Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 54

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
13.04.2013, 11:21
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
непогода дождь москва капли Tải về
© Flickr.com/ideyuli/cc-by

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Trong những bài học gần đây chúng ta nghiên cứu mệnh đề với hai thành tố chủ ngữ và vị ngữ, biểu thị chủ thể hành động và bản thân hành động hoặc chất lượng, tính chất, vai trò của đối tượng.
АНТОН ЖИВЕТ В МОСКВЕ. Anton sống ở Matxcơva.
Кто? (chủ ngữ)– Антон. Что он делает? (hành động) – Живет.
ОН СТУДЕНТ УНИВЕРСИТЕТА. Anh ấy là sinh viên Đại học Tổng hợp.
Кто? (chủ ngữ) – Он. Anh ấy có vị trí nào trong phân loại xã hội-dân cư - Студент университета.
ВЬЕТНАМСКИЕ ПЕСНИ ОЧЕНЬ КРАСИВЫЕ. Những bài ca Việt Nam rất đẹp.
Что? (chủ ngữ) – Песни. Những bài ca có chất lượng như thế nào? – Очень красивые.
Nhưng trong tiếng Nga, trái với nhiều ngôn ngữ khác, phần lớn các mệnh đề chỉ có một thành phần chính, chủ ngữ hay vị ngữ. Những mệnh đề này được gọi là đơn thành phần. Hôm nay chúng ta sẽ phân tích về những câu như vậy.
Khi ta muốn chỉ ra sự tồn tại của một đối tượng hoặc hiện tượng, ta cần sử dụng câu với một chủ ngữ.
СЕРЫЙ ОСЕННИЙ ДЕНЬ. ХОЛОДНЫЙ МЕЛКИЙ ДОЖДЬ. Một ngày thu xám xịt. Mưa nhỏ lạnh lẽo.
Những mệnh đề như vậy thường được dùng trong thơ để tạo cảnh quan. Thí dụ, một bài thơ nổi tiếng của đại thi hào Nga Aleksandr Blok bắt đầu như sau:
НОЧЬ. УЛИЦА. ФОНАРЬ. АПТЕКА. Đêm. Đường phố. Đèn lồng. Hiệu thuốc.
Bằng những câu với một chủ ngữ là danh từ, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta bức tranh quãng phố không người của thành Petersburg.
Cũng thường thấy là trong tiếng Nga hay sử dụng câu với một vị ngữ. Thí dụ, mệnh đề nói về hành động hoặc tình trạng của người nói hoặc của người đối thoại. Vị ngữ trong những câu như thế là động từ chia ở ngôi thứ nhất hoặc thứ hai, số ít hoặc số nhiều.
Đó có thể là lời khẳng định, câu hỏi hoặc cảm thán.
ЖЕЛАЮ ВАМ СЧАСТЬЯ! Xin chúc bạn hạnh phúc!
Động từ chia theo dạng chỉ hành động của ngôi thứ nhất số ít.
ОБЯЗАТЕЛЬНО ПОЗВОНИ МНЕ ВЕЧЕРОМ! Buổi chiều nhất định gọi điện cho tôi nhé!
Động từ là mệnh lệnh thức đi với ngôi thứ hai, số ít.
НАД КЕМ СМЕЕТЕСЬ? Cười ai thế?
Động từ đứng ở dạng phù hợp với ngôi thứ hai, số nhiều.
Khi đối với ta chủ ngữ là không quan trọng, mà phần quan trọng trong câu là hành động, thì ta dùng câu với vị ngữ thể hiện bằng động từ ngôi thứ ba số nhiều, thì hiện tại, quá khứ hoặc tương lai.
ПОЧТУ ОБЫЧНО ПРИНОСЯТ УТРОМ. (Người ta) thường mang thư đến vào buổi sáng.
Không quan trọng là ai mang thư, mà điều chính ở đây là hành động – mang thư đến. Vị ngữ là động từ chia ở ngôi thứ ba, số nhiều, thì hiện tại.
ЭТОТ МОСТ ПОСТРОИЛИ В ПРОШЛОМ ГОДУ. Cây cầu này xây xong năm ngoái.
Vị ngữ là động từ chia với ngôi thứ ba, số nhiều, thì quá khứ.
ВАМ ЗДЕСЬ ВСЕГДА БУДУТ РАДЫ! Ở đây luôn vui mừng (chào đón) bạn!
Vị ngữ trong câu này là động từ chia ở ngôi thứ ba, số nhiều, thì tương lai và tính từ ngắn đuôi.
Phương án phổ biến nhất kiểu này là những câu với từ ГОВОРЯТ, ГОВОРИЛИ.
ГОВОРЯТ, ЛЕТО БУДЕТ ЖАРКИМ. Nghe (Người ta) nói là mùa hè sẽ nóng nực.
Thường thấy dạng mệnh đề với một vị ngữ được dùng trong tục ngữ. Trong đó, động từ mặc dù được sử dụng trong hình thức ngôi thứ hai, số ít, nhưng lại có ý nghĩa tổng quát. Thí dụ.
БЕЗ ТРУДА НЕ ВЫНЕШЬ И РЫБКУ ИЗ ПРУДА. Không lao động thì chẳng mang cá từ ao lên được.
Ở đây động từ chia ở ngôi thứ hai số ít, nhưng lại không chỉ cụ thể người đang tham gia đối thoại, mà về tất cả mọi người nói chung và xa hơn còn muốn nói đến giá trị của lao động.
Bây giờ thêm một câu loại mệnh đề một vị ngữ là câu vô nhân xưng. Trong câu nói về hành động hay tình trạng, không phụ thuộc vào chủ thể nào. Vị ngữ có thể là động từ, tính từ ngắn đuôi hay chỉ là từ phủ định НЕТ. Thí dụ:
ВЕЧЕРЕЕТ. Chiều (buông) xuống.
Ở đây động từ ở dạng ngôi thứ ba, số ít, biểu thị tình trạng của thiên nhiên, không phụ thuộc vào ai đang nói.
МНЕ ХОЛОДНО И СТРАШНО. Tôi lạnh và sợ hãi.
Ở đây tình trạng của con người được thể hiện bằng hai tính từ ngắn đuôi.
БОЛЬШЕ АРБУЗА ЯГОДЫ НЕТ. Không có quả mọng nào lớn hơn dưa hấu.
Trong câu này, đảm nhận chức năng vị ngữ là từ НЕТ.
Sau khi nghe trên làn sóng điện, các bạn có thể hiểu rõ hơn về chủ đề câu đơn thành phần nếu tham khảo chuyên mục “Chúng ta học tiếng Nga” trên trang điện tử tiếng Việt của Đài "Tiếng nói nước Nga". Xin chúc thành công.
ДО СВИДАНЬЯ!

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 53

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
29.03.2013, 17:29
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 53 Tải về

Photo: RIA Novosti
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.

***

Các bạn thân mến, xin chào các bạn!

ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Với bài học hôm nay chúng ta sẽ khép lại chủ đề câu phức hợp trong tiếng Nga với các liên từ КОТОРЫЙ, КОТОРАЯ, КОТОРОЕ, КОТОРЫЕ.

Các bạn đã biết mệnh đề phức hợp cấu tạo thế nào, những liên từ biến đổi đuôi ra sao trong cách 1, cách 2, cách 3, cách 4 và cách 6. Còn lại cách cuối cùng là cách 5 – tạo cách.

ЭТО МОЙ НОВЫЙ ДРУГ. С МОИМ НОВЫМ ДРУГОМ МЫ ЧАСТО ХОДИМ НА ДИСКОТЕКИ. - ЭТО МОЙ НОВЫЙ ДРУГ, С КОТОРЫМ МЫ ЧАСТО ХОДИМ НА ДИСКОТЕКИ. Đây là người bạn mới của tôi. Chúng tôi cùng với người bạn mới của tôi thường đến sàn nhảy. – Đây là người bạn mới của tôi, mà chúng tôi thường cùng đến sàn nhảy.

В МУЗЕЕ МЫ ВИДЕЛИ СТАРИННОЕ ГУСИНОЕ ПЕРО. ЭТИМ СТАРИННЫМ ГУСИНЫМ ПЕРОМ ПИСАЛ СВОИ СТИХИ ВЕЛИКИЙ РУССКИЙ ПОЭТ АЛЕКСАНДР ПУШКИН. - В МУЗЕЕ МЫ ВИДЕЛИ СТАРИННОЕ ГУСИНОЕ ПЕРО, КОТОРЫМ ПИСАЛ СВОИ СТИХИ ВЕЛИКИЙ РУССКИЙ ПОЭТ АЛЕКСАНДР ПУШКИН. Trong Viện bảo tàng chúng tôi đã thấy chiếc bút lông ngỗng cổ xưa. Đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin đã viết những bài thơ của ông bằng chiếc bút lông ngỗng này. - Trong Viện bảo tàng chúng tôi đã thấy chiếc bút lông ngỗng cổ xưa, mà đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin đã dùng để viết những bài thơ của ông.

Như các bạn đã thấy, trong cách 5-tạo cách liên từ giống đực КОТОРЫЙ và liên từ giống trung КОТОРОЕ có hình thức giống nhau là КОТОРЫМ.

Я ЕЩЕ НЕ ВИДЕЛА НОВУЮ СТАНЦИЮ МЕТРО. РЯДОМ С ЭТОЙ СТАНЦИЕЙ МЕТРО ТЫ ЖИВЕШЬ. - Я ЕЩЕ НЕ ВИДЕЛА НОВУЮ СТАНЦИЮ МЕТРО, РЯДОМ С КОТОРОЙ ТЫ ЖИВЕШЬ.Tớ còn chưa được thấy ga tàu điện ngầm mới. Cậu sống bên cạnh ga tàu điện ngầm mới này. - Tớ còn chưa được thấy ga tàu điện ngầm mới, mà cậu sống bên cạnh.

Trong cách 5, liên từ giống cái КОТОРАЯ có tận cùng là -ОЙ.

РОДИТЕЛИ ЧАСТО НЕ ПОНИМАЮТ ФИЛЬМОВ. ЭТИМИ ФИЛЬМАМИ ВОСХИЩАЮТСЯ ИХ ДЕТИ. - РОДИТЕЛИ ЧАСТО НЕ ПОНИМАЮТ ФИЛЬМОВ, КОТОРЫМИ ВОСХИЩАЮТСЯ ИХ ДЕТИ. Cha mẹ thường không hiểu các bộ phim. Các con của họ thán phục những bộ phim này. - Cha mẹ thường không hiểu các bộ phim mà các con của họ thán phục.

Liên từ số nhiều КОТОРЫЕ trong cách 5 có phần đuôi là -ЫМИ.

Bây giờ chắc các bạn đã nắm được hình thức cấu tạo câu với các liên từ

КОТОРЫЙ, КОТОРАЯ, КОТОРОЕ, КОТОРЫЕ như thế nào. Những mệnh đề kiểu này rất thông dụng trong tiếng Nga, nhất là trong văn viết. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn cũng nghe thêm những mệnh đề sau đây.

ТАНЯ: НЕДАВНО Я ВСТРЕТИЛАСЬ СО СВОИМИ ДРУЗЬЯМИ, КОТОРЫЕ ПРИЕХАЛИ В МОСКВУ ИЗ САНКТ-ПЕТЕРБУРГА. ЭТО МОЙ СТАРЫЙ ДРУГ, ОТ КОТОРОГО Я ЧАСТО ПОЛУЧАЮ ПИСЬМА. А ЭТО МОЯ ПОДРУГА, К КОТОРОЙ Я ЛЕТОМ ПОЕДУ В ГОСТИ. Я СДЕЛАЛА ВИДЕОФИЛЬМ ОБ ЭТИХ МОИХ ДРУЗЬЯХ, КОТОРЫХ Я ОЧЕНЬ ЛЮБЛЮ. Я ПОЗНАКОМИЛА СВОИХ РОДИТЕЛЕЙ С ДРУЗЬЯМИ, С КОТОРЫМИ ПРОВЕЛА МНОГО ХОРОШИХ ДНЕЙ. ВОТ ФОТОГРАФИИ МОИХ ДРУЗЕЙ, О КОТОРЫХ Я ТАК МНОГО РАССКАЗЫВАЛА. Cách đây chưa lâu tôi gặp (gỡ với) các bạn của mình, những người đến Matxcơva từ Saint-Peterburg. Đó là người bạn cũ của tôi, mà tôi thường hay nhận được thư (từ anh, của anh). Đó là bạn gái của tôi, người mà hè này tôi sẽ đến thăm nhà. Tôi đã quay (làm) một cuốn băng video về những người bạn mà tôi rất quí mến. Tôi đã giới thiệu cha mẹ mình với các bạn, những người mà tôi đã có chung nhiều ngày tốt lành. Đây là tấm ảnh những người bạn mà tôi hay kể chuyện.

Bài học của chúng ta hôm nay đến đây tạm ngừng.

ДО СВИДАНЬЯ!

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 52

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
23.03.2013, 18:04
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
Большой Театр Москва Большой Театр фонарь Большой Театр Tải về

© The Voice of Russia
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng ta tiếp tục chủ đề câu phức hợp với liên từ КОТОРЫЙ, КОТОРАЯ, КОТОРОЕ, КОТОРЫЕ.
Các bạn đã biết đặt câu như thế nào, những liên từ có biến đổi đuôi ra sao khi đứng trong câu cách 1, cách 2 và cách 6. Hôm nay chúng ta sẽ xem, mệnh đề với liên từ ở cách 3 và cách 4 sẽ cấu tạo ra sao.
Trong cách 3 (tặng cách) từ giống đực КОТОРЫЙ và giống trung КОТОРОЕ có phần kết thúc giống nhau là – ОМУ.
ЭТО НАШ СТАРЕЙШИЙ ИНСТИТУТ. ЕМУ ИСПОЛНИЛОСЬ СТО ПЯТЬДЕСЯТ ЛЕТ. - ЭТО НАШ СТАРЕЙШИЙ ИНСТИТУТ, КОТОРОМУ ИСПОЛНИЛОСЬ СТО ПЯТЬДЕСЯТ ЛЕТ. Đây là trường đại học cao niên nhất của chúng ta. Trường đã tròn 150 năm tuổi. – Đây là trường đại học cao niên nhất của chúng ta, đã tròn 150 năm tuổi.
ЭТО САМОЕ КРАСИВОЕ ОЗЕРО В НАШЕМ РАЙОНЕ. К НЕМУ КАЖДЫЙ ДЕНЬ ПРИХОДЯТ СОТНИ ЛЮДЕЙ. - ЭТО САМОЕ КРАСИВОЕ ОЗЕРО В НАШЕМ РАЙОНЕ, К КОТОРОМУ КАЖДЫЙ ДЕНЬ ПРИХОДЯТ СОТНИ ЛЮДЕЙ. Đây là chiếc hồ nước đẹp nhất trong khu vực của chúng tôi. mỗi ngày đều có hàng trăm người tới thăm. – Đây là chiếc hồ nước đẹp nhất trong khu vực của chúng tôi, mỗi ngày đều có hàng trăm người tới thăm.
Còn sau đây là thí dụ mệnh đề với liên từ giống cái КОТОРАЯ và số nhiều КОТОРЫЕ ở cách 3.
Я ВСТРЕТИЛА НА УЛИЦЕ СВОЮ ПОДРУГУ. Я ЗВОНИЛА ЭТОЙ ПОДРУГЕ ВСЕГО ЧАС НАЗАД. - Я ВСТРЕТИЛА НА УЛИЦЕ СВОЮ ПОДРУГУ, КОТОРОЙ Я ЗВОНИЛА ВСЕГО ЧАС НАЗАД. Tôi đã gặp bạn gái của mình trên phố. Chỉ một giờ trước tôi đã gọi điện cho người bạn này. – Tôi đã gặp trên phố người bạn gái mà tôi vừa gọi điện trước đó một giờ .
В ТЕЛЕПЕРЕДАЧЕ ПОКАЗЫВАЛИ ПЯТЕРЫХ БРАТЬЕВ-БЛИЗНЕЦОВ. ИМ НЕДАВНО ПОДАРИЛИ КВАРТИРУ. - В ТЕЛЕПЕРЕДАЧЕ ПОКАЗЫВАЛИ ПЯТЕРЫХ БРАТЬЕВ-БЛИЗНЕЦОВ, КОТОРЫМ НЕДАВНО ПОДАРИЛИ КВАРТИРУ. Trên truyền hình chiếu những anh chị em sinh 5. Cách đây chưa lâu (người ta) đã tặng cho họ căn hộ.- Trên truyền hình chiếu cảnh những anh chị em sinh 5, những người cách đây chưa lâu được tặng căn hộ.
Trong mệnh đề cách 4 (đối cách), dành cho liên từ КОТОРЫЙ sẽ có hai phương án, tùy thuộc ở việc đó là câu nói về động vật hay bất động vật.
В АУДИТОРИЮ ВОШЕЛ ПРЕПОДАВАТЕЛЬ. ЭТОГО ПРЕПОДАВАТЕЛЯ МЫ ВСЕ ЛЮБИМ. - В АУДИТОРИЮ ВОШЕЛ ПРЕПОДАВАТЕЛЬ, КОТОРОГО МЫ ВСЕ ЛЮБИМ. Giảng viên bước vào giảng đường. Giảng viên này được tất cả chúng tôi yêu mến. – Bước vào giảng đường là giảng viên mà tất cả chúng tôi đều yêu mến.
АНТОН ЕЗДИТ НА АВТОМОБИЛЕ. ЭТОТ АВТОМОБИЛЬ ЕМУ ПОДАРИЛИ РОДИТЕЛИ. - АНТОН ЕЗДИТ НА АВТОМОБИЛЕ, КОТОРЫЙ ЕМУ ПОДАРИЛИ РОДИТЕЛИ. Anton đi trên xe ô tô. Chiếc ô tô này là bố mẹ tặng anh ấy. – Anton đi trên chiếc xe ô tô mà bố mẹ đã tặng anh ấy.
ПРЕПОДАВАТЕЛЬ – là danh từ động vật cho nên liên từ thay thế sẽ có phần kết là -ОГО. Còn АВТОМОБИЛЬ – là danh từ bất động vật, do đó liên từ thay thế sẽ có tận cùng giống như trong câu cách 1 là –ЫЙ.
Bây giờ ta sẽ xem những mệnh đề phức hợp này sẽ như thế nào với liên từ giống cái КОТОРАЯ, giống trung КОТОРОЕ và số nhiều КОТОРЫЕ.
ВЧЕРА Я КУПИЛА КНИГУ. ЭТУ КНИГУ Я ДОЛГО ИСКАЛА. - ВЧЕРА Я КУПИЛА КНИГУ, КОТОРУЮ ДОЛГО ИСКАЛА. Hôm qua tôi đã mua cuốn sách. Cuốn sách này tôi đã kiếm từ lâu. – Hôm qua tôi đã mua cuốn sách mà tôi kiếm từ lâu.
В ЦЕНТРЕ ГОРОДА СТОИТ ЗДАНИЕ ТЕАТРА. ЭТО ЗДАНИЕ ПОСТРОИЛ ИЗВЕСТНЫЙ АРХИТЕКТОР. - В ЦЕНТРЕ ГОРОДА СТОИТ ЗДАНИЕ ТЕАТРА, КОТОРОЕ ПОСТРОИЛ ИЗВЕСТНЫЙ АРХИТЕКТОР. Ở trung tâm thành phố có (tòa nhà) Nhà hát. Tòa nhà này do kiến trúc sư nổi tiếng xây dựng. - Ở trung tâm thành phố có (tòa nhà) Nhà hát, do kiến trúc sư nổi tiếng xây dựng.
МНЕ ОЧЕНЬ ПОНРАВИЛИСЬ ВЬЕТНАМСКИЕ БЛЮДА. Я ПОПРОБОВАЛА ЭТИ БЛЮДА В ПЕРВЫЙ РАЗ. - МНЕ ОЧЕНЬ ПОНРАВИЛИСЬ ВЬЕТНАМСКИЕ БЛЮДА, КОТОРЫЕ Я ПОПРОБОВАЛА В ПЕРВЫЙ РАЗ.
Tôi rất thích các món ăn Việt Nam. Tôi đã nếm những món này lần đầu tiên. – Tôi rất thích các món ăn Việt Nam mà tôi nếm lần đầu tiên.
Bài học của chúng ta hôm nay đến đây tạm ngừng. Chúc các bạn gặt hái nhiều thành công và hẹn tới cuộc gặp mới trên làn sóng điện phát thanh. Mời các bạn ghé thăm trang điện tử của Đài "Tiếng nói nước Nga".
ДО СВИДАНЬЯ!

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 51

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
16.03.2013, 12:00
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
метеорит небо Tải về

Photo: EPA
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng ta tiếp tục chủ đề câu phức hợp trong tiếng Nga với các liên từ КОТОРЫЙ, КОТОРАЯ, КОТОРОЕ, КОТОРЫЕ.
Các bạn đã biết mệnh đề phức hợp cấu tạo như thế nào, những liên từ này đứng ở đâu trong cách 1 và cách 2. Nào, ta hãy ôn lại một chút.
ЭТО МОЙ ДРУГ, КОТОРЫЙ ЖИВЕТ В МОСКВЕ. А ЭТО МОЯ ПОДРУГА, КОТОРАЯ ЖИВЕТ В ПОДМОСКОВЬЕ. ПО СУББОТАМ МЫ ХОДИМ В КАФЕ, КОТОРОЕ НАХОДИТСЯ ОКОЛО МОЕГО ДОМА. ТАМ МЫ ЕДИМ ПИРОЖНЫЕ, КОТОРЫЕ НАМ ОЧЕНЬ НРАВЯТСЯ. Đây là anh bạn (người bạn trai) của tôi, người sống ở Matxcơva. Còn đây là cô bạn (người bạn gái) của tôi, người sống ở ngoại ô Matxcơva. Vào các thứ Bảy, chúng tôi đến quán cà phê, ở gần nhà tôi. Tại đó chúng tôi ăn bánh nướng, loại bánh mà chúng tôi rất thích.
Ở đây có các liên từ КОТОРЫЙ, КОТОРАЯ, КОТОРОЕ, КОТОРЫЕ đứng ở cách 1 (nguyên cách).
ЭТО МОЙ БРАТ, У КОТОРОГО БОЛЬШАЯ СЕМЬЯ. У МОЕГО ДРУГА ЕСТЬ КНИГА, КОТОРОЙ НЕТ В БИБЛИОТЕКЕ. ДЕВУШКА СИДИТ У ОКНА, ИЗ КОТОРОГО ВИДНО МОРЕ. ВОТ ФОТОГРАФИЯ МОИХ ДРУЗЕЙ, ОТ КОТОРЫХ Я ПОЛУЧИЛ ВЧЕРА ПИСЬМО. Đây là anh trai tôi, người có một gia đình lớn. Bạn tôi có cuốn sách, mà trong thư viện không có. Cô gái ngồi bên cửa sổ, từ đó thấy rõ biển. Đây là tấm ảnh các bạn tôi, những người mà tôi nhận thư hôm qua.
Ở đây có các liên từ КОТОРЫЙ, КОТОРАЯ, КОТОРОЕ, КОТОРЫЕ đứng ở cách 2 (sinh cách).
Còn bây giờ chúng ta sẽ làm quen với những mệnh đề có liên từ đứng ở cách 6 (giới cách).
ЭТО ИНСТИТУТ. В ЭТОМ ИНСТИТУТЕ УЧАТСЯ МОИ ДРУЗЬЯ. Đây là trường đại học. Сáс bạn tôi đang theo học trong trường đại học này.
– ЭТО ИНСТИТУТ, В КОТОРОМ УЧАТСЯ МОИ ДРУЗЬЯ.
Đây là trường đại học, nơi các bạn tôi đang theo học.
Trong mệnh đề cách 6 tính từ và đại từ chỉ định giống đực số ít có tận cùng là –ОМ, có nghĩa là giới từ КОТОРЫЙ cũng cần có tận cùng tương ứng như vậy.
В ЭТОМ – В КОТОРОМ.
Thí dụ khác:
А ЭТО МОЯ ШКОЛА. В ЭТОЙ ШКОЛЕ Я УЧИЛАСЬ ДЕСЯТЬ ЛЕТ. Còn đây là trường phổ thông của tôi. Tôi đã học trong trường này mười năm.
- А ЭТО МОЯ ШКОЛА, В КОТОРОЙ Я УЧИЛАСЬ ДЕСЯТЬ ЛЕТ.
- Còn đây là trường phổ thông của tôi, nơi tôi đã học mười năm.
Trong mệnh đề cách 6, giống như ở cách 2, tính từ và đại từ chỉ định giống cái số ít có tận cùng là –ОЙ. Tức là cả liên từ КОТОРАЯ cũng phải có tận cùng như vậy.
В ЭТОЙ – В КОТОРОЙ.
Thêm thí dụ nữa:
ВОТ МАЛЕНЬКОЕ УЮТНОЕ КАФЕ. В ЭТОМ КАФЕ МЫ С ДРУЗЬЯМИ ЧАСТО ПЬЕМ КОФЕ. Đó là quán cà phê nhỏ tiện lợi (ấm cúng). Chúng tôi cùng bạn bè thường uống cà phê trong quán này.
- ВОТ МАЛЕНЬКОЕ УЮТНОЕ КАФЕ, В КОТОРОМ МЫ С ДРУЗЬЯМИ ЧАСТО ПЬЕМ КОФЕ.
Đó là quán cà phê nhỏ tiện lợi (ấm cúng), nơi chúng tôi cùng bạn bè thường uống cà phê.
Trong mệnh đề cách 6 tính từ và đại từ chỉ định giống trung số ít có tận cùng là –ОМ, có nghĩa là liên từ КОТОРОЕ cũng có tận cùng như vậy.
В ЭТОМ – В КОТОРОМ.
Chúng ta hãy xem một thí dụ nữa:
ПОЗНАКОМЬСЯ! ЭТО МОИ ДРУЗЬЯ АНТОН И САША. ОБ ЭТИХ РЕБЯТАХ Я МНОГО ТЕБЕ РАССКАЗЫВАЛА. Mời làm quen nhé! Đây là các bạn tôi – Anton và Sasha. Tôi đã kể nhiều với cậu về các bạn này.
- ПОЗНАКОМЬСЯ! ЭТО МОИ ДРУЗЬЯ АНТОН И САША, О КОТОРЫХ Я МНОГО ТЕБЕ РАССКАЗЫВАЛА.
– Mời làm quen nhé! Đây là các bạn tôi Anton và Sasha, những người mà tôi đã kể nhiều với cậu đấy.
Trong mệnh đề cách 6, cùng giống như trong cách 2, các liên từ số nhiều КОТОРЫЕ có tận cùng là –ЫХ.
Xin mời các bạn nghe thêm câu chuyện nhỏ, trong đó sử dụng mệnh đề với liên từ КОТОРЫЙ, КОТОРАЯ, КОТОРОЕ, КОТОРЫЕ ở các cách khác nhau.
ВЧЕРА Я ПОСМОТРЕЛА ТЕЛЕПЕРЕДАЧУ, КОТОРАЯ МНЕ ОЧЕНЬ ПОНРАВИЛАСЬ. В НЕЙ ВЫСТУПАЛ ЮНОША, КОТОРЫЙ НАПИСАЛ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ. ОНА ОПИСЫВАЕТ ЯВЛЕНИЕ, О КОТОРОМ МНОГО ГОВОРЯТ. ЭТО ЯВЛЕНИЕ - ПАДЕНИЕ МЕТЕОРИТОВ. АВТОР РАССКАЗАЛ МНОГО СЛУЧАЕВ, КОТОРЫХ НИКТО НЕ ЗНАЛ. В СТУДИИ БЫЛО МНОГО ЛЮДЕЙ. АВТОР ВСЕМ ПОДАРИЛ СВОЮ КНИГУ, НА КОТОРОЙ ОСТАВИЛ СВОЙ АВТОГРАФ.
Hôm qua tôi xem chương trình truyền hình mà tôi rất thích. Trong đó (chương trình) có phát biểu của chàng trai trẻ, người đã viết một cuốn sách thú vị. Cuốn sách mô tả những hiện tượng, mà mọi người đang nói đến nhiều. Đó là hiện tượng thiên thạch rơi (sao băng). Tác giả kể về nhiều trường hợp mà chưa ai được biết. Trong trường quay có đông người dự. Tác giả tặng cho tất cả những cuốn sách của anh, trong đó anh đã ghi thủ bút.
Các bạn thân mến, đề nghị các bạn phân tích đoạn văn này, xác định xem các liên từ trong câu đứng ở cách nào.
Bài học đến đây tạm ngừng. Các bạn hãy củng cố thêm kiến thức của chủ đề này bằng cách truy cập trang điện tử của Đài "Tiếng nói nước Nga".
ДО СВИДАНЬЯ!

học tiếng nga

hiều thính giả của đài chúng tôi lâu nay thường nêu nguyện vọng muốn học tiếng Nga. Không phải ai cũng có điều kiện tham dự các khóa học tại các trung tâm ngoại ngữ, do đó đông đảo thính giả đề nghị kết cấu các bài học tiếng Nga vào chương trình phát thanh bằng tiếng Việt của Đài "Tiếng nói nước Nga".
Đáp ứng yêu cầu đó, đài chúng tôi mở khóa dạy ngoại ngữ truyền thanh “Chúng ta học tiếng Nga”. Thông qua chương trình này các bạn sẽ có dịp không những học từ vựng và ngữ pháp tiếng Nga, mà còn được làm quen với văn hóa Nga, các phong tục tập quán và truyền thống của nhân dân Nga.
Việc học tiếng Nga qua làn sóng điện thành công đến đâu là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Nào, bây giờ chúng ta khởi hành nhé
 * * *
Trước hết xin giới thiệu những người sẽ dẫn  chương trình dạy tiếng Nga trên làn sóng điện. Đan Thi và đồng nghiệp người Nga Tania Rumyantseva sẽ làm việc với các bạn trong chương trình này.  
 * **
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Cuộc giao lưu của chúng ta bắt đầu bằng lời chào gặp mặt. Đó là lời chào thông dụng và chung nhất bằng tiếng Nga. Câu chào này dùng khi ta hướng tới một số người hoặc tới người lớn tuổi hơn.
ЗДРАВ-СТВУЙ-ТЕ.
МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ РУМЯНЦЕВА. Я ДИКТОР.
Chị Tania đã tự giới thiệu, nói tên và họ của mình, và thông báo rằng chị ấy là phát thanh viên. Khi làm quen, người Nga thường bắt đầu bằng nói tên, sau đó là họ. Thí dụ:
МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ РУМЯНЦЕВА. МЕНЯ ЗОВУТ МАША ПЕТРОВА.  МЕНЯ ЗОВУТ НИНА  ВЛАСОВА. МЕНЯ ЗОВУТ ЛЕНА БУРОВА.
Sau đó, chị Tania nói rằng chị ấy là phát thanh viên. Xin các bạn lưu ý, trong tiếng Nga ở trường hợp này bỏ qua động từ  “là” «есть». Chỉ nói đại từ nhân xưng và nghề nghiệp.
Я ДИКТОР - Tôi là phát thanh viên
Я  ПРОДАВЕЦ - Tôi là người bán hàng
Я ИНЖЕНЕР - Tôi là kỹ sư
Я ПЕРЕВОДЧИК - Tôi là phiên dịch viên
Ta sẽ học các đại từ nhân xưng bằng tiếng Nga. Сhắс các bạn đã biết đại từ nhân xưng “Tôi” bằng tiếng Nga là như thế nào: Я.
Khi giao tiếp người Nga nói như sau: Nếu người đối thoại trẻ hơn hoặc ngang hàng thì dùng đại từ: ТЫ.
Với người lớn tuổi hơn dùng: ВЫ.
Như vậy chúng ta biết ba đại từ nhân xưng Я, ТЫ, ВЫ.
Nếu nói về một người đàn ông, đại từ nhân xưng chỉ ông ấy, anh ấy, cậu ấy sẽ là: ОН. ОН ДИКТОР - Anh ấy. Anh ấy là phát thanh viên.
Còn để chỉ  một phụ nữ, bà ấy, chị ấy, cô ấy, cần dùng đại từ nhân xưng ОНА. ОНА ПРОДАВЕЦ - Chị ấy. Chị ấy là người bán hàng.
Trong Bài học số 1 chúng tôi đã nói với các bạn, người Nga chào nhau khi gặp mặt và làm quen như thế nào.  Các bạn đã nghe mẫu câu tiếng Nga thông thường và đã biết rằng động từ-liên từ không dùng trong trường hợp nào. Bây giờ chúng ta sẽ ôn lại toàn bộ.
ЗДРАВСТВУЙТЕ! МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ РУМЯНЦЕВА. Я ДИКТОР.
ЗДРАВСТВУЙТЕ! МЕНЯ ЗОВУТ МАША ПЕТРОВА. Я  ПРОДАВЕЦ.
ЗДРАВСТВУЙТЕ! МЕНЯ ЗОВУТ НИНА  ВЛАСОВА. Я ИНЖЕНЕР.
ЗДРАВСТВУЙТЕ! МЕНЯ ЗОВУТ ЛЕНА БУРОВА. Я ПЕРЕВОДЧИК.
Còn thêm vài câu nữa. Anh ấy là phát thanh viên - ОН ДИКТОР.
Anh ấy là kĩ sư - ОН ИНЖЕНЕР.
Chị ấy là người bán hàng - ОНА ПРОДАВЕЦ.
Cô ấy là phiên dịch viên - ОНА ПЕРЕВОДЧИК.
* **
Các bạn thân mến, những bài học tiếng Nga sẽ được phát trong chương trình của Đài "Tiếng nói nước Nga" vào thứ Bẩy hàng tuần. Nếu không nghe được trên làn sóng phát thanh, xin cũng đừng băn khoăn: các bạn sẽ tìm thấy bài học trong chuyên mục “Học tiếng Nga” trên trang điện tử tiếng Việt của Đài "Tiếng nói nước Nga" theo địa chỉ  http://vietnamese.ruvr.ru. Xin hẹn gặp lại các bạn trong lần tới!
ДО СВИДАНЬЯ!

Chúng ta học tiếng Nga - Bài 1

  
2.12.2010, 19:46
Nhiều thính giả của đài chúng tôi lâu nay thường nêu nguyện vọng muốn học tiếng Nga. Không phải ai cũng có điều kiện tham dự các khóa học tại các trung tâm ngoại ngữ, do đó đông đảo thính giả đề nghị kết cấu các bài học tiếng Nga vào chương trình phát thanh bằng tiếng Việt của Đài "Tiếng nói nước Nga". Đáp ứng yêu cầu đó, đài chúng tôi mở khóa dạy ngoại ngữ truyền thanh “Chúng ta học tiếng Nga”. Thông qua chương trình này các bạn sẽ có dịp không những học từ vựng và ngữ pháp tiếng Nga, mà còn được làm quen với văn hóa Nga, các phong tục tập quán và truyền thống của nhân dân Nga.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

THƯ CHÚC MỪNG NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11



Ngày 14/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gửi thư chúc mừng nhân Kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2012). Dưới đây là toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng Đinh La Thăng:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THƯ CHÚC MỪNG NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2012
Kính gửi: Các thầy giáo, cô giáo, công chức, viên chức,
học sinh, sinh viên các trường trong Ngành GTVT

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012, thay mặt Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ GTVT, tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ, nhân viên đã và đang giảng dạy, công tác tại tất cả các trường đại học, cao đẳng, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các trung tâm đào tạo trong Ngành GTVT trên phạm vi cả nước lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, với tinh thần tích cực, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên các trường trong toàn ngành đã thu được nhiều kết quá đáng khích lệ; Quy mô đào tạo từng bước được mở rộng; chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, góp phần to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực của Ngành. Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao những cố gắng và đóng góp đó của các trường.
Các đồng chí thân mến,
Năm học 2012 - 2013 diễn ra trong bối cảnh đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, cả nước tiếp tục thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế trí thức, trong đó có 3 mục tiêu: (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Bộ GTVT đã xây dựng Chương trình hành động, trong đó nhấn mạnh vai trò to lớn của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Để thực hiện thành công trọng trách này, hệ thống các nhà trường, các cơ sở đào tạo trong Ngành GTVT cần chủ động và tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp trường sở, thiết bị, giáo trình, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Các thầy cô giáo cần có ý thức tự nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy, tất cả vì các em học sinh, sinh viên thân yêu, vì lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của đất nước và Ngành GTVT.
Trong năm học tới, tôi cũng mong rằng các nhà trường trong toàn Ngành sẽ tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích”; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng không đọc-chép một cách thụ động; phát triển quy mô đào tạo gắn với nâng cao chất lượng đào tạo. Trên thực tế, các công trình, phương tiện giao thông đang ngày càng hiện đại. Chính vì vậy, Ngành GTVT luôn cần những cán bộ, kỹ sư, công nhân có trình độ, tay nghề và năng lực thực sự.
Với niềm hy vọng đó, tôi rất tin tưởng là năm học 2012-2013, các trường trong Ngành GTVT sẽ tiếp tục có những bước chuyển biến vững chắc, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo cũng như uy tín của hệ thống các trường thuộc Ngành GTVT Việt Nam.
Xin chúc các thầy cô giáo sức khoẻ và hạnh phúc trong công việc và cuộc sống. Chúc tất cả các nhà trường thành công trong sự nghiệp “trồng người” cao quý của mình.

Chào thân ái!
Đinh La Thăng
Uỷ viên Trung ương Đảng
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải