Bật mí vũ khí săn mồi cực kỳ lợi hại của tắc kè hoa
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một chất nhày có dạng giống như mật ong với độ siêu dính ở đầu lưỡi của loài tắc kè hoa chính là thứ vũ khí giúp nó "dán" con mồi vào lưỡi của mình sau khi bắt được con mồi.
- Để có được bữa tối ngon lành thì cái lưỡi của một con tắc kè hoa phải được "tung ra" còn nhanh hơn một chiếc máy bay phản lực. Đó phải là một đòn tấn công chính xác, và nếu được thì nó sẽ đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên việc "thè lưỡi" ra mới chỉ là bước đầu. Để có thể tiêu hóa được con mồi thì chúng phải đưa được côn trùng đến miệng của chúng đã.
Đó chính là mấu chốt của vấn đề - nhà vật lý học Pascal Damman của đại học Mons tại Bỉ cho biết. Loài tắc kè hoa không cuốn lưỡi của mình quanh con mồi, điều đó đồng nghĩa với việc "thức ăn" mà chúng tóm được, theo một cách nào đó, phải dính vào lưỡi của nó.
"Đó là một cơ chế hết sức đơn giản, và nó thể hiện rằng mọi thứ không cần phải trở nên quá phức tạp để đạt được sự hiệu quả," ông nói.
Một chiếc Hamburger quá khổ
Tắc kè hoa nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc của cơ thể mình để lẩn trốn kẻ thù. Tuy vậy, đối với những nhà vật lý học như Damman thì cái lưỡi của nó mới là điểm cần chú ý. Để săn mồi, chúng đứng yên chờ đợi cho tới khi có một con côn trùng ngon lành đi vào "bán kính nguy hiểm" của chiếc lưỡi - có thể dài tới 2 lần chiều dài cơ thể của chúng - nếu so sánh với con người thì vào khoảng 3 mét.
"Bữa ăn trưa" của tắc kè hoa không chỉ ở khoảng cách rất xa so với nó, mà còn có kích thước cực lớn khi đem so sánh với cơ thể nhỏ bé của chúng.
Kiến thức của Damman về chất lỏng cũng như vật lý vô tuyến đã khiến ông vô cùng to mò về loại vật chất khiến cho loài vật này có khả năng dính thức ăn, con mồi của chúng vào lưỡi ngay sau khi "xuất chiêu" tung lưỡi. Điều khiến ông bất n
gờ hơn nữa là không ai trước ông từng nghiên cứu về việc này.
Càng nhanh càng dính
Ông đã lập ra một nhóm nghiên cứu gồm những nhà sinh vật học tại Mons để tìm câu trả lời cho bí ẩn, khúc mắc về "keo dán" của loài tắc kè hoa. Họ nhận thấy rằng chỉ có đầu lưỡi phía bên trên của loài tắc kè được phủ một lớp chất nhầy - thứ mà họ tin rằng được sử dụng như một loại keo dính tạm thời. Các nhà sinh vật học đã lấy một lượng nhỏ chất này ra khỏi loài Chamaeleo calyptratus và đặt trên một tấm kính nhỏ.
Họ đã làm phép tính và đo đạc được độ kết dính của chất nhày này bằng cách họ bôi chất nhày này vào một đầu của một tấm kính nhỏ. Sau đó, họ cho một quả bóng sắt bé lăn qua tấm kính để xem chất nhày này có thể giữ được quả bóng trong bao lâu. Càng dính thì vật cản sẽ càng bị giữ lại một cách nhanh hơn.
Chất nhày chỉ trở nên cực kỳ dính khi mà quả bóng di chuyển với tốc độ cao, điều này đông nghĩa với việc chiếc lưỡi phải được "bắn" ra và "thu" vào một cách nhanh chóng.
"Khi chiếc lưỡi được tung ra và thu vào một cách nhanh chúng, chúng khiến chất nhày này đặc hơn," tiến sỹ Damman phát biểu.
Nishikawa cũng nói rằng chất này hứa hẹn sẽ là nguồn cảm hứng cho dự án sáng chế ra một loại keo dán có cơ chế hoạt động tương tự.
"Ai biết được chúng sẽ được ứng dụng như thế nào nhỉ?" cô nói.
Theo Tuấn Hưng(BLĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét