Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016




Đình chỉ tuyển sinh nếu không báo cáo rà soát đào tạo tiến sĩ

LĐO TUỆ NHI  


Bộ GDĐT vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở đào tạo tiến hành rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ năm 2013 đến nay. Theo đó, cơ sở nào không báo cáo đúng theo yêu cầu sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.
    Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ về việc tiến hành rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ năm 2013 đến nay. Theo đó, Bộ GDĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo này phải báo cáo về tổng số giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, nhân viên phục vụ trong số lương của cơ sở đào tạo (cơ hữu); tổng số GS, GS-TSKH, GS-TS cơ hữu; tổng số PGS, PGS-TSKH, PGS-TS cơ hữu; tổng số thư viện điện tử ở nước ngoài được kết nối với thư viện của cơ sở đào tạo; thông tin về đào tạo tiến sĩ; tổng số tiến sĩ tốt nghiệp từ 2013 đến 2015; số liệu về đào tạo trình độ tiến sĩ của Cơ sở đào tạo trong thời gian 2013 - 2015; cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu phục vụ cho các ngành đào tạo… Báo cáo gửi về Bộ GDĐT trước ngày 30.6.
    Bộ GDĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên. Cơ sở đào tạo không gửi báo cáo, không kê khai online đúng hạn, nội dung báo cáo không thống nhất với dữ liệu công khai của cơ sở đào tạo hoặc giảng viên trùng với cơ sở đào tạo khác mà không có minh chứng.... sẽ bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ.

    Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

    31 trường đại học, cao đẳng có đề án tuyển sinh riêng

    31 trường đại học, cao đẳng có đề án tuyển sinh riêng
     (LĐ) - Số 32 Bạch Dương
    Thí sinh sẽ có sự lựa chọn: Thi “3 chung” hoặc thi tuyển sinh riêng vào đại học từ năm 2014. Ảnh: Kỳ Anh
    Tính đến thời điểm này, Bộ GDĐT đã nhận được đề án thi tuyển sinh riêng của 31 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), trong đó có 25 trường đạt yêu cầu. Bộ GDĐT đã lựa chọn những đề án phù hợp nhất để công bố lấy ý kiến.
    Tự ra đề và đổi môn thiTrong 25 trường đạt yêu cầu có 10 trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật (các trường này tiếp tục được Bộ VHTTDL đề nghị cho tuyển sinh riêng trong năm 2014, sau khi đã tuyển sinh riêng thành công trong năm 2013), 15 trường có đề án phù hợp với quy định, đã được công bố lấy ý kiến xã hội.
    Đa số các phương án đều đề xuất các hình thức: Thi và sử dụng kết quả thi ĐH, CĐ chính quy theo hình thức 3 chung của Bộ GDĐT; vừa thi, vừa xét tuyển; sử dụng kết quả học tập THPT; xét tuyển một số chuyên ngành hoặc thi một môn kết hợp phỏng vấn...Tuy nhiên, cũng có một số trường đưa ra những phương án độc lập hơn.
    31 trường đại học, cao đẳng có đề án tuyển sinh riêngĐH Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức thi tuyển sinh đại học theo phương thức 3 chung, tuy nhiên bổ sung vòng sơ tuyển dựa trên kết quả học tập THPT trước khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
    Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội đề xuất, đối với các ngành văn hóa sẽ thi tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng của trường, trong đó đề thi khối C trường sẽ hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực ra đề (sẽ có báo cáo với Bộ GDĐT trước khi hợp đồng).
    Các ngành năng khiếu sẽ thi tuyển kết hợp với xét tuyển (thi tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển môn ngữ văn). Cụ thể, đối với các ngành thi tuyển theo đề thi riêng khối C, R: ngành quản lý văn hóa thi các môn văn học, lịch sử, năng khiếu. Ngành Việt Nam học (chuyên ngành văn hóa du lịch) thi văn học, lịch sử, địa lý. Lịch thi: ngày 1 và 2.8.
    Trường quy định điểm chuẩn tối thiểu để trúng tuyển (không tính hệ số): Tổng điểm các môn thi không dưới điểm sàn của Bộ GDĐT; điểm trung bình chung xét tuyển môn ngữ văn không dưới 4,0 điểm; điểm thi tuyển các môn năng khiếu không dưới 4,5 điểm.
    Trường ĐH Kiến trúc TPHCM đã trình Bộ GDĐT “Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy” từ năm 2011 và tiếp tục hoàn thiện đề án và đề nghị cho triển khai ngay từ năm học này.
    Theo đó, trường tổ chức thi vào cùng các đợt thi của Bộ GDĐT, sử dụng chung đề thi các môn văn hóa của Bộ GDĐT. Trường vẫn ra đề thi riêng các môn năng khiếu như trước đây, tuy nhiên có đề xuất thay đổi môn thi đối với khối V và H. Theo đó, trường đề nghị đặt các khối thi mới là V1 và H1, trong đó: Khối V1 thi các môn: Toán – vẽ mỹ thuật – ngữ văn; khối H1 thi các môn: Toán – vẽ trang trí màu – ngữ văn.
    Ngày 10.3 sẽ công bố các trường được tuyển sinh riêng
    Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, sau khi tập hợp ý kiến phản biện của người dân, bộ sẽ xem xét để quyết định trường nào được tuyển sinh riêng. Theo kế hoạch, ngày 10.3, Bộ GDĐT sẽ công bố những trường được tự chủ tuyển sinh dựa trên cơ sở đảm bảo yêu cầu của dự thảo và được sự đồng tình của dư luận.
    Thứ trưởng Ga khẳng định, theo lộ trình đổi mới thi cử, Bộ GDĐT sẽ giao quyền tự chủ cho các trường từ năm 2014. Đến năm 2017, bộ bắt buộc tất cả các trường phải thực hiện tuyển sinh riêng. Trong 3 nă3m chuyển tiếp (từ 2004 - 2017), bộ tiếp tục tổ chức thi “3 chung” cho các trường có nguyện vọng.
    Tuy nhiên, tất cả các trường phải có đề án tuyển sinh riêng trình bộ vào tháng 9.2014. Các trường có thể áp dụng nhiều phương án, như vừa thi vừa xét tuyển, hay sử dụng kết quả học tập phổ thông. Yêu cầu bắt buộc là các trường phải xác định ngưỡng tối thiểu về kiến thức với thí sinh, đồng thời bộ sẽ xem xét để xác định điểm sàn sao cho phù hợp nhất.
    Danh sách các trường đã gửi đề án tuyển sinh riêng: ĐH Lạc Hồng; ĐH Quốc tế Hồng Bàng; ĐH Việt Bắc; ĐH Phan Chu Trinh; ĐH Đại Nam; ĐH Thái Nguyên; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM; ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Đà Nẵng; ĐH Đồng Tháp; ĐH Thành Đông; ĐH Vinh; ĐH Quốc tế Sài Gòn; ĐH Kiến trúc TPHCM; Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Học viện Âm nhạc Huế; Học viện Âm nhạc TPHCM; ĐH Mỹ thuật Việt Nam; ĐH Mỹ thuật TPHCM; ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; CĐ Nghệ thuật Hà Nội; CĐ Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình; CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An; CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai; CĐ Múa Việt Nam; CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc; CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc; CĐ Đại Việt; 3 đề án đang tiếp tục được hoàn thiện. 

    Choáng vì 207 ngành ĐH bị dừng tuyển sinh! (LĐ) - Số 29 Bạch Dương - Dương Hà

    Choáng vì 207 ngành ĐH bị dừng tuyển sinh!
     (LĐ) - Số 29 Bạch Dương - Dương Hà
    Sau khi Bộ GDĐT công bố 207 ngành đại học thuộc 71 trường bị dừng tuyển sinh năm 2014, nhiều trường đã choáng váng khi gần như không còn ngành nào để tuyển sinh, đào tạo. Trong khi đó, Bộ GDĐT cho biết, còn hàng trăm ngành cao đẳng thuộc các trường đại học khác đang có nguy cơ dừng tuyển sinh do không đáp ứng đủ điều kiện quy định.
    Có trường ĐH chỉ còn 2 ngành để tuyển sinh
    Theo Bộ GDĐT, việc thông báo dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo ĐH và cảnh báo hàng trăm ngành đào tạo ĐH, CĐ do các ngành này không bảo đảm về đội ngũ như yêu cầu mở ngành (với ngành đào tạo ĐH phải có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ, ngành đào tạo trình độ CĐ cũng phải báo đảm có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký).
    Theo đó, có trường bị dừng từ 1-2 ngành, có trường bị dừng đến 14-15 ngành đào tạo. Điển hình nhất là Trường ĐH Hà Tĩnh, hiện trường có 16 ngành đào tạo nhưng bị dừng tới 14 ngành. ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội bị dừng đào tạo 15 ngành. ĐH Hùng Vương Phú Thọ bị dừng tuyển sinh 10 ngành; ĐH Sư phạm Hà Nội bị dừng 8 ngành; ĐH Hải Phòng, ĐH Quy Nhơn bị dừng đào tạo 7 ngành... Trong danh sách còn có những trường ĐH công lập có tên tuổi khác như ĐH Y-Dược TPHCM, ĐH Y Thái Bình,
    ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Kiến trúc TPHCM, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, ĐH Mỹ thuật công nghiệp, ĐH Mỹ thuật TPHCM, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, ĐH Hà Nội, ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội)...
    Thí sinh sẽ không được dự thi vào 207 ngành đào tạo bị dừng tuyển sinh từ năm 2014.     Ảnh: GIANG HUY 
    GS-TS Nguyễn Văn Đính - Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Tĩnh - cho biết: Trường rất bất ngờ trước thông tin này. Nếu thực hiện theo quyết định này thì trường chỉ còn 2 mã ngành đào tạo. GS Đính khẳng định, khi xin mở mã ngành đào tạo, nhà trường đã có báo cáo rõ ràng với Bộ GDĐT, nếu không đủ điều kiện theo quy định trường đã không được phép mở. Các ngành đào tạo của ĐH Hà Tĩnh đều đủ điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất, trường sẽ ra báo cáo lại số liệu với bộ.
    Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có bề dày về đội ngũ và truyền thống đào tạo, nhưng cũng bị dừng tuyển sinh đến 8 ngành: Toán học, văn học, hóa học, sinh học, tâm lý học, giáo dục công dân, sư phạm mỹ thuật, công nghệ thông tin. Theo lãnh đạo trường này, riêng khoa toán của trường có đến 70 cán bộ giảng viên, trong đó hầu hết là TS, PGS, GS. Trường sẽ có báo cáo làm rõ, vì theo nhà trường, không có ngành nào của trường là không đáp ứng về đội ngũ.
    Hết năm 2015, nếu đủ điều kiện sẽ cho đào tạo lại
    Ngoài danh sách 207 ngành học thuộc 71 cơ sở vừa được Bộ GDĐT công bố, có 432 ngành cao đẳng trong trường  ĐH đang có nguy cơ dừng tuyển sinh. Trong đó, có 296 ngành CĐ thuộc 74 cơ sở đào tạo trình độ đại học hoạt động không đúng quy định. Cụ thể, đội ngũ giảng viên cơ hữu chủ trì ngành cao đẳng không đủ 4 thạc sĩ, sau khi trừ đi số giảng viên cơ hữu chủ trì ngành đại học tương ứng. Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho hay, với các trường hợp này, cơ sở đào tạo sẽ được tạm thời tiếp tục tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo thẩm quyền quy định tại Quy chế đào tạo. Đồng thời cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch củng cố, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu. Việc lập báo cáo kế hoạch củng cố và bổ sung giảng viên cơ hữu theo quy định phải gửi về Bộ GDĐT chậm nhất trước ngày 31.12.2014.
    Với 136 ngành còn lại thuộc diện xử lý riêng, Bộ GDĐT cho biết sẽ triển khai biện pháp tương tự: Các cơ sở đào tạo được tạm thời tiếp tục tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo thẩm quyền quy định tại quy chế đào tạo. Đồng thời, cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch củng cố, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu, khi đủ điều kiện, chậm nhất trước ngày 31.12.2015, báo cáo bộ để được chính thức đào tạo.
    Đối với việc phản ứng của các trường đại học trước các quyết định trên, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết: Điều này đã được bộ quán triệt tới hiệu trưởng các trường về phương châm hành động đổi mới, siết chặt kỷ cương để nâng cao chất lượng đào tạo. Ông Bùi Văn Ga nhấn mạnh, dù chủ trương này có ảnh hưởng đến nguồn thu của các trường, song việc giảm chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học, siết chặt liên kết đào tạo, quy định mới về đào tạo liên thông... để nâng cao chất lượng đào tạo vẫn nhận được sự đồng tình của lãnh đạo các trường ĐH!

    Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

    Chúng ta học tiếng Nga - Bài 2

    Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
     
    2.12.2010, 18:50
    In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
    © Photo: RIA Novosti Tải về
    © Photo: RIA Novosti

    Đan Thi và Tania Rumyantseva tiếp tục làm việc với các bạn trong chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
    Xin chào các bạn!  ЗДРАВСТВУЙТЕ!
    Ta sẽ ôn lại những gì đã học trong bài trước. Chúng ta đã học cách chào hỏi, nói tên, họ và nghề nghiệp của mình.
    МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ РУМЯНЦЕВА. Я ДИКТОР.
    Các bạn nhớ ra rồi chứ? Đúng, đó là phát thanh viên của chúng tôi, chị Tania Rumyantseva.
    Còn bây giờ, chúng ta học cách đặt câu hỏi. Chúng ta làm quen với một người và muốn hỏi tên người đó là gì. Cần nói như thế nào?
    КАК ВАС ЗОВУТ?
    МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ РУМЯНЦЕВА.
    Chúng ta sẽ nhớ lại các tên họ trong bài học thứ nhất.   
    КАК ВАС ЗОВУТ?
    МЕНЯ ЗОВУТ НИНА ВЛАСОВА.
    КАК ВАС ЗОВУТ?
    МЕНЯ ЗОВУТ ЛЕНА БУРОВА.
    Còn bây giờ chúng ta sẽ đề nghị Tania giới thiệu các bạn của mình và thành phố của mình. Nếu chúng ta muốn nhận được thông tin về người chưa quen, ta sẽ hỏi xem, đây là ai:  КТО ЭТО?
    ЭТО МОЙ ДРУГ. ЕГО ЗОВУТ АНТОН. ОН СТУДЕНТ. - Đây là người bạn của tôi. Anh ấy tên là Anton. Anh ấy là sinh viên.
    Chị Tania còn có những người bạn khác. Nào chúng ta sẽ hỏi về họ. Tania sẽ nói cho biết, cần dùng câu hỏi nào bằng tiếng Nga, còn các bạn hãy nhắc theo Tania.
    КТО ЭТО?
    ЭТО МОЯ ПОДРУГА. ЕЕ ЗОВУТ НИНА. ОНА КОРРЕСПОНДЕНТ - Đây là bạn gái của tôi. Chị ấy tên là Nina. Chị ấy là phóng viên.
    Tania đã giới thiệu cho chúng ta hai người bạn của mình. Anton là đàn ông, từ  ДРУГ là giống đực, vì thế Tania đã dùng đại từ sở hữu giống đực МОЙ. Giống đực có cả danh từ động vật và danh từ bất động vật. Thí dụ: ЭТО МОЙ ГОРОД - Đây là thành phố của tôi.
    Còn khi Tania giới thiệu Nina, chị ấy dùng danh từ giống cái ПОДРУГА và đại từ sở hữu giống cái МОЯ. Dùng cả cho các danh từ bất động vật. Thí dụ: ЭТО МОЯ КОМНАТА - Đây là căn phòng của tôi.
    Còn có thể trả lời câu hỏi: Đây là ai - КТО ЭТО?
    Thí dụ:ЭТО МОЙ БРАТ. ЕГО ЗОВУТ СЕРГЕЙ. - Đây là anh trai của tôi. Anh ấy tên là Sergei.
    ЭТО МОЯ СЕСТРА. ЕЕ ЗОВУТ МАША. - Đây là em gái của tôi. Cô ấy tên là Masha.
    Như vậy, với tất cả những từ giống đực ta dùng từ sở hữu МОЙ, với tất cả những từ giống cái ta dùng từ sở hữu МОЯ.
    Hôm nay chúng ta đã biết những từ mới sau đây: ДРУГ - người bạn trai; ПОДРУГА - người bạn gái; БРАТ - anh trai, em trai; СЕСТРА - chị gái, em gái.
    Các bạn biết một số tên người Nga: ТАНЯ, МАША, НИНА, ЛЕНА, АНТОН, СЕРГЕЙ.
    Cũng như từ chỉ nghề nghiệp: ДИКТОР, КОРРЕСПОНДЕНТ, ПРОДАВЕЦ, СТУДЕНТ.
    Các bạn hãy thử đặt lời đối thoại theo mẫu sau: КТО ЭТО? ЭТО МОЙ ДРУГ. ЕГО ЗОВУТ СЕРГЕЙ. ОН ДИКТОР.
    Xin các bạn đừng quên luyện cách hỏi để biết tên người đối thoại với mình.
    КАК ВАС ЗОВУТ? МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ.
    * **
    Các bạn thân mến, bài học của chúng ta hôm nay đến đây tạm dừng. Chúng tôi sẽ phát lại bài này trong thứ Bẩy tới, để các bạn có thể củng cố kiến thức mới học. Các bạn có thể tự mình luyện tập, nếu truy cập trang điện tử của đài chúng tôi trên Internet theo địa chỉ http://vietnamese.ruvr.ru. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trên làn sóng điện của Đài "Tiếng nói nước Nga".
    ДО СВИДАНЬЯ!

    Chúng ta học tiếng Nga - Bài 3

    Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
     
    2.12.2010, 19:50
    In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
    © Flickr.com Tải về
    © Flickr.com

    Đan Thi và Tania Rumyantseva tiếp tục làm việc với các bạn trong chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
                                                            ***
     Xin chào các bạn! ЗДРАВСТВУЙТЕ!
    Hy vọng rằng những bài học truyền thanh của chúng tôi hướng dẫn cho bạn những từ đầu tiên và mẫu câu bằng tiếng Nga. Mời các bạn cùng ôn lại một chút. Thí dụ, tên bạn là Anton, bạn là sinh viên, bạn cùng với người bạn trai làm phóng viên tên là Sergei sẽ làm quen với cô gái tên là Masha, là người bán hàng. Với tình huống như vậy cuộc đối thoại sẽ như thế nào?
    Mời các bạn nghe chị Tania và hãy nhắc lại theo Tania.
    МЕНЯ ЗОВУТ АНТОН. Я СТУДЕНТ.
    МЕНЯ ЗОВУТ МАША. Я ПРОДАВЕЦ. А ЭТО КТО?
    ЭТО МОЙ ДРУГ. ЕГО ЗОВУТ СЕРГЕЙ. ОН КОРРЕСПОНДЕНТ.
    Trong đoạn hội thoại ngắn này chúng ta đã cần dùng hai đại từ nhân xưng  Я và  ОН. Đại từ tiếng Nga là đề tài trong bài học hôm nay của chúng ta.
    Trong tiếng Nga đại từ có số ít và số nhiều. Khi con người tự nói về bản thân mình, thì người ấy xưng Я.
    Я ДИКТОР - Tôi là phát thanh viên.
    Khi có mấy người, thì sẽ đại từ sẽ dùng là МЫ.
    МЫ ДИКТОРЫ. МЫ СТУДЕНТЫ - Chúng tôi là phát thanh viên. Chúng tôi là sinh viên.
    Khi giao tiếp với người cùng lứa tuổi hoặc trẻ hơn, thì ta gọi người đối thoại đó là ТЫ.
    ТЫ СТУДЕНТ. ТЫ ДИКТОР - Cậu là sinh viên. Bạn là phát thanh viên. Xin nhắc lại theo Tania.
    Khi nói với mấy người, ta cần dùng đại từ ВЫ.
    ВЫ СТУДЕНТЫ. ВЫ ДИКТОРЫ - Các bạn là sinh viên. Các bạn là phát thanh viên.
    Đại từ ВЫ cũng được dùng trong giao tiếp khi nói với một người lớn tuổi hơn bạn hoặc không quen thân.
    Nói về một người khác, dùng đại từ  ОН nếu đó là nam, và ОНА nếu người đó là nữ.
    ЭТО АНТОН. ОН СТУДЕНТ. ЭТО МАША. ОНА ПРОДАВЕЦ. - Đây là Anton. Anh ấy là sinh viên. Đây là Masha. Chị ấy là người bán hàng.
    Nói về một nhóm người dùng đại từ ОНИ.
    ЭТО АНТОН И СЕРГЕЙ. ОНИ ДРУЗЬЯ.- - Đây là Anton và Sergei. Họ là những người bạn.
    Còn bây giờ chúng ta học cách đặt câu hỏi. Các bạn đã biết hỏi như thế nào để biết tên một người khi làm quen:
    КАК ВАС ЗОВУТ?
    Đây là câu với từ để hỏi, và cần có được câu trả lời cụ thể. Vì thế câu hỏi được nêu ra với ngữ điệu có điểm nhấn như vậy.
    КАК ВАС ЗОВУТ? МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ.
    Còn thêm một câu hỏi nữa:
    КТО ЭТО? ЭТО СЕРГЕЙ. ОН КОРРЕСПОНДЕНТ.- Đây là ai? Đây là Sergei. Anh ấy là phóng viên.
    Dạng  khác của câu hỏi – cần trả lời xác nhận да hoặc phủ nhận нет. Và ngữ điệu trong dạng câu hỏi này cũng khác.
    ЭТО СЕРГЕЙ? ДА. ОН СТУДЕНТ? НЕТ, ОН КОРРЕСПОНДЕНТ.- Đây là Sergei phải không?  Đúng. Anh ấy là sinh viên à? Không phải, anh ấy là phóng viên.
    Xin các bạn lưu ý: Để khẳng định thông tin chính trong câu hỏi, không cần bất kỳ từ bổ sung nào, mà chỉ thay đổi ngữ điệu. 
    ЭТО АНТОН. ОН СТУДЕНТ.
    Đây là câu khẳng định.
    ЭТО АНТОН? ДА. ОН СТУДЕНТ? ДА.
    Đây là câu hỏi.
    Như vậy, hôm nay chúng ta đã làm quen với các đại từ nhân xưng tiếng Nga. Я, МЫ, ТЫ, ВЫ, ОН, ОНА.
    Và chúng ta đã biết hai dạng câu hỏi.
    Dùng những kiến thức này, bạn có thể thiết lập cuộc đối thoại ngắn. Thí dụ: КТО ЭТО? ЭТО АНТОН. ОН СТУДЕНТ.- Đây là ai? Đây là Anton. Anh ấy là sinh viên.
    ВЫ НИНА? НЕТ, Я ТАНЯ. ВЫ КОРРЕСПОНДЕНТ?  НЕТ, Я ДИКТОР.- Chị là Nina phải không? Không phải, tôi là Tania. Chị là phóng viên phải không? Không phải, tôi là phát thanh viên.
                                                    ***
    Các bạn thân mến, bài học tiếng Nga của chúng ta hôm nay đến đây tạm dừng. Chúng tôi sẽ nhắc lại bài học này vào thứ Bẩy tới để các bạn có thể củng cố những kiến thức mới. Các bạn cũng có thể tự tập luyện nếu truy cập trang điện tử của Đài "Tiếng nói nước Nga" theo địa chỉ: http://vietnamese.ruvr.ru. Xin tạm biệt và hẹn tới cuộc gặp mới trên làn sóng điện của Đài "Tiếng nói nước Nga".
    ДО СВИДАНЬЯ!

    Chúng ta học tiếng Nga - Bài 4

    Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
     
    3.01.2011, 17:57
    In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
    © Flickr.com Tải về
    © Flickr.com

    Đan Thi và Tania Rumyantseva tiếp tục làm việc với các bạn trong chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
     ***
    Xin chào các bạn! ЗДРАВСТВУЙТЕ!
    Hy vọng là các bạn đã  thu được những thành quả đầu tiên trong việc học tiếng Nga. Các bạn có thể tự giới thiệu mình và biết tên người đối thoại, biết đại từ nhân xưng trong tiếng Nga và làm thế nào để biếncâu trần thuật  thành câu hỏi.
    Nếu các bạn muốn biết điều gì đó về một người không quen, thì trước hết cần đặt câu hỏi nào? КТО ЭТО? - Đây là ai?
    КТО ЭТО? ЭТО АНТОН. ОН СТУДЕНТ.
    Còn nếu đối tượng cần hỏi không phải là người nào đó, mà đồ vật gì đó thì nói thế nào?  
    ЧТО ЭТО? ЭТО ЖУРНАЛ. - Đây là cái gì? Đây là cuốn tạp chí.
    ЧТО ЭТО? ЭТО КОМНАТА.- Đây là cái gì? Đây là căn phòng. ЧТО ЭТО? ЭТО ОКНО.- Đây là cái gì? Đây là cửa sổ.
    Danh từ trong tiếng Nga chia làm 3 giống ngữ pháp: giống đực, giống cái và giống trung. Theo qui tắc, danh từ giống đực tận cùng bằng vần phụ âm.  Thí dụ: ЖУРНАЛ.
    Theo qui tắc, danh từ giống cái tận cùng bằng vần А và  Я. Thí dụ: КОМНАТА.
    Theo qui tắc, danh từ giống trung tận cùng bằng vần О và Е. Thí dụ: ОКНО.
    Trong những bài trước các bạn đã làm quen với đại từ sở hữu МОЙ  và  МОЯ. Chúng ta cùng nhớ lại:
    СЕРГЕЙ - МОЙ БРАТ. НИНА - МОЯ ПОДРУГА. - Sergei là anh trai của tôi. Nina là bạn gái của tôi.
    Bây giờ chúng ta có thể dùng những đại từ sở hữu này cùng với những từ mới. Xin các bạn chú ý: đại từ sở hữu cũng có giống ngữ pháp như danh từ liên quan.
    ЭТО МОЙ ЖУРНАЛ. ЭТО МОЯ КОМНАТА. ЭТО МОЕ ОКНО.- Đây là cuốn tạp chí của tôi. Đây là căn phòng của tôi. Đây là chiếc cửa sổ của tôi.  
    Chúng tôi đã giới thiệu đại từ sở hữu ở ngôi thứ nhất. Còn bây giờ chúng ta sẽ biết đại từ sở hữu ở ngôi thứ hai sẽ là thế nào.  
    ЭТО ТВОЙ ГОРОД. ЭТО ТВОЯ СТРАНА. ЭТО ТВОЕ ОКНО. - Đây là thành phố của bạn. Đây là đất nước của bạn. Đây là chiếc cửa sổ của bạn.
    Các bạn đã biết đại từ nhân xưng ngôi thứ ba giống đực và giống cái là ОН  và ОНА. Bây giờ thêm đại từ nhân xưng giống trung ОНО.
    Đại từ sở hữu ngôi thứ ba có đặc điểm riêng. Có hai đại từ sở hữu cho ngôi thứ ba này: ЕГО  - dành cho danh từ giống đực và giống trung, còn ЕЕ dành cho danh từ giống cái. Việc lựa chọn đại từ sở hữu tùy thuộc vào giống của danh từ mà nó thay thế. Thí dụ:
    ЭТО АНТОН. А ЭТО – ЕГО КОМНАТА. - Đây là Anton. Còn đây là căn phòng của anh ấy.
    АНТОН là danh từ giống đực. Vì thế dù “КОМНАТА” đứng riêng là từ chỉ giống cái, nhưng trong ngữ cảnh này, để thay thế phù hợp với “АНТОН” chúng ta dùng đại từ sở hữu giống đực  ЕГО. Bây giờ xin nêu một thí dụ khác.
    ЭТО НИНА. А ЭТО – ЕЕ ЖУРНАЛ.- Đây là Nina. Còn đây là cuốn tạp chí của chị ấy.
    Chắc các bạn đã thấy, НИНА là danh từ giống cái. Vì thế, tuy “ЖУРНАЛ” đứng riêng là từ giống đực, nhưng trong câu này chúng ta phải dùng đại từ sở hữu giống cái là ЕЕ.
    Như vậy, chúng ta biết các đại từ sở hữu của tiếng Nga.   
    Я – МОЙ, МОЯ, МОЕ. Я ТАНЯ. ЭТО МОЙ КАРАНДАШ, МОЯ ШАПКА, МОЕ РАСТЕНИЕ.- Đây là chiếc bút chì của tôi. chiếc mũ của tôi, cây hoa của tôi.
    ТЫ – ТВОЙ, ТВОЯ, ТВОЕ.
    ЭТО ТВОЙ КАРАНДАШ? ДА. ЭТО ТВОЯ ШАПКА? НЕТ. ЭТО ТВОЕ РАСТЕНИЕ? ДА.- Đây là chiếc bút chì của bạn à? Đúng. Đây là chiếc mũ của bạn  phải không?  Không phải. Đây là cây hoa của bạn à? Đúng.
    ОН, ОНА, ОНО – ЕГО, ЕЕ.
    ЭТО МОЙ БРАТ. А ЭТО ЕГО ШКОЛА. ЭТО МОЯ ПОДРУГА. А ЭТО ЕЕ ГОРОД.- Đây là anh trai (em trai) của tôi. Còn đây là trường học của anh ấy (em ấy). Đây là người bạn gái của tôi. Còn đây là thành phố của chị ấy.
    Trong bài học này chúng ta đã biết một số từ mới. Các bạn hãy tập đặt câu đơn giản với đại từ sở hữu phù hợp. Đề nghị các bạn cũng lưu ý học cách đặt câu hỏi có dùng những từ mới này.  Xin chúc các bạn đạt kết quả tốt.
    ***
    Chúng tôi sẽ nhắc lại bài học này vào thứ Bẩy tới để các bạn có thể củng cố những kiến thức mới. Các bạn cũng có thể tự tập luyện nếu truy cập trang điện tử của Đài "Tiếng nói nước Nga" theo địa chỉ: http://vietnamese.ruvr.ru. Xin tạm biệt và hẹn tới cuộc gặp mới trên làn sóng điện của Đài "Tiếng nói nước Nga".
    ДО СВИДАНЬЯ!