Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

thoa uoc LD TT nam 2012


Dự thảo
THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

-         Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23/06/1994; luật sửa đổi bổ xung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02/04/2002; Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Bộ luật lao động ngày 29/06/2006, Luật sửa đổi bổ xung điều 73 của Bộ luật lao động số 84/2007/QH 11 ngày 02/04/2007
-         Căn cứ Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể
-         Căn cứ Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/1994 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ xung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể.
-         Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp nghề công trình 1- Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I
Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động, chúng tôi gồm có:
1, ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
Ông: Nguyễn Văn Hoàn  Giám đốc - Hiệu trưởng nhà trường
2, ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNG:
Ông: Phạm Văn Lượng Chủ tịch Công đoàn nhà trường
Cùng nhau thoả thuận ký kết: “Thoả ước lao động tập thể” gồm những điều khoản sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng thi hành thoả ước lao động tập thể là CNV-LĐ(Gọi chung là Người lao động) đã ký hợp đồng lao động với nhà trường theo quy định của pháp luật.
Điều 2: Thời hạn của Thoả ước lao động tập thể là 3 năm và có thể kéo dài thêm thời hạn, trong quá trình thực hiện nếu có sự thay đổi, tập thể người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành để điều chỉnh cho phù hợp. Khi hết hạn, nếu hai bên không có kiến nghị gì hoặc sửa đổi bổ xung thì thoả ước này đương nhiên có giá trị gia hạn
Điều 3: Người lao động phải làm tròn nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất, triệt để chấp hành những chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp điều hành công việc, người lao động chấp hành trước, khiếu nại sau nếu có thắc mắc.
Điều 4: Người sử dụng lao động cam kết bảo đảm và tạo điều kiện hoạt động của tổ chức Công đoàn theo điều lệ và luật Công đoàn quy định. Tổ chức Công đoàn có trách nhiệm vận động, động viên người lao động thực hiện đúng các quy chế nội bộ đã cam kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, SXKD của nhà trường



CHƯƠNG II
NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 5: Việc làm - Hợp đồng lao động.
5.1. Nhà trường có trách nhiệm tìm kiếm, bố trí, sắp xếp việc làm cho người lao động . Trường hợp người sử dụng lao động đã cố hết sức nhưng không tìm kiếm đủ việc làm, người sử dụng lao động sẽ thông báo trước 45 ngày đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 30 ngày đối với Hợp đồng lao động từ 1-3 năm và 3 ngày đối với hợp đồng lao động dưới 1 năm để người lao động tìm việc ở đơn vị khác hoặc nghỉ việc tạm thời(Theo Điều 38 Bộ luật lao động sửa đổi năm 2002)
5.2 Người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc đạt kết quả cao nhất theo Hợp đồng lao động đã ký kết. Nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm hợp đồng lao động thì tuỳ theo mức độ vi phạm Người sử dụng lao động có quyền áp dụng các biện pháp sử lý kỷ luật theo Điều 38 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002, đền bù vật chất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động sau khi có sự thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn nhà trường.
5.3 Người lao động được ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động, các loại hợp đồng lao động gồm:
a, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng lao động mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng. Hợp đồng này áp dụng cho Người lao động làm công việc thường xuyên ổn định; đủ khả năng trình độ và sức khoẻ để đảm đương công việc.
b, Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là Hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng trong khoảng từ 12- 36 tháng. Hợp đồng áp dụng cho những người có đủ sức khoẻ, có ý thức tổ chức kỷ luật, đã qua đào tạo nhưng năng lực tay nghề chưa đáp ứng yêu cầu cần được bồi dưỡng thêm, sau khi ký kết hợp đồng lao động, những người này phải được đánh giá lại, nếu đủ điều kiện tiêu chuẩn sẽ ký lại hợp đồng lao động, ngược lại sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.
c, Hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: Là hợp đồng lao động cho ngững người lao động theo thời vụ hoặc cần tư vấn chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Loại hợp đồng lao động này có thể do Hiệu trưởng nhà trường uỷ quyền cho Đội trưởng, chỉ huy trưởng công trường hoặc trưởng Bộ phận chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng, khi ký kết hợp đồng phải chấp hành đầy đủ  theo các bước sau:
- Sau khi cân đối giữa nhiệm vụ được giao với số lao động của nhà trường nếu thiếu lao động, các bộ phận phải báo cáo bằng văn bản về nhà trường để điều động nội bộ, nếu nhà trường không đáp ứng được thì trưởng các bộ phận được uỷ quyền sử dụng lao động bằng cách ký kết Hợp đồng lao động thời vụ hoặc công việc nhất định.
- Người lao động đến làm việc phải nộp hồ sơ bao gồm: Đơn xin việc, sơ yếu lý lịch điền đầy đủ các thông tin có xác nhận của địa phương nơi cư trú, giấy khám sức khoẻ và các bằng cấp khác nếu có.
- Căn cứ chính sách của nhà nước, điều kiện thực tế của nhà trường, trưởng các bộ phận có trách nhiệm thông báo trước với người lao động về nghĩa vụ và quyền lợi của họ đối với công việc được giao, phổ biến về an toàn lao động, được đơn vị cấp trang bị bảo hộ lao động trước khi giao việc, ai mất mát thì phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất của nhà nước quy định.
- Trưởng các bộ phận được uỷ quyền phải thảo luận với người lao động về mức tiền lương khoán ngày, lương khoán tuần hoặc tháng. Tiền lương khoán theo thoả thuận là mức lương cấp bậc công việc thực hiện và các khoản phụ cấp khác (Nếu có) đã bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
- Trưởng các bộ phận được uỷ quyền lập danh sách những người lao động ký hợp đồng thời vụ gửi về phòng Tổ chức hành chính xem xét trình Hiệu trưởng phê duyệt và chỉ được thực hiện khi có ý kiến của Nhà trường.
5.4 Người lao động phải tự học tập thêm văn hoá, ngoại ngữ, tin học, khoa học kỹ thuật .v.v để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, nắm bắt kịp thời những chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, quy trình, quy phạm....Khi có sự thay đổi về công nghệ mới thì Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch tổ chức học tập để người lao động nắm vững công nghệ mới trong thi công cũng như trong đào tạo(Ngày học tập được trả lương theo quy chế trả lương của nhà trường)
Điều 6. Thời gian thử việc.
6.1 Những lao động chuyên môn nghiệp vụ, công nhân chuyên nghiệp từ bậc 3 trở lên tuyển dụng mới, sau sơ tuyển quyết định tiếp nhận thử việc trước khi ký quyết định tiếp nhận và hợp đồng chính thức thời gian không quá 30 ngày. Đối với giáo viên dạy nghề từ trình độ cao đẳng trở lên tuyển dụng mới thời gian thử việc theo quy định của nhà nước
6.2 trong thời gian thử việc, tiền lương của người lao động ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Đối với công nhân lái xe, lái máy công trình hết thời gian thử việc, nếu tay nghề chưa đáp ứng được công việc, có nguyện vọng tiếp tục được làm việc tại nhà trường thì được bố trí phụ việc cho lái máy chính và được hưởng mức lương bằng 70% mức lương lái xe, lái máy chính nhưng không quá 6 tháng. Đối với giáo viên dạy nghề, trình độ cao đẳng trở lên, trong thời gian thử việc được hưởng tối thiểu bằng 85% mức lương cấp bậc theo nghi định 204/CP.
6.3 Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu tghì người sử dụng lao động phải nhận Người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận
Điều 7. Hiệu lực của hợp đồng lao động:
Theo quy định của điều 33 Bộ luật lao động dửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 8. Hiệu lực chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại điều 36, 37, 38, 39, 40 của Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
8.1 Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 37, 40 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
8.2 Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 38, 40 Bộ luật lao đốngửa đổi bổ xung năm 2002
8.3 Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 39 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 9. Chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc.
9.1 Chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc trong thời hạn hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực áp dụng theo điều 41, 42, 43 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
9.2 Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc áp dụng theo điều 85 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 10. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
10.1 Nhà trường chú trọng đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ công nhân viên và người lao động cho phù hợp với nhiệm vụ đào tạo, SXKD và khi thay đổi công nghệ, thiết bị mới của nhà trường. Trường hợp người lao động được cử đi học theo quy hoạch, đaò tạo lại ..v..v. thì thời gian đi học được hưởng lương cơ bản và phụ cấp lương(Nếu có).
10.2 Nhà trường khuyến khích Người lao động học thêm ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhưng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mọi chi phí học tập Người lao động tự chịu trách nhiệm, nếu kết quả học tập đạt yêu cầu và tốt nghiệp đúng chuyên ngành thì được ưu tiên bố trí làm việc phù hợp với chuyên ngành đã học.
Điều 11. Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp nâng bậc lương
11.1 Tiền lương: Áp dụng theo quy định về chế độ tiền lương của nhà nước hiện hành và điều 55, 56, 57, 59, 60 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002.
- Người lao động được trả lương trực tiếp đầy đủ tại nơi làm việc.
- Trong trường hợp người lao động làm việc tại các công trình, Nhà trường có thể hàng tháng tạm ứng tiền ăn, tiền sinh hoạt phí cho người lao động, tiền lương sẽ trả vào từng đợt theo tháng, quý, nhưng nhà trường cũng phải thông báo cho người lao động biết thu nhập từng tháng kịp thời.
11.2 Tiền lương làm thêm giờ: Áp dụng điều 61 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002, trừ những người làm việc theo đặc thù công việc. Đối với lao động gián tiếp, do yêu cầu công việc có thể phải làm việc ngoài giờ hoặc làm thêm vào những ngày nghỉ cuối tuần, sẽ bố trí nghỉ bù vào những ngày làm việc trong tuần do người lao động và do phòng xắp xếp. Trường hợp không thể bố trí nghỉ bù do công việc triền miên thì được hưởng công làm thêm giờ theo quy định.
11.3 Phụ cấp tiền lương: Áp dụng theo quy định về chế độ tiền lương của nhà nước hiện hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
11.4 Tiền thưởng: Căn cứ vào kết quả đào tạo, SXKD hàng năm, tiền thưởng từ lợi nhuận cho người lao động áp dụng theo quy định của Nhà trường.
11.5 Nâng bậc lương: Áp dụng theo quy định về chế độ tiền lương của nhà nước và theo quy chế trả lương của nhà trường.
Điều 12. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
12.1 Thời giờ làm việc: Áp dụng theo điều 68 Bộ luật lao động và quyết số 188/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 17/09/1999, trừ những trường hợp người lao động làm việc theo đặc thù công việc như bảo vệ và trực tiếp sản xuất, do yêu cầu công việc người lao động có thể làm thêm giờ nhưng phải tuân theo quy định tại điều 69 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002.
12.2 Thời giờ nghỉ ngơi: Áp dụng điều 71, 72, 73,74,75,76, 77 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
a, Người lao động làm việc liên tục 8 giờ thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc, người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc; Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
b, Mỗi tuần Người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày(24 giờ liên tục), Người sử dung lao động có thể xắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày.
c, Người lao động được nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:
- Tết dương lịch: 01 ngày (Ngày 01 tháng 01 dwong lịch)
- Tết âm lịch: 04 ngày (Một ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm)
- Ngày giỗ tổ Hùng vương: 01 ngày (Ngày 10/3 âm lịch)
- Ngày chiến thắng: 01 ngày (Ngày 30/4 dương lịch)
- Ngày quốc tế lao động: 01 ngày (Ngày 01/05 dương lịch)
- Ngày quốc khánh: 01 ngày (Ngày 02/09 dương lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trìng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo
d, Người lao động có thòi gian làm việc 12 tháng tại nhà trường thì được nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
- 12 ngày đối với những người làm công việc trong điều kiện bình thường
- 14 ngày  đối với người làm công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt
- 16 ngày đối vơi những người làm việc trong điều kiện đặc biệt khốc liệt, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khốc liệt, độc hại nguy hiểm.
- Thời gian đi đường được tính thêm ngoài ngày nghỉ phép năm.
- Số ngày ngày nghỉ phép năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc, cứ 05 năm được tăng thêm 01 ngày
- Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ phép được nhà trường thanh toán từ địa điểm làm việc về đến trụ sở của nhà trường và ngược lại theo vé ô tô hoặc vé tàu ngồi cứng.
e, Nghỉ việc riêng: Áp dụng theo điều 78, 79 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Người lao động nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
-         Kết hôn: 03 ngày
-         Con kết hôn: 01 ngày
-         Bố mẹ(Cả bên chồng, bên vợ): chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: 03 ngày
Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ việc riêng không hưởng lương
Điều 13 Định mức lao động
13.1 Người sử dụng lao động áp dụng định mức lao động và định mức nội bộ theo các văn bản hiện hành của nhà nước để giao định mức khoán cho người lao động.
13.2 Trong trường hợp người lao động nhận khoán nhưng do khách quan, dẫn đến thu nhập không đảm bảo, Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều chỉnh cho phù hợp trong khuôn khổ quỹ tiền lương của nhà trường được duyệt
Điều 14. Bảo hiểm xã hội.
14.1 Quyền lợi được hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện theo quy định tại các điều từ 141 đến 147 của Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002 và luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ, Nghị định số 125/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
14.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động và bản thân người lao động phải cùng đóng góp xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội theo điều 149 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002 và luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của chính phủ, Nghị định số 152/ 2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của chính phủ hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Người sử dụng lao động đóng bằng 22% so với lương cơ bản và phụ cấp (nếu có), Người lao động phải đóng 8% tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có)
Điều 15.Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
15.1 Nhà trường thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định tại luậtt bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, công văn số 1540/BHXH-PT ngày 25/12/2009 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn mức đóng BHYT, BHTN. Người sử dụng lao động đóng bằng 3% BHYT, so với tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có); Người lao động đóng 1,5% BHYT tiền lương cơ bản và phụ cấp(Nếu có)
15.2 Người lao động có bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh theo quy định tại điều lệ y tế .
15.3 Nhà trường có y tế chuyên trách để thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các bộ phận làm tốt công tác y tế dự phòng ở nơi cơ quan đóng quân và ở trên các công trường. Thường xuyên liên hệ, đăng ký khám chữa bệnh tại địa phương nơi đóng quân để khám chữa bệnh và cấp cứu khi người lao động ốm đau hoặc có tai nạn xảy ra.
15.4 Bảo hiểm thất nghiệp: Người sử dụng lao động đóng 1% so với tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có), Người lao động đóng 1% tiền lương cơ bản và phụ cấp (Nếu có)
Điều 16. An toàn lao động và vệ sinh lao động
16.1 Nhà trường thực hiện chế độ an toàn lao động và vệ sinh lao động theo quy định tại chương IX Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức học tập, hướng dẫn nội quy, quy trình kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động hàng năm cho Người lao động, trang bị đủ, đúng về bảo hộ lao động ( Theo tiêu chuẩn chức năng nghề nghiệp). Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho đối tượng được hưởng chế độ(Nóng bức, độc hại...)
- Khi có công việc nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động phải tăng cường sự giám sát của cơ quan chuyên môn, phải có nội quy biển báo trước khi thi công, khi đưa công nghệ mới vào sản xuất phải tổ chức học tập quy phạm an toàn lao động.
16.2 Thực hiện điều 102 Bộ luật lao động Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho ngưởi lao động do người sử dụng lao động thanh toán
Điều 17. Những quy định riêng với người lao động nữ
Theo quy định từ điều 111 đén điều 118 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 18. Công đoàn
Theo quy định tại điều 154 đến điều 155 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 19. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Áp dụng theo chương VIII Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002
Điều 20. Một số quy định chung về đời sống xã hội
20.1 Người lao động làm việc tại cơ quan của nhà trường tự túc vè nhà ở, Người lao động làm việc tại các công trường được nhà trường đảm bảo nơi ăn chốn ở và phương tiện đi lại khi di chuyển địa điểm làm việc
20.2 Người lao động ốm đau được tổ chức Đoàn thể, chính quyền thăm hỏi, gia đình người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn được nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ
20.3 Người lao động và thân nhân(Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con) qua đời được cơ quan đoàn thể thăm viéng
20.4 Bản thân người lao động kết hôn được cơ quan, đoàn thể chúc mừng
20.5 Hàng năm, căn cứ vào kết quả đào tạo, sản xuất kinh doanh, Nhà trường có thể tạo điều kiện cho người lao động tham quan du lịch, nghỉ dưỡng sức...
20.6 Người lao động tham gia công tác xã hội, đoàn thể theo chế độ kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21 Người sử dụng lao động và người lao động cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản  quy định theo trách nhiệm của mình. Trong quá trình thực hiện neus có phát sinh mau thuẫn, tranh chấp lao động thì đại diện cho tập thể Người lao động cùng người sử dụng lao động thương lượng giải quyết kịp thời. Nếu không thương lượng hòa giải được thì giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Chương XIV Bộ luạt lao động sửa đổi bổ xung ngày 29/11/2006
Điều 22. Thỏa ước lao động tập thể được xây dựng từ các Phòng,  Khoa, Trung tâm, thông qua Đại hội CNVC-LĐ của nhà trường ngày....tháng....năm 2012, biểu quyết nhất trí 100% và được lập thành 04 bản bằng tiếng việt và có giá trị như nhau. Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký  và được đăng ký với LĐTB&XH Thành phố Hà Nội theo quy định tại điều 47 Bộ luật lao động sửa đổi bổ xung năm 2002

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN





ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
HIỆU TRƯỞNG





b/c Tong ket nam 2011


BÁO CÁO TỔNG KẾT
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2011 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012

Hôm nay toàn thể CBCNVC-LĐ trường trung cấp nghề công trình 1 tiến hành Đại hội đại biểu công nhân viên chức nhằm đánh giá kết quả đào tạo, SXKD năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
Thay mặt cho Đoàn chủ tịch, tôi xin trình bày báo cáo kết quả hoạt động đào tạo sản xuất kinh doanh năm 2011 và triển khai kế hoạch đào tạo sản xuất kinh doanh năm 2012 .

PHẦN THỨ NHẤT

I. Đánh giá kết quả đào tạo SXKD năm 2011
Năm 2011, nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra, đạt được kết quả đó là do nhà trường đã xác định được những thuận lợi, khó khăn để đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng giai đoạn như sau.
1, Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng uỷ, HĐTV, Ban TGĐ các phòng ban và các tổ chức đoàn thể quần chúng của TCT.
- Nhà trường đã có quỹ công việc từ năm trước chuyển sang và tìm kiếm công việc từ đầu năm nên đáp ứng được kế hoạch đào tạo SXKD năm 2011.
- Nhà trường đã kịp thời mở rộng ngành nghề, trong đó đầu tư mở nghề mới đào tạo lái xe ô tô, đây là một dự án kịp thời, tạo công ăn việc làm cho CBCNVC-LĐ, duy trì hoạt động của nhà trường.
- Lãnh đạo,CBCNV đoàn kết, dân chủ, nắm bắt thời cơ đưa ra những định hướng đúng để chỉ đạo, điều hành linh hoạt, quyết liệt, do vậy nhà trường đã hoàn thành kế hoạch đề ra.
2, Khó khăn:
- Sự cạnh tranh việc làm càng gay gắt hơn, đặc biệt là trong công tác đào tạo, với chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhiều cơ sở đào tạo mới mở, nhiều ngành nghề khác được thanh niên theo học, trong khi nghề đào tạo truyền thống của nhà trường nặng nhọc, vất vả, mặc dù các doanh nghiệp vẫn thiếu công nhân có tay nghề nhưng nhà trường không tuyển sinh được.
- Về sản xuất, là một đơn vị mới chuyển đổi về cơ chế, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, trong khi vốn lưu động của nhà trường không có, không vay được vốn ngân hàng , thiếu vốn vốn SXKD.
- Cơ sở vật chất, thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ, thiết bị chủ yếu dùng cho đào tạo, trong khi đó không có vốn đầu tư cho chuyển đổi thiết bị, cho công tác bảo dưỡng sửa chữa, nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo, sản xuất kinh doanh của nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý chưa kịp chuyển biến theo cơ chế thị trường, vừa thừa, vừa thiếu, còn nặng về bao cấp nên khi bước vào sản xuất kinh doanh  còn lúng túng, yếu về nghiệp vụ, thiếu linh hoạt trong công việc, hiệu quả SXKD còn nhiều hạn chế.
II. Kết quả đào tạo sản xuất kinh doanh:
1, Một số chỉ tiêu đạt được
                        1.1,  Công tác đào tạo:
- Chỉ đạo công tác tuyển sinh: Chủ trương của Đảng uỷ: Tuyển sinh liên tục vào các tháng trong năm, đa dạng hoá ngành nghề và đa dạng hoá các loại hình đào tạo: Đào tạo ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng...), đào tạo dài hạn, đào tạo thi nâng bậc...đào tạo tại trường, đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của người học: Năm 2011 kết quả tuyển sinh và đào tạo như sau:
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
% KẾ HOẠCH
1
            Học sinh nghề công trình
            200-300
            120 h/s
            40
2
Học sinh học nghề lái xe ôtô: 
            1.200
            1400 h/s
            116
3
Học sinh học lái xe máy
            500
            700 h/s
            140
4
Học sinh liên kết nghề điện
            300
            351 h/s
            117
5
Liên kết đào tạo ĐHGTVT
            54
            54 s/v
            100
6
Đào tạo thi nâng bậc
            100
            210
            210
- Về chất lượng đào tạo: Học sinh ra trường đã đáp ứng yêu cầu xã hội.
Các nghề công trình và nghề điện tốt nghiệp 100%, trong đó có 15% khá giỏi, các chế độ của học sinh được đảm bảo theo chế độ của nhà nước và quy định của nhà trường.
1.2 Công tác SXKD:
- Đầu năm 2011, Nhà trường chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, bước đầu ổn định tổ chức, thực hiện các công trình dở dang năm 2010 và cuối năm nhận các công trình của TCT giao và ký các hợp đồng liên kết, kết quả như sau:

Đơn vị: Triệu đồng VN
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH
(%)
1
Giá trị sản lượng
18.100
10,952
60,5
2
Doanh thu
16.290
12,720
78,1
3
Nộp ngân sách nhà nước
-
101
-
4
Lợi nhuận trước thuế
-
0
-
5
Lương bình quân
3.8
3.95
103,9

2, Các mặt quản lý của nhà trường:
2.1, Công tác tuyển sinh, tiếp thị:
- Năm 2011, nhà trường xác định công tác tuyển sinh, tiếp thị, mở rộng thị trường là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo việc làm cho năm kế hoạch và những năm tiếp theo, chính vì vậy trong năm qua nhà trường đã mở rộng thị trường tuyển sinh, tiếp thị học sinh học nghề lái xe, học nghề công trình, và mở rộng mối liên kết với các trường Đại học, cao đẳng và giữ mối quan hệ mật thiết với các trường đã có sự liên kết từ trước đến nay. Hiện nay nhà trường đã đặt các văn phòng tuyển sinh tại các địa bàn: Hà nội, Vĩnh phúc, Phú thọ, Lào cai, Thái nguyên, Nam định....chính điều đó mà số lượng học sinh học nghề nhất là nghề lái xe vẫn giữ vững được chỉ tiêu được giao
Đối với sản xuất, nhà trường tiếp tục nhận các công trình của TCT giao, đồng thời liên hệ với những đối tác nhận tiếp những công trình phù hợp năng lực sở trường của nhà trường, Năm 2011, nhà trường đã nhận và hoàn thiện các công trình trên vành đai III, nhà ga T2 Nội Bài và tìm kiếm công trình xây dựng đường tại Mường nhé Điện biên, giá trị công trình trên 10 tỷ đồng
2.2, Công tác kế hoạch:
Nhà trường đã chỉ đạo phòng chức năng làm tốt công tác kế hoạch, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo, công tác quản lý các dự án công trình được giao, cho đến nay, công tác kế hoạch đã đi vào nề nếp, nhất là công tác kế hoạch trong công tác đào tạo.
2.3, Công tác tài chính:
- Phòng tài chính kế toán đã tham mưu cho Hiệu trưởng sử dụng có hiệu quả nguồn tiền tạm ứng từ các công trình và nguồn tiền thanh toán từ các dự án, nguồn tiền huy động vốn của CBCNVC-LĐ để đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện tốt việc quản lý tài chính, các thủ tục, chứng từ thanh quyết toán đều được thực hiện đúng quy định của nhà nước đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm tra, kiểm kê tài sản, thiết bị để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, phản ánh đúng kết quả đào tạo, sản xuất kinh doanh của nhà trường.
2.4, Công tác tổ chức hành chính:
- Trong năm 2011, để phù hợp với nhu cầu đào tạo, sản xuất kinh doanh, nhà trường đã trình Lãnh đạo TCT phê duyệt chuyển đổi mô hình hoạt động , Trường đã trở thành chi nhánh của TCT, xin được giấy phép dăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực đào tạo, xây dựng cơ bản trong và ngoài nước,
- Xây dựng cơ cấu tổ chức mới gồm 05 phòng, 02 khoa chuyên môn, 01 trung tâm đào tạo và các văn phòng tuyển sinh, đề nghị bổ nhiệm và đề bạt lại các chức vụ Giám đốc-Hiệu trưởng, Phó giám đốc –Phó hiệu trưởng và các trưởng phó phòng, khoa giám đốc phó giám đốc trung tâm. Công tác bổ nhiệm và đề bạt, nhà trường làm đúng theo quy trình để bổ nhiệm các chức danh được TCT phê duyệt
- Đã xây dựng và được TCT phê duyệt, ban hành quy chế hoạt động Trường trung cấp nghề - Chi nhánh TCTXDCTGTI
- Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho các phòng khoa theo mô hình tổ chức mới.
- Xây dựng quy chế trả lương mới theo mô hình doanh nghiệp.
- Tiếp nhận và điều động CBCNVC-LĐ vào các bộ phận cho phù hợp với mô hình hoạt động mới, tổ chức thực hiện tốt các mặt về quản trị, hành chính, văn thư, bảo mật của nhà trường, đáp ứng kịp thời và đảm bảo phục vụ cho lãnh đạo nhà trường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý .
- Tổ chức đội ngũ tự vệ nhà trường tham gia tập huấn, hội thao quân sự năm 2011 và tham dự lễ ra quân đầu năm 2012, tham gia tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy, bố trí sắp xếp cán bộ quân sự tham gia tập huấn công tác quốc phòng năm 2012, công tác an ninh, trật tự nội bộ được duy trì tốt, không để sự vụ mất an ninh, mất an toàn xảy ra.
- Tham mưu và làm tốt các chế độ chính sách cho CBCNVC-LĐ, thanh toán đủ lương cho CBCNVC-LĐ, thu nhập bình quân năm 2011 đạt 3.950.000đ/người/tháng, đăng ký tham gia BHXH,BHYT,BHTN đầy đủ cho người lao động.
2.5 Hoạt động của các phòng khoa chuyên môn:
Phòng khoa chuyên môn làm đúng chức năng của mình, tham mưu giúp lãnh đạo nhà trường định hướng, triển khai, điều hành và quản lý tốt, từ điều đó, nhà trường hoàn thành kế hoạch đề ra.
2.6, Về thực hiện chính sách xã hội:
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ, không có vụ việc mất đoàn kết, vi phạm pháp luật xảy ra, tham gia và tổ chức tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong SXKD.
- Tổ chức tốt các buổi học tập, vui chơi giải trí, không để xảy ra vi phạm, mất trật tự an ninh nơi đóng quân, tổ chức thi nâng bậc cho 02 công nhân, xét và điều chỉnh nâng lương cho 54 CBCNVC-LĐ đến kỳ lên lương đúng với quy định của nhà nước.
- Phối hợp với công đoàn tổ chức cho 100% CBCNVC-LĐ đi thăm quan nghỉ mát với kinh phí 60Triệu đồng, tổ chức thăm và tặng quà cho các cháu thiếu niên và nhi đồng nhân dịp 1/6 và tết trung thu với trị giá trên 15 triệu đồng, thưởng cho các cháu là con CBCNVC-LĐ có thành tích xuất sắc trong học tập với trị giá hơn 10 triệu đồng.
- Nhân dịp các ngày lễ lơn: 30/4, 1/5, quốc khánh 2/9, tết dương lịch nhà trường trích thưởng động viên  CBCNV, tổ chức ăn ca 6 tháng cuối năm... trị giá hành trăm triệu đồng .
- Thường xuyên thăm hỏi, động viên đoàn viên, CBCNV lúc ốm đau, gia đình gặp cảnh hoạn nạn khó khăn, hiếu hỷ trị giá: trên 25 triệu đồng.
- Vận động CBCNVC-LĐ tham gia ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ nhân dân miền trung bão lụt, nhân dân Nhật bản bị động đất và sóng thần, trị giá trên 32 triệu đồng.
2.7, Hoạt động phong trào thi đua:
- Năm 2011 Nhà trường đã hưởng ứng và tích cực thực hiện tốt các phong trào thi đua của TCT tổ chức, phát động trên các mặt hoạt động của nhà trường, đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi thiết thực và hiệu quả.
- Kết quả năm 2011, Nhà trường đã đạt được các danh hiệu:
+ Đối với tập thể
Cờ thi đua xuất sắc của TCT, 02 tập thể được TCT tặng giấy khen, 05 tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến
+ Đối với cá nhân: 02 cá nhân được đề nghị Bộ GTVT tặng bằng khen, 08 cá nhân được đề nghị chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 54 CBCNVC-LĐ đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Đối với Tổ chức Công đoàn, Công đoàn trường được tặng cờ Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, 02 Đoàn viên được Công đoàn Bộ GTVT tặng bằng khen, 08 cá nhân và 02 tập thể bộ phận được Công đoàn TCT tặng giấy khen, 69 đoàn viên đạt danh hiệu Đoàn viên công đoàn tiên tiến.
III. Một số thiếu sót, tồn tại:
-Công tác cán bộ còn chậm đổi mới, chưa thu hút được CB giỏi.
- Năng lực quản lý của một số bộ phận, một số cán bộ còn yếu.
- Đầu tư cho công tác tiếp thị, tuyển sinh còn ít, sự phối kết hợp giữa các phòng ban và đơn vị còn hạn chế thụ động, việc thanh toán chế độ tiền lương, bố trí xắp xếp việc làm đôi lúc còn chậm, dẫn đến một số bộ phận, một số CB làm việc hiệu quả chưa cao.
- Một số ít CBCNVC-LĐ chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm đối với công việc được giao, làm việc còn thụ động, thậm chí có lúc còn né tránh, sợ chịu trách nhiệm. Việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, tinh thần tập thể của một số CBCNVC-LĐ còn chưa tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật chưa nghiêm túc, ý thức tiết kiệm, chống lãng phí có lúc chưa thật sự quan tâm.
Đánh giá chung:
Năm 2011 mặc dù còn rất nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan, nhưng với sự phấn đấu, quyết tâm cao của CBCNVC-LĐ trong toàn trường đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kế hoạch đề ra, giữ vững nhà trường được ổn định, tư tưởng CNV-LĐ yên tâm, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo







PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012
Bước sang năm 2012, xác định đây là một năm còn rất nhiều khó khăn hơn năm trước, vì vậy đòi hỏi phải có những giải pháp hợp lý, sự linh hoạt và điều chỉnh kịp thời của lãnh đạo nhà trường thì mới giữ vững và ổn định. Trong năm 2012 nhà trường tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
 I.Về công tác chuyên môn:
1, Công tác đào tạo:
Chỉ đạo công tác tuyển sinh, Tiếp tục tuyển sinh học sinh học nghề công trình tuyển sinh liên tục hàng tháng và mở các lớp liên tục , cụ thể:
Đơn vị: Học sinh
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
% KẾ HOẠCH
1
Học sinh nghề công trình
            200-300
             
             
2
Học sinh học nghề lái xe ôtô: 
        1.200 – 1.600
             
             
3
Học sinh học lái xe máy
            500
             
             
4
Học sinh liên kết nghề điện
            100 - 200
             
             
5
Liên kết đào tạo ĐHGTVT
            54
             
             
6
Đào tạo thi nâng bậc
            100
             
             
7
Liên kết đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp chính trị, trung cấp chuyên nghiệp
            100 - 120
             
             

2, Công tác sản xuất kinh doanh:
- Hoàn thiện các công trình dở dang của năm 2011 để lại,
- Triển khai mới công trình: Hầm Mai dịch và cống hầm trên quốc lộ III(Dự kiến 10 tỷ đồng), Thực hiện công trình Mường Nhé Điện Biên trị giá 10 tỷ đồng, đăng ký công trình tại dự án nhà ga T2 Nội bài giai đoạn 2: Trên 15 tỷ đồng. Tổng giá trị 35 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân dự kiến đạt: 4.000.000đ/người/tháng

Bảng chỉ tiêu kế hoạch SXKD,đơn vị triệu đồng VN
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH
(%)
1
Giá trị sản lượng
35.000


2
Doanh thu
32.000


3
Nộp ngân sách nhà nước
-


4
Lợi nhuận trước thuế
-


5
Lương bình quân
4.000



3, Công tác đầu tư
- Quyết toán xong dự án Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ theo đúng quy định
- Khai thác có hiệu quả xưởng sửa chữa ô tô đã đầu tư trị giá trên 400 triệu đồng.
- Triển khai dự án quy hoạch trường giai đoạn 2(2013-2015) để Trường đủ năng lực trở thành Trường Cao đẳng nghề.
- Hoàn chỉnh và quyết toán dự án khu nhà ở của CBCNV tại khu B.
II.  Biện pháp thực hiện
- Phát huy mọi tiềm lực, chủ động vượt qua khó khăn thách thức, đoàn kết, sáng tạo hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với các phòng ban của TCT đẩy mạnh công tác thị trường, tham gia các dự án của TCT tạo việc làm ổn định và phát triển.
- Mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm đối tác để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường, nhất là trong công tác đào tạo.
- Tăng cường công tác tổ chức, quản lý trong sản xuất đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, khai thác có hiệu quả các thiết bị sẵn có của nhà trường.
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng những Cán bộ, công nhân có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi, xây dựng đội ngũ CBCNVC-LĐ mạnh về thể lực, giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng nhà trường ổn định, phát triển, đời sống CBCNVC-LĐ ngày một nâng cao.
Từ những biện pháp mang tính tổng thể trên, cụ thể hoá theo các mặt công tác như sau:
1, Chỉ đạo điều hành công tác đào tạo:
- Giữ vững và phát huy vai trò của Trung tâm đào tạo lái xe ôtô, chỉ đạo trung tâm thực hiện nghiêm túc công tác đào tạo theo đúng quy định nhà nước, mền dẻo tạo được uy tín trên thị trường, giữ vững chỉ tiêu đào tạo đã được giao.
- Khối công trình, tiếp tục giữ mối quan hệ với các doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị thuộc TCT nhằm tuyển sinh học sinh học nghề, thi nâng bậc, thu hút đầu vào của học sinh. mở rộng mối quan hệ với các trường phổ thông, đón trước được những nguyện vọng của học sinh trong kỳ thi thi tốt nghiệp sắp tới để tiếp thị tuyển sinh.
- Công tác liên doanh  liên kết: Tiếp tục giữ mối liên kết với trường Cao đẳng nghề điện để tiếp nhận số học sinh nghề điện nếu có, mở rộng mối liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng như các trường : Cao đẳng kinh tế công nghiệp Thái nguyên, Cao đẳng Bắc Hà, Đại học Giao thông vận tải Hà nội, Đại học công nghệ giao thông vận tải để đào tạo khối học nghề trình độ cao đẳng,  tạo công ăn việc làm cho CBCNV, nhất là khối giáo viên.
2, Công tác điều hành chỉ đạo thi công các công trình dự án:
- Đối với các công trình phải hoàn thành trong năm 2012 như công trình xây dựng đường Mường Nhé Điện Biên, phải nhanh chóng thi công đạt tiến độ, đảm bảo chất lượng, và bàn giao ngay với chủ đầu tư, đồng thời phải thực hiện công tác hoàn công ngay. Khối lượng làm ra phải được nghiệm thu thanh toán kịp thời.
- Đối với công trình mới như Cống hộp trên quốc lộ 3 phải dự kiến giao nhiệm vụ, nhận mặt bằng, khảo sát tổ chức thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ an toàn và mỹ quan.
- Đối với công trình hầm Mai dịch, tích cực bám chủ đầu tư duyệt dự toán và khi có dự toán phải tổ chức thực hiện ngay.
- Đối với các công trình dự kiến của TCT giao, tích cực làm việc với các phòng ban chức năng của TCT nhận công trình và tổ chức thực hiện.
- Các hạng mục công trình còn dở dang của năm trước còn lại cần có biện pháp cụ thể để hoàn thiện, thanh quyết toán và có kế hoạch thu đòi công nợ còn tồn đọng để lấy vốn trả cho công trình và chuẩn bị cho các công trình tiếp theo.
3, Công tác tài chính:
Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, tham mưu cho lãnh đạo quản lý và sử dụng đồng tiền thanh toán, tạm ứng một cách chặt chẽ hợp lý tránh thất thoát, tránh phiền hà hoặc sử dụng sai quy định.
Có biện pháp thu hồi công nợ .
4, Công tác kỹ thuật:
- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật thi công, theo dõi sát sao khối lượng thực hiện của các dự án, thường xuyên bám sát tiến độ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ của dự án, tổ chức nghiệm thu nội bộ để làm cơ sở cung cấp vật tư, vật liệu.
- Đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá trong sản xuất cũng như trong đào tạo để tăng xuất lao động và hiệu quả SXKD.
5, Công tác quản lý vật tư thiết bị:
- Tổ chức tốt công tác quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu theo quy trình quản lý đã được phê duyệt, phối hợp với các phòng ban liên quan để quyết toán nguyên nhiên liệu, vật liệu hàng tháng, làm việc với các đối tác cung cấp đảm bảo giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo.
- Thường xuyên kiểm tra, duy trì bảo dưỡng thiết bị máy móc, lên phương án sửa chữa bảo dưỡng đại tu những thiết bị đã cũ, bàn giao và gắn trách nhiệm cho thợ vận hành để quản lý, sử dụng có hiệu quả, xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nhiên liệu cho các thiết bị kể cả thiết bị dùng cho đào tạo.
- Củng cố và đầu tư nhà xưởng, khai thác hết tính năng của xưởng thực hành để phát huy hết công năng của Xưỏng thực hành .
6, Công tác Tổ chức hành chính:
- Tổ chức tốt cơ cấu nhân sự ở các phòng nghiệp vụ để phù hợp với yêu cầu quản lý trong điều kiện hoàn cảnh mới. Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các đội thi công, các Ban điều hành, Ban chỉ huy công trường theo hướng chuyên nghiệp hoá, đặc biệt cần sử dụng đội ngũ giáo viên có trình độ đại học và trên đại học tham gia vào các dự án.
- Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ đối với các mặt hoạt động của nhà trường và quy chế trả lương nhằm khuyến khích , động viên mọi người hăng say làm việc với chất lượng hiệu quả cao.
- Đề nghị bổ nhiệm một số chức danh cán bộ chủ chốt còn thiếu
-Tuyển dụng, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ quản lý trên các công trình  để tổ chức chỉ đạo và quản lý thi công tốt.
7, Chăm lo đời sống CBCNVC-LĐ:
- Xây dựng ban hành qui chế tiền lương, qui chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với điều kiện nhà trường, nhưng đảm bảo kích thích SXKD tăng doanh thu cho trường.
- Thực hiện tốt các chính sách chế độ theo quy định của nhà nước, nhất là chính sách xã hội, phúc lợi, công tác đền ơn đáp nghĩa, trợ cấp khó khăn, giúp đỡ CBCNVC-LĐ, đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn, thực hiện tốt chế độ tham quan nghỉ mát cho toàn thể CBCNVC-LĐ
- Tổ chức nâng bậc lương thường xuyên theo quy chế trả lương năm 2012
- Ký và thực hiện thoả ước lao động tập thể năm 2012
- Đẩy mạnh các mặt hoạt động vui chơi giải trí ngay tại nơi cơ quan đang đóng và trên các công trình dự án nhằm động viên và chăm lo đời sống tinh thần cho CBCNVC-LĐ yên tâm công tác.
8, Công tác tổ chức các phong trào thi đua:
Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên lập kế hoạch triển khai phát động thi đua ngay từ đầu năm với những việc làm cụ thể, thiết thực nhất ở tất cả các bộ phận, các phòng khoa chức năng và chuyên môn, nhằm tạo động lực thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong toàn trường , tìm chọn những hạt nhân, tiết mục tốt tham gia các hội thi hội diễn của TCT hoặc các cơ quan ban ngành của địa phương tổ chức, đặc biệt là các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn trong năm. tạo nên một khí thế thi đua sôi nổi trong công việc, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Năm 2012 phấn đấu là đơn vị xuất sắc cấp TCT trở lên



KẾT LUẬN

Năm 2011 đã qua đi với những thử thách, khó khăn không nhỏ, nhưng với những nỗ lực cố gắng của toàn thể CBCNVC-LĐ trong toàn trường, chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ được mái trường ổn định. Năm 2012 này còn nhiều những khó khăn  trước mắt, có thể gặp khó khăn hơn năm 2011, nhưng với truyền thống đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, đồng thời dưới sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Lãnh đạo TCT, tin tưởng rằng nhà trường sẽ hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đã đặt ra.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường xin kính chúc các vị đại biểu cùng toàn thể CBCNVC-LĐ trong toàn trường mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân trọng cảm ơn./.

                                                                                    Hiu trƯỞng