Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

NỘI QUY LAO ĐỘNG




TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1













NỘI QUY LAO ĐỘNG


TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ


CÔNG TRÌNH 1


(Ban hành kèm theo Quyết định số ......//QĐ-TCNCT1

Ngày      tháng        năm         của Giám đốc -Hiệu trưởng nhà trường)

 
























HÀ NỘI THÁNG 3 NĂM 2012


Bảng theo dõi sửa đổi tài liệu

Ngày sửa đổi
Vị trí
Nội dung sửa đổi
Lần sửa
Ghi chú


























































































































Người biên soạn
Kiểm tra
Giám đốc
Họ và tên
phạm Văn Lượng

Nguyễn Văn hoàn
Chữ ký





- Căn cứ Bộ Luật Lao động của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 23/6/1994; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 01/4/2002 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2003;
- Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP;
- Căn cứ tình hình tổ chức đào tạo, sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động trong Nhà trường.
Sau khi trao đổi thống nhất với Ban Chấp hành công đoàn, Hiệu trưởng ban hành nội quy lao động thực hiện trong Nhà trường như sau:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nội quy lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà Người lao động phải thực hiện khi làm việc tại Nhà trường; quy định việc xử lý đối với Người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại đến tài sản của Nhà trường.
2. Nội quy lao động áp dụng đối với tất cả mọi Người lao động làm việc trong Nhà trường theo các hình thức và các loại hợp đồng lao động, kể cả Người lao động đang trong thời gian thử việc, học nghề.
3. Các từ viết tắt và chú giải:
Người lao động
Là những công nhân trực tiếp sản xuất, giáo viên dạy nghề hoặc những nhân viên làm việc tại các bộ phận gián tiếp của Nhà trường, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn thử việc, học nghề.
Công ty
Là Trường trung cấp nghề công trình 1 - Chi nhánh TCTXDCTGT I
Giám đốc - Hiệu trưởng
Là người quản lý điều hành chung cao nhất của Nhà trường.
Trưởng phòng TCHC
Là người chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến nhân sự, tiền lương, phúc lợi, kỷ luật, khen thưởng, chế độ, môi trường làm việc cho Người lao động.
Trưởng phòng, trưởng khoa, giám đốc trung tâm
Là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các phòng, Trung tâm, khoa chuyên môn trong Nhà trường.
Đội trưởng
Là người chịu trách nhiệm quản lý các đội và phân xưởng sản xuất.
Trưởng bộ phận
Là người trực tiếp điều hành một trong các bộ phận của các Phòng khoa, trung tâm.





NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG
I. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1 Thời gian biểu làm việc
Thời gian biểu làm việc của Người lao động như sau:
a, Khối gián tiếp
- Người lao động làm việc 8 giờ mỗi ngày, bắt đầu từ 7:00 giờ đến 17:00 giờ, trong đó có 02 giờ từ 11:00 giờ đến 13:00 giờ để dùng cơm trưa và nghỉ giải lao.
- Một tuần Người lao động làm việc 05 ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
b, Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất sẽ làm việc theo giờ hành chính hoặc theo ca, theo tiết dạy học tuỳ thuộc nhu cầu thực tế công việc và do Hiệu trưởng quyết định. Nếu làm việc theo ca sẽ thực hiện theo quy định sau:
Chia làm 3 ca, mỗi ca 8 giờ như sau:
Ca 1 – làm việc từ 6:00 đến 14:00  
Ca 2 – làm việc từ 14:15 đến 22:15  
Ca 3 – làm việc từ 22:15 đến 6:00 hôm sau
Nếu làm việc theo ca, Người lao động được nghỉ giữa ca 30 phút. Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi ca có thể được Nhà trường xem xét thay đổi theo mùa, tùy theo yêu cầu của thị trường nhưng luôn đảm bảo không quá 8 giờ làm việc trong một ngày.
Nhà trường và Người lao động có thể thỏa thuận việc làm thêm giờ nhưng bảo đảm thời gian làm thêm sẽ không quá 4 giờ trong một ngày, 16 giờ trong một tuần và 200 giờ trong một năm.
1.2 Thời gian nghỉ hàng tuần
a, Khối gián tiếp
Ngày nghỉ hàng tuần của Người lao động là ngày thứ bảy, chủ nhật.
b,Khối trực tiếp
Ngày nghỉ hàng tuần của Người lao động là ngày chủ nhật, tuỳ thuộc vào điều kiện công việc, có thể nghỉ vào những ngày khác trong tuần
Bộ phận bảo vệ
Do đặc thù của công tác bảo vệ nên Người lao động sẽ không có ngày nghỉ hàng tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tùy theo lịch trực do Trưởng bộ phận phân công hàng tuần nhưng vẫn đảm bảo có ít nhất là một ngày nghỉ hàng tuần cho Người lao động.
Trong trường hợp do nhu cầu đào tạo, sản xuất, kinh doanh mà Nhà trường cần phải điều chỉnh thời gian nghỉ hàng tuần, Nhà trường sẽ điều chuyển ngày nghỉ nhưng vẫn đảm bảo cho Người lao động được nghỉ ít nhất là 4 ngày trong một tháng.
1.3 Thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương
a, Nghỉ lễ, tết hàng năm
Người lao động được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
- Ngày Quốc Khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
b,Nghỉ phép hàng năm
- Người lao động có thời gian làm việc 12 tháng liên tục tại Nhà trường thì được nghỉ 12 ngày phép năm, hưởng nguyên lương. Riêng đối với các bộ phận làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (được bộ phận an toàn lao động công nhận) thì được nghỉ 14 ngày phép năm, hưởng nguyên lương.
- Người lao động có thời gian làm việc liên tục tại Nhà trường dưới 12 tháng thì số ngày phép năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng thực tế làm việc, cứ mỗi tháng là một ngày nghỉ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp làm việc liên tục dưới 3 tháng thì chưa được hưởng ngày phép năm cho đến khi thời gian làm việc thực tế từ 3 tháng trở lên.
- Số ngày phép hàng năm sẽ được tăng theo thâm niên làm việc, cứ mỗi 5 năm làm việc tại Nhà trường sẽ được cộng thêm 1 ngày phép.
- Lịch nghỉ hàng năm sẽ được phân bổ đều cho 12 tháng dương lịch. 
- Cách giải quyết số ngày phép chưa nghỉ hết trong năm:
+ Trường hợp Người lao động không nghỉ hết số ngày phép được hưởng trong năm dương lịch thì được cộng dồn những ngày chưa nghỉ với những ngày phép được hưởng của năm sau. Tuy nhiên số ngày phép được cộng dồn phải được nghỉ hết trong thời gian 6 tháng đầu của năm sau. Nếu sau thời gian này mà Người lao động không nghỉ hết thì số ngày phép chuyển sang năm sau sẽ bị mất.
+ Trường hợp vì nhu cầu công việc mà Nhà trường yêu cầu Người lao động không nghỉ phép đã đăng ký hoặc không bố trí được lịch nghỉ phép cho Người lao động, Nhà trường sẽ trả lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ này bằng 150% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
+ Người lao động do thôi việc hoặc nghỉ việc mà chưa nghỉ phép hàng năm thì được Nhà trường trả lương cho những ngày chưa nghỉ đến thời điểm thôi việc hoặc nghỉ việc.
c,Nghỉ việc riêng có hưởng lươngF
Người lao động được nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
- Kết hôn: được nghỉ 3 ngày;
- Con kết hôn: được nghỉ 1 ngày;
- Bố mẹ (cả hai bên chồng vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: được nghỉ 3 ngày;
- Ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của Người lao động mất: được nghỉ 1 ngày;
- Người lao động nam có vợ sinh con: được nghỉ 1 ngày.
d, Nghỉ việc riêng không hưởng lươngF
Người lao động có thể thỏa thuận với Nhà trường để xin nghỉ không hưởng lương tối đa là 2 lần trong một năm trong các trường hợp sau:
- Người thân trong gia đình Người lao động bị bệnh không có người chăm sóc;
- Người lao động có con nhỏ mới sinh dưới 6 tháng không người trông coi;
- Người lao động xét thấy bản thân cần được đào tạo thêm để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cần thiết cho công việc mà Người lao động đang đảm trách; hoặc
- Các trường hợp khác mà Nhà trường xét thấy hợp lý.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, Người lao động không được nghỉ không hưởng lương quá 30 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.
e, Nghỉ bệnh
Nếu Người lao động bị bệnh thì sẽ được nghỉ bệnh theo quy định. Trong trường hợp nghỉ bệnh hơn 1 ngày làm việc thì ngay sau khi trở lại làm việc Người lao động phải cung cấp cho Trưởng bộ phận đơn thuốc của bác sĩ hay giấy xác nhận của bệnh viện/phòng khám để làm cơ sở cho việc xin nghỉ bệnh và cũng để làm cơ sở cho Nhà trường làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội. Người lao động nào không cung cấp được đơn của bác sĩ hoặc giấy xác nhận của bệnh viện/phòng khám thì sẽ không được nhận lương của những ngày nghỉ bệnh đó.
Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép Người lao động nghỉ trong các trường hợp trên:
- Đối với trường hợp nghỉ lễ, tết hàng năm, Người lao động sẽ không cần làm đơn xin nghỉ mà chờ thông báo chính thức của Nhà trường và nghỉ lễ, tết theo nội dung của những thông báo đó.
- Đối với trường hợp nghỉ phép hàng năm, Người lao động phải đăng ký thời gian nghỉ phép của mình trong năm cho Trưởng bộ phận ít nhất là 10 ngày trước ngày nghỉ phép. Người lao động có thể chia số ngày nghỉ phép của mình thành 3 lần trong năm nhưng với điều kiện phải đăng ký trước với Trưởng bộ phận và việc nghỉ phép không làm ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, sản xuất, kinh doanh của Nhà trường
- Đối với trường hợp nghỉ việc riêng có hưởng lương, Người lao động phải nộp đơn xin nghỉ để kết hôn hoặc vì lý do con kết hôn cho Trưởng bộ phận trong vòng 7 ngày làm việc trước ngày nghỉ phép. Riêng đối với trường hợp nghỉ việc vì có người thân trong gia đình mất thì chỉ cần nộp đơn xin nghỉ việc cho Trưởng bộ phận một ngày làm việc trước ngày nghỉ phép;
- Đối với trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương, Người lao động phải nộp đơn xin nghỉ việc cho Trưởng bộ phận 30 ngày làm việc trước ngày nghỉ phép; và
- Đối với trường hợp nghỉ bệnh, ngay trước khi nghỉ bệnh Người lao động cần chủ động thông báo ngay cho Trưởng bộ phận biết về việc xin nghỉ bệnh của mình trừ các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
a, Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại là 4 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, Người lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày. Người lao động có thể đi làm việc trở lại trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 2 tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo cho Nhà trường biết trước để tiện việc sắp sếp công việc;
b, Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ lương.
2, Trật tự trong Nhà trường  
2.1 Vào ra Nhà trường
Đối với khối gián tiếp
Thủ tục vào ra Nhà trường
Người lao động sẽ được Phòng Hành chính cấp thẻ nhân viên. Khi vào Nhà trường làm việc và ra về cũng như trong giờ làm việc Người lao động được yêu cầu phải đeo thẻ nhân viên. Trong giờ làm việc, nếu cần ra ngoài vì công việc thì phải thông báo cho Trưởng bộ phận biết và chỉ khi được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng bộ phận  thì mới được ra ngoài. Người lao động được yêu cầu phải xuất trình Giấy cho phép ra ngoài của Trưởng bộ phận  cho phòng bảo vệ.
Phạm vi đi lại của Người lao động trong Nhà trường
Người lao động chỉ được đi lại trong phạm vi bộ phận làm việc của mình và các bộ phận có liên quan đến công việc. Không tự ý ra vào các bộ phận không thuộc phận sự. Khi muốn ra vào các bộ phận, phòng ban không thuộc phận sự hoặc sử dụng các máy móc, thiết bị của họ cho nhu cầu công việc của mình thì phải được sự đồng ý của Trưởng bộ phận phụ trách của nơi cần ra vào.
Trong giờ làm việc Người lao động không được rời bỏ vị trí làm việc đi ra ngoài Công ty mà không được sự đồng ý của Trưởng bộ phận .
Các trường hợp được phép đi muộn về sớm ngoài quy định chung
Người lao động được phép về sớm nếu có người thân trong gia đình bị bệnh, tai nạn cần thăm hỏi hay bản thân Người lao động bị bệnh cần về sớm để đi khám bệnh.
Người lao động cũng được phép đi muộn trong trường hợp kẹt xe do mưa hay tai nạn giao thông có quy mô lớn hay trường hợp phương tiện giao thông bị hỏng hóc cần sửa chữa có xác nhận của nơi sửa xe hoặc các trường hợp bị tai nạn giao thông nhẹ.
2.2. Tiếp khách trong phạm vi Nhà trường
a, Tiếp khách phục vụ công việc của Nhà trường
Khi khách vào Nhà trường phải báo cho bảo vệ biết lý do và công việc cần giải quyết, vật tư mang vào… để bảo vệ hướng dẫn và báo cho các bộ phận liên quan. Khách phải xuất trình giấy tờ mua, bán hàng mang ra (nếu có) để bảo vệ theo dõi và ghi sổ. Khi vào Nhà trường , khách không được tự tiện đi lại lung tung, chỉ đến những nơi cần giải quyết công việc. Nếu được sự đồng ý của Nhà trường cho tham quan nơi sản xuất thì phải có người được Nhà trường phân công trực tiếp hướng dẫn.
Khi có khách cần gặp để bàn về công việc của Nhà trường , Người lao động cần đặt phòng họp trước với Tiếp tân, nội dung đặt phòng họp bao gồm tên khách, công ty, thời gian họp và số lượng người họp dự kiến. Khi khách đến, Tiếp tân có trách nhiệm mời khách vào phòng họp và thông báo cho Người lao động biết. Khách đến liên hệ công tác phải chờ tại phòng họp và không được tự tiện đi lại trong Nhà trường . Khách được yêu cầu phải đeo bảng tên « Khách » trong suốt thời gian ở trong phạm vi của Nhà trường  và gửi lại bảng tên cho Tiếp tân khi rời khỏi Nhà trường .
Đại điện các cơ quan ngôn luận khi đến văn phòng Nhà trường phải được hẹn trước và nếu có nhu cầu phỏng vấn, chụp ảnh phải được sự đồng ý trước của Hiệu trưởng
Khách vào Nhà trường phải tuân thủ các quy định về an toàn và phòng cháy chữa cháy của Nhà trường và phải tuân thủ các quy định về an ninh trong các vấn đề sở hữu thông tin của Nhà trường khi ra vào Nhà trường .
b, Tiếp khách trong quan hệ công việc riêng
Nói chung Người lao động không được tiếp khách riêng trong giờ làm việc. Tuy nhiên, đối với Người lao động làm việc ở những bộ phận không sản xuất trực tiếp nếu thật sự có nhu cầu cần gặp khách cho công việc riêng thì có thể xin ý kiến trước của Trưởng bộ phận .  Nếu được sự đồng ý của Trưởng bộ phận thì có thể tiếp khách tại phòng tiếp khách do Nhà trường qui định. Tuy nhiên thời gian tiếp khách sẽ không quá 1 giờ trong một lần gặp và không quá một lần gặp trong 3 tháng liên tiếp trừ trường hợp Nhà trường có quy định khác.
C, Tác phong, trang phục, thái độ làm việc khi tiếp khách
Bộ phận văn phòng
Người lao động phải mặc trang phục cá nhân lịch sự và sạch sẽ.  Trang phục phù hợp cho Người lao động nam bao gồm quần tây, áo sơ mi dài hoặc ngắn tay, giày hoặc dép có quai hậu.  Trang phục phù hợp cho Người lao động nữ bao gồm áo đầm, váy, quần tây, áo kiểu, vớ dài, áo dài, giày có gót hay giày có quai hậu. Dép bệt được xem là không thích hợp và không được mang ở nơi làm việc trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ Nhà trường cho những trường hợp đặc biệt.
Người lao động phải đối xử thân thiện, tôn trọng, nhã nhặn và hành vi lịch sự đối với khách hàng. Tất cả phòng, ban khi tiếp khách hàng chỉ được phép trao đổi các công việc thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách, có liên quan đến công việc cần giải quyết với khách hàng.
Trường hợp Bộ phận văn phòng được cấp đồng phục. Người lao động có trách nhiệm mặc đồng phục trong thời gian làm việc.
D, Bộ phận sản xuất
Người lao động làm việc ở các phân xưởng sẽ được phát đồng phục và trang bị bảo hộ lao động cho công việc. Trang bị bảo hộ lao động bao gồm găng tay, giày, kính bảo hộ, v.v... sẽ được cung cấp cho Người lao động khi điều kiện công việc đòi hỏi. Người lao động buộc phải mặc đồng phục và sử dụng trang bị bảo hộ lao động trong suốt thời gian làm việc. 
Người lao động làm việc tại phân xưởng sẽ được cấp một tủ cá nhân và được phát chìa khóa để sử dụng tủ cá nhân trong ngày đầu tiên làm việc. Nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ mất mát tài sản nào của Người lao động trong suốt quá trình làm việc.  Khi thôi việc Người lao động phải trả lại chìa khóa tủ cá nhân cho trưởng bộ phận vào ngày làm việc cuối cùng.
Các bộ phận sản xuất trực tiếp không được tiếp khách hàng. Khi có đoàn tham quan xuống xưởng phải giữ đúng tác phong kỷ luật, an toàn lao động, không trả lời hoặc phải tìm cách từ chối các câu hỏi của khách về bí mật công nghệ, kinh doanh, nhân sự, tiền lương của Công ty.
E, Thường trực, bảo vệ Nhà trường  
Bộ phận bảo vệ phải vui vẻ, hòa nhã khi tiếp khách, trực tiếp hướng dẫn khách vào các bộ phận cần liên hệ, không giải quyết cho khách gặp người của Nhà trường để giải quyết các công việc riêng, tránh làm phật lòng khách, thực hiện phương châm « vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi ». Bộ phận bảo vệ sẽ được trang bị trang phục riêng phù hợp với vị trí công việc.
3, Quy định việc Người lao động phải chấp hành mệnh lệnh sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
Trong thời gian làm việc cho Nhà trường , Người lao động phải thực hiện theo những hướng dẫn và yêu cầu của Trưởng bộ phận, Trưởng phòng khoa và Ban giám hiệu;
Khi nhận công việc của Trưởng bộ phận, Người lao động cần chú ý phải thực hiện theo đúng thời gian mà những người này yêu cầu. Trong trường hợp khi nhận công việc mới mà xét thấy thời gian  không đủ thực hiện thì cần thông báo ngay cho người giao công việc của mình để được bố trí thêm người hỗ trợ hay phải làm thêm sau giờ làm việc chính thức để hoàn thành công việc đúng thời hạn; và
Có một số trường hợp Người lao động được quyền không chấp hành mệnh lệnh của Trưởng bộ phận, hoặc của Ban giám đốc vì những người này ra lệnh cho Người lao động làm những công việc có nguy cơ gây ra tai nạn lao động, hư hỏng tài sản của Nhà trường  , của Nhà nước, của công dân khác hoặc trái với các quy định của pháp luật. Trong các trường hợp như vậy, nếu không thực hiện lệnh của người điều hành  Người lao động vẫn được xác định là không vi phạm kỷ luật lao động.
Những quy định khác
Những trường hợp nào chưa được quy định trong nội dung của Nội quy lao động này sẽ được thực hiện theo các quy định trong Sổ tay lao động của Nhà trường.
4, An toàn lao động, vệ sinh lao động
4.1 Trách nhiệm của Nhà trường 
Nhà trường  sẽ trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho Người lao động trong suốt thời gian làm việc cho Nhà trường.
4.2 Nghĩa vụ của Người lao động
Trong thời gian làm việc cho Nhà trường  , Người lao động phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, biện pháp về an toàn lao động và vệ sinh lao động do Nhà trường  tổ chức;
Chấp hành lịch khám sức khỏe hàng năm do Nhà trường  tổ chức;
Thực hiện các quy định, nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;
Khi thao tác máy phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị được cấp phát. Phải cài nút áo gọn gàng, không để quần áo luộm thuộm khi vận hành máy;
Phải thành thạo các nút, tay gạt điều khiển máy và biết cách cắt cầu dao điện của máy đối với những máy phải dùng năng lượng điện;
* Phải nắm vững các điểm và chế độ cho dầu mỡ trong quá trình vận hành máy;
* Phải thường xuyên theo dõi các mắt dầu, đảm bảo an toàn trong giờ làm việc;
* Phải sử dụng các dụng cụ đảm bảo an toàn khi gá lắp;
* Không được rời vị trí máy khi máy đang hoạt động;
* Trong trường hợp có sự cố phải ngắt nguồn điện chính vào máy, giữ nguyên hiện trường, báo cho Trưởng bộ phận đến giải quyết. Nếu thấy máy tiếp tục làm việc sẽ gây hư hỏng, tai nạn thì Người lao động có thể kiến nghị cấp trên trực tiếp của mình đến Người quản lý trực tiếp cao nhất và có quyền từ chối không tiếp tục vận hành máy;
* Trong quá trình vận hành máy, nếu Người lao động thấy mệt mỏi mà có thể gây ra tai nạn hoặc hư hỏng sản phẩm thì phải báo cho Trưởng bộ phận  xin tạm ngừng máy để đến phòng y tế gần nhất khám bệnh. Nếu phòng y tế cấp giấy cho nghỉ bệnh Người lao động chủ động thông báo cho  Trưởng bộ phận để bố trí kịp thời người khác thay thế vào vị trí đó;
* Phải làm vệ sinh công nghiệp nơi làm việc, dụng cụ làm việc, thiết bị, máy móc thuộc phạm vi quản lý của mình trước khi kết thúc ca làm việc. Nếu nghỉ việc thì có thể bàn giao lại công việc cho Trưởng bộ phận công việc đang làm và các trang thiết bị lao động của Nhà trường để kịp thời bố trí người khác làm tiếp công việc dở dang. Trong trường hợp chưa bàn giao mà gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do lỗi không bàn giao công việc,
* Phải sắp xếp vật tư, sản phẩm gọn gàng, ngăn nắp và khoa học, để phòng sự cố xảy ra;
* Phải báo cáo kịp thời với những người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của Nhà trường  ;
* Lao chùi, bảo quản, cho dầu mở máy móc, thiết bị theo hướng dẫn. Vào ngày cuối tuần hay trước ngày nghỉ lễ phải tổng vệ sinh, cho dầu mỡ bảo quản máy móc, thiết bị theo quy định;
* Phải thu gom sản phẩm, vật hư hỏng để giải quyết với kho;
* Không nấu ăn hoặc dùng bếp điện tại nơi làm việc, không để chai, ly, lọ hoặc các vật tương tự trên máy móc, thiết bị sản xuất để tránh tai nạn xảy ra cho người và máy móc, thiết bị;
* Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, không vứt rác, khạc nhổ lung tung nơi làm việc và nơi công cộng;
* Không hút thuốc lá trong khu vực sản xuất, kho hàng, văn phòng cũng như trong khuôn viên Nhà trường . Chỉ được hút thuốc lá trong khu vực quy định
* Tuyệt đối tuân theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy của Nhà trường  . Khi xảy ra hỏa hoạn, cần phải:
- báo ngay cho nhân viên bảo vệ và những người xung quanh biết;
- bật tín hiệu báo động cháy ở gần nhất;
- tắt tất cả các thiết bị điện và nguồn cung cấp khí đốt;
- thu dọn và chuyển dời các vật dụng trong khu vực làm việc của mình.
Nhà trường sẽ có những hình thức khen thưởng thích hợp đối với Người lao động có những hành vi tích cực trong việc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động. Người lao động nào vi phạm những qui định về  an toàn và vệ sinh lao động  của Nhà trường thì sẽ chịu xử lý kỷ luật và có thể bị khởi tố theo quy định của pháp luật nếu hành vi vi phạm của Người lao động gây ra những hậu quả nghiêm trọng
5, Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của Nhà trường
5.1`Bảo vệ tài sản
a, Người lao động phải có trách nhiệm bảo quản tài sản của Nhà trường  .  Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản Nhà trường  một cách phung phí, bất cẩn, vô trách nhiệm hoặc đánh cắp tài sản của Nhà trường  ;
b, Bất cứ một sự mất mát hay hư hại nào đối với tài sản của Nhà trường  được gây ra bởi sự phung phí, bất cẩn, vô trách nhiệm hay đánh cắp sẽ bị xử lý kỷ luật.  Người lao động sẽ buộc phải bồi thường cho những mất mát hay hư hại đối với tài sản Nhà trường  và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị khởi tố ra tòa theo quy định của pháp luật ; và
c, Người lao động không được mang tài liệu, sổ sách, vật mẫu, vật tư, máy móc, thiết bị của Nhà trường  ra ngoài. Khi cần mang những tài liệu, sổ sách, vật mẫu, vật tư, máy móc, thiết bị ra ngoài phải có sự chấp thuận của  Trưởng bộ phận và phải báo để ghi sổ theo dõi.
5.2 Giữ bí mật công nghệ, kinh doanh
a ,Người lao động không được phép tiết lộ bất cứ thông tin mật về đào tạo, sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo, SX kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời gian sau này, ngoại trừ những trường hợp do yêu cầu công việc của Người lao động đó;
b, Người lao động không được sao chép, lấy tài liệu hay những thông tin bảo mật, thiết bị, hàng trong kho, chìa khóa của Nhà trường nếu không được phép;
c, Vì lý do bảo mật các thông tin kỹ thuật, tài chính, kinh doanh của Nhà trường  , những Người lao động chủ chốt bao gồm các Người lao động có cấp bậc công việc từ Trưởng bộ phận, trở lên, các Người lao động ở Bộ phận Tiếp thị, Tài chính, và Nhân sự, ngoài các ràng buộc bảo mật thông tin được quy định trong Nội quy lao động này, còn phải ký với Nhà trường một Hợp đồng bảo mật thông tin riêng rẽ;
d, Trong suốt thời gian làm việc cho Nhà trường ,Người lao động không được trực tiếp hay gián tiếp cạnh tranh với Nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào với tư cách là nhân viên, giám đốc, nhà tư vấn, người cho vay hoặc là đại lý cho bất kỳ thể nhân hay pháp nhân nào hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề với Nhà trường  ;
g, Người lao động không được quyền làm thêm ngoài giờ đối với những Công ty hay ngành nghề có thể làm phương hại hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của Nhà trường.
h, Người lao động không được nhận bất kỳ khoản thù lao, hoa hồng, giảm giá, quà cáp, giải trí, tiền trà nước, hoặc ưu đãi, hoặc khoản thanh toán nào mà có thể khiến Người lao động này bị ràng buộc phải làm việc cho bất kỳ bên thứ ba nào đang làm ăn hay mong muốn làm ăn với Nhà trường  hoặc yêu cầu có một nguồn lợi riêng trong công việc làm ăn; và
Trưởng bộ phận có thể hội ý với Giám đốc-Hiệu trưởng nhà trường trong trường hợp có những vấn đề về mâu thuẫn quyền lợi phát sinh. Trong trường hợp vấn đề không thể giải quyết Giám đốc - Hiệu trưởng sẽ là người ra quyết định cuối cùng.
II HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động
1.1 Hành vi vi phạm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi:
- Đi làm trễ hoặc về sớm hơn thời gian quy định của Nhà trường  mà không rơi vào những trường hợp được phép đi làm trể hoặc về sớm hoặc không thông báo trước hoặc không được sự đồng ý của  Trưởng bộ phận.
- Không nghỉ giải lao đúng thời gian quy định hoặc nghỉ giải lao dài hơn thời gian quy định mà không được sự đồng ý của Trưởng bộ phận.
-  Nghỉ cho mục đích hội họp không theo yêu cầu của công việc hoặc tự ý kéo dài thời gian hội họp mà không có ý kiến của Trưởng bộ phận
- Tự ý nghỉ bệnh mà không thông báo cho Trưởng bộ phận biết hay trong trường hợp nghỉ hơn 1 ngày mà không cung cấp được giấy xác nhận của bác sĩ;
- Tự ý nghỉ việc không lương hay có xin phép nhưng nghỉ quá thời hạn cho phép mà không được sự đồng ý trước của Trưởng bộ phận ;
- Vi phạm thời gian yêu cầu thông báo trước khi xin nghỉ phép năm làm cho Nhà trường bị động trong việc điều người khác thay thế;
- Ngủ trong giờ làm việc hay cố ý làm chậm công việc được giao hay ngưng việc;
- Rời vị trí làm việc trong giờ làm việc mà không có sự đồng ý của  Trưởng bộ phận Hành vi không chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh
Các hành vi sau đây của Người lao động được xem như vi phạm nội quy về việc không chấp hành mệnh lệnh điều hành của cấp trên:
Không phục tùng hay từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp trên;
- Hay lơ là trong công việc được giao dẫn đến công việc không hoàn thành đúng như dự kiến;
- Lôi kéo, xúi bẩy hay rủ rê những Người lao động khác không phục tùng hay từ chối mệnh lệnh đúng đắn của cấp trên; và
- Không thực hiện được yêu cầu khẩn cấp hay liên tục chứng tỏ không đủ khả năng thực hiện công việc được giao.
1.1 Hành vi không tuân thủ quy trình đã được hướng dẫn
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về việc không tuân thủ quy trình đã được hướng dẫn:
- Không thực hiện theo đúng quy trình công việc gây lỗi hoặc ách tắc công việc của các bộ phận, phòng, ban khác.
- Không cho dầu mỡ, vệ sinh máy móc, thiết bị theo quy định;
- Không sử dụng đầy đủ trang thiết bị được cấp phát, không tuân thủ quy định về an toàn lao động khi làm việc; và
- Không tuân thủ quy trình công nghệ, vận hành thiết bị gây hư hỏng sản phẩm, thiết bị.
1.2 Hành vi vi phạm quy định về nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động:
- Không tắt tất cả các công tắc điện và các máy móc, thiết bị hoạt động bằng điện, máy vi tính… trong phạm vi khu vực của mình;
- Mang những chất dễ cháy, chất nổ, dao hay vũ khí thô sơ, vũ khí bất hợp pháp vào Nhà truờng, nơi làm việc hay đem vào hay sử dụng các loại rượu, bia hay dược phẩm bất hợp pháp vào Nhà trường, trong khu vực làm việc ;
- Cất giữ, sử dụng hoặc làm việc dưới tác dụng của rượu hoặc các loại ma túy trong phạm vi Nhà trường, khu làm việc;
- Nấu ăn, uống tại nơi làm việc, xả rác, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi trong Nhà trường và tại nơi làm việc;
- Không thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc ngay sau khi vào làm việc và trước khi ra về;
- Không tuân thủ các vấn đề về an ninh của Nhà trường  ;
- Hút thuốc trong phạm vi cấm của Nhà trường; và không thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy.
1.3  Hành vi trộm cắp, tham ô, gây rối, phá hoại Nhà trường 
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về hành vi trộm cắp, tham ô, gây rối, phá hoại Nhà trường:
- Nhận hoa hồng hoặc tiền từ khách hàng trong bất cứ tình huống nào và dưới bất kỳ hình thức nào;
- Sử dụng, chiếm dụng thời gian, tiền bạc, tài sản của Nhà trường  cho những công việc và mục đích riêng;
- Chỉ trích, bình luận, phát ngôn bừa bãi, tung tin bịa đặt làm hạ thấp uy tín  Người lao động hoặc của Nhà trường, gây mất đoàn kết nội bộ;
- Phân phát trái phép các văn bản in hay viết tay của bên ngoài vào trong Nhà trường  ;
- Treo, tháo gỡ, thay đổi hay viết thêm vào những ấn phẩm gắn trên các bảng thông báo;
- Có hành vi cờ bạc trong Nhà trường  dưới bất kỳ hình thức nào;
- Hành hung, ấu đả với Người lao động khác trong giờ làm việc;
- Cố ý giả mạo các loại giấy tờ gây hậu quả nghiêm trọng;
- Thực hiện việc mua bán các mặt hàng cấm trong Nhà trường  ;
- Phân biệt đối xử, quấy rối, lăng mạ, xâm phạm đến  Người lao động khác;
- Có hành vi khiếm nhã, la lối, cãi vã trong giờ làm việc;
- Truy cập vào mạng máy tính hoặc máy tính lưu trữ thông tin mà không được phép;
- Thực hiện các thay đổi không được phép về nội dung trên mạng máy tính, bao gồm việc xóa hoặc thay đổi dữ liệu;
- Cung cấp hoặc sử dụng các thông tin cá nhân trên máy vi tính cho mục đích khác với mục đích mà Nhà trường  đã đăng ký; và tự tiện sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất khi chưa được huấn luyện và chưa được chứng nhận có đủ năng lực vận hành các loại máy móc, thiết bị đó.
1.5 Hành vi vi phạm về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao
Các hành vi sau đây của  Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh:
- Không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang tài sản của Nhà trường  ra ngoài;
- Tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp bất cứ thông tin mật về sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo, kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời gian sau này, ngoại trừ những trường hợp do yêu cầu công việc của Người lao động đó;
- Sao chép, lấy tài liệu, hay những thông tin bảo mật, thiết bị, hàng trong kho, chìa khóa Nhà trường  nếu không được phép; và không báo cáo đầy đủ sự mất mát, hư hại tài sản của Nhà trường  dù cố ý hay do xao lãng công việc.


2, Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Không thể có một danh mục đầy đủ liệt kê tất cả các vi phạm mà  Người lao động có thể gây ra. Tùy theo mức độ gây thiệt hại cho Nhà trường  mà sự vi phạm kỷ luật có thể phân loại thành: nhẹ, ít nghiêm trọng và nghiêm trọng dẫn đến quyết định sa thải theo qui định của luật lao động.
2.1 Hình thức khiển trách bằng miệng
Biện pháp nhắc nhở này được sử dụng thường xuyên nhất cho các trường hợp sau:
- Đi làm trễ hoặc về sớm hơn thời gian quy định của Nhà trường  mà không thông báo trước hoặc có thông báo trước nhưng không được sự đồng ý của  Trưởng Bộ phận;
- Không nghỉ giải lao đúng thời gian quy định hoặc nghỉ giải lao dài hơn thời gian quy định mà không được sự đồng ý của Trưởng bộ phận ;
- Nghỉ cho mục đích hội họp không theo yêu cầu của Nhà trường  hoặc tự ý kéo dài thời gian hội họp mà không có ý kiến của Trưởng bộ phận ;
- Tự ý nghỉ bệnh mà không thông báo cho Trưởng bộ phận biết hay trong trường hợp nghỉ hơn 1 ngày mà không cung cấp được giấy xác nhận của bác sĩ;
- Tự ý nghỉ việc không lương hay có xin phép nhưng nghỉ quá thời hạn cho phép mà không được sự đồng ý trước của Trưởng bộ phận ;
- Vi phạm thời gian yêu cầu thông báo trước khi xin nghỉ phép năm làm cho Nhà trường bị động trong việc điều người khác thay thế;
- Ngủ trong giờ làm việc hay cố ý làm chậm hay ngưng việc;
- Không sử dụng đầy đủ trang thiết bị được cấp phát, không tuân thủ quy định về an toàn lao động khi làm việc;
- Không tắt tất cả các công tắc điện và các thiết bị hoạt động bằng điện, máy vi tính, máy đánh chữ … trong phạm vi khu vực của mình;
- Không thường xuyên cho dẩu mỡ, vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc ngay sau khi vào làm việc và trước khi ra về; và không báo cáo đầy đủ sự mất mát, hư hại tài sản của Nhà trường  .
2.2 Hình thức khiển trách bằng văn bản
Biện pháp nhắc nhở này được sử dụng thường xuyên nhất cho các trường hợp sau:
- Rời nơi làm việc trong giờ làm việc mà không có sự đồng ý của Trưởng bộ phận
- Hay lơ là trong công việc được giao dẫn đến công việc không hoàn thành đúng như dự kiến;
- Không thực hiện được yêu cầu khẩn cấp hay liên tục chứng tỏ không đủ khả năng làm công việc được yêu cầu;
- Không tuân thủ quy trình công việc, quy trình công nghệ, vận hành máy móc, thiết bị gây hư hỏng cho sản phẩm, máy móc, thiết bị;
- Mang những chất dễ cháy, chất nổ, dao hay vũ khí thô sơ, vũ khí bất hợp pháp vào Nhà trường, nơi làm việc hay đem vào hay sử dụng các loại rượu, bia hay dược phẩm bất hợp pháp trong khu vực Nhà trường , nơi làm việc ;
- Nấu ăn, uống tại nơi làm việc, xả rác, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi trong Nhà trường  và tại nơi làm việc;
- Truy cập vào mạng máy tính hoặc máy tính lưu trữ thông tin mà không được phép;
- Tự tiện sử dụng máy móc, thiết bị làm việc khi chưa được huấn luyện và chưa được chứng nhận có đủ năng lực vận hành các loại máy móc, thiết bị đó;
- Cất giữ, sử dụng hoặc làm việc dưới tác dụng của rượu hoặc các loại ma túy trong phạm vi Nhà trường và không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang tài sản của Nhà trường  ra ngoài.
Người lao động sẽ nhận được thư xoá kỷ luật và được phục hồi vị trí cũ nếu như không tái vi phạm kỷ luật sau 3 tháng kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực.
2.3 Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc bị cách chức
Được áp dụng đối với trường hợp Người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách; và những hành vi vi phạm sau đây nhưng chưa đến mức độ sa thải:
- Không phục tùng hay từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp trên;
- Lôi kéo, xúi bẩy hay rủ rê những Người lao động khác không phục tùng hay từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp trên;
- Không thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy;
- Không tuân thủ các vấn đề về an ninh của Nhà trường  ;
- Hút thuốc trong phạm vi cấm của Nhà trường;
- Cất giấu các loại súng hay vũ khí trái phép trong Nhà trường, nơi làm việc
- Nhận hoa hồng hoặc tiền từ khách hàng, trong bất cứ tình huống nào và dưới bất kỳ hình thức nào;
- Chỉ trích, bình luận, phát ngôn bừa bãi, tung tin bịa đặt làm hạ thấp uy tín  Người lao động của Nhà trường  , gây mất đoàn kết nội bộ;
- Treo, tháo gỡ, thay đổi hay viết thêm vào những ấn phẩm gắn trên các bảng thông báo;
- Cờ bạc trong trong phạm vi Nhà trường  dưới bất kỳ hình thức nào;
- Hành hung, ấu đả với Người lao động trong giờ làm việc;
- Cố ý giả mạo các loại giấy tờ như hồ sơ xin việc, hồ sơ cá nhân gây hậu quả nghiệm trọng;
- Thực hiện việc mua bán các mặt hàng cấm trong Nhà trường, mua bán văn bằng chứng chỉ bất hợp pháp;
- Phân biệt đối xử, quấy rối, lăng mạ, xâm phạm đến  Người lao động khác;
- Có hành vi khiếm nhã, la lối, cãi vã trong giờ làm việc;
- Phân phát trái phép các văn bản in hay viết tay của bên ngoài trong văn phòng;
- Thực hiện các thay đổi không được phép về nội dung trên mạng máy tính, bao gồm việc xóa hoặc thay đổi dữ liệu; và
- Cung cấp hoặc sử dụng các thông tin cá nhân trên máy vi tính cho mục đích khác với mục đích mà Nhà trường  đã đăng ký.
Người lao động vi phạm sẽ được tự động phục hồi trở lại vị trí công tác cũ nếu không tái vi phạm kỷ luật sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp công việc cũ không còn hoặc không thể bố trí công việc cũ thì hai bên sẽ thỏa thuận để giải quyết trên cơ sở bảo đảm quyền lợi về mặt phúc lợi cho Người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết. Nếu đương sự đã có những tiến bộ tích cực trong việc sửa chữa sai phạm của mình sau khi đã chấp hành kỷ luật được 3 tháng và có ý kiến đề nghị của Trưởng bộ phận, Quản đốc/Trưởng phòng, Trưởng phòng Nhân sự thì Giám đốc có thể ra quyết định rút ngắn thời hạn kỷ luật.
Khi có quyết định về việc hủy bỏ hay giảm bớt thời hạn thi hành kỷ luật của biện pháp kỷ luật này, Giám đốc – Hiệu trưởng sẽ ban hành một quyết định bằng văn bản và Trưởng phòng TCHC sẽ sắp xếp cho đương sự được nhận trở lại công việc đã đảm trách trước khi bị kỷ luật hay bố trí một công việc nào khác tương đương phù hợp với năng lực của Người lao động.
2.4 Hình thức sa thải
Hình thức sa thải sẽ được áp dụng khi:
Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của Nhà trường  , bao gồm nhưng không giới hạn  các trường hợp sau:
- Tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp bất cứ thông tin mật về sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời gian sau này, ngoại trừ những trường hợp do yêu cầu công việc của Người lao động đó; và
- Sao chép, lấy tài liệu, hay những thông tin bảo mật, thiết bị, hàng trong kho, chìa khóa của Nhà trường  nếu không được phép;
- Sử dụng, chiếm dụng thời gian, tiền bạc, tài sản của Nhà trường  cho những công việc và mục đích riêng;
- Trực tiếp hay gián tiếp cạnh tranh với Nhà trường  dưới bất kỳ hình thức nào với tư cách là nhân viên, giám đốc, nhà tư vấn, người cho vay hoặc là đại lý cho bất kỳ thể nhân hay pháp nhân nào hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề với Nhà trường
- Làm thêm ngoài giờ đối với những công ty hay ngành nghề có thể làm phương hại hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của Nhà trường
- Nhận thù lao, hoa hồng, giảm giá, quà cáp, giải trí, tiền trà nước, hoặc ưu đãi, hoặc khoản thanh toán nào mà có thể khiến cho Người lao động này bị ràng buộc phải làm việc cho bất kỳ bên thứ ba nào đang làm ăn hay mong muốn làm ăn với Nhà trường  hoặc yêu cầu có một nguồn lợi riêng trong công việc làm ăn;
- Sử dụng không hợp pháp hay tiết lộ những bí mật liên quan đến dữ liệu tiền lương, thông tin tài chính, chiến lược tiếp thị, các dự án và kiến nghị đang chờ được giải quyết, hồ sơ cá nhân, bảng lương và các trao đổi giữa những người có liên quan đến Nhà trường  ngay cả khi Người lao động đó không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ việc tiết lộ những thông tin đó;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; và
- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp.
3. Tạm đình chỉ công tác của Người lao động
Đối với những vi phạm có tính chất phức tạp, nếu xét thấy để Người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, Giám đốc - Hiệu trưởng có quyền tạm đình chỉ công tác của Người lao động sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa đến 15 ngày, trong trường hợp đặc biệt thì được kéo dài đến 3 tháng. Người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
4. Nguyên tắc, trình tự, thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
4.1 Nguyên tắc
Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý bằng một hình thức kỷ luật. Khi một Người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động, thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Mỗi trường hợp kỷ luật được xử lý theo mục đích tốt của sự việc. Những tình trạng và hoàn cảnh khác liên quan đến vụ việc thường phải được xem xét trước khi đưa ra quyết định phù hợp. Do vậy cần phải có lời giải thích của Người lao động về vụ việc được nêu ra trước khi hoàn tất tài liệu hoặc chuẩn bị văn bản.
Nhà trường  sẽ không xử lý kỷ luật lao động đối với Người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình (khi có xác nhận của Bệnh viện/phòng khám y tế hợp pháp).
Thời hạn xử lý một vụ vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng kể từ ngày xảy ra hay phát hiện vi phạm. Trong một số trường hợp đặc biệt (như vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của Nhà trường  ) do Giám đốc quyết định, thời hạn này có thể kéo dài đến 6 tháng.
4.2 Trình tự
Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, Nhà trường  phải chứng minh được lỗi của Người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có). Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa cho mình. Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự. Đối với việc xử lý kỷ luật lao động từ trường hợp khiển trách bằng văn bản đến sa thải, khi xem xét xử lý cần có sự hiện diện của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong Nhà trường  . Nếu Nhà trường  đã ba (3) lần thông báo bằng văn bản mà Người lao động vẫn vắng mặt thì Nhà trường  có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho Người lao động biết.
4.3 Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
Trường hợp
Người xử lý kỷ luật
Khiển trách bằng miệng
Trưởng bộ phận của Người lao động
Khiển trách bằng văn bản
Trưởng phòng TCHC
Kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn
Giám đốc - Hiệu trưởng có thể ủy quyền cho Trưởng phòng TCHC
Sa thải
Giám đốc - Hiệu trưởng
III. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
1, Phạm vi và mức độ trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại vật chất
1.1 Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của Nhà trường  thì phải bồi thường về những thiệt hại mà mình đã gây ra.
1.2 Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc các tài sản khác do Nhà trường  giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tùy trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường. Trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật thì không phải bồi thường.
1.3 Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng (có mức thiệt hại dưới 5 triệu đồng) do sơ suất thì phải bồi thường thiệt hại tối đa là 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương tối đa đến 30% tiền lương hàng tháng. Trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến việc sa thải thì Người lao động phải bồi thường ngay khoản bồi thường thiệt hại. Khoản bồi thường thiệt hại sẽ được trừ vào khoản trợ cấp thôi việc hoặc bất kỳ khoản nào khác mà Nhà trường  chưa thanh toán hết cho Người lao động. Nếu vẫn không thanh toán hết khoản bồi thường thiệt hại thì Người lao động phải có nghĩa vụ trả hết số còn lại ngay khi chính thức rời Nhà trường  
1.4 Không ai trong Nhà trường  được quyền miễn trừ trách nhiệm đối với trường hợp gây thiệt hại vật chất đối với tài sản Nhà trường  trừ trường hợp có quyết định khác của Giám đốc.
2, Thủ tục, phương pháp, thẩm quyền đánh giá mức độ thiệt hại vật chất
2.1 Thủ tục
Khi có thiệt hại vật chất xảy ra, người gây ra thiệt hại hay người phát hiện phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho Trưởng bộ phận biết. Trưởng bộ phận sau khi đánh giá tình hình sẽ đồng thời thông báo cho Quản đốc/Trưởng phòng biết và giữ nguyên hiện trạng để lập biên bản về việc Người lao động gây ra thiệt hại vật chất với chữ ký của người gây ra thiệt hại và/hoặc người phát hiện ra thiệt hại vật chất đó. Trong thời gian chờ Quản đốc/Trưởng phòng có ý kiến, Người lao động gây thiệt hại và những người có trách nhiệm phải khắc phục thiệt hại để bảo đảm công việc kinh doanh của Nhà trường  không bị ảnh hưởng.
2.2 Phương pháp
Việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế. 
2.3 Thẩm quyền đánh giá
Chỉ có Giám đốc mới có thẩm quyền sau cùng trong việc đánh giá mức độ thiệt hại vật chất mà Người lao động đã gây ra. Trong trường hợp Người lao động không nhất trí với việc đánh giá của Giám đốc thì có quyền yêu cầu một bên thứ ba do hai bên thỏa thuận.
2.3             Mức độ bồi thường
Mức độ bồi thường thiệt hại sẽ được đánh giá dựa trên giá trị ban đầu theo các chứng từ mua vào của tài sản bị thiệt hại trừ đi giá trị đã được khấu hao theo quy định của Nhà nước cho tới thời điểm xảy ra thiệt hại. Nếu sau thời gian khấu hao giá trị tài sản còn lại bằng 0 thì mức độ bồi thường sẽ được đánh giá dựa trên giá thị trường của tài sản vào thời điểm xảy ra thiệt hại.
IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1, Nội quy lao động làm cơ sở cho Nhà trường  quản lý lao động, điều hành sản xuất kinh doanh, khen thưởng cho những Người lao động có thành tích trong việc chấp hành tốt nội quy lao động và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật lao động của Nhà trường  
2, Các đơn vị, chi nhánh thuộc hệ thống quản lý của Nhà trường  , tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh có thể cụ thể hóa nội quy lao động cho phù hợp với thực tế, nhưng không được trái với Nội quy lao động của Nhà trường  và pháp luật lao động khác có liên quan của Nhà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
3, Bản nội quy này được phổ biến đến từng Người lao động, mọi người có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy lao động đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, an ninh, trật tự của Nhà trường  .
4, Bản nội quy này được thông báo đến toàn thể CBCNVC-LĐ trong toàn trường và lưu tại các bộ phận chức năng để thực hiện./.

Nơi gửi:
- Đảng uỷ(Thay b/c)
- Các phòng khoa TT(Th/h)
- CĐ,ĐTN (ph/h)
- Lưu TCHC
GIÁM ĐỐC - HIỆU TRƯỞNG
















TỔNG CÔNG TY XDCTGTI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …………/QĐ-TCNCT1
             Sóc Sơn, ngày …... tháng.... … năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
(V/v Ban hành nội quy lao động năm 2012)

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1

-         Căn cứ luật doanh nghiệp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 khoá X ngày 18/10 đến ngày 29/10/2005
-         Căn cứ vào Điều lệ hoạt động của trường trung cấp nghề công trình 1 – Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I thông qua tháng 3 năm 2011
-         Theo đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này là: Nội quy lao động năm 2012 của trường trung cấp nghề công trình 1- Chi nhánh TCTXDCTGT I
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2012
Điều 2: Trong quá trình thực hiện, nếu có những ý kiến trái với các nội dung trên, các bộ phận làm thành văn bản gửi về thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật để nhà trường nghiên cứu bổ xung sửa đổi cho hợp lý
Điều 3: Các Ông(Bà) trưởng các phòng khoa, trung tâm, đội sản xuất căn cứ quyết định thi hành
Các văn bản liên quan về nội quy lao động trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ./.

Nơi gửi:
-          Như điều 3
-          Đảng uỷ(thay b/c)
-          CĐ,ĐTN(Ph/h)
-          Lưu TCHC, chế độ
HIỆU TRƯỞNG





Nguyễn Văn Hoàn





Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Cuộc chia tay xúc động

Cuộc chia tay xúc động

(GD&TĐ) - Người đồng nghiệp mà tôi luôn nhớ đến trong buổi chia tay hôm nay đó là cô giáo Phạm Thị Mỹ. Sau khi tốt nghiệp khoa Toán Trường đại học sư phạm Thái Nguyên năm 1978, cô được phân công về giảng dạy tại Trường cấp III Việt Bắc, nay là Trường THPT Việt Bắc. Trên 30 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, so với lịch sử không nhiều, nhưng với một đời người quả là sự hy sinh, cống hiến vô bờ. Thời gian công tác tại trường, với tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu” và tấm lòng tâm huyết với trường, yêu nghề thiết tha cô đã đem hết khả năng, trí tuệ của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển vững mạnh của nhà trường nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. 
Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet
Những năm tháng được công tác cùng cô đó là những năm tháng không thể nào quên. Trước hết cô đã để lại cho chúng tôi hình ảnh tận tụy, những người suốt đời hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp trồng người cao cả, đó là những tấm gương để chúng tôi noi theo, về sự nghiêm túc, đầy cẩn trọng, chu đáo và tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, hết lòng vì học sinh, cô luôn coi chúng tôi như những người bạn, những người đồng chí, như đứa em trong gia đình, ân cần, dìu dắt, chỉ bảo, giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ chúng tôi trong công tác cũng như trong cuộc sống thường ngày.
Cô luôn chủ động tìm các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng và đặc trưng của từng bài học, tạo ra bầu không khí học tập thân thiện, hứng khởi. Đầu tư thời gian, tìm tòi kiến thức, ứng dụng CNTT trong quá trình soạn giảng, tận dụng tối đa phương tiện, thiết bị sẵn có, thiết kế bài giảng gồm nhiều hình ảnh sống động, súc tích, thiết thực, giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu, vận dụng tốt. Mỗi tiết học của cô, học sinh luôn cảm nhận như một cuộc dạo chơi đầy lý thú, giúp các em tìm tòi, khám phá ra nhiều điều kỳ diệu trong thế giới Toán học. Thành công lớn nhất của cô là đã hun đúc được lòng đam mê môn học mà mình dạy cho học sinh, để từ đấy các em tự giác tìm tòi, khám phá điều mới mẻ qua mỗi giờ học. Một tiết học vắng cô trong lòng mỗi học trò thấy trống trải, nhớ cô biết nhường nào!
Với lớp chủ nhiệm, cô không chỉ đến với các em bằng việc lên lớp giảng bài mà còn bằng cả tình yêu thương trách nhiệm, sự tôn trọng và thái độ thân thiện. Các lớp cô trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học trên 70%, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh. Các thế hệ học trò xưa và nay do cô chủ nhiệm đều đã thành công trong nhiều lĩnh vực, các em luôn tự hào về cô và dành cho cô niềm tin yêu và sự kính phục vô hạn.
Không những giỏi về chuyên môn, cô luôn nhận thức rõ, gia đình là nền tảng bền vững và là điểm tựa để thực hiện nhiệm vụ “Giỏi việc trường”. Không chỉ nỗ lực trong công tác, cô còn thể hiện năng lực của mình ở vị trí “Người xây tổ ấm”, cô thực sự là người dâu thảo, người vợ, người mẹ đảm đang, mẫu mực. Với đức tính cần cù, chịu khó và sự khéo léo, cô đã chủ động tổ chức cuộc sống gia đình có nề nếp,  thể hiện nét riêng của gia đình nữ viên chức trong ngành Giáo dục, hai con của cô đều chăm, ngoan học giỏi ở các trường đại học.
Cô đã có công lớn trong việc dìu dắt, giúp đỡ các thế hệ trẻ của nhà trường. Tổ Toán do cô làm tổ trưởng là một tổ có truyền thống đoàn kết nhất trí cao, luôn tương trợ giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường giao phó, vì vậy mà liên tục các năm học tổ đều đạt tổ lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc.
Bản thân cô, từ năm 1997 đến nay luôn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen các cấp như: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2006, Bằng khen của Liên đoàn LĐ tỉnh năm 2007, Bằng khen của BCH Công đoàn GDVN năm 2008… Ngành GD&ĐT Lạng Sơn ghi nhận những đóng góp to lớn của cô đã vinh danh cô là cô giáo được học sinh yêu quý nhất năm học 2009 - 2010.
Khó khăn lắm, tôi cũng không thể nói được lời chia tay với cô nhưng cái quy luật khắc nghiệt của thời gian nó không dừng lại. Tinh thần, ý chí, tâm huyết của cô với ngành, với nghề đã để lại cho tôi và thế hệ trẻ của nhà trường nhiều bài học quý báu, là hành trang để lớp lớp học trò bước vào cuộc sống. Chúng tôi học được ở cô cái tâm, cái tài, cái đức của một nhà giáo.
Mã số: 2029

Cảm xúc khó nói thành lời

Cảm xúc khó nói thành lời
(GD&TĐ) - Thưa cô, khi em viết những dòng này thì em đã ở rất xa cô rồi, “xa” theo cách nghĩ của em, bởi em đã không còn được học với cô nữa. Suy nghĩ của cô học trò cấp ba không còn ngây thơ theo kiểu trẻ con định nghĩa "cô giáo là cô tiên" nhưng suy nghĩ của em cũng chưa thực sự lớn. Em định nghĩa "cô giáo như mẹ hiền". Cô cho em gọi cô như vậy cô nhé, em muốn được làm đứa con bé bỏng trong lòng cô. Nhưng... em là một đứa con hư cô ạ. Em đã khiến cô không hài lòng có thể là không biết, không nhớ. Người ta nói thời gian sẽ làm phai nhoà tất cả nhưng với em không điều gì có thể làm phai nhoà những kỉ niệm bên cô và những tình cảm em đã dành cho cô.
Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet
Để có một giờ giảng hay và hấp dẫn cho chúng em, cô đã phải thức những đêm dài soạn giáo án. Có lẽ khi đêm về khuya, không gian xung quanh trở nên tĩnh lặng thì chỉ còn tiếng bút tí tách của cô vẫn chạy trên giấy.
Em biết niềm hạnh phúc của cô khi đứng trên bục giảng là thấy học sinh chú ý vào bài giảng của mình, đóng góp ý kiến phát biểu, và hát một vài giai điệu bài hát nào đó liên quan đến bài học mỗi khi cô yêu cầu. Những bài giảng trên lớp là bao tâm huyết cô dồn vào, nhưng em nhận thấy cuộc trao đổi này phần thiệt về cô nhiều hơn. Vì ở một vài góc nào đó vẫn có những bạn chểnh mảng, cúp học giữa giờ. Em không phải là một học trò quá tệ, nhưng em đã có lần không thuộc bài, em nhớ rõ vẻ mặt buồn rầu của cô hôm ấy. Cô buồn vì em nói được quá ít những nội dung mà cô đã dạy. Giờ học ấy đã khiến em dằn vặt rất nhiều.
Thời gian sau đó, em luôn cố gắng, điều em mong muốn không phải là điểm 9 từ cô mà là muốn được cô nhìn thấy sự sửa sai của mình. Em cũng say mê ghê gớm cái vị ngọt ngào từ "nụ cười rạng rỡ đầy vẻ hài lòng" ở cô. Em vẫn chờ cơ hội đến, em xem lại bài cũ, lường trước tất cả những câu hỏi có thể có trong giờ, nhưng em đã không chiến thắng được chính mình. Sự nhút nhát đã giữ chặt đôi tay em và đôi môi em mấp máy nói không nên lời. Sự lừng khừng ấy cứ kéo dài mãi cho đến một ngày em biết đó là buổi học cuối cùng. Đó là ngày mà em đặt ra quyết tâm sẽ lên trả lời bài cũ, nhưng không như thường lệ, hôm đó cô vào thẳng bài mới. Em hụt hẫng vì mãi mãi mất đi một cơ hội, và dấu ấn trong mắt cô về một học trò hư như em vẫn chưa được xóa nhòa.
Thông thường tiết học cuối ai cũng về trong vội vã, nhưng hôm ấy cô trò ai cũng chần chừ đến lạ. Vẻ mặt của các cô cậu học trò buồn thì ít mà nét vui vẻ, tinh nghịch thì nhiều. Họ vẫn trêu nhau mà quên mất rằng đang có ánh mắt theo dõi mình, theo dõi không phải để kiếm tìm những ý kiến trả lời như mọi hôm mà như ánh mắt của bà mẹ hiền từ được ngắm nghía những đứa con mình hạnh phúc. Ở cô không mang trọn vẹn tất cả nhưng có phần nào vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà làng chài, có phần nào đức tính trong người mẹ ở thơ Chế Lan Viên với sự bao dung chất chứa "con dù lớn vẫn là con của mẹ/ đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con".
Trong phút giây nghẹn ngào cô đã đọc tặng cả lớp bài thơ cô tự sáng tác. Vì quá xúc động nên cô không đọc hết nhưng em hiểu nỗi niềm mà cô muốn gửi gắm, đó là một bầu trời yêu thương mà cô dành cho những cô cậu học trò nhỏ. Cảm giác chia tay không phải là lần đầu tiên em trải qua nhưng lần này thì khác, không phải là chia tay vì cô giáo chuyển công tác hay nghỉ hưu như trước đây mà là chia tay hai con người về hai phương trời xa cách. Em sẽ về nơi mà không bao giờ có bóng cô và cô có thể sẽ quên em mãi mãi. Em buồn bã nghĩ rằng mình sẽ chỉ như hạt bụi vương ở đất mới rồi đến một lúc nào đó gió sẽ cuốn bay mà không một ai biết đến sự tồn tại của nó ở mảnh đất này. Điều mà em lo sợ bây giờ không phải là ấn tượng xấu trong cô nữa, hơn hết em sợ cái điều vốn dĩ sẽ có là cô sẽ quên em, quên em như một hạt bụi bị mờ lấp với thời gian. Một cuộc chia tay rồi cô sẽ là người trên bờ ở lại, em sẽ là người ra đi trên biển lớn nơi mà em không còn được ngồi trên ghế nhà trường. Cánh cửa của sự học sẽ khép lại và sự che chở ân cần của cô và các thầy cô sẽ không còn.
Tiếng chuông vào giờ reo lên lạnh lẽo, khoảnh khắc chia tay đã là hiện thực. Dòng người lại chen nhau ra vào, nắng vẫn nhẹ nhàng làm công việc sưởi ấm. Trên sân trường cô cất những bước chân buồn bã và có giọt nước mắt vương trên mi mắt cô. Nhưng cô ạ, giữa dòng người tấp nập em sẽ vẫn luôn hướng về cô - người giáo viên mang tấm lòng bao la của người mẹ hiền, người đã thổi vào trong em tình yêu đối với môn Văn học.
Mã số: 1041

Những điều chưa kể

Những điều chưa kể
(GD&TĐ) - Nếu ai đã từng là học sinh của trường THPT Tắc Vân thì chắc hẳn biết về cô. Vì cô là một tấm gương luôn để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng mỗi học trò. Không những ở lĩnh vực dạy học mà còn cả sự kính trọng yêu thương của bao thế hệ học sinh lẫn phụ huynh.
Đó là cô Nguyễn Thị Trinh, cô về công tác tại trường Tắc Vân vào những năm đầu thành lập, đảm nhận làm ở ban nữ công trong tổ công đoàn của trường, kiêm luôn thanh tra nhân dân. Cô dạy môn Giáo dục công dân - dạy học sinh những điều nên và không nên để các em hình thành nhân cách trở thành người hoàn thiện sau khi bước ra khỏi trường cấp ba. Nhiều phụ huynh tìm đến cô để gửi gắm con của mình, bởi cô rất nghiêm khắc trong cách giáo dục, mọi sai phạm của học sinh thì phải tìm hiểu tận tường sự việc sau đó đưa ra cách giải quyết thỏa đáng nhất, mà còn phải tùy từng đối tượng học sinh nữa, cô thường nói thế.
Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet
Cuộc sống vốn không như chúng ta mong muốn. Gia đình cô đang yên ấm hạnh phúc với hai đứa con (một trai, một gái), thì thầy bị tai nạn qua đời để lại cho cô hai đứa con: đứa lớn học lớp 7, đứa nhỏ mới lớp 2. Đó là vào những năm 1997, với bao nỗi đau khổ, khi mất đi người chồng yêu quý, người cha đáng kính của các con, cô thực sự mất đi chỗ dựa vững chắc nhất cuộc đời mình,… Nhưng cũng chính hai đứa con đã làm cho cô phải đứng lên, sống tiếp vì các con, vì sự nghiệp, vì niềm tin vào tương lai tươi sáng ở ngày mai của các con…
Với tiền lương ít ỏi, mà vật chất leo thang, hai vợ chồng còn khó khăn, huống hồ giờ chỉ mình cô với đồng lương ba cộc ba đồng ấy, cô lại không thể dạy thêm (vì ai lại đi học thêm môn công dân bao giờ). Nằm đêm trằn trọc, cô nghĩ tìm kế sinh nhai, phải nuôi hai con ăn học nên người… Cô quyết định nấu xôi bán cho học sinh vào buổi sáng. Vậy là cô mua đồ để nấu xôi, bắt đầu nghề tay trái - Nghề nào cũng đòi hỏi người làm phải dốc hết tâm ý, vậy mà đôi khi còn gặp trở ngại. Nấu xôi nói dễ vậy chứ thật vất vả, cô phải dậy từ 3 giờ sáng nấu xôi, khìa thịt, có hôm chỉ lơ là một tí là xôi bị sống ngay, phải nấu lại vừa mất thời gian vừa tốn củi lửa, mà xôi lại không ngon.
Phải công nhận một điều là xôi của cô nấu ngon thật, mà lại rẻ nữa, chỉ 2000 đồng và 5000 đồng một gói lót dạ được bữa sáng (năm 1999). Vậy là cuộc sống của cô và hai đứa con cứ  trôi dần theo ngày tháng, cùng với sự vắng vẻ của gia đình, hơi ấm của người cha, người chồng. Nhưng các con của cô cũng biết rõ sự vất vả, cơ cực của mẹ nên hai đứa bảo nhau phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng của mẹ. Cũng có vài người đặt vấn đề gá nghĩa cùng cô, nhưng cô nói: “Cô còn có hai con nhỏ, vả lại chắc gì có người bằng thầy, chỉ sợ khổ cho hai con”.
Cuộc sống càng khó khăn hơn khi con cô vào đại học, mỗi thứ muốn mua cô phải tính đi tính lại có nên mua hay không, tất cả vì con, cô tiết kiệm từng ngàn một chắc chiu lo cho các con. Nỗi lo càng lớn dần theo sự lớn lên của con. Đứa lớn ra trường, xin việc làm thì đến đứa út vào đại học. Cô lại phải tiếp tục lo cho con bằng sự cố gắng, nỗ lực của một người mẹ hy sinh tất cả cho con. Không chỉ có gia đình, con cái mà còn cả việc giảng dạy, công tác của nhà trường giao cho cô hoàn thành xuất sắc. Nhưng đến cuối năm  xét thi đua thì cô lại nhường cho người khác vì chỉ tiêu chí thi đua có giới hạn. Nhưng luôn hãnh diện vì mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, luôn được học sinh và phụ huynh kính trọng.
Hơn thế nữa cô còn là người hòa giải cho giáo viên trong trường, hay nhắc nhở những thầy cô chưa tâm quyết với nghề. Cuộc đời vốn rất công bằng với những ai đã đặt trọng niềm tin vào nó, các con thành đạt là niềm vui lớn nhất, niềm an ủi cho những tháng ngày vất vả của cô. Cô nghỉ hưu, gom góp tiền dành dụm xây được một căn nhà tươm tất, sống an nhàn.
Tôi là thế hệ giáo viên đi sau, nhưng cô luôn là tấm gương sáng trong giảng dạy và cả nghị lực vươn lên trong cuộc sông. Cô đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp, vì các con, vì học sinh thân yêu… Chính vì thế mà học trò của cô năm nào đến ngày tết của cô cũng về quây quần bên cô kể cho cô nghe những thành công mà một năm qua đã đạt được. Tôi thật kính phục cô vì tất cả… Mong rằng bài viết này như một bó hoa dâng tặng cô nhân ngày tết của cô với sự kính trọng tận đáy lòng em!n  
Mã số: 151

Cô giáo dạy Văn của tôi

Cô giáo dạy Văn của tôi
(GD&TĐ) - Không như nhiều cô giáo khác, tuy dạy môn Văn nhưng cô Hương (Trường THCS Phan Châu Trinh) rất giản dị. Cô giản dị cả khi làm MC cho các chương trình văn nghệ của trường hay của tỉnh. Giọng nói nhẹ nhàng mà trong trẻo của cô đã thật sự lôi cuốn chúng tôi trong mỗi giờ Văn của cô. Tôi vốn không có gì nổi trội về môn Văn và thậm chí là không mấy thích thú với văn chương. Nhưng từ khi tôi gặp cô tôi đã bị hút hồn bởi môn Văn. Nhờ cô mà từ đó tôi yêu môn Văn, yêu mỗi tiết học Văn và viết được rất nhiều bài văn cô khen là rất hay.
Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet
Dáng người cô nhỏ nhắn, đôi môi mỏng, hồng hồng, cô có đôi mắt rất đẹp, nói là như mắt bồ câu thì có lẽ hơi quá nhưng đúng là mắt cô rất tròn và sáng. Khuôn mặt tròn đầy đẹp, một vẻ đẹp tự nhiên mà ai cũng trầm trồ. Năm cô dạy lớp tôi thì cô đã ngoài ba mươi tuổi, cô vẫn đẹp có tiếng ở trường tôi. Chính vì thế mà nhiều cậu con trai lớp tôi thích đến giờ Văn của cô lắm. Nhưng nếu chỉ có vẻ bề ngoài ấy thì cô đã không còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến tận bây giờ. Cô rất nghiêm khắc nhưng lại rất hiền. Cách dạy và giảng Văn của cô không phải là ru cho chúng tôi ngủ và nhàm chán như bao tiết học mà tôi đã từng biết. Giờ Văn của cô lúc nào cũng thú vị và luôn mới mẻ.
Học trò chúng tôi ngày ấy và cả bây giờ theo tôi được biết cũng không được nhiều đứa thích học Văn. Nguyên nhân xuất phát không hẳn là ở học trò lười nhác hay không có khiếu văn chương mà có lẽ tôi nghĩ nguyên nhân vẫn ở những thế hệ đi trước. Đó là sự truyền đạt, dẫn dắt của các thầy cô giáo còn quá rập khuôn, máy móc, cứng nhắc và bệnh thành tích khiến chúng tôi nhiều năm liền không thể nào yêu thích học môn Văn. Nhưng tôi đã gặp được cô như gặp được ánh sáng rực rỡ nhất, gặp được chân lí vậy. Cô không bao giờ bắt chúng tôi phải như thế này như thế nọ như đúc trong sách giáo khoa ra mà cô để cho trí tưởng tượng bay bổng của mỗi đứa từ trên nền tảng sách giáo khoa mà viết ra suy nghĩ, tình cảm của mình. Vì lẽ đó, chúng tôi không căng thẳng hay khổ sở khi học Văn nữa. Cô nhẹ nhàng giảng dạy những khuyết điểm và hết lòng ngợi ca ưu điểm của mỗi đứa. Mà học trò thì ai lại không muốn được khen. Thế là đứa nào cũng khí thế lắm mỗi khi học giờ Văn của cô.
Ngày ấy, cả lớp chúng tôi đã không cầm được nước mắt khi cô dạy bài “Chị Dậu” của Ngô Tất Tố. Riêng đoạn trích khi đọc lên đã khiến bao người phải chạnh lòng thương xót rồi. Và khi nghe giọng cô chậm chậm phân tích hình tượng Chị Dậu, con tim chúng tôi như cũng thổn thức những cung bậc tình cảm khác nhau. Thời chúng tôi đi học cuộc sống tuy đã thoát khỏi chiến tranh nhưng hãy còn rất nghèo. Có khi nhiều năm mất mùa liên tiếp nhiều người phải nhịn đói, nhà nào may mắn lắm mới có củ khoai mà ăn. Gia đình tôi cũng vậy, mỗi ngày đến trường tôi không bao giờ được ăn sáng cả.  Chúng tôi tuy còn non nớt nhưng đã quá thấu hiểu cái đói, cái rét, cái nghèo khổ cùng cực của người nông dân. Thật sự nếu không có bài giảng sâu sắc của cô Hương, chúng tôi cũng chẳng hình dung thấy cái bên ngoài đau lòng mà gia đình chị Dậu phải gánh chịu còn đằng sau đó là nguyên nhân khiến chị cũng như bao người nông dân rơi vào cảnh bi đát ấy, chúng tôi không bao giờ hiểu hết được.
Nhờ có những bài giảng thú vị, cuốn hút của cô chúng tôi biết yêu con người Việt Nam với những phẩm chất hiền, bất khuất hơn, yêu quê hương với những dòng sông mát lạnh, những bãi bờ xanh mướt, những lũy tre bát ngát, yêu đất nước Việt Nam bao đời anh dũng hơn.
Giờ đây, mỗi khi ngồi một mình lặng lẽ, tôi thường nhớ về ký ức của ngày xưa, trong ký ức ấy tôi nhớ về cô da diết. Tuy đã mười mấy năm trôi qua, tôi không còn gặp lại cô vì cô đã chuyển công tác về quê và không biết tin tức gì về cô nữa nhưng hình ảnh cô vẫn giữ mãi trong trái tim tôi. Cô đẹp nhưng không kiêu sa, cô hiền nhưng không quá mềm để lũ học trò chúng tôi “nghịch” và hư đốn. Tôi thấy mình hạnh phúc nhiều lắm khi được là học trò của cô! Đúng như ông bà ta thường nói “Một ngày làm thầy suốt đời là cha”. Tôi yêu cô như yêu cha, yêu mẹ của mình vậy!
Mong rằng ở một nơi xa xôi nào đó, khi cô đọc được những lời tâm sự này của tôi, cô sẽ vui và hạnh phúc!
Mã số: 1060

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Dung quat










































Dung Quất, Nghe đến tên, chúng tôi ai cũng háo hức, háo hức chờ đợi như có một sức hút lôi cuốn.
Chẳng là cuối năm 2005, nghe trên đài báo, chúng tôi được biết nhà nước đang chuẩn bị xây dựng một khu công nhiệp rất lớn ở đây, mà lớn nhất là nhà máy lọc dầu Dung quất. Một nhà máy lọc đầu hiện đại và lớn nhất Việt Nam, lại là một nhà máy "lọc dầu" nên nghe tên cũng đã thấy háo hức rồi. Thêm vào nữa, nhà máy cũng đã được bàn cãi rất lớn tại Quốc hội, "xây" hay không "xây" và cuối cùng là xây. Không biết hình thù của nhà máy nó to lớn như thế nào, nhưng một niềm vinh dự cho chúng tôi là TCT được trúng thầu xây dựng một hạng mục trong đó, và các đơn vị thành viên đã được đăng cai cùng TCT triển khai xây dựng, một điều cứu cánh cho các đơn vị vì trong lúc này các đơn vị làm ăn cũng đang ở trong tình trạng thua lỗ, lương công nhân không có, nợ bảo hiểm,...và nguy cơ phá sản cũng đến gần, vậy mà có công trình hàng nghìn tỷ thì ai cũng vui mừng, hơn nữa công trình này lại giải ngân nhanh, làm đến đâu sẽ có tiền ngay đến đó, thật là một điều đáng mừng. Chúng tôi chỉ là một đơn vị đào tạo nhận được những thông tin này thì ai cũng vui mừng. Vui mừng vì đối với chúng tôi, một đơn vị phụ thuộc TCT, tổng có tiền thì chúng tôi cũng đỡ phải lo chạy từng bữa ăn.

Thế rồi cuối năm 2005 rồi sang năm 2006, mọi thông tin nghe chừng cũng lắng đọng, rôi bùng lên cuối năm 2006 đầu năm 2007, Công trình tiền nhiều nhưng tiến độ không đạt, nhiều đơn vị không tuyển được công nhân, công việc trì trệ, có đơn vị công nhân đã rời bỏ và tìm kiếm các công việc khác để làm.
Không còn cách nào, TCT nhìn thấy tiềm năng của nhà trường. Lúc này nhà trường đang có học sinh khoá 39, hơn 200 hs, các lớp học sinh đã học được 5-6 tháng, thật không có gì quý bằng. Vậy là động viên, tuyên truyền và làm lễ ra quân: "Tuổi trẻ trường... lên đường xây dựng....làm giàu cho đất nước"
Trống dong cờ mở, mỗi học sinh được về 3 ngày thăm nhà và đúng hẹn phải lên để kịp cho chuyến đi, mọi người vui vẻ và ngày hẹn đã đến, hơn 200 em, có mặt gần như đông đủ, không vắng một em nào, một số em lên muộn đang trên đường đi, đã điện lại cho nhà trường và hẹn gặp bên đường. Rồi tập trung, lãnh đạo TCT, ĐTN TCT, lãnh đạo nhà trường, các phòng ban của nhà trường đều có mặt đông đủ, buổi ra quân thật tráng lệ. Cờ, biểu ngữ, tặng quà, tặng lờ nói chia tay, chỉ thiếu có nước mắt...Buổi ra quân giống như ngày ra trận của những chiến sỹ năm xưa trong kháng chiến. Thật hoành tráng, thật trang nghiêm, thật đầm ấm và cũng thật....
8h sáng, giờ đẹp xe chuyển bánh, tay vẫy chào ríu rít....























































TRUONG TRUNG CAP NGHE CONG TRINH 1

BẢN TIN VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1
Ra đời tháng 6/1971, Trường trung cấp nghề công trình 1, Tiền thân là trường Công nhân công trình 2 thuộc Cục công trình 2(Nay là TCT XDCTGTI) đã trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển.
Với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7, Nhà trường đã đào tạo được gần 20.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, cán bộ kỹ thuật cung cấp cho ngành GTVT, TCT và cho xã hội. Với thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Nhà nước và các cấp các ngành khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
-                     Đảng bộ liên tục là Đảng Bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu,
-                     01 Huân chương lao động hạng III.
-                     03 Huân chương lao động hạng II.
-                     01 Huân chương lao động hạng nhất
-                     Nhiều năm đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc.
-                     Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc
Trong thời kỳ đổi mới Trường đang từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nhân lực cho TCT, cho ngành GTVT và xã hội một lực lượng công nhân kỹ thuật có chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy của các Nhà tuyển dụng lao động kỹ thuật
Hiện nay Trường đang đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giao thông hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề , liên kết đào tạo cao đẳng nghề điện và liên kết với trường ĐHGTVT Hà nội, đào tạo tại chức kỹ sư ngành Cầu đường bộ, lưu lượng học sinh trong toàn trường có hơn 750 học sinh, sinh viên, giữ được sự ổn định của nhà trường.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng  đào tạo và nhu cầu xã  hội, trường đã đầu tư  gần 20 tỷ đồng thực hiện dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thành lập Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ hạng B1, b2, C với lưu lượng 600 học viên trong một khoá(3 tháng)  Trong đó đầu tư  hơn 5 tỷ đồng  cho công tác xây dựng  cơ sở hạ tầng(sân bãi) và các phòng chức năng, hơn 10 tỷ đồng cho công tác đầu tư thiết bị(Ôtô dạy lái loại 5 chỗ ngồi). Dự kiến tháng năm năm 2010 Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ sẽ bắt đầu vào hoạt động.
Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ là một nghề mở ra một hướng mới cho nhà trường, nhằm tạo công ăn việc làm ổn định, có thu nhập và phát triển bền vững. Song song với nó, nhà trường vẫn tiếp tục đào tạo các nghề truyền thống như: Sắt hàn, hàn công nghệ cao, lái máy thi công nền, khảo sát, sửa chữa, kích kéo(Xây dựng cầu)…nhằm cung cấp nhân lực có kỹ thuật cho TCT, ngành giao thông vận tải và cho xã hội.
Trong quý I năm 2010, toàn trường đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi với chủ đề: Lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ 18, tiến tới Đại hội Đảng bộ TCT lần thứ 2, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội và Đại hội Đảng toàn quốc 
Đến với Trường vào một buổi chiều  tháng 3, một không khí thi đua sôi nổi đang diễn ra trong toàn trường.
Bước qua cổng trưởng, một khẩu hiệu rất lớn hiện ra: Cán Bộ công nhân viên và học sinh, quyết tâm thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ 18, tiến tới chào mừng Đại hội Đảng bộ TCT lần thứ II, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội lần thứ…..qua khu ký túc xá, là tiếng hò reo của học sinh dưới sân trường, một trận thi đấu bóng đá đang diễn ra sôi nổi, tiếng trống, tiếng hò reo, chắc trận đấu đang bước vào hồi gây cấn….và xa hơn nữa, trên sân cầu lông, từng quả cầu lông đang bay qua bay lại, tiếng vỗ tay rào rào…
Một không gian sôi nổi hơn nữa là cả nhà trường đang là công trường, công trường xây dựng, bãi tập lái xe, nhà văn phòng…xe ra vào tấp nập, chở xi măng, đất cát, chở các loại nguyên vật liệu khác….
Không có dịp tham dự cùng các trận đấu, và ở lại trường lâu hơn, gặp Thầy Hiệu trưởng được ít phút, Thầy cho biết:
-         Nhà trường đã trải qua nhiều khó khăn trong thời kỳ đổi mới, nhưng cho đến nay đã vượt qua được, công ăn việc làm đã tạm ổn định, thu nhập bình quân năm 2009 của CBCNVC-LĐ hơn 3 triệu đồng/ tháng. CBCNVC-LĐ tin tưởng vào lãnh đạo và cùng quyết tâm đoàn kết xung quanh lãnh đạo, tạo ra công ăn việc làm, tạo ra thu nhập, nhưng cũng xác định mọi công việc cũng mới chỉ là bước đầu, thật sự chưa được bền vững, điều đó đòi hỏi mọi người còn phải có một quyết tâm lớn hơn, năng động và sáng tạo hơn, có như vậy đời sống mới được nâng cao hơn, công ăn việc làm mới ổn định hơn.
Ra về, trong tôi vẫn đọng lại những hình ảnh, một mgôi trường khang trang dưới bóng cây râm mát, hình ảnh hoạt động vui chơi sôi nổi của học sinh, hình ảnh Thầy Hiệu trưởng năng động và những Thầy cô giáo dịu dàng, học sinh thanh lịch. Với những hình ảnh đó tin chắc rằng Nhà trường ngày một phát triển bền vững./.

.4/2010