Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

TRUONG DAT CHUAN

Hà Nội có thêm 3 trường đạt chuẩn Quốc gia

Thứ Tư, 24.11.2010
23:06 (GMT + 7)

 UBND TP Hà Nội vừa có quyết định công nhận 3 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

Đó là các trường: THCS Lê Quí Đôn, quận Cầu Giấy; THCS Ái Mộ và THCS Việt Hưng, quận Long Biên.

Học sinh Trường THCS Ái Mộ
UBND Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Thường trực Hội đồng xét đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia TP, UBND quận Cầu Giấy và UBND quận Long Biên chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, duy trì và phát huy vai trò trường trung học đạt chuẩn Quốc gia của các trường trên.

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND TP, trong 9 tháng đầu năm 2010, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Thành phố đã kiểm tra và đề nghị công nhận 30 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non công: 6 trường, tiểu học công: 13 trường, THCS công: 11 trường). Tính đến 30/9/2010, toàn thành phố có 541 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non có 85 trường, tiểu học có 288 trường, THCS có 152 trường, THPT có 16 trường.

Đ.H

TUYEN SINH MOI

Thay đổi quy chế tuyển sinh hệ vừa học vừa làm

Thứ Sáu, 26.11.2010
10:51 (GMT + 7)

 Bộ GDĐT mới công bố dự thảo bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hệ vừa học vừa làm.

Theo dự thảo, Hiệu trưởng nhà trường có quyền quy định lịch thi từng môn, chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch,  tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.


Theo dự thảo, Hiệu trưởng nhà trường có quyền quy định lịch thi từng môn, chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch, tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Trước ngày thi 45 ngày, các trường báo cáo Bộ GDĐT kế hoạch triển khai các kỳ thi tuyển sinh; chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp; đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về các đợt thi tuyển sinh. Mọi sự thay đổi về kế hoạch tuyển sinh, môn thi tuyển sinh, chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, ngày thi, địa điểm phải báo cáo Bộ chậm nhất 30 ngày trước ngày tổ chức tuyển sinh và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin.

Các trường không có điều kiện tự ra đề thi, không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên.

Nếu trường đề nghị các môn thi tuyển sinh của trường khác với các môn đã được quy định trong mỗi khối thi của quy chế này thì phải báo cáo Bộ GDĐT theo quy định. Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi tự luận là 180 phút và đối với mỗi môn thi trắc nghiệm là 90 phút; thời gian làm bài thi các môn năng khiếu, nghệ thuật do hiệu trưởng các trường quy định và thông báo công khai trước đợt thi 90 ngày. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Thí sinh không dự thi đủ số môn quy định không được xét tuyển.

Nguyên Minh

CHAT LUONG DAO TAO

Trường cao đẳng đạt 0 điểm về tiêu chuẩn đào tạo
Thứ Sáu, 26.11.2010
21:16 (GMT + 7)

 Chiều 26.11, Bộ GDĐT đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường CĐ. Kết quả cho thấy, nhiều trường chưa đảm bảo về chất lượng đào tạo.

Các trường CĐ cần quan tâm tới việc kiểm định chất lượng giáo dục

56 trường dưới 5 điểm

Năm học 2009 - 2010, Bộ GDĐT đã phổ biến các văn bản yêu cầu triển khai, hướng dẫn các trường CĐ thực hiện việc đánh giá, cho điểm về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục. Mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể nhưng nhiều trường không thực hiện hoặc thực hiện thiếu, gửi báo cáo chậm nên chỉ có 107/224 trường gửi bản tự đánh giá cho điểm thi đua về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng.

Theo đánh giá của Bộ đối với 224 trường CĐ, có 108 trường đạt từ 7 điểm trở lên, 56 trường đạt dưới 5 điểm, đặc biệt do nhiều trường không gửi báo cáo hoặc báo cáo thiếu nên Cục không có cơ sở để đánh giá, phải cho điểm 0 ở nhiều tiêu chuẩn.

Lý giải về điểm số chênh lệch này, lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng cho biết, những trường đạt từ điểm 7 trở lên hầu hết đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, tích cực triển khai công tác tự đánh giá và hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đây cũng là nhóm những trường đã quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho đội ngũ hoạt động về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Những trường này đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trái ngược với những trường trên, có tới 50/56 trường bị điểm dưới 5 chưa có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường nên thực hiện việc kiểm định chưa tốt. Đây là những trường hoặc chưa triển khai công tác tự đánh giá và hoặc chưa hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo tiến độ quy định của Bộ.

Các trường CĐ cần quan tâm tới việc kiểm định chất lượng giáo dục

Trong số 107 trường tự đánh giá và cho điểm gửi về Bộ chỉ có 11 trường có kết quả tương đương với kết quả của Bộ, 27 trường kết quả chấm thấp hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 3,5 điểm; 69 trường có kết quả chấm cao hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 5,5 điểm.

Nguyên nhân có sự chênh lệch điểm số này là do các trường chưa hiểu rõ nội hàm từng tiêu chuẩn, tiêu chí, hoặc tự đánh giá chưa chính xác, cho điểm tối đa đối với cả những việc trường chưa làm hoặc làm chưa tốt.

Phải xử lý nghiêm những đơn vị không thực hiện kiểm định

Tại hội nghị, nhiều trường CĐ đã đưa ra những vấn đề khó khăn khi thực hiện công tác tự đánh giá, chấm điểm. Một số tiêu chí được coi là quá cao đối với một số trường như yêu cầu đủ diện tích, chỗ làm việc cho tất cả các giáo viên trong khi bản thân trường vẫn còn đang phải thuê nhiều địa điểm để giảng dạy. Đồng thời, Bộ cần công khai kết quả kiểm định chất lượng của các trường. Xã hội cần được biết những trường nào đảm bảo và không đảm bảo chất lượng để có cơ sở quyết định lựa chọn địa điểm học tập. Bộ cũng cần có kế hoạch dài hạn, giải pháp cụ thể để tuyên truyền cho xã hội hiểu và ủng hộ chủ trương kiểm định chất lượng giáo dục. Có như vậy, công tác kiểm định mới phát huy hiệu quả.

TS. Huỳnh Thanh Nhã, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đề nghị Bộ cần tăng cường hướng dẫn, mở nhiều lớp tập huấn và có chỉ đạo thường xuyên để các trường sớm hoàn thiện công tác đảm bảo chất lượng đào tạo.

TS Bùi Thị Việt, Trưởng Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường CĐ Sư phạm TƯ TPHCM đề nghị Bộ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức kiểm định giữa kỳ, đánh giá chương trình đào tạo và văn bản hướng dẫn sử dụng kết quả đánh giá trong bình xét thi đua hàng năm. Đặc biệt, cần có biện pháp, chế tài cho các đơn vị thực hiện không nghiêm túc bởi thực tế cho thấy, nhiều trường không quan tâm đến việc tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Bộ GDĐT cho biết, năm học 2010 - 2011, Bộ sẽ hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá cho điểm, đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ vận dụng cho các trường trong việc tự chấm, công khai, minh bạch, giảm tối đa sự chênh lệch kết quả giữa Bộ và các trường như hiện nay.

Nguyên Minh

HOC DE LAY BANG

Học một đằng, bằng ghi một nẻo!


Thứ Bảy, 27.11.2010
23:08 (GMT + 7)

Hàng trăm sinh viên khoa du lịch Trường ĐH Văn Hiến, TP.HCM phản ảnh bằng tốt nghiệp mà họ vừa nhận không đúng với ngành đã học khiến họ gặp nhiều khó khăn khi đi xin việc.

Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm của một sinh viên nhưng được ghi tên ngành khác nhau - Ảnh: Trần Huỳnh

Đến nay, sau gần một tháng nhận bằng tốt nghiệp các sinh viên khoa du lịch (khóa 2006-2010) vẫn liên tục đề nghị nhà trường phải giải quyết việc ghi tên ngành trên bằng tốt nghiệp không rõ ràng này. Theo các sinh viên, khi tuyển sinh nhà trường ghi tên ngành đào tạo là du lịch.


Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm của một sinh viên nhưng được ghi tên ngành khác nhau - Ảnh: Trần Huỳnh

Trong quá trình học, sinh viên được đào tạo với hai chuyên ngành: quản trị du lịch - khách sạn và hướng dẫn du lịch. T.V.H., sinh viên khoa du lịch, cho biết: “Bảng điểm khóa học trường cấp cho sinh viên ghi ngành “quản trị kinh doanh du lịch - khách sạn”, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ghi ngành “quản trị kinh doanh”, trong khi trên bằng tốt nghiệp lại ghi ngành “du lịch - khách sạn”. Chính điều này khiến sinh viên gặp rắc rối khi xin việc”.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2006, Trường ĐH Văn Hiến được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo bậc đại học ngành văn hóa du lịch (quản trị du lịch khách sạn, hướng dẫn du lịch). Nhưng trong thông báo tuyển sinh, trường lại ghi tên ngành du lịch (quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành, quản trị du lịch - khách sạn). Như vậy, ngay từ đầu nhà trường đã không rõ ràng trong việc này.

Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường vốn xin đào tạo ngành du lịch nhưng các văn bản trước đây của Bộ GD-ĐT lại ghi là ngành “văn hóa du lịch” gồm hai chuyên ngành (quản trị kinh doanh du lịch khách sạn, quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành). Sinh viên tốt nghiệp năm 2010 được nhà trường cấp bằng theo mẫu phôi bằng mới của Bộ GD-ĐT. Theo quy định mới trên bằng tốt nghiệp chỉ ghi tên ngành, không cần ghi rõ chuyên ngành đào tạo nên nhà trường ghi ngành du lịch - khách sạn.

“Thực tế, trong quá trình đào tạo, sinh viên khoa du lịch được học hai chuyên ngành này và tên chuyên ngành được thể hiện trong bảng điểm cấp cho sinh viên. Trong trường hợp này, nếu ghi trên bằng ngành quản trị kinh doanh là không đúng hoặc văn hóa du lịch cũng không ổn, vì thực tế sinh viên học kiến thức về quản lý” - ông Hùng giải thích. Riêng việc nhà trường cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên ngành du lịch nhưng lại ghi ngành quản trị kinh doanh, ông Hùng cho rằng do sơ suất của bộ phận cấp giấy này.

Ông Nguyễn Quốc Hợp, trưởng phòng quản lý đào tạo nhà trường, cũng cho biết thêm việc Bộ GD-ĐT quyết định tên ngành đào tạo cho trường đối với ngành du lịch cũng không nhất quán, khi ghi là văn hóa du lịch, có lúc lại ghi du lịch. “Trong danh mục đào tạo không có ngành văn hóa du lịch nên lâu nay khi tuyển sinh nhà trường chỉ ghi tên ngành đào tạo là du lịch. Đối với mẫu phôi bằng cũ, chúng tôi được ghi cả tên ngành và chuyên ngành, trong khi phôi bằng mới lại không yêu cầu ghi chuyên ngành khiến sinh viên phản ứng. Thật sự nhà trường đang lúng túng trong việc này” - ông Hợp nói.

Theo ông Hùng, nhà trường đã gửi văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tách riêng hai chuyên ngành của khoa du lịch thành hai ngành riêng biệt để sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình xin việc. Đồng thời ông Hùng cũng cho biết: “Bằng đã cấp cho sinh viên ngành du lịch khóa 2006-2010 không thể thay đổi. Nếu sinh viên có nhu cầu, nhà trường sẽ cấp thêm giấy xác nhận ghi rõ mọi thông tin chuyên ngành đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi các em xin việc và tránh bị nhà tuyển dụng hiểu nhầm”.

Trong khi đó, một nghịch lý nữa đang tồn tại ở trường này: trong khi cũng đào tạo ngành du lịch nhưng ở bậc cao đẳng hai chuyên ngành quản trị du lịch - khách sạn, quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành lại nằm trong ngành... quản trị kinh doanh. Theo quy định mới, đến khi tốt nghiệp các sinh viên ngành này sẽ được cấp bằng với tên ngành là quản trị kinh doanh. Như vậy, sinh viên sẽ lại được cấp bằng không đúng ngành nghề mà họ được học.
Theo Tuoitre

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài thơ nổi tiếng của tác giả Lê Văn Lộc đã làm xúc động bao thế hệ Thày và trò


BỤI PHẤN
Lê Văn Lộc

Khi Thầy viết bảng

bụi phấn rơi rơi.

Có hạt bụi nào

rơi trên bục giảng

Có hạt bụi nào

vương trên tóc Thầy

Em yêu phút giây này

Thầy em, tóc như bạc thêm

bạc thêm vì bụi phấn

đã cho em bài học hay

Có gì vui hơn
Mai sau lớn, nên người

Làm sao, có thể nào quên?

Ngày xưa Thầy dạy dỗ

khi em tuổi còn thơ

TUYỂN SINH

ĐH Bách Khoa tuyển sinh 83 chuyên ngành sau ĐH


(LĐO) - Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo tuyển sinh sau ĐH năm 2011 với 83 chuyên ngành.

Ảnh: Internet

Theo đó, nhà trường sẽ tuyển 42 chuyên ngành thạc sĩ và 41 chuyên ngành tiến sĩ. Ngoài ra, trường còn tuyển sinh chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ lĩnh vực vật liệu và cấu trúc phân tử nano giữa ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH California (Mỹ). Dự kiến, đợt thi tuyển thạc sĩ sẽ diễn ra vào tháng 5.2011, bậc tiến sĩ sẽ tuyển sinh qua hình thức xét tuyển hồ sơ nghiên cứu.
Đ.H