Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Chi tiết lịch "thi thử" THPT quốc gia 2019 cho học sinh ở Hà Nội

Chi tiết lịch "thi thử" THPT quốc gia 2019 cho học sinh ở Hà Nội


Học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ tham gia đợt thi khảo sát kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh minh họa: Sơn Tùng.

Học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ tham gia đợt thi khảo sát kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh minh họa: Sơn Tùng.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Khởi nghiệp nông vườn.

Chú gà tre thả vườn


Bưởi đã ra hoa



Chanh đã lên bông
Sau hai năm khởi nghiệp làm vườn ở tuổi 60, nghĩ lại  ban đầu ai cũng khuyên: Không nên làm vì ở tuổi này thì nên nghỉ ngơi thì hơn, nó quá mạo hiểm. Nhưng Tôi vấn nghĩ: Thử một chút thôi? Chẳng lẽ cứ nghỉ hưu là nghỉ tất cả! Thế là bắt đầu. Với hơn 1.000m2 đất thùng trũng, ngập nước; bắt đầu san lấp, xây tường, đào ao và sau gần một năm mới hình thành được khuôn viên nhưng cũng chưa thật ưng ý, và cứ vậy, tạm thời trồng cây, nuôi cá, làm rau, bước đầu mới cải thiện được bữa cơm rau hàng ngày với niềm an ủi: Yên tâm được sử dụng rau sạch không lo chuyện thuốc men gì cả. Cứ như vậy, cây ăn quả cũng lớn lên và bây giờ sau 2 năm mặc dù cũng chưa có đồng nào bỏ túi, nhưng ít nhiều đã có một vườn cây lên xanh và hy vọng

Đu Đủ đã cho trái




Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

MẸO THI LÝ THUYẾT BẰNG LÁI Ô TÔ B2

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ SÁT HẠCH LÁI XE

 KIM HOA

Mẹo thi lý thuyết bằng lái ô tô B2

    Có thể nói, đi thi thì ai cũng muốn qua, nhưng với quyển lý thuyết dày cộp. Không phải ai cũng muốn học và có thể học được. Vì vậy các thầy luôn bày cho một số “mẹo” dễ nhớ hơn, với đáp án chính xác đến 100%. Học viên nên nắm những mẹo này để kiểm tra đáp án. Nên nhớ là tốt nhất nên nắm vững lý thuyết khi học lái xe, bởi chỉ khi vững lý thuyết và thực hành, học viên mới đạt đủ những tiêu chuẩn cần thiết khi tham gia giao thông.
Học lái xe bằng B2 và học lái xe bằng C có cùng hệ thống câu hỏi lý thuyết.
1. Có từ “đường bộ”: đáp án chắc thường là câu 2
2. Đề có từ 3-4 đáp án: chọn đáp án “cả” hoặc “tất cả”. Trừ câu 3 “phần đường xe chạy” và câu 146 “cung cấp nhiên liệu cho động cơ xăng” chọn đáp án 1.
3. Nồng độ cồn trong: máu 80 (đáp án 2); khí thở 40 (đáp án 1)
4. Tuổi lái xe: đáp án 2.
5. Câu hỏi về Đường cao tốc câu có 2 đáp án chọn đáp án 1.
6. Quy định các phương tiện tham gia giao thông:
– Câu có từ”nguy hiểm”; “đặc biệt” chọn đáp án có từ “chính phủ”.
– Câu có từ”địa phương quản lý” chọn đáp án có từ “UBND tỉnh”.
– Các câu còn lại chọn đáp án “Bộ giao thông”, “cơ quan quản lý Giao Thông”.
7. Các đáp án có từ : “Tuyệt đối ko”, “Tuyệt đối cấm”, “Cấm” luôn sai.
8. Kéo xe mất hãm: “thanh nối cứng”.
9. Cấm bóp còi từ”22h đến 5h sáng hôm sau”,  còi vang xa 100m đồng giọng,  65 đến 115 dB.
10. Kinh doanh vận tải xe buýt: chọn những đáp án có dài hơn.
11. Mục đích điều khiển trong hình số 3, 8: chọn đáp án 1.
12.Thể tích buồng cháy (Vc: đáp án 1): Nắp máy đến Động cơ trên
– Buồng công tắc (Vh: đáp án 2):Nắp máy đến Động cơ Dưới.
– Buồng làm việc(Vs: đáp án 3): Động cơ trên đến động cơ dưới
13. Độ rơ tay lái:con (100: đáp án 1)
– Khách lớn hơn 12 chỗ (200: đáp án 2)
–  Tải lớn hơn 1,5T (250: đáp án 3).
14. Yêu cầu của hệ thống lái: đáp án 1.
15. Công dụng hộp số: đáp án 1.
16. Điều chỉnh đánh lửa “sớm sang muộn” chọn “cùng chiều” đáp án 1)
“muộn sang sớm” chọn “ngược chiều” đáp án 2).
17. Gương chiếu hậu: nhìn sau 20m
18 . Bảng hiệu hướng đi phải theo 301i: chọn đáp án 3,  trừ câu 206: “biển nào không cho phép rẽ phải” chọn đáp án 1.
19 . Câu sa hình có 4 xe: chọn đáp án 3, Trừ câu 300 đáp án 1.
20. Có cảnh sát giao thông đứng: chọn đáp án 3.
21. Quy tắt giải sa hình: nhất chớm-nhì ưu-tam đường-tứ hướng
– ưu: chữa cháy>công an; quân sự> cứu thương> Hộ đê, PC bão lụt> Cảnh sát dẫn đường> xe tang> Do thủ tướng CP quy định
– hướng: ngã 3, 4, bên phải không vướng
– vòng xuyến: nhường đường xe bên trong
22. Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu, thì là 5 mét.
23. Cắt ngang đoàn xe, đoàn người đi lại có tổ chức, bao gồm cả đoàn xe tang: cấm chỉ, do vậy cứ hễ gặp đoàn người đoàn xe là tự động không có cắt ngang qua.
24. Chú ý, đề thi hay bẫy ở những chỗ hết sức “vớ vẩn”, như kiểu, ý 1: Biển 2, ý 2: Biển 3, ý 3: Biển 1, nhưng hấp tấp không chú ý là mất điểm.
25. Biển cho phép quay đầu 409 và 410, chỉ cho quay đầu mà cấm rẽ trái, chú ý ở các câu 188, 189.
Câu hỏi sa hình: cứ 4 xe là chọn ý 3, trừ câu có chữ CA bên không chọn ý 1.
– Câu hỏi biển báo: câu hỏi biển tròn xanh, dài 1 dòngà chọn ý1, còn lại ý 3.
– Cấm tải, kéo: ý cuối.

Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
1. Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
2. Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
3. Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
4. Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
5. Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.
Quý học viên nên lưu ý, tốt hơn nên nắm vững toàn bộ lý thuyết. Mẹo này hữu ích khi quý học viên kiểm tra đáp án khi làm bài. Chúng tôi xin được chúc các học viên có những giờ phút học bằng lái B2 vui vẻ và tham gia giao thông an toàn.

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ VÀ SÁT HẠCH LÁI XE KIM HOA
Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Kim Hoa chuyên:
- Đào tạo nghề lái xe ô tô và mô tô.
- Tư vấn hỗ trợ phục hồi giấy phép lái xe bị mất, quá hạn;
- Tư vấn đổi giấy phép lái xe hết hạn và nâng hạng D,E.
Hàng tháng, Trung tâm liên tục tuyển sinh các lớp học và thi lấy GPLX ô tô hạng B1, B2, C và các lớp học và thi lấy GPLX mô tô hạng A1 cho tất cả các đối tượng có nhu cầu.
Số lượng tuyển sinh:
- Hạng B1, B2: 120 học viên/ tháng.
- Hạng C: 30 học viên/ tháng
- Hạng A1: 480 học viên/ tháng(Chia làm 4 kỳ)
Thời gian nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần.
Hồ sơ gồm:
a, Đối với hồ sơ ô tô:
- Nộp 8 ảnh 3x4 (Ảnh chụp mặc áo có cổ)
- Nộp CMT phô tô(Không cần công chứng
Học phí cho một khóa học(3 tháng/khóa): 
+ Đối với hạng B1,B2: 5.000.000đ/khóa
+ Đối với hạng C: 7.000.000đ/khóa
b, Đối với hồ sơ mô tô hạng A1:
- Nộp 02 ảnh 3x4(Ảnh chụp mặc áo có cổ)
- Nộp CMT phô tô (Không cần công chứng)
- Học phí: 90.000đ/khóa
Nộp hồ sơ và học phí tại: Phòng đào tạo Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Kim Hoa;
Địa chỉ: Khu Đồi Sậu, thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội
Điện thoại: 04 35259777, Email: pdtkimhoa@gmail.com
Hoặc liên lạc theo số di đông: 0905752601(Ms Lượng)
Trân trọng kính mời./.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

 PHÚC ANH   

Cô Nguyễn Thị Tâm Hiền - giáo viên Văn, chủ nhiệm dự án đang thuyết trình về khu vực trưng bày “Bảng thông tin”
Tại trường Phổ thông liên cấp Olympia đang diễn ra triển lãm tương tác với chủ đề “Hình ảnh trẻ em giai đoạn 1930 – 1945” do học sinh khối 8 và khối 11 tổ chức trong khuôn khổ dự án học tập liên môn Ngữ Văn - Truyền thông & Văn hoá.
  • Lấy ý tưởng từ các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 như: “Hai đứa trẻ”, “Những ngày ấu thơ”, “Gió lạnh đầu mùa” ...  các bạn học sinh đã nghiên cứu sâu hơn về một giai đoạn lịch sử Việt Nam bao gồm các yếu tố văn hóa, ẩm thực, trò chơi dân gian, tâm tư, tình cảm của một thế hệ... để có một không gian nghệ thuật tương tác với các tác phẩm trưng bày do chính các bạn chuẩn bị như: Hiệu sách  - các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 -1945 được vẽ thành truyện tranh; sản xuất phim hoạt hình; tái hiện trò chơi dân gian (ô ăn quan, chuyền...), khu vực ẩm thực (bánh đúc, chè lam, nước chè...) và các hiện vật cổ như: máy hát, máy đánh chữ...
Đặc biệt buổi triển lãm còn có chiếu phim do học sinh tự làm ghi lại ký ức của những nhân chứng lịch sử là ông bà của các bạn học sinh đã sống trong giai đoạn lịch sử này kể lại. Đó là những câu chuyện rất đời thường về cuộc sống của trẻ em thời kỳ đó, vui chơi, ăn uống, trò chuyện với nhau ra sao... tất cả tạo nên một không gian nghệ thuật gần gũi, sinh động và lắng đọng cho những vị khách đến tham quan.
Cô Nguyễn Thị Tâm Hiền - giáo viên Ngữ Văn, Chủ nhiệm dự án - cho biết: “Văn học giai đoạn thời kỳ 1930 -1945 là nội dung học tập chung của khối 8 và khối 11, vì vậy, các em đã phối hợp cùng thực hiện buổi triển lãm này. Triển lãm khai thác sâu về hình ảnh trẻ em giai đoạn 1930 -1945 giúp các em thấu hiểu, đồng cảm về số phận kém may mắn của các trẻ em giai đoạn này. Những buổi trò chuyện với các “nhân chứng lịch sử” là chính ông bà các em đã góp phần kết nối và rút ngắn khoảng cách thế hệ”.
Ngoài kiến thức về Văn học, Lịch sử, Văn hóa - Xã hội, các bạn học sinh Olympia còn được rèn luyện và trải nghiệm các kỹ năng như: lên ý tưởng và triển khai kế hoạch, làm việc theo nhóm hiệu quả, phát triển khả năng tư duy so sánh, tổng hợp, phân tích tài liệu... Đặc biệt, dự án được tổ chức dưới dạng triển lãm, sử dụng kĩ thuật trưng bày tương tác và đa phương tiện của không gian bảo tàng với mục tiêu tạo ra hiệu quả thông tin tốt nhất.
Bạn Vũ Trà My (khối 11) chia sẻ: “Mình rất ấn tượng với những câu chuyện của ông bà kể về thời kỳ này, từ đó biết thêm nhiều kiến thức chân thực và sinh động hơn về Lịch sử, Văn hóa, Xã hội của đất nước về giai đoạn 1930 - 1945. Mình thấy đây thực sự là một hoạt động học tập rất vui và ý nghĩa”. Còn anh Lê Văn Chương, phụ huynh khối 8 chia sẻ: “Triển lãm rất thú vị và ý nghĩa, các con không những được biết về các tác phẩm văn học thời kỳ 1930 -1945 mà còn có cái nhìn toàn cảnh về lịch sử, văn hóa, xã hội, của cả một giai đoạn đất nước. Đây là một phương pháp học tập rất sáng tạo kích thích được sự hứng thú tìm tòi khám phá của các con để biến kiến thức trên sách vở thành chính kiến thức của mình. Tôi mong rằng, Nhà trường sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các con có nhiều dự án học tập như vậy nữa”.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016


Bật mí vũ khí săn mồi cực kỳ lợi hại của tắc kè hoa


Các nhà khoa học đã phát hiện ra một chất nhày có dạng giống như mật ong với độ siêu dính ở đầu lưỡi của loài tắc kè hoa chính là thứ vũ khí giúp nó "dán" con mồi vào lưỡi của mình sau khi bắt được con mồi.
  • Để có được bữa tối ngon lành thì cái lưỡi của một con tắc kè hoa phải được "tung ra" còn nhanh hơn một chiếc máy bay phản lực. Đó phải là một đòn tấn công chính xác, và nếu được thì nó sẽ đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên việc "thè lưỡi" ra mới chỉ là bước đầu. Để có thể tiêu hóa được con mồi thì chúng phải đưa được côn trùng đến miệng của chúng đã.
Đó chính là mấu chốt của vấn đề - nhà vật lý học Pascal Damman của đại học Mons tại Bỉ cho biết. Loài tắc kè hoa không cuốn lưỡi của mình quanh con mồi, điều đó đồng nghĩa với việc "thức ăn" mà chúng tóm được, theo một cách nào đó, phải dính vào lưỡi của nó.

Trong một số báo của tờ Nature Physics, tiến sĩ Damman và các cộng sự của mình cho thấy về việc tắc kè có khả năng sản sinh ra một loại chất nhày siêu dính ở đầu lưỡi với "độ đậm đặc" hơn nước bọt của con người tới 400 lần. Chỉ với một lượng nhỏ chất nhờn dạng sirô trông giống như mật ong này có thể giúp loài động vật này bắt những con mồi có trọng lượng lên tới 1/3 khối lượng cơ thể của nó.
"Đó là một cơ chế hết sức đơn giản, và nó thể hiện rằng mọi thứ không cần phải trở nên quá phức tạp để đạt được sự hiệu quả," ông nói.
Một chiếc Hamburger quá khổ

Tắc kè hoa nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc của cơ thể mình để lẩn trốn kẻ thù. Tuy vậy, đối với những nhà vật lý học như Damman thì cái lưỡi của nó mới là điểm cần chú ý. Để săn mồi, chúng đứng yên chờ đợi cho tới khi có một con côn trùng ngon lành đi vào "bán kính nguy hiểm" của chiếc lưỡi - có thể dài tới 2 lần chiều dài cơ thể của chúng - nếu so sánh với con người thì vào khoảng 3 mét.



"Bữa ăn trưa" của tắc kè hoa không chỉ ở khoảng cách rất xa so với nó, mà còn có kích thước cực lớn khi đem so sánh với cơ thể nhỏ bé của chúng.


"Nó tương đương với một người ăn một chiếc Hamburger nặng tới 11 cân, điều đáng lưu ý là bạn phải đưa chiếc burger này vào miện mà chỉ sử dụng mỗi chiếc lưỡi của mình," Kiisha Nishikawa - một nghiên cứu sinh ngành cơ chế sinh học tại trường Arizona cho biết.


Kiến thức của Damman về chất lỏng cũng như vật lý vô tuyến đã khiến ông vô cùng to mò về loại vật chất khiến cho loài vật này có khả năng dính thức ăn, con mồi của chúng vào lưỡi ngay sau khi "xuất chiêu" tung lưỡi. Điều khiến ông bất n
gờ hơn nữa là không ai trước ông từng nghiên cứu về việc này.

Càng nhanh càng dính

Ông đã lập ra một nhóm nghiên cứu gồm những nhà sinh vật học tại Mons để tìm câu trả lời cho bí ẩn, khúc mắc về "keo dán" của loài tắc kè hoa. Họ nhận thấy rằng chỉ có đầu lưỡi phía bên trên của loài tắc kè được phủ một lớp chất nhầy - thứ mà họ tin rằng được sử dụng như một loại keo dính tạm thời. Các nhà sinh vật học đã lấy một lượng nhỏ chất này ra khỏi loài Chamaeleo calyptratus và đặt trên một tấm kính nhỏ.
Họ đã làm phép tính và đo đạc được độ kết dính của chất nhày này bằng cách họ bôi chất nhày này vào một đầu của một tấm kính nhỏ. Sau đó, họ cho một quả bóng sắt bé lăn qua tấm kính để xem chất nhày này có thể giữ được quả bóng trong bao lâu. Càng dính thì vật cản sẽ càng bị giữ lại một cách nhanh hơn.
Chất nhày chỉ trở nên cực kỳ dính khi mà quả bóng di chuyển với tốc độ cao, điều này đông nghĩa với việc chiếc lưỡi phải được "bắn" ra và "thu" vào một cách nhanh chóng.
"Khi chiếc lưỡi được tung ra và thu vào một cách nhanh chúng, chúng khiến chất nhày này đặc hơn," tiến sỹ Damman phát biểu.
Nishikawa cũng nói rằng chất này hứa hẹn sẽ là nguồn cảm hứng cho dự án sáng chế ra một loại keo dán có cơ chế hoạt động tương tự.
"Ai biết được chúng sẽ được ứng dụng như thế nào nhỉ?" cô nói.
Theo Tuấn Hưng(BLĐ)

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Phát triển giáo dục thì không nên độc quyền sách giáo khoa

  • PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM - về một số vấn đề được nêu ra ở trên.


Vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh đã kiến nghị bộ giao quyền tự chủ giáo dục cho thành phố. Đặc biệt, trong đó đề xuất cho thành phố được phép xây dựng chương trình giáo dục với bộ sách giáo khoa riêng, tự đánh giá chất lượng học sinh, giao quyền tự chủ cho các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, chỉ tiêu tuyển sinh...
PV: PGS nghĩ gì về đề xuất của TPHCM - cho phép thành phố tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên khung chương trình chung của Bộ GDĐT?
- PGS-TS Nguyễn Thiện Tống: Tôi nghĩ riêng về vấn đề sách giáo khoa cho học sinh nên để cho nhiều người biên soạn. Và các tỉnh, thành được quyền chủ động lựa chọn hoặc tự soạn ra bộ sách phù hợp. Ngành giáo dục nên tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng sách giáo khoa để các tỉnh, thành có thể đánh giá sách nào hay hơn, sách nào phù hợp hơn và lựa chọn. Có sự cạnh tranh về sách giáo khoa như thế mới nâng cao được chất lượng giáo dục. Để làm được điều này, Bộ GDĐT nên có cơ chế khuyến khích các địa phương chủ động soạn bộ sách giáo khoa riêng.
Hiện nay, chúng ta đang đi theo một giải pháp an toàn và cũ mòn là chọn một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh toàn quốc. Theo tôi, không thể bắt học sinh cả nước học chung một bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục như hiện nay - một bộ sách mà nếu xem qua đã phát hiện rất nhiều vấn đề. Nếu tỉnh nào có bước đột phá, chọn được sách hay hơn, giảng dạy tốt hơn thì bộ sách của tỉnh đó chắc chắn sẽ có sự lan rộng. Tôi rất mừng là TPHCM chủ động đề xuất như vậy. Rõ ràng, chương trình giáo dục cần có sự tản quyền ra, không phải độc quyền theo chương trình chung của bộ như hiện nay.
Bên cạnh việc đưa ra bộ sách giáo khoa riêng, TPHCM còn đề xuất với Bộ GDĐT về việc cho phép các trường được tự đánh giá định kỳ học sinh, theo thầy, đề xuất này có tạo nên sự tích cực trong chất lượng giáo dục hay không?
- Tôi nghĩ đề xuất này rất nên. TPHCM là thành phố lớn nhất của nước đứng về mặt dân số lẫn thành tựu phát triển. Thành phố có những yếu tố đóng góp cho sự thay đổi của đất nước và khi một chính sách thí điểm mang lại hiệu quả sẽ được nhân rộng. Việc đề xuất tự chủ giáo dục, được quyền đưa ra những cách đánh giá riêng như thế là rất cần thiết và rất hay, mở đường cho những tỉnh, thành khác đi theo. Khi chính sách này được áp dụng ở các thành phố lớn, bộ cũng bớt đi gánh nặng quản lý của mình. Các địa phương được tin tưởng, giao quyền sẽ có cơ hội tạo ra những sáng kiến mới trong giáo dục.
Chúng ta cũng đừng nghĩ rằng, để cho các tỉnh, thành tự đánh giá như thế là không công bằng. Hiện nay, chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các trường trong một tỉnh, thành đã tạo ra sự bất công rồi, chứ đừng nói gì giữa các tỉnh. Nhiều học sinh học ở trường này được điểm 8 nhưng chất lượng lại cao hơn học sinh trường khác được điểm 10. Công bằng hay không, chúng ta còn dựa vào kết quả đánh giá thi đồng loạt bấy lâu nay như trung học phổ thông quốc gia…
Về đào tạo ĐH-CĐ, thành phố cũng đề xuất được giao quyền tự chủ 100% cho các trường CĐ, TCCN công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, tự quyết định mức học phí, chỉ tiêu tuyển sinh... thầy đánh giá như thế nào về đề xuất này?
- Các trường đại học, cao đẳng nên tự quyết chương trình giáo dục theo một chương trình đào tạo hội nhập hơn. Do đó, “nhập khẩu giáo dục” không phải là cách làm đúng. Theo tôi, để hội nhập với quốc tế, các trường nên chủ động tham khảo chương trình của nước ngoài chứ không phải nhập khẩu. Bởi nhập khẩu giáo dục là lãng phí và không hiệu quả. Giảng viên các trường phải đủ trình độ ngoại ngữ, đọc được các tài liệu, giáo trình từ nước ngoài về rồi soạn ra chương trình cho trường mình, không phải “nhập khẩu giáo dục”. Chứ trường không nên ký hợp đồng và bê nguyên chương trình từ một trường nào đó của nước ngoài về áp dụng cho trường mình rồi mời giảng viên trường họ về dạy cho sinh viên như lâu nay.
- Xin cảm ơn PGS.
Phạm Minh ghi