Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 47

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
1.01.2013, 07:28
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
новый год игрушки рождество праздник елка новый год новогоднее украшение Tải về
© Flickr.com

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Bài học hôm nay của chúng tôi phát sóng vào khỏang thời gian tuyệt vời và kỳ diệu nhất trong năm: Khoảng thời gian của Năm mới và lễ Giáng sinh. Đó là khỏang thời gian khi tất cả hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn và mong đợi điều kỳ diệu sẽ đến. Người Nga có câu rằng, nếu tin vào điều kỳ diệu, thì nhất định điều kỳ diệu sẽ đến. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ xoay quanh đề tài này.
РОМАН УЧИЛСЯ НА ЧЕТВЕРТОМ КУРСЕ ХУДОЖЕСТВЕННОГО ИНСТИТУТА. ОН МЕЧТАЛ СТАТЬ ИЗВЕСТНЫМ ХУДОЖНИКОМ. У НЕГО БЫЛО МНОГО ДРУЗЕЙ И ПОДРУГ, НО ЛЮБИМОЙ ДЕВУШКИ НЕ БЫЛО. Roman học năm thứ tư trường Đại học Nghệ thuật. Anh ấy từng mơ ước trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Anh ấy có nhiều bạn bè cả bạn trai và bạn gái, nhưng chưa có người yêu.
ОДНАЖДЫ РОМАНУ ПРИСНИЛСЯ УДИВИТЕЛЬНЫЙ СОН. ОН УВИДЕЛ ПРЕКРАСНОЕ ЛИЦО ДЕВУШКИ. У НЕЕ БЫЛИ БОЛЬШИЕ ЗЕЛЕНЫЕ ГЛАЗА, МИЛАЯ УЛЫБКА И ДЛИННЫЕ ЗОЛОТИСТЫЕ ВОЛОСЫ. УТРОМ РОМАН ВЗЯЛ БОЛЬШОЙ ЛИСТ БУМАГИ И НАРИСОВАЛ ЭТО ЛИЦО. Một lần (một hôm) Roman có một giấc mơ đáng ngạc nhiên (lạ thường). Anh nhìn thấy khuôn mặt tuyệt đẹp của một cô gái. Cô ấy có đôi mắt to xanh biếc, nụ cười khả ái và mái tóc dài óng vàng. Buổi sáng Roman lấy một tờ giấy lớn và vẽ lại khuôn mặt này.
ПРОШЕЛ МЕСЯЦ, НО РОМАН НЕ МОГ ЗАБЫТЬ СВОЙ СОН. ЕМУ БЫЛО ГРУСТНО. МОРОЗНЫМ ЗИМНИМ ВЕЧЕРОМ РОМАН ПОШЕЛ В ПАРК, ЧТОБЫ ПОКАТАТЬСЯ НА КОНЬКАХ. НА КАТКЕ БЫЛО МНОГО МОЛОДЕЖИ. ВДРУГ РОМАН УВИДЕЛ ДЕВУШКУ, ОЧЕНЬ ПОХОЖУЮ НА ТУ, КОТОРУЮ ОН УВИДЕЛ ВО СНЕ. РОМАН ПОСПЕШИЛ ЗА НЕЙ, НО ДЕВУШКА ИСЧЕЗЛА. ВЕСЬ ВЕЧЕР РОМАН ИСКАЛ ЕЕ, НО НАЙТИ НЕ СМОГ. Một tháng trôi qua, nhưng Roman không thể quên giấc mơ của mình. Anh thấy buồn. Buổi chiều mùa đông băng giá Roman ra công viên để trượt băng. Trên sân băng rất đông bạn trẻ. Bỗng nhiên Roman nhìn thấy một cô gái, rất giống với người mà anh đã gặp trong mơ. Roman vội vàng đi theo cô ấy, nhưng cô gái đã biến mất. Cả buổi chiều Roman tìm cô, nhưng không sao thấy được.
КРУПНАЯ КОМПАНИЯ ПРОВОДИЛА КОНКУРС НА ЛУЧШУЮ РЕКЛАМУ МОБИЛЬНЫХ ТЕЛЕФОНОВ. РОМАН ПРИНЯЛ УЧАСТИЕ В КОНКУРСЕ. ОН НАРИСОВАЛ ПОРТРЕТ ДЕВУШКИ ИЗ СНА И МОБИЛЬНЫЙ ТЕЛЕФОН. ВНИЗУ ОН НАПИСАЛ: «ПОЗВОНИ МНЕ!» Một công ty lớn tiến hành cuộc thi tuyển quảng cáo xuất sắc nhất cho điện thoại di động. Roman đã tham gia thi. Anh vẽ chân dung cô gái trong giấc mơ và chiếc điện thoại di động. Phía dưới (bức vẽ) anh ghi (dòng chữ): “Hãy gọi điện cho tôi!”.
РОМАН ВЫИГРАЛ КОНКУРС. ЕГО РЕКЛАМА БЫЛА РАЗВЕШАНА ВО МНОГИХ МЕСТАХ ГОРОДА. ПОВЕСИЛИ ЕЕ И ОКОЛО КАТКА, НА КОТОРОМ РОМАН УВИДЕЛ ТАИНСТВЕННУЮ НЕЗНАКОМКУ. ОДНАЖДЫ НОЧЬЮ РОМАН ПРИШЕЛ К ЭТОЙ РЕКЛАМЕ, НАПИСАЛ НА НЕЙ БОЛЬШИМИ ЦИФРАМИ СВОЙ МОБИЛЬНЫЙ ТЕЛЕФОН И СТАЛ ЖДАТЬ ЧУДА. Roman đã (giành phần) thắng trong cuộc thi. Quảng cáo của anh được treo ở nhiều nơi của thành phố. (Người ta) treo (tấm quảng cáo) cả ở gần sân băng, nơi Roman nhìn thấy cô gái bí ẩn không quen biết. Một lần vào ban đêm Roman đến chỗ bức quảng cáo này, ghi trên đó số điện thoại (di động) của mình bằng những chữ số lớn, và bắt đầu chờ đợi điều kỳ diệu.
НАКАНУНЕ РОЖДЕСТВА РОМАНУ ПОЗВОНИЛИ. НОМЕР БЫЛ ЕМУ НЕИЗВЕСТЕН. ДЕВИЧИЙ ГОЛОС ПРОИЗНЕС: «ЗДРАВСТВУЙТЕ! Я УВИДЕЛА ВАШ ТЕЛЕФОН НА РЕКЛАМЕ. ВЫ ПРОСИЛИ МЕНЯ ПОЗВОНИТЬ. МЕНЯ ЗОВУТ ЮЛЯ. ЧТО ВЫ ХОТЕЛИ МНЕ СКАЗАТЬ?» Trước lễ Giáng sinh, có người gọi điện cho Roman. Số lạ. Giọng thiếu nữ vang lên: “Xin chào! Tôi nhìn thấy số điện thoại của bạn trên tấm quảng cáo. Bạn đề nghị tôi gọi điện. Tên tôi là Yulya. Bạn muốn nói gì với tôi vậy?”
РОМАН ПОМОЛЧАЛ СЕКУНДУ. «ВЫ ВОШЛИ В МОЮ ЖИЗНЬ ВО СНЕ. МНЕ БЫ ОЧЕНЬ ХОТЕЛОСЬ, ЧТОБЫ ЭТО БЫЛО НАЯВУ», СКАЗАЛ ОН ЮЛЕ. РОЖДЕСТВО ОНИ ВСТРЕТИЛИ ВМЕСТЕ. Roman im lặng một giây. Rồi anh nói với Yulya: “Bạn đã bước vào cuộc đời tôi trong mơ. Tôi rất mong điều đó trở thành hiện thực”. Họ đã đón Giáng sinh bên nhau.
Các bạn thân mến!Trong câu chuyện nhỏ này có nhiều thí dụ về các chủ đề ngữ pháp mới. Nhưng chúng ta sẽ xem xét cụ thể trong những bài học kỳ tới. Còn hôm nay, Tanya và Đan Thi xin tặng các bạn câu chuyện này và chúng tôi muốn chúc mừng nhân dịp Năm mới. Xin chúc cho những điều kỳ diệu tốt lành luôn được dành chỗ trong cuộc sống của mỗi người. Để sang Năm mới bạn, gia đình và người thân của bạn luôn được khỏe mạnh và trong ngôi nhà bạn luôn tràn đầy Tình yêu, Niềm vui và Hạnh phúc. Để những chương trình của đài phát thanh"Tiếng nói nước Nga" luôn là người bạn tốt và là phụ tá hữu ích của thính giả, còn những bài học tiếng Nga của chúng tôi sẽ giúp bạn làm quen với nước Nga và tiến vào thế giới văn học Nga. Xin hẹn gặp lại trên làn sóng điện của Đài "Tiếng nói nước Nga"!
ДО СВИДАНЬЯ!

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 46

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
1.12.2012, 16:18
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
россия зима россия москва кремль снег мороз россия погода россия Tải về

Photo: EPA
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Đã sang tháng 12 - tháng cuối cùng của năm và cũng là tháng đầu tiên của mùa đông Nga. Thông thường ở Nga tháng 12 thời tiết rất lạnh và khắp nơi phủ tuyết trắng xóa. Những tòa nhà bắt đầu được trang trí bằng dây kim tuyến lóng lánh, những tràng bóng bay kết hình, đèn lồng chăng ngang các phố còn bên lối ra vào và trên giá các cửa hàng bày cây thông xanh tô điểm lộng lẫy. Cảm thấy rất rõ đang gần đến một ngày hội yêu thích nhất của người Nga là ngày lễ Năm mới. Tania, sắp tới là năm gì vậy?
ДВЕ ТЫСЯЧИ ТРИНАДЦАТЫЙ. Năm 2013.
Hôm nay chúng ta sẽ nói về cách biểu đạt ngày tháng trong tiếng Nga. Trước ngưỡng cửa một năm mới, người ta luôn nhớ lại những sự kiện vui mừng và buồn đau của những năm đã qua. Thiên niên kỷ mới đã bắt đầu, một phần cuộc đời của chúng ta đã trôi qua trong thiên niên kỷ cũ, khi mà tất cả các năm đều bắt đầu với từ ТЫСЯЧА ДЕВЯТЬСОТ – một nghìn chín trăm…
ВЕЛИКАЯ ОТЕЧЕСТВЕННАЯ ВОЙНА НАЧАЛАСЬ В ТЫСЯЧА ДЕВЯТЬСОТ СОРОК ПЕРВОМ ГОДУ, А ЗАКОНЧИЛАСЬ ДЕВЯТОГО МАЯ ТЫСЯЧА ДЕВЯТЬСОТ СОРОК ПЯТОГО ГОДА. Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt đầu vào năm 1941, kết thúc vào (ngày) 9 tháng 5 năm 1945.
Các năm được biểu đạt bằng tổ hợp từ số lượng và từ cuối cùng chỉ số thứ tự, trong các cách chỉ biến đổi vĩ tố của từ cuối ДЕВЯТОМ, ПЯТОГО, những phần còn lại của tổ hợp từ vẫn giữ nguyên không đổi: ТЫСЯЧА ДЕВЯТЬСОТ СОРОК.
12 АПРЕЛЯ ТЫСЯЧА ДЕВЯТЬСОТ ШЕСТЬДЕСЯТ ПЕРВОГО ГОДА ЧЕЛОВЕК ВПЕРВЫЕ ПОЛЕТЕЛ В КОСМОС. В ДВЕ ТЫСЯЧИ ОДИННАДЦАТОМ ГОДУ МИР ОТМЕТИЛ ПОЛВЕКА НАЧАЛА КОСМИЧЕСКОЙ ЭРЫ.
(Ngày) 12 tháng 4 năm 1961 con người đầu tiên đã bay vào vũ trụ. Trong năm 2011 thế giới đã kỷ niệm nửa thế kỷ bắt đầu kỷ nguyên vũ trụ
Tania, nhà thơ yêu thích nhất của chị là ai?
АЛЕКСАНДР СЕРГЕЕВИЧ ПУШКИН.
Ông sinh ra khi nào?
ПУШКИН РОДИЛСЯ ШЕСТОГО ИЮНЯ ТЫСЯЧА СЕМЬСОТ ДЕВЯНОСТО ДЕВЯТОГО ГОДА.
Pushkin sinh (ngày) 6 tháng 6 năm 1799.
Như vậy, tất cả các năm của thiên niên kỷ vừa qua bắt đầu với từ ТЫСЯЧА, còn năm cuối cùng của thiên niên kỷ gọi là ДВУХТЫСЯЧНЫЙ. Chị nhớ không, Tania, tưởng chừng như cách đây chưa lâu chúng ta đón năm này, và quan niệm của mọi người không đồng nhất với nhau: một số người coi năm 2000 là năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai, còn những người khác gọi nó là năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba. Và thế là đã trôi qua 12 năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới. Nhân đây cũng xin nói thêm, chỉ trong 12 năm vừa qua đã có những kết hợp thú vị của các con số chỉ ngày tháng năm như 01.01.01 – ПЕРВОЕ ЯНВАРЯ ДВЕ ТЫСЯЧИ ПЕРВОГО ГОДА, 07.07.07 – СЕДЬМОЕ ИЮЛЯ ДВЕ ТЫСЯЧИ СЕДЬМОГО ГОДА hoặc là 12.12.12 – ДВЕНАДЦАТОЕ ДЕКАБРЯ ДВЕ ТЫСЯЧИ ДВЕНАДЦАТОГО ГОДА.
Xin các bạn lưu ý, tất cả các chữ số là số thứ tự đều ở giống trung.
ПЕРВОЕ, ВТОРОЕ, ТРЕТЬЕ, ЧЕТВЕРТОЕ, ПЯТОЕ, ШЕСТОЕ, СЕДЬМОЕ, ВОСЬМОЕ, ДЕВЯТОЕ, ДЕСЯТОЕ, ДВАДЦАТОЕ, ДВАДЦАТЬ ПЯТОЕ, ТРИДЦАТОЕ, ТРИДЦАТЬ ПЕРВОЕ. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 20, 25, 30, 31.
Và chúng biến đổi như sau:
ПЕРВОГО СЕНТЯБРЯ НАЧИНАЕТСЯ УЧЕБНЫЙ ГОД. (Ngày) 1 tháng 9 bắt đầu năm học mới.
Nếu nói về ngày tháng diễn ra sự kiện nào đó, vĩ tố của từ cuối cùng bao giờ cũng là –ОГО.
ПЕРВОГО СЕНТЯБРЯ, ПЯТОГО ДЕКАБРЯ.
Nếu nói về việc, đến ngày tháng nào sẽ thực hiện hành động nào đó, thì vĩ tố của từ cuối sẽ là –ОМУ.
Я ДОЛЖЕН НАПИСАТЬ ДИПЛОМНУЮ РАБОТУ К ПЯТОМУ МАЯ. Đến (ngày) 5 tháng 5 tôi cần viết xong luận văn
К ПЯТОМУ МАЯ, К СЕМНАДЦАТОМУ СЕНТЯБРЯ. Đến (ngày) 5 tháng 5, đến (ngày) 17 tháng 9.
Các bạn hãy thử viết tiểu sử tóm tắt của mình với những từ chỉ ngày tháng năm. Thí dụ:
ЭТО МОЙ ДРУГ АНТОН. ОН РОДИЛСЯ В МОСКВЕ 7 АВГУСТА ТЫСЯЧА ДЕВЯТЬСОТ ДЕВЯНОСТОГО ГОДА. В ДВЕ ТЫСЯЧИ ВОСЬМОМ ГОДУ АНТОН ОКОНЧИЛ ШКОЛУ И ПОШЕЛ СЛУЖИТЬ В АРМИЮ. В ДВЕ ТЫСЯЧИ ДЕВЯТОМ ГОДУ ОН ВЕРНУЛСЯ ИЗ АРМИИ И ПОСТУПИЛ В МОСКОВСКИЙ ГОРНЫЙ ИНСТИТУТ. В ДВЕ ТЫСЯЧИ ЧЕТЫРНАДЦАТОМ ГОДУ АНТОН ОКОНЧИТ ИНСТИТУТ. ОН ХОЧЕТ СТАТЬ ГЕОЛОГОМ. Đây là anh bạn Anton của tôi. Anh ấy sinh tại Matxcơva vào ngày 7 tháng 8 năm 1990. Năm 2008, Anton tốt nghiệp phổ thông trung học và nhập ngũ phục vụ trong quân đội. Năm 2009, anh từ quân đội trở về và nhập (học) vào Đại học Mỏ Matxcơva. Năm 2014 Anton sẽ tốt nghiệp đại học. Anh ấy muốn trở thành nhà địa chất.
Xin chúc các bạn thành công.

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 45

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
17.11.2012, 16:14
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
выпускник МГУ выпускной вуз Tải về

Photo: RIA Novosti
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng tôi tiếp tục chủ đề "mệnh đề phức hợp” trong tiếng Nga. Trong bài trước ta làm quen với những mệnh đề phức hợp bình đẳng và mệnh đề phức hợp phụ thuộc. Các bạn đã biết rằng trong dạng mệnh đề phức hợp nhưng bình đẳng thì các phần độc lập với nhau và ta có thể tách thành những câu đơn giản, còn trong câu phức hợp phụ thuộc thì một phần đóng vai trò chính, phần kia là phụ, do vậy mệnh đề dạng này không tách ra thành những câu đơn riêng biệt được.
Các bạn cũng biết về ba loại câu phụ. Bây giờ ta hãy cùng ôn lại một chút.
Câu phụ thời gian biểu thị khoảng thời gian của hành động trong phần chính của mệnh đề phức hợp.
КОГДА ПРИДЕТ ЗИМА, Я БУДУ КАТАТЬСЯ НА ЛЫЖАХ. Khi mùa đông đến, tôi sẽ đi trượt tuyết.
Phần chính của mệnh đề này - Я БУДУ КАТАТЬСЯ НА ЛЫЖАХ, còn phần phụ chỉ rõ khung thời gian - КОГДА ПРИДЕТ ЗИМА. Nó trả lời cho câu hỏi: когда? Và gắn kết với phần chính của mệnh đề bằng liên từ КОГДА.
Loại tiếp theo của câu phụ mà chúng ta cũng đã nói tới, là câu phụ nguyên nhân, cho thấy nguyên nhân của hành động hoặc tình trạng được thể hiện trong phần chính của mệnh đề phức hợp.
Я ПОДАРЮ НИНЕ НОВЫЙ ДИСК, ПОТОМУ ЧТО ОНА ОЧЕНЬ ЛЮБИТ МУЗЫКУ. Tôi tặng Nina chiếc đĩa CD mới, vì cô ấy rất yêu âm nhạc.
Ở đây câu chính là - Я ПОДАРЮ НИНЕ НОВЫЙ ДИСК, còn câu phụ là - ПОТОМУ ЧТО ОНА ОЧЕНЬ ЛЮБИТ МУЗЫКУ.
Câu phụ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi почему? Và gắn kết với phần chính bằng liên từ ПОТОМУ ЧТО.
Ở đây xin lưu ý các bạn về cách phát âm liên từ này. Ta viết ПОТОМУ ЧТО, nhưng phát âm là ПОТОМУ ШТО.
Dạng câu phụ cuối cùng mà chúng ta đã xem xét trong bài trước, là câu phụ chỉ điều kiện, biểu thị điều kiện của hành động nêu ra trong mệnh đề chính.
ЕСЛИ Я ПОЛУЧУ ВИЗУ, Я ЧЕРЕЗ МЕСЯЦ ПОЛЕЧУ ВО ФРАНЦИЮ. Nếu tôi nhận được visa, (thì) sau một tháng nữa tôi sẽ bay sang Pháp.
Ở đây câu chính là - Я ЧЕРЕЗ МЕСЯЦ ПОЛЕЧУ ВО ФРАНЦИЮ, còn câu phụ là - ЕСЛИ Я ПОЛУЧУ ВИЗУ. Nó trả lời cho câu hỏi при каком условии? Và gắn kết bằng liên từ ЕСЛИ.
Bây giờ chúng tôi giới thiệu một dạng khác của mệnh đề phụ thuộc. Đó là câu mục đích, biểu thị mục đích của hành động nêu ra trong mệnh đề chính.
Я ПОМОГ СВОЕМУ ДРУГУ АНДРЕЮ, ЧТОБЫ ОН ХОРОШО СДАЛ ЭКЗАМЕН. Tôi đã giúp đỡ bạn Andrei của mình để anh ấy trả thi tốt.
Câu chính là - Я ПОМОГ СВОЕМУ ДРУГУ АНДРЕЮ. Câu phụ là - ЧТОБЫ ОН ХОРОШО СДАЛ ЭКЗАМЕН. Nó trả lời cho câu hỏi зачем? с какой целью? Và gắn kết bằng liên từ ЧТОБЫ. Ở đây cũng cần lưu ý về cách phát âm – ta viết ЧТОБЫ, nhưng phát âm là ШТОБЫ.
Xin thêm thí dụ nữa về câu phụ chỉ mục đích.
МИНЬ ПОШЕЛ В АПТЕКУ, ЧТОБЫ КУПИТЬ ЛЕКАРСТВО ДЛЯ МАТЕРИ. Minh đến hiệu thuốc để mua thuốc cho mẹ.
Còn bây giờ mời các bạn nghe đọan hội thoại, trong đó sử dụng tất cả các dạng câu phụ mà chúng ta đã nhắc tới.
ПРИВЕТ, АНТОН! – ПРИВЕТ, ЗУНГ! – КАК ДЕЛА? – НОРМАЛЬНО. – КОГДА МЫ ВИДЕЛИСЬ ТРИ МЕСЯЦА НАЗАД, ТЫ ХОТЕЛ УЧИТЬ ВЬЕТНАМСКИЙ ЯЗЫК. УЖЕ НАЧАЛ? – ДА. Я ХОЧУ ЕГО ЗНАТЬ, ПОТОМУ ЧТО ЗАНИМАЮСЬ ВЬЕТНАМСКОЙ БОРЬБОЙ. – ЧТОБЫ ХОРОШО ЗНАТЬ ВЬЕТНАМСКИЙ ЯЗЫК, НАДО МНОГО ЗАНИМАТЬСЯ. Я МОГУ ТЕБЕ ПОМОЧЬ. – СПАСИБО. ЕСЛИ ДЕЛА ПОЙДУТ ХОРОШО, ЛЕТОМ Я ПОЛЕЧУ ВО ВЬЕТНАМ.
Anton à, chào cậu! - Chào Dũng! – Công việc thế nào? – Bình thường. – Khi chúng mình gặp nhau ba tháng trước, cậu muốn học tiếng Việt. Bắt đầu rồi hả? - Ừ. Tớ muốn biết tiếng Việt, vì tớ đang tập võ Việt Nam. – Để (biết tốt) thạo tiếng Việt, cần học nhiều. Tớ sẽ giúp cậu. – Cảm ơn. Nếu mọi chuyện ổn thỏa, mùa hè tớ sẽ bay sang Việt Nam.
Các bạn hãy tìm trong đọan hội thoại này những câu phụ chỉ thời gian, nguyên nhân, điều kiện và mục đích. Ngoài ra các bạn hãy tự nghĩ những đoạn hội thoại hay chuyện kể có sử dụng những mệnh đề như vậy.
Vẫn như mọi khi, tham khảo trang web của Đài "Tiếng nói nước Nga" sẽ giúp bạn trong việc học tiếng Nga.
Xin chúc các bạn có những thành công mới trên hành trình khám phá và nắm vững ngôn ngữ của đất nước bạch dương!

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 44

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
3.11.2012, 16:16
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
Зима в Москве; снег; морозы; солнце Tải về

Photo: RIA Novosti
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng ta sẽ nói về những mệnh đề phức hợp trong tiếng Nga. Thông thường những mệnh đề này có hai loại. Loại thứ nhất là khi mà tất cả các bộ phận của một câu phức đều ngang bằng nhau, có thể tách ra để trở thành những câu đơn giản và độc lập.Thí dụ:
Я УСПЕШНО СДАЛ ЭКЗАМЕН, И МЫ С ДРУГОМ ПОШЛИ В КАФЕ. Tôi đã trả thi thành công, và chúng tôi cùng người bạn đi đến quán cà-phê.
Trong mệnh đề phức hợp này gồm hai câu đơn giản thể hiện những hành động nối tiếp nhau. Mệnh đề phức hợp như vậy có thể chia được thành hai câu đơn giản riêng biệt.
Я УСПЕШНО СДАЛ ЭКЗАМЕН. Tôi đã trả thi thành công.
И МЫ С ДРУГОМ ПОШЛИ В КАФЕ. Và chúng tôi cùng người bạn đi đến quán cà-phê.
Hoặc là phương án mệnh đề phức hợp như sau:
Я ЛЮБЛЮ ВЬЕТНАМСКИЕ БЛИНЧИКИ, НО КАРТОШКА С МЯСОМ МНЕ НРАВИТСЯ БОЛЬШЕ. Tôi thích món nem Việt Nam, nhưng món khoai tây với thịt thì tôi còn thích hơn.
Trong câu phức hợp này, ý nghĩa của một câu đơn giản trái ngược với ý nghĩa của câu khác. Nhưng cũng có thể dễ dàng tách ra thành hai câu riêng độc lập.
Я ЛЮБЛЮ ВЬЕТНАМСКИЕ БЛИНЧИКИ. Tôi thích món nem Việt Nam.
НО КАРТОШКА С МЯСОМ МНЕ НРАВИТСЯ БОЛЬШЕ. Nhưng món khoai tây với thịt thì tôi còn thích hơn.
 Loại thứ hai của câu phức hợp bằng tiếng Nga là khi một phần phụ thuộc vào phần khác, và không thể tách rời thành những mệnh đề đơn lẻ. Thí dụ:
КОГДА АНТОН ПРИЕХАЛ ИЗ ПЕТЕРБУРГА, ОН ВСТРЕТИЛСЯ СО ВСЕМИ СВОИМИ ДРУЗЬЯМИ.
Khi Anton đến từ Peterburg, anh ấy đã gặp gỡ với tất cả các bạn bè của mình.
Ở đây một phần mệnh đề chỉ hành động đã được thực hiện xong, còn phần kia chỉ mốc thời gian ngữ cảnh.
Когда Антон встретился со всеми своими друзьями? Когда он приехал из Петербурга.
Khi nào Anton gặp gỡ với tất cả các bạn bè của mình? Khi anh ấy đến từ Peterburg.
Phần mệnh đề cho thấy hành động của đối tượng được gọi là chính, còn phần mệnh đề thể hiện thời gian thực hiện hành động này được xem là mệnh đề phụ.
Xin thêm một thí dụ mệnh đề phức hợp với phần phụ chỉ thời gian.
КОГДА АННА ГОТОВИТ ОБЕД, ОНА ВСЕГДА СЛУШАЕТ РАДИО.
Khi Anna chuẩn bị bữa ăn trưa, chị ấy luôn nghe radio.
Ở đây, phần chính là ОНА ВСЕГДА СЛУШАЕТ РАДИО.
Còn phần phụ trong mệnh đề phức hợp là КОГДА АННА ГОТОВИТ ОБЕД
Phần phụ chỉ thời gian bắt đầu với từ КОГДА và không thể dùng tách riêng độc lập khỏi phần chính.
Có thí dụ ngắn gọn về mệnh đề với phần phụ chỉ thời gian, là ngạn ngữ mà bậc phụ huynh người Nga thường nói với các con trong bữa ăn.
КОГДА Я ЕМ, Я ГЛУХ И НЕМ. Khi tôi ăn, tôi điếc và câm.
Chắc các bạn cũng thấy ở đây cả qui tắc văn minh – khi đang ăn thì không nói chuyện, cũng như lối chơi chữ để có vần điệu. Có lẽ các bạn dễ dàng xác định được đâu là phần chính, còn đâu là phần phụ trong mệnh đề phức hợp này.
Thêm một loại mệnh đề phức hợp với phần phụ chỉ khoảng thời gian.
АНТОН НЕ ПРИШЕЛ НА ЛЕКЦИЮ, ПОТОМУ ЧТО ОН ПЛОХО СЕБЯ ЧУВСТВОВАЛ.
Anton không đến lớp, vì anh ấy cảm thấy người không khỏe, mệt, ốm.
Ở đây, phần chính là АНТОН НЕ ПРИШЕЛ НА ЛЕКЦИЮ.
Còn phần phụ là ПОТОМУ ЧТО ОН ПЛОХО СЕБЯ ЧУВСТВОВАЛ.
Phần phụ giải thích nguyên nhân thực hiện hành động trong phần chính, vì thế dạng mệnh đề này còn được gọi là mệnh đề quan hệ nhân quả.
Почему Антон не пришел на лекцию? Потому что он плохо себя чувствовал.
Tại sao Anton không đến lớp? Vì anh ấy cảm thấy người không khỏe, mệt, ốm.
Thêm thí dụ khác về câu phức hợp với phần phụ chỉ nguyên nhân hành động.
ЗУНГ КУПИЛ СЕБЕ ТЕПЛУЮ КУРТКУ И ШАПКУ, ПОТОМУ ЧТО ЗИМОЙ В МОСКВЕ ОЧЕНЬ ХОЛОДНО.
Dũng đã sắm cho mình chiếc áo bông ấm và mũ, vì mùa đông ở Matxcơva rất lạnh.
Почему Зунг купил себе теплую куртку и шапку? Потому что зимой в Москве очень холодно.
Tại sao Dũng đã sắm cho mình áo bông ấm và mũ? Vì rằng mùa đông ở Matxcơva rất lạnh.
Phần phụ trong mệnh đề phức hợp này bắt đầu với từ ПОТОМУ ЧТО và không thể dùng khi tách riêng độc lập khỏi phần chính.
Vẫn còn một dạng mệnh đề phức hợp nữa – đó là với phần phụ chỉ điều kiện.
ЕСЛИ ЗАВТРА БУДЕТ ХОРОШАЯ ПОГОДА, МЫ ПОЕДЕМ НА РЕКУ КУПАТЬСЯ. Nếu ngày mai thời tiết tốt, chúng ta sẽ ra sông tắm.
Phần mệnh đề phụ chỉ điều kiện, có thể diễn ra hành động trong phần chính.
При каком условии мы поедем на реку купаться? Если завтра будет хорошая погода.
Với điều kiện nào chúng ta sẽ ra sông tắm? Nếu ngày mai thời tiết tốt.
Thêm một thí dụ nữa về mệnh đề phức hợp có phần phụ điều kiện:
ЕСЛИ ТЫ НЕ БУДЕШЬ МНОГО ЗАНИМАТЬСЯ, ТЫ НЕ СДАШЬ ХОРОШО ЭКЗАМЕНЫ. Nếu cậu không học kỹ, cậu sẽ không trả thi tốt được.
Ở đây phần mệnh đề chính là ТЫ НЕ СДАШЬ ХОРОШО ЭКЗАМЕНЫ.
Còn phần phụ chỉ điều kiện là ЕСЛИ ТЫ НЕ БУДЕШЬ МНОГО ЗАНИМАТЬСЯ.
Phần mệnh đề phụ chứa điều kiện bắt đầu với từ ЕСЛИ và không thể dùng khi tách riêng độc lập khỏi phần chính.
Các bạn thân mến, chủ đề câu phức hợp trong tiếng Nga sẽ được tiếp nối trong bài sau. Các bạn hãy tập luyện bằng cách đặt ra các câu phức hợp có phần phụ chỉ thời gian, nguyên nhân và điều kiện.
Bài tham khảo trên trang web của Đài "Tiếng nói nước Nga" sẽ giúp các bạn trong việc luyện tập này. Xin chúc thành công!

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 43

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
20.10.2012, 15:52
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
европа осень листья погода деревья сезон Tải về

Photo: EPA
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Trong bài học trước chúng ta đã nói về phép chia động từ tiếng Nga, tức là biến đổi động từ như thế nào về ngôi và số cho phù hợp với danh từ trong ngữ cảnh cần thiết. Xin nhắc các bạn rằng có hai phép chia động từ. Phân biệt động từ thuộc phép chia I hay II, là tùy theo cấu tạo của động từ ở hình thức nguyên thể không xác định. Nói chung những động từ ở dạng nguyên thể có kết thúc bằng –ИТЬ là thuộc phép chia II, tất cả những động từ còn lại thì thuộc phép chia I.
Nhưng cũng như ở bài trước chúng tôi đã nói, trong tiếng Nga mỗi qui tắc đều có biệt lệ. Ta đã nói về một số động từ cần chia ngoại lệ. Hôm nay, xin giới thiệu với các bạn 11 động từ thuộc phép chia II, mặc dù khi ở dạng nguyên thể bất định chúng có kết thúc bằng –АТЬ và –ЕТЬ, giống như động từ thuộc phép chia I. Mời các bạn nghe chị Tania điểm qua các động từ ngoại lệ này:
ГНАТЬ – đuổi, ДЫШАТЬ – thở, ДЕРЖАТЬ – giữ, СЛЫШАТЬ - nghe, ЗАВИСЕТЬ – phụ thuộc, ВИДЕТЬ – nhìn thấy, ОБИДЕТЬ - giận, СМОТРЕТЬ – nhìn, xem, ВЕРТЕТЬ - xoay, НЕНАВИДЕТЬ - căm ghét, ТЕРПЕТЬ – chịu đựng.
Có mẹo thuộc lòng những động từ đặc biệt này bằng mấy câu văn vần như sau:
Как начнешь меня ты гнать,
Перестану я дышать.
Перестанут уши слышать.
Ну а руки – все держать.
На меня начнешь смотреть,
Будешь ты меня вертеть –
Буду все равно терпеть.
Буду от тебя зависеть,
Раз ты смог меня обидеть,
Буду я тебя не видеть,
А открыто ненавидеть!
Để dễ thuộc, chúng tôi tạm dịch sang tiếng Việt như sau:
Khi cậu đuổi tớ
Tai chẳng nghe
Tay giữ thật chặt
Mắt cứ xem đi
Xoay như chong chóng
Đành chịu đựng thôi
Phụ thuộc vào cậu
Nhưng tớ giận rồi
Không nhìn thấy cậu
Tớ ghét cho coi!
Để dễ nhớ những động từ và thuộc đoạn văn vần này các bạn hãy gắng hình dung diễn biến trò chơi trong đó dưới dạng một bức tranh nhỏ. Động từ ngoại lệ trong đọan văn vần này đều ở nguyên thể. Bây giờ ta sẽ xem chia các động từ không theo qui tắc chung này ra sao.
ВЕТЕР ГОНИТ ОСЕННИЕ ЛИСТЬЯ. ГНАТЬ-ГОНИТ.
Gió đuổi những chiếc lá thu.
КАК ТЫ СВОБОДНО ДЫШИШЬ СВЕЖИМ ОСЕННИМ ВОЗДУХОМ! ДЫШАТЬ-ДЫШИШЬ.
Bạn hít thở không khí trong lành của mùa thu dễ chịu làm sao!
Я СЛЫШУ КРИК УЛЕТАЮЩИХ ЖУРАВЛЕЙ. СЛЫШАТЬ-СЛЫШУ.
Tôi nghe thấy tiếng kêu của những con sếu đang bay.
МЫ ДЕРЖИМ В РУКАХ БУКЕТЫ ОСЕННИХ ЦВЕТОВ. ДЕРЖАТЬ-ДЕРЖИМ.
Chúng tôi giữ trong tay bó hoa mùa thu.
ВЫ СМОТРИТЕ ВДАЛЬ, НА ПУСТЫЕ ПОЛЯ И ЛЕСА. СМОТРЕТЬ-СМОТРИТЕ.
Các bạn hãy nhìn xa ra cánh đồng trống trải và rừng cây.
ДЕТИ ВЕРТЯТ НАД ГОЛОВОЙ ВОЗДУШНЫХ ЗМЕЕВ. ВЕРТЕТЬ-ВЕРТЯТ.
Bọn trẻ xoay những chiếc diều giấy trên đầu.
НАМ ХОЛОДНО, НО МЫ ТЕРПИМ, МЫ НЕ ХОТИМ УХОДИТЬ ИЗ ЛЕСА. ТЕРПЕТЬ-ТЕРПИМ.
Chúng tôi bị lạnh, nhưng chúng tôi chịu đựng, chúng tôi không muốn rời khỏi rừng.
НАШЕ РЕШЕНИЕ ЗАВИСИТ ОТ ПОГОДЫ. ЗАВИСЕТЬ-ЗАВИСИТ.
Quyết định của chúng tôi phụ thuộc vào thời tiết.
НЕ БОЙСЯ, ТЫ НЕ ОБИДИШЬ МЕНЯ. ОБИДЕТЬ-ОБИДИШЬ.
Đừng lo, cậu không làm tớ giận đâu.
ДЕТИ ВИДЯТ ПОД ДЕРЕВОМ СЕМЕЙКУ ГРИБОВ. ВИДЕТЬ-ВИДЯТ.
Những đứa trẻ nhìn thấy cụm nấm dưới gốc cây.
ОН ЛЮБИТ ПРИРОДУ И НЕНАВИДИТ ТЕХ, КТО ЕЕ ГУБИТ. НЕНАВИДЕТЬ-НЕНАВИДИТ.
Anh ấy yêu thiên nhiên và ghét những ai phá hoại thiên nhiên.
Đề nghị các bạn tranh thủ tập luyện thêm vào những lúc rảnh rỗi. Tin rằng các bạn sẽ thành công.

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 42

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
7.10.2012, 10:25
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
Студенты факультета журналистики МГУ имени М.В. Ломоносова в аудитории Tải về

Photo: RIA Novosti
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hy vọng rằng, các bạn đã cảm thấy thỏai mái dễ dàng trong việc sử dụng các cách của tiếng Nga. Hôm nay chúng ta sẽ nói cụ thể hơn về một bộ phận quan trọng của ngôn từ - là động từ. Các bạn đã biết rằng động từ trong tiếng Nga dùng trong ngôi và số khác nhau sẽ có phần đuôi khác nhau. Việc biến đổi động từ theo ngôi và số được gọi là phép chia động từ. Trong tiếng Nga có hai phép chia động từ. Các động từ thuộc phép chia thứ II trong dạng bất định nguyên thể có tận cùng là –ИТЬ. Thí dụ, ГОТОВИТЬ. Ta sẽ quan sát sự thay đổi của loại động từ này trong các ngôi và số.
Я ГОТОВЛЮ, ТЫ ГОТОВИШЬ, ОН ГОТОВИТ, ОНА ГОТОВИТ, МЫ ГОТОВИМ, ВЫ ГОТОВИТЕ, ОНИ ГОТОВЯТ.
Tôi chuẩn bị - nấu ăn, bạn chuẩn bị - nấu ăn, anh ấy (chị ấy) chuẩn bị - nấu ăn, chúng ta (chúng tôi) chuẩn bị - nấu ăn, các bạn (các anh, các chị…) chuẩn bị - nấu ăn, họ (chúng nó) chuẩn bị - nấu ăn.
Tất cả các động từ thuộc phép chia thứ II cũng sẽ có kết thúc như vậy. Thí dụ:
Я ЛЮБЛЮ СВОЕГО ДРУГА. ЛЮБИТЬ-ЛЮБЛЮ. Tôi yêu mến người bạn của mình. В УНИВЕРСИТЕТЕ ТЫ УЧИШЬ ИСТОРИЮ. УЧИТЬ-УЧИШЬ . Ở trường Tổng hợp bạn học Sử. ОНА КУПИТ СЕБЕ КРАСИВОЕ ПЛАТЬЕ. КУПИТЬ-КУПИТ. Cô ấy mua cho mình chiếc váy áo đẹp. МЫ НЕ КУРИМ. КУРИТЬ-КУРИМ. Chúng tôi không hút thuốc. ПОЗВОНИТЕ НАМ ЗАВТРА. ПОЗВОНИТЬ-ПОЗВОНИТЕ. Hãy gọi điện cho chúng tôi vào ngày mai. НАШИ ДРУЗЬЯ ОЧЕНЬ ХОРОШО ГОВОРЯТ ПО-АНГЛИЙСКИ. ГОВОРИТЬ-ГОВОРЯТ. Các bạn của chúng ta nói tiếng Anh rất thạo.
Nếu các động từ phép chia thứ II trong dạng bất định nguyên thể chỉ có một kiểu kết thúc bằng –ИТЬ, thì với các động từ thuộc phép chia thứ I mọi sự phức tạp hơn. Về cơ bản thuộc phép chia thứ I là các động từ mà trong dạng bất định nguyên thể thì trước đuôi –ТЬ có vần –А hoặc -Я. Thí dụ, động từ ДЕЛАТЬ.
Я ДЕЛАЮ, ТЫ ДЕЛАЕШЬ, ОН ДЕЛАЕТ, ОНА ДЕЛАЕТ, МЫ ДЕЛАЕМ, ВЫ ДЕЛАЕТЕ, ОНИ ДЕЛАЮТ. Tôi làm, bạn làm, anh ấy (chị ấy) làm, chúng ta (chúng tôi) làm, các bạn (các anh, các chị…) làm, họ (chúng nó) làm.
Hoặc động từ ГУЛЯТЬ, chia như sau:
Я ГУЛЯЮ, ТЫ ГУЛЯЕШЬ, ОН ГУЛЯЕТ, ОНА ГУЛЯЕТ, МЫ ГУЛЯЕМ, ВЫ ГУЛЯЕТЕ, ОНИ ГУЛЯЮТ Tôi dạo chơi, bạn dạo chơi, anh ấy (chị ấy) dạo chơi, chúng ta (chúng tôi) dạo chơi, các bạn (các anh, các chị) dạo chơi, họ (chúng nó) dạo chơi.
Nhưng trong phép chia thứ I có những động từ ẩn chứa "bí mật" mặc dù đuôi nguyên thể vẫn giống thế, nhưng đòi hỏi chia đặc biệt không giống qui luật trên. Và bản thân từ cơ sở khi chia cũng thay đổi. Thí dụ, động từ ПИСАТЬ.
Я ПИШУ, ТЫ ПИШЕШЬ, ОН ПИШЕТ, ОНА ПИШЕТ, МЫ ПИШЕМ, ВЫ ПИШЕТЕ, ОНИ ПИШУТ.
Các bạn thấy không, động từ nguyên thể có dạng là ПИСАТЬ.
Я НЕ ЛЮБЛЮ ПИСАТЬ ПИСЬМА. Tôi không thích viết thư.
Khi thay đổi theo ngôi và số trong động từ cơ bản âm C biến thành âm Ш.
ТЫ ПИШЕШЬ СВОЕЙ ПОДРУГЕ КАЖДЫЙ ДЕНЬ Cậu viết thư cho bạn gái hàng ngày. ПИСАТЬ-ПИШЕШЬ.
Động từ ПОМОЧЬ cũng không theo qui tắc chung.
Khi thay đổi theo ngôi và số trong động từ cơ bản âm Ч biến thành âm Г và Ж.
Я ПОМОГУ, ТЫ ПОМОЖЕШЬ, ОН ПОМОЖЕТ, ОНА ПОМОЖЕТ, МЫ ПОМОЖЕМ, ВЫ ПОМОЖЕТЕ, ОНИ ПОМОГУТ. Tôi giúp đỡ, bạn giúp đỡ, anh ấy (chị ấy) giúp đỡ, chúng ta (chúng tôi) giúp đỡ, các bạn (các anh, các chị) giúp đỡ, họ (chúng nó) giúp đỡ
Я ДОЛЖЕН ПОМОЧЬ СВОЕЙ МЛАДШЕЙ СЕСТРЕ СДЕЛАТЬ УРОКИ. Tôi cần giúp đỡ em gái út của mình làm bài.
Я ПОМОГУ ТЕБЕ ПОДГОТОВИТЬСЯ К ЭТОМУ СЛОЖНОМУ ЭКЗАМЕНУ. Tôi giúp cậu chuẩn bị cho kỳ thi phức tạp.
Còn có một số động từ đặc biệt hơn nữa: khi ở số ít thì có đuôi như phép chia thứ I, nhưng khi diễn tả họat động của số nhiều thì lại cần biến đổi như phép chia thứ II. Thí dụ, như các động từ thường hay được sử dụng ХОТЕТЬ – muốn, ДАТЬ – cho, và ЕСТЬ – ăn.
ХОТЕТЬ. Я ХОЧУ, ТЫ ХОЧЕШЬ, ОН ХОЧЕТ, ОНА ХОЧЕТ,
МЫ ХОТИМ, ВЫ ХОТИТЕ, ОНИ ХОТЯТ. Tôi muốn, bạn muốn, anh ấy (chị ấy) muốn, chúng tôi (chúng ta) muốn, các bạn (các anh các chị) muốn, họ (chúng nó) muốn
Xin các bạn lưu ý, trong số ít ở đây có sự biến âm -Т thành âm -Ч
Я ХОЧУ СТАТЬ ВРАЧОМ. ОНИ ХОТЯТ КУПИТЬ МАШИНУ. Tôi muốn trở thành bác sĩ. Họ muốn mua ô tô.
Phép chia các động từ ДАТЬ và ЕСТЬ thì đơn giản là cần học thuộc, vì chúng có đuôi khác thường không theo qui tắc chung.
ДАТЬ. Я ДАМ, ТЫ ДАШЬ, ОН ДАСТ, МЫ ДАДИМ, ВЫ ДАДИТЕ, ОНИ ДАДУТ.Tôi cho, bạn cho, anh ấy (chị ấy) cho, chúng tôi (chúng ta) cho, các bạn (các anh, các chị) cho, họ (chúng nó) cho.
Я ДАМ ТЕБЕ ВКУСНУЮ КОНФЕТУ. Tớ cho cậu cái kẹo ngon.
ЕСТЬ. Я ЕМ, ТЫ ЕШЬ, ОН ЕСТ, ОНА ЕСТ, МЫ ЕДИМ, ВЫ ЕДИТЕ, ОНИ ЕДЯТ. Tôi ăn, bạn ăn, anh ấy (chị ấy) ăn, chúng tôi (chúng ta) ăn, các bạn (các anh, các chị) ăn, họ (chúng nó) ăn.
ПОСЛЕ ЗАНЯТИЙ ОНИ ЕДЯТ В СТОЛОВОЙ. Sau giờ học họ ăn ở nhà ăn.
Trong tiếng Nga còn có 11 động từ mà ở hình thức không xác định nguyên thể có đuôi như loại thuộc phép chia thứ I, nhưng lại biến đổi như động từ thuộc phép chia thứ II. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhóm động từ lạ thường này ở bài sau. Còn bây giờ đề nghị các bạn lập ra câu chuyện nhỏ kể về bản thân và bạn bè của mình, bằng cách sử dụng động từ thuộc phép chia I và II, trong những ngôi và số khác nhau.
Xin chúc các bạn thành công!

Chúng ta học tiếng Nga - Bài 41

Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
 
15.09.2012, 16:23
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
перевод книга тетрадь итальянский русский итальянский Tải về
© Flickr.com

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
******
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc việc ôn tập các cách của tiếng Nga. Chúng ta đã ghi nhớ sự biến đổi của danh từ, tính từ và đại từ trong nguyên cách-cách 1, sinh cách-cách 2, tặng cách-cách 3 và đối cách-cách 4. Chủ đề bài học hôm nay là ôn lại tạo cách-cách 5 và giới cách-cách 6. Mời các bạn trở lại với câu chuyện kể ngắn và ta sẽ tìm thấy hai cách 5 và 6 trong đó.
ЭТО МОЙ ДРУГ АНТОН. ОН ПРИЕХАЛ ИЗ ПЕТЕРБУРГА. ЕМУ 25 ЛЕТ. АНТОН - СТУДЕНТ. ОН УЧИТСЯ В МОСКОВСКОМ УНИВЕРСИТЕТЕ. АНТОН БУДЕТ ИСТОРИКОМ. У АНТОНА НЕТ КВАРТИРЫ В МОСКВЕ. ОН ЖИВЕТ В ОБЩЕЖИТИИ. В СУББОТУ У АНТОНА БЫЛ ДЕНЬ РОЖДЕНИЯ. Я ПОДАРИЛА АНТОНУ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ О РОССИЙСКИХ АКТЕРАХ. ВЕЧЕРОМ МЫ ХОДИЛИ В КАФЕ С ДРУЗЬЯМИ. ТАМ МЫ ПИЛИ КОФЕ С ТОРТОМ И ЕЛИ МОРОЖЕНОЕ С ШОКОЛАДОМ. В СЕНТЯБРЕ МЫ ПОЕДЕМ С АНТОНОМ В ПЕТЕРБУРГ НА МАШИНЕ. Я ЛЮБЛЮ МОЕГО ДРУГА.
Đây là Anton bạn trai của tôi. Anh ấy đến từ Peterburg. Anh ấy 25 tuổi. Anton là sinh viên. Anh ấy học ở Đại học Tổng hợp Matxcơva. Anton sẽ là nhà sử học. Anton không có căn hộ ở Matxcơva. Anh ấy sống trong ký túc xá. Gần ký túc xá có rạp chiếu phim và Anton thường đến đó xem những bộ phim mới. Hôm thứ Bảy là ngày sinh nhật của Anton. Tôi đã tặng Anton một cuốn sách thú vị về các diễn viên Nga. Buổi chiều chúng tôi cùng bạn bè tới quán cà-phê. Ở đó chúng tôi uống cà-phê với bánh ga-tô và ăn kem sô-cô-la. Tháng Chín chúng tôi sẽ cùng Anton đi Peterburg bằng ô tô. Tôi yêu quí người bạn của tôi.
Nào, trước hết là tạo cách-cách 5. Cách 5 trả lời cho câu hỏi кем? чем? с кем? с чем?
АНТОН БУДЕТ ИСТОРИКОМ.
Будет кем? – Sẽ thành ai?
ИСТОРИКОМ.
Trong câu này, danh từ ИСТОРИК đứng ở cách 5.
ИСТОРИК - ИСТОРИКОМ.
Tạo cách-cách 5 còn được gọi là Công cụ cách, vì cần dùng cách 5 để chỉ các vật, dụng cụ mà chúng ta dùng cho hành động nào đó.
РУССКИЕ ЕДЯТ РИС НОЖОМ И ВИЛКОЙ, А ВЬЕТНАМЦЫ – ПАЛОЧКАМИ.
Người Nga ăn cơm bằng dao và dĩa, còn người Việt ăn (cơm) bằng đũa.
Едят чем? Ăn bằng gì?
НОЖОМ, ВИЛКОЙ, ПАЛОЧКАМИ.
Trong câu này các danh từ НОЖ, ВИЛКА và ПАЛОЧКИ đã được biến đổi sang cách 5.
НОЖ-НОЖОМ, ВИЛКА-ВИЛКОЙ, ПАЛОЧКИ-ПАЛОЧКАМИ.
Một thí dụ từ câu chuyện của chúng ta:
МЫ ХОДИЛИ В КАФЕ С ДРУЗЬЯМИ.
Ходили с кем? Đi với ai?
С ДРУЗЬЯМИ.
Danh từ số nhiều ДРУЗЬЯ đã biến đổi sang cách 5.
ДРУЗЬЯ- С ДРУЗЬЯМИ.
Tạo cách-cách 5 thường được dùng đến khi chúng ta nói về đồ ăn.
МЫ ПИЛИ КОФЕ С ТОРТОМ И ЕЛИ МОРОЖЕНОЕ С ШОКОЛАДОМ.
Пили кофе с чем? Uống cà-phê với gì?
С ТОРТОМ.
Các danh từ ТОРТ và ШОКОЛАД đứng ở cách 5.
ТОРТ- С ТОРТОМ. ШОКОЛАД- С ШОКОЛАДОМ.
Đuôi của danh từ trong cách 5, với danh từ giống đực và giống trung thì kết thúc bằng –ОМ,-ЕМ, còn danh từ giống cái cách 5 kết thúc với -ОЙ, -ЕЙ, đuôi của danh từ số nhiều là – АМИ, -ЯМИ.
Giới cách-cách 6 trả lời cho câu hỏi о ком? о чем? на ком? на чем? где? когда?Trong cách 6các danh từ luôn luôn có giới từ đi kèm (vì thế gọi là giới cách).
Я ПОДАРИЛА АНТОНУ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ О РОССИЙСКИХ АКТЕРАХ.
Книгу о ком? Sách (nói) về ai?
О РОССИЙСКИХ АКТЕРАХ.
Đuôi của từ trong câu cách 6 rất dễ nhớ. Số ít bất kỳ giống nào sang cách 6 đều sẽ có tận cùng là –Е hoặc –И, còn trong số nhiều thì tận cùng là -АХ hoặc là –ЯХ.
АНТОН – ОБ АНТОНЕ,КНИГА – О КНИГЕ,АКТЕРЫ – ОБ АКТЕРАХ.
Xin các bạn lưu ý: nếu sau giới từ О có vần hữu thanh, thì giới từ sẽ thành ОБ.
О КНИГЕ, ОБ АНТОНЕ.
АНТОН УЧИТСЯ В МОСКОВСКОМ УНИВЕРСИТЕТЕ. У НЕГО НЕТ КВАРТИРЫ В МОСКВЕ. АНТОН ЖИВЕТ В ОБЩЕЖИТИИ.
Где учится Антон? Anton học ở đâu?
В МОСКОВСКОМ УНИВЕРСИТЕТЕ.
Где живет Антон? Anton sống ở đâu?
В МОСКВЕ, В ОБЩЕЖИТИИ.
Các danh từ УНИВЕРСИТЕТ, МОСКВА, ОБЩЕЖИТИЕ và tính từ МОСКОВСКИЙ đứng ở cách 6.
УНИВЕРСИТЕТ - В УНИВЕРСИТЕТЕ,МОСКВАВ МОСКВЕ,МОСКОВСКИЙ-МОСКОВСКОМ.
Đuôi của tính từ cách 6 nếu là giống đực và giống trung sẽ có tận cùng bằng-ОМ,-ЕМ, giống cái tận cùng bằng -ОЙ, -ЕЙ, số nhiều tận cùng là –ЫХ, -ИХ.
В СЕНТЯБРЕ МЫ ПОЕДЕМ В ПЕТЕРБУРГ НА МАШИНЕ.
Поедем на чем? Chúng ta sẽ đi trên cái gì?
НА МАШИНЕ.
Cách 6 cần đến khi ta nói về phương tiện giao thông.
НА АВТОБУСЕ, НА САМОЛЕТЕ, НА ЛОДКЕ. Trên ô tô buýt, trên máy bay, trên thuyền.
Поедем когда? Khi nào chúng ta đi?
В СЕНТЯБРЕ.
Như vậy, cách 6 cũng cần đến khi nói về các tháng trong năm.
Sau đây là cách nói thời gian các tháng bằng tiếng Nga.
В ЯНВАРЕ – Trong (Vào) tháng 1 (tháng Giêng), В ФЕВРАЛЕ - Trong (Vào) tháng 2, В МАРТЕ - Trong (Vào) tháng 3, В АПРЕЛЕ - Trong (Vào) tháng 4, В МАЕ - Trong (Vào) tháng 5, В ИЮНЕ - Trong (Vào) tháng 6, В ИЮЛЕ - Trong (Vào) tháng 7, В АВГУСТЕ - Trong (Vào) tháng 8, В СЕНТЯБРЕ - Trong (Vào) tháng 9, В ОКТЯБРЕ - Trong (Vào) tháng 10, В НОЯБРЕ - Trong (Vào) tháng 11, В ДЕКАБРЕ - Trong (Vào) tháng 12 (tháng Chạp).
Các bạn thân mến, như vậy là chúng ta đã nhắc lại tất cả các cách trong tiếng Nga. Hy vọng rằng với sự luyện tập thường xuyên các bạn sẽ nắm vững chủ đề phức tạp này. Còn những bài học trên site của Đài "Tiếng nói nước Nga" sẽ trợ giúp để các bạn từng bước nắm vững tiếng Nga.