Quan điểm và cách đánh giá của Việt Nam ở bậc học phổ thông hiện nay rất “lạ”, không giống các nước tiên tiến trên thế giới. Với bậc ĐH-CĐ, những nơi mà đến đội ngũ giảng viên cũng chưa được “sàng lọc” và quản lý kỹ, hiệu quả nói chi đến chất lượng đào tạo SV mà vẫn có tình trạng nhiều SV khá giỏi. Với cách dạy và học như thế, chả trách sao xã hội đến giờ vẫn tồn tại quan điểm phân biệt công – tư và nhìn nhận có phần thiếu thiện cảm với trường tư, trường kém. Để giải quyết được vấn đề này, việc đánh giá, phân hạng các trường ĐH như nhiều nước tiên tiến trên thế giới vẫn làm sẽ là một giải pháp hữu hiệu. Thầy Cao Huy Thảo –
Hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt-Úc - Hà Nội.
Hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt-Úc - Hà Nội.
THỰC TRẠNG HỌC TẬP, THI CỬ:
Cảnh báo “lỗi” thế hệ
Thứ năm 02/08/2012 07:43
Sự dễ dãi trong ngành giáo dục hiện nay không chỉ thể hiện ở tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99%, mà còn như bệnh dịch xuất hiện từ các cấp học thấp. Đến mức, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đã phải cảnh báo, nếu bây giờ, học phổ thông không tốt, kéo theo lên đại học cũng không chịu học tử tế mà chỉ lo “chạy thầy”, “mua điểm”… thì sẽ hỏng cả một thế hệ.
Chất lượng giáo dục cần được chú trọng từ cấp mầm non.
Giỏi từ bé đến lớn
Việc “lạm phát” học sinh giỏi đã diễn ra từ bậc tiểu học, rồi đến THCS từ nhiều năm nay. Điều nghịch lý là trong khi đầu vào đại học được siết chặt, thì đầu ra lại khá thoải mái. Cuối tháng 6.2012, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp hệ đại học chính quy khoá 43 (2008 – 2012) với kết quả toàn khoá có 1.619 SV hoàn thành đúng tiến độ học tập và đủ điều kiện tốt nghiệp, trong đó có 2 SV xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, 173 SV đạt giỏi, 1.119 đạt khá (chiếm 80,04%), chỉ có 325 SV tốt nghiệp loại trung bình.
Giữa tháng 7 vừa qua, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế cũng tổ chức lễ tốt nghiệp cho 1.425 SV hệ chính quy khóa 2008 - 2012. Có 5 SV xếp loại xuất sắc, 224 SV xếp loại giỏi, 1.050 SV xếp loại khá, tỉ lệ SV khá giỏi chiếm tỉ lệ 89,40%. Năm học 2011 - 2012, Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đạt tỉ lệ hơn 90% số SV tốt nghiệp đạt loại khá trở lên, trong đó có 7 SV tốt nghiệp xuất sắc, 51 đạt loại giỏi, 214 đạt loại khá trên tổng số 294 SV tốt nghiệp...
Điều đáng nói là điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên ở khóa 43 chỉ từ mức 13 – 20 điểm (không nhân hệ số), chủ yếu ở mức 14 – 15 điểm. Điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế ở khóa học này cũng phân nửa ở mức điểm sàn của bộ. Hay như Trường ĐH dân lập Phú Xuân mặc dù điểm trúng tuyển chỉ ở mức điểm sàn của bộ, nhưng kết quả tốt nghiệp hệ chính quy của 1.086 SV đại học khóa VI (2008 - 2012) và cao đẳng khóa VII (2009 - 2012) một số ngành có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao là văn hóa du lịch 100%, kế toán 98%. Toàn trường có 43 SV tốt nghiệp loại giỏi - chiếm tỉ lệ 4%; có 590 SV tốt nghiệp loại khá - chiếm gần 55%; 438 SV tốt nghiệp loại trung bình khá - chiếm trên 40%.
Khó tìm thấy sự trung thực?
Không phải phụ huynh bậc tiểu học, THCS nào cũng “đồng lòng” với kết quả học tập loại giỏi của con. Tuy nhiên, phụ huynh muốn biết khả năng thực chất của con cũng khó, không phải chỉ vì “thành tích” của GV, mà còn vì cách thức xét tuyển vào các bậc học cao hơn như hiện nay – tính điểm học tập rèn luyện ở bậc học dưới để xét vào THCS, THPT – thì nếu xếp loại ở các lớp dưới thấp đồng nghĩa với cơ hội vào trường tốt ở các bậc học cao hơn cũng ít đi.
Chúng ta không phủ nhận nỗ lực học tập và giảng dạy của SV và giảng viên các trường ĐH, CĐ. Cũng không phải trường nào có nhiều SV khá giỏi là cũng “có vấn đề”, hoặc tiêu chí về khá – giỏi ở các trường khác nhau là khác nhau. Thậm chí, việc tỉ lệ SV khá giỏi tăng nhờ đào tạo tín chỉ cũng là một cách giải thích. Nhưng việc ồ ạt các tân cử nhân khá giỏi ra trường cũng đặt ra một dấu hỏi lớn.
Trung tâm Nghiên cứu và phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) từng khảo sát trên 3.000 SV đã tốt nghiệp cho thấy, có tới gần 27% chưa có việc làm. Trong số SV có việc làm lại có tới 61% thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thừa nhận thiếu kiến thức chuyên môn. Kết quả này là sự trái ngược đối với tỉ lệ khá giỏi cao chót vót như hiện nay.
Lý giải cho những mâu thuẫn này, nhiều giảng viên thừa nhận hiện nay có một bộ phận mang tâm lý “ngại cho điểm kém”. “Cho điểm kém nhiều không đành lòng với SV đã đành, mà còn ảnh hưởng cả tới bản thân, vì nếu kết quả học tập của SV kém quá thì nhà trường sẽ “đặt vấn đề” về năng lực giảng dạy, không khéo lại mất chỗ làm”. Hơn nữa, đối với SV năm cuối, việc có một tấm bằng “đẹp” để đi xin việc là khá quan trọng, nên nhiều giảng viên cũng nới tay với đối tượng này.
Việc “lạm phát” học sinh giỏi đã diễn ra từ bậc tiểu học, rồi đến THCS từ nhiều năm nay. Điều nghịch lý là trong khi đầu vào đại học được siết chặt, thì đầu ra lại khá thoải mái. Cuối tháng 6.2012, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp hệ đại học chính quy khoá 43 (2008 – 2012) với kết quả toàn khoá có 1.619 SV hoàn thành đúng tiến độ học tập và đủ điều kiện tốt nghiệp, trong đó có 2 SV xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, 173 SV đạt giỏi, 1.119 đạt khá (chiếm 80,04%), chỉ có 325 SV tốt nghiệp loại trung bình.
Giữa tháng 7 vừa qua, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế cũng tổ chức lễ tốt nghiệp cho 1.425 SV hệ chính quy khóa 2008 - 2012. Có 5 SV xếp loại xuất sắc, 224 SV xếp loại giỏi, 1.050 SV xếp loại khá, tỉ lệ SV khá giỏi chiếm tỉ lệ 89,40%. Năm học 2011 - 2012, Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đạt tỉ lệ hơn 90% số SV tốt nghiệp đạt loại khá trở lên, trong đó có 7 SV tốt nghiệp xuất sắc, 51 đạt loại giỏi, 214 đạt loại khá trên tổng số 294 SV tốt nghiệp...
Điều đáng nói là điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên ở khóa 43 chỉ từ mức 13 – 20 điểm (không nhân hệ số), chủ yếu ở mức 14 – 15 điểm. Điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế ở khóa học này cũng phân nửa ở mức điểm sàn của bộ. Hay như Trường ĐH dân lập Phú Xuân mặc dù điểm trúng tuyển chỉ ở mức điểm sàn của bộ, nhưng kết quả tốt nghiệp hệ chính quy của 1.086 SV đại học khóa VI (2008 - 2012) và cao đẳng khóa VII (2009 - 2012) một số ngành có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao là văn hóa du lịch 100%, kế toán 98%. Toàn trường có 43 SV tốt nghiệp loại giỏi - chiếm tỉ lệ 4%; có 590 SV tốt nghiệp loại khá - chiếm gần 55%; 438 SV tốt nghiệp loại trung bình khá - chiếm trên 40%.
Khó tìm thấy sự trung thực?
Không phải phụ huynh bậc tiểu học, THCS nào cũng “đồng lòng” với kết quả học tập loại giỏi của con. Tuy nhiên, phụ huynh muốn biết khả năng thực chất của con cũng khó, không phải chỉ vì “thành tích” của GV, mà còn vì cách thức xét tuyển vào các bậc học cao hơn như hiện nay – tính điểm học tập rèn luyện ở bậc học dưới để xét vào THCS, THPT – thì nếu xếp loại ở các lớp dưới thấp đồng nghĩa với cơ hội vào trường tốt ở các bậc học cao hơn cũng ít đi.
Chúng ta không phủ nhận nỗ lực học tập và giảng dạy của SV và giảng viên các trường ĐH, CĐ. Cũng không phải trường nào có nhiều SV khá giỏi là cũng “có vấn đề”, hoặc tiêu chí về khá – giỏi ở các trường khác nhau là khác nhau. Thậm chí, việc tỉ lệ SV khá giỏi tăng nhờ đào tạo tín chỉ cũng là một cách giải thích. Nhưng việc ồ ạt các tân cử nhân khá giỏi ra trường cũng đặt ra một dấu hỏi lớn.
Trung tâm Nghiên cứu và phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) từng khảo sát trên 3.000 SV đã tốt nghiệp cho thấy, có tới gần 27% chưa có việc làm. Trong số SV có việc làm lại có tới 61% thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thừa nhận thiếu kiến thức chuyên môn. Kết quả này là sự trái ngược đối với tỉ lệ khá giỏi cao chót vót như hiện nay.
Lý giải cho những mâu thuẫn này, nhiều giảng viên thừa nhận hiện nay có một bộ phận mang tâm lý “ngại cho điểm kém”. “Cho điểm kém nhiều không đành lòng với SV đã đành, mà còn ảnh hưởng cả tới bản thân, vì nếu kết quả học tập của SV kém quá thì nhà trường sẽ “đặt vấn đề” về năng lực giảng dạy, không khéo lại mất chỗ làm”. Hơn nữa, đối với SV năm cuối, việc có một tấm bằng “đẹp” để đi xin việc là khá quan trọng, nên nhiều giảng viên cũng nới tay với đối tượng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét