Chúng ta học tiếng Nga – Bài 54
13.04.2013, 11:21
|
|
© Flickr.com/ideyuli/cc-by
|
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Trong
những bài học gần đây chúng ta nghiên cứu mệnh đề với hai thành tố chủ
ngữ và vị ngữ, biểu thị chủ thể hành động và bản thân hành động hoặc
chất lượng, tính chất, vai trò của đối tượng.
АНТОН ЖИВЕТ В МОСКВЕ. Anton sống ở Matxcơva.
Кто? (chủ ngữ)– Антон. Что он делает? (hành động) – Живет.
ОН СТУДЕНТ УНИВЕРСИТЕТА. Anh ấy là sinh viên Đại học Tổng hợp.
Кто? (chủ ngữ) – Он. Anh ấy có vị trí nào trong phân loại xã hội-dân cư - Студент университета.
ВЬЕТНАМСКИЕ ПЕСНИ ОЧЕНЬ КРАСИВЫЕ. Những bài ca Việt Nam rất đẹp.
Что? (chủ ngữ) – Песни. Những bài ca có chất lượng như thế nào? – Очень красивые.
Nhưng
trong tiếng Nga, trái với nhiều ngôn ngữ khác, phần lớn các mệnh đề chỉ
có một thành phần chính, chủ ngữ hay vị ngữ. Những mệnh đề này được gọi
là đơn thành phần. Hôm nay chúng ta sẽ phân tích về những câu như vậy.
Khi ta muốn chỉ ra sự tồn tại của một đối tượng hoặc hiện tượng, ta cần sử dụng câu với một chủ ngữ.
СЕРЫЙ ОСЕННИЙ ДЕНЬ. ХОЛОДНЫЙ МЕЛКИЙ ДОЖДЬ. Một ngày thu xám xịt. Mưa nhỏ lạnh lẽo.
Những
mệnh đề như vậy thường được dùng trong thơ để tạo cảnh quan. Thí dụ,
một bài thơ nổi tiếng của đại thi hào Nga Aleksandr Blok bắt đầu như
sau:
НОЧЬ. УЛИЦА. ФОНАРЬ. АПТЕКА. Đêm. Đường phố. Đèn lồng. Hiệu thuốc.
Bằng
những câu với một chủ ngữ là danh từ, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng
ta bức tranh quãng phố không người của thành Petersburg.
Cũng
thường thấy là trong tiếng Nga hay sử dụng câu với một vị ngữ. Thí dụ,
mệnh đề nói về hành động hoặc tình trạng của người nói hoặc của người
đối thoại. Vị ngữ trong những câu như thế là động từ chia ở ngôi thứ
nhất hoặc thứ hai, số ít hoặc số nhiều.
Đó có thể là lời khẳng định, câu hỏi hoặc cảm thán.
ЖЕЛАЮ ВАМ СЧАСТЬЯ! Xin chúc bạn hạnh phúc!
Động từ chia theo dạng chỉ hành động của ngôi thứ nhất số ít.
ОБЯЗАТЕЛЬНО ПОЗВОНИ МНЕ ВЕЧЕРОМ! Buổi chiều nhất định gọi điện cho tôi nhé!
Động từ là mệnh lệnh thức đi với ngôi thứ hai, số ít.
НАД КЕМ СМЕЕТЕСЬ? Cười ai thế?
Động từ đứng ở dạng phù hợp với ngôi thứ hai, số nhiều.
Khi
đối với ta chủ ngữ là không quan trọng, mà phần quan trọng trong câu là
hành động, thì ta dùng câu với vị ngữ thể hiện bằng động từ ngôi thứ ba
số nhiều, thì hiện tại, quá khứ hoặc tương lai.
ПОЧТУ ОБЫЧНО ПРИНОСЯТ УТРОМ. (Người ta) thường mang thư đến vào buổi sáng.
Không
quan trọng là ai mang thư, mà điều chính ở đây là hành động – mang thư
đến. Vị ngữ là động từ chia ở ngôi thứ ba, số nhiều, thì hiện tại.
ЭТОТ МОСТ ПОСТРОИЛИ В ПРОШЛОМ ГОДУ. Cây cầu này xây xong năm ngoái.
Vị ngữ là động từ chia với ngôi thứ ba, số nhiều, thì quá khứ.
ВАМ ЗДЕСЬ ВСЕГДА БУДУТ РАДЫ! Ở đây luôn vui mừng (chào đón) bạn!
Vị ngữ trong câu này là động từ chia ở ngôi thứ ba, số nhiều, thì tương lai và tính từ ngắn đuôi.
Phương án phổ biến nhất kiểu này là những câu với từ ГОВОРЯТ, ГОВОРИЛИ.
ГОВОРЯТ, ЛЕТО БУДЕТ ЖАРКИМ. Nghe (Người ta) nói là mùa hè sẽ nóng nực.
Thường
thấy dạng mệnh đề với một vị ngữ được dùng trong tục ngữ. Trong đó,
động từ mặc dù được sử dụng trong hình thức ngôi thứ hai, số ít, nhưng
lại có ý nghĩa tổng quát. Thí dụ.
БЕЗ ТРУДА НЕ ВЫНЕШЬ И РЫБКУ ИЗ ПРУДА. Không lao động thì chẳng mang cá từ ao lên được.
Ở
đây động từ chia ở ngôi thứ hai số ít, nhưng lại không chỉ cụ thể người
đang tham gia đối thoại, mà về tất cả mọi người nói chung và xa hơn còn
muốn nói đến giá trị của lao động.
Bây giờ thêm một
câu loại mệnh đề một vị ngữ là câu vô nhân xưng. Trong câu nói về hành
động hay tình trạng, không phụ thuộc vào chủ thể nào. Vị ngữ có thể là
động từ, tính từ ngắn đuôi hay chỉ là từ phủ định НЕТ. Thí dụ:
ВЕЧЕРЕЕТ. Chiều (buông) xuống.
Ở đây động từ ở dạng ngôi thứ ba, số ít, biểu thị tình trạng của thiên nhiên, không phụ thuộc vào ai đang nói.
МНЕ ХОЛОДНО И СТРАШНО. Tôi lạnh và sợ hãi.
Ở đây tình trạng của con người được thể hiện bằng hai tính từ ngắn đuôi.
БОЛЬШЕ АРБУЗА ЯГОДЫ НЕТ. Không có quả mọng nào lớn hơn dưa hấu.
Trong câu này, đảm nhận chức năng vị ngữ là từ НЕТ.
Sau
khi nghe trên làn sóng điện, các bạn có thể hiểu rõ hơn về chủ đề câu
đơn thành phần nếu tham khảo chuyên mục “Chúng ta học tiếng Nga” trên
trang điện tử tiếng Việt của Đài "Tiếng nói nước Nga". Xin chúc thành
công.
ДО СВИДАНЬЯ!