoặc tiêu chí về khá – giỏi ở các trường khác nhau là khác nhau. Thậm chí, việc tỉ lệ SV khá giỏi tăng nhờ đào tạo tín chỉ cũng là một cách giải thích. Nhưng việc ồ ạt các tân cử nhân khá giỏi ra trường cũng đặt ra một dấu hỏi lớn.

Trung tâm Nghiên cứu và phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) từng khảo sát trên 3.000 SV đã tốt nghiệp cho thấy, có tới gần 27% chưa có việc làm. Trong số SV có việc làm lại có tới 61% thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thừa nhận thiếu kiến thức chuyên môn. Kết quả này là sự trái ngược đối với tỉ lệ khá giỏi cao chót vót như hiện nay.

Lý giải cho những mâu thuẫn này, nhiều giảng viên thừa nhận hiện nay có một bộ phận mang tâm lý “ngại cho điểm kém”. “Cho điểm kém nhiều không đành lòng với SV đã đành, mà còn ảnh hưởng cả tới bản thân, vì nếu kết quả học tập của SV kém quá thì nhà trường sẽ “đặt vấn đề” về năng lực giảng dạy, không khéo lại mất chỗ làm”. Hơn nữa, đối với SV năm cuối, việc có một tấm bằng “đẹp” để đi xin việc là khá quan trọng, nên nhiều giảng viên cũng nới tay với đối tượng này.