Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Gian nan tuyển sinh

Gian nan tuyển sinh
Ở các địa phương vùng ĐBSCL, đối với các trường cao đẳng nghề, TC nghề cấp tỉnh tuyển sinh đủ chỉ tiêu là chuyện không dễ. 
Các trung tâm dạy nghề, trường TC nghề cấp huyện lại càng khó khăn hơn, vì ngoài yếu tố tâm lý chung thích làm “thầy” hơn làm “thợ”của hầu hết các bạn trẻ, thì cơ sở dạy nghề cấp huyện khó khăn hơn về cơ sở vật chất - trang thiết bị, thiếu giáo viên, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng…   
Nhiều cách tư vấn - vận động vẫn khó
Trường TC Nghề huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đã có 4 năm chiêu sinh đào tạo hệ TC nghề với gần 280/729 học sinh tốt nghiệp ra trường. Để thu hút học sinh, hằng năm Trường TC Nghề Tháp Mười phối hợp với các đoàn thể của huyện, các trường THPT, THCS trên địa bàn tổ chức tư vấn; đồng thời phổ biến thông tin tuyển sinh trên các phương tiện truyền thông, phối hợp với UBND các xã đến tận nhà gặp gỡ học sinh, phụ huynh để tư vấn, vận động các em tham gia học nghề.
Tuyển sinh dạy nghề ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn.   Ảnh: L.N.G
Tuyển sinh dạy nghề ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn. Ảnh: L.N.G
Dù vậy, việc tuyển sinh cũng gặp không ít khó khăn do phần lớn học sinh phổ thông có tâm lý không thích học nghề.
Ở Trường TC Nghề huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ) tình trạng cũng tương tự. Theo Hiệu trưởng Đào Minh Lợi, hằng năm cán bộ - nhân viên của trường đều đến các trường THPT, THCS và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cho học sinh.
Tuy nhiên, không dễ thu hút học sinh theo học nghề. Hầu hết các em chấp nhận theo học nghề là do không thể, không có điều kiện theo học đại học, cao đẳng...
Ngoài yếu tố thích làm “thầy” hơn làm “thợ” của học sinh, theo một số cơ sở dạy nghề cấp huyện ở ĐBSCL, việc chiêu sinh khó còn do một số nguyên nhân khác: Cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy nghề còn khó khăn, đội ngũ giáo viên thiếu nên chưa thật sự tạo được sự tin tưởng về chất lượng đào tạo.
Ngành nghề đào tạo cũng chưa đa dạng, vì vậy chưa đáp ứng các yêu cầu chọn nghề khác nhau. Học xong liệu có dễ tìm việc làm cũng là điều khiến không ít học sinh băn khoăn có nên vào học tại các trung tâm dạy nghề, trường nghề cấp huyện?
Xoay xở tìm lối ra 
Thực tế ở Trường TC Nghề Tháp Mười cho thấy, khi “giải tỏa” được phần nào những “vướng mắc” nêu trên thì việc tuyển sinh đạt kết quả khả quan hơn. Năm 2007, bậc TC nghề trường chỉ tuyển sinh 3 nghề (điện công nghiệp, kế toán DN, quản trị mạng máy tính) và mở được 3 lớp.
Đến năm 2010, Trường TC Nghề Tháp Mười đào tạo thêm 3 nghề (kỹ thuật sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, cắt gọt kim loại, văn thư hành chính) và mở được 6 lớp. Còn hệ sơ cấp nghề mở  được 8 lớp (gần 500 học viên) với nhiều nghề đào tạo. Năm 2011, trường đào tạo 10 nghề bậc TC với 400 chỉ tiêu tuyển sinh và đã có 330 hồ sơ đăng ký.
Không chỉ đa dạng nghề đào tạo, Trường TC Nghề Tháp Mười còn liên hệ với các DN trong và ngoài tỉnh đào tạo theo địa chỉ để giải quyết “đầu ra” cho học sinh.
Nhờ đó, theo khảo sát của trường, hơn 80% học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm với thu nhập từ 1,5 - 4 triệu đồng/tháng; 7% học sinh tiếp tục học liên thông lên bậc CĐ nghề. Văn Văn Anh tốt nghiệp ngành quản trị máy tính được Cty Tỷ Xuân - chi nhánh Tháp Mười tuyển vào làm bảo trì máy (thu nhập 3 triệu đồng/tháng) và Nguyễn Minh Thông tốt nghiệp ngành quản trị mạng tìm được việc làm tại một DN ngành thép ở Long An (thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng) là 2 trong số những học sinh của Trường TC Nghề Tháp Mười tốt nghiệp ra trường có việc làm với mức thu nhập ổn định...
 Lê Như Giang

TRƯỜNG TCN CT120/11/2011

KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG


















CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM, KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG





 chµo mõng ngµy nhµ gi¸o ViÖt nam 20/11, kû niÖm 40 n¨m ngµy thµnh lËp tr­êng

 Ra đời tháng 6/1971, Trường trung cấp nghề công trình 1, Tiền thân là trường Công nhân công trình 2 thuộc Cục công trình 2(Nay là TCT XDCTGTI) đã trải qua 5 lần đổi tên và 40 năm xây dựng và phát triển.
Với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ, xây dựng giao thông thuỷ lợi, điện, lái xe cơ giới đường bộ, kinh doanh dịch vụ thương mại... Nhà trường đã đào tạo được hơn 20.000 công nhân kỹ thuật bậc 3/7,đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho hơn 10.000 học viên, Dạy bổ túc văn hoá cho hơn 400 cán bộ, đào tạo giáo viên dạy nghề cho hơn 232 học viên, cung cấp cho ngành GTVT, TCT và cho xã hội. Với thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Nhà nước và các cấp các ngành khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
- Đảng bộ liên tục là Đảng Bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu,
- 01 Huân chương lao động hạng III.
- 02 Huân chương lao động hạng II.
- 01 Huân chương lao động hạng nhất
- Nhiều năm đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc.
- 02 đồng chí được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú
- 01 đồng chí được tặng huân chương lao động hạng 3
- Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc
Trong thời kỳ đổi mới, Trường đang từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nhân lực cho TCT, cho ngành GTVT và xã hội một lực lượng công nhân kỹ thuật có chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy của các Nhà tuyển dụng lao động kỹ thuật
Hiện nay Trường đang đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giao thông hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề , liên kết đào tạo hệ cao đẳng nghề, đào tạo tại chức kỹ sư ngành Cầu đường bộ, đồng thời tổ chức đào tạo lái xe cơ giới đường bộ hạng b1,b2,C với lưu lượng trên 2.000.000 học viên lái xe /năm, tổ chức nhận và thực hiện xây lắp các công trình giá trị sản lượng từ 20 đến 30 tỷ /năm, giữ được sự ổn định của nhà trường.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Giáo viên môn phụ chạnh lòng ngày 20.11

Ngày nhà giáo Việt Nam, trong khi các thầy cô khác tíu tít dọn dẹp nhà cửa, mua ít trái cây, bánh kẹo để học trò tới chơi thì thầy P. giáo viên công nghệ trường cấp 3 Y. sắp xếp hành lý chuẩn bị về quê.
Năm nào cũng vậy, nếu mít tinh chào mừng ngày 20.11 xong sớm, buổi trưa thế nào cũng thấy thầy đã ở nhà. Thầy giáo trẻ, lại độc thân, từ Thái Bình ra thành phố dạy học, thầy P. ở trọ. Bạn bè nói thầy may mắn khi vừa ra trường đã được nhận ngay trong một trường chuyên của tỉnh. Học sinh ngoan giỏi, tha hồ nhàn. Thế nhưng, có ai biết hết nỗi buồn của giáo viên một môn bị học sinh coi chỉ là “môn phụ”.
Học sinh coi thường môn phụ
Cấp 1, cấp 2 học sinh sợ điểm kém các môn sẽ không được xếp loại học sinh giỏi, cha mẹ la mắng nên môn nào cũng học rất chăm, hăng hái phát biểu. Nhưng sang cấp 3, học trò chỉ chú trọng các môn thi Đại học, thi tốt nghiệp, các môn như công nghệ, giáo dục công dân, thể dục bị các em cho “ra rìa”.
Thầy P. than thở cùng đồng nghiệp: “Giờ học vẽ kĩ thuật nhưng mấy em học sinh lớp chuyên văn ngang nhiên mang vở ra soạn văn trên lớp. Mình nhắc nhiều, cũng ngại.”
Học môn khác trong giờ, nói chuyện như pháo rang, bài kiểm tra thì làm chống đối, theo các em học sinh cấp 3 chuẩn bị ra trường, đó chỉ là mấy môn điều kiện. Học cho có chứ không để làm gì (!?).
Kết thúc học kỳ, các giáo viên bộ môn lại bị sức ép từ các cô chủ nhiệm đến xin xỏ. “Thôi thì cuối cấp, thầy/ cô chiếu cố cho các em có học bạ đẹp…”. Cho điểm khá, nhận xét tốt, dù thực lòng không muốn, các giáo viên (đặc biệt giáo viên trẻ mới ra trường) dạy công nghệ, thể dục, hay công dân chỉ còn nước than thở, chán ngán cùng nhau.

Hạnh phúc nhất của người thầy, là nhận được tình cảm tri ân của học trò, không phải thứ tình cảm vật chất giả dối.
Ngày 20.11 không dành cho mình
Ngày nhà giáo VN, thầy P. dạy công nghệ trường THPT chuyên Y. chuẩn bị hành lý về quê. Cô N. giáo viên dạy Giáo dục công dân trường X. cũng đăng kí đi du lịch cùng bạn bè. Các thầy cô chẳng ai nói ra, nhưng trong lòng ai cũng chạnh buồn. Dịp 20.11, nhà ai cũng rộn ràng hoa, tiếng học trò đến chúc mừng, còn các thầy cô đành đi tìm hạnh phúc ở nơi khác.
Tâm lý chung, các thầy cô nhận thấy rằng, đến các giờ học chính mình đã miệt mài soạn giáo án, làm đồ dùng học tập học trò còn ngó lơ, thì 20.11 đâu phải là ngày các em nhớ đến những “thầy cô môn phụ”.
Cô T. giáo viên dạy Thể dục ở một trường Hà Tây (cũ) cho hay mình đi làm giáo viên không phải mong dịp này, dịp khác để học trò cảm ơn, nhưng ngày 20.11, thực lòng, nhận được một bó hoa của một em học sinh, tôi cũng thấy xúc động nghẹn ngào.
Từng làm trong BCH chi Đoàn các năm Phổ thông, Hồng Liên (sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) cũng thừa nhận một thực tế khi các bạn đi mua quà cho các thầy cô 20.11, cũng có hiện tượng “phân biệt” với quà. Thầy cô môn chính, môn phụ quà khác nhau về giá trị, và nếu kinh phí có quá eo hẹp, chẳng bao giờ thầy thể dục, công nghệ, công dân có hoa hay chỉ một bưu thiếp để cảm ơn.
Tình cảm thầy trò không thể đong đếm qua món quà mà học trò gửi tặng thầy cô. Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 chỉ có một ngày, nhưng đạo lý thầy trò là nghĩa một đời. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Thế nhưng, buồn thay, khi hôm nay, đạo lý ấy đang có cả sự phân biệt “chính”, “phụ” và ý nghĩa của một ngày 20.11 vẫn còn trong nhưng gói quà vô hồn, chứa đựng sự cảm ơn giả dối.
Thúy Hằng
Theo laodong.com.vn

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Phát hiện hai học sinh lớp 9 mang theo đao kiếm


Phát hiện hai học sinh lớp 9 mang theo đao kiếm

Vào hồi 18 giờ 45 phút ngày 12.11, Tổ tuần tra đặc biệt Công an tỉnh Nghệ An phát hiện hai đối tượng điều khiển xe gắn máy nhãn hiệu NEW VMC BKS 37L6 – 4270 không đội mũ bảo hiểm, lưu thông trên đường Phan Đình Phùng có nhiều biểu hiện nghi vấn.
Hai đối tượng bị bắt giữ.
Hai đối tượng bị bắt giữ.
Số hung khí thu giữ được.
Số hung khí thu giữ được.
Lập tức, tổ công tác bám theo đến cuối đường Cao Xuân Huy thì  đuổi kịp và ra tín hiệu dừng xe. Phát hiện các đối tượng mang theo đao kiếm nên tổ công tác lập tức khống chế và đưa về trụ sở để làm việc. Tại đây, hai đối tượng khai tên là Trần Đại Dương (SN 1994) ở khối Vĩnh Thịnh, phường Đông Vĩnh (TP.Vinh) và Phạm Ngọc Thạch (SN 1994) học sinh lớp 9C trường THCS Lê Mao (TP.Vinh). Qua kiểm tra, phát hiện hai đối tượng trên mang theo 1 dao mác, lưỡi dài 50 cm, cán dài 40 cm; 01 dao nhọn, lưỡi dao bằng thép dài 30 cm, cán dài khoảng 25 cm và 01 dao nhọn, lưỡi dài 30 cm, cán dài khoảng 20 cm.
 
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, số dao mác nói trên đang chuẩn bị được tập kết để chuẩn bị đánh nhau với một nhóm đối tượng khác. Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xử lý. 
  Theo Nguyễn Cảnh Thắng
Laodong.com.vn

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Khi doanh nghiệp “làm giáo dục”






 







Khi doanh nghiệp “làm giáo dục”
Khi doanh nghiệp “làm giáo dục”
Thị trường giáo dục Việt Nam từ lâu đã không còn là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước, các trường Dân lập tư thục được thành lập ngày càng nhiều, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế cũng dần chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này.
Giáo dục là hàng hóa dịch vụ mà sinh viên là khách hàng

Trong khi một số nhà quản lý không tán thành quan điểm coi giáo dục là một hàng hóa thì trên thực tế, việc cải tiến chất lượng giảng dạy, cập nhập chương trình đào tạo, dịch vụ hỗ trợ sinh viên đang là những yếu tố quyết định tạo nên sự khác biệt cạnh tranh trong thu hút lượng hồ sơ đăng ký vào các trường mỗi năm.

Nếu như các trường ĐH công lập dựa vào thương hiệu và niềm tin của cộng đồng trên lịch sử giảng dạy làm giá trị cạnh tranh, thì các trường ĐH ngoài công lập lại đẩy mạnh đầu tư tài chính để nâng cao cơ sở học tập, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao kiến thức, tiếp cận được chương trình giáo dục của các trường ĐH trên thế giới. Một số khác tập trung vào việc phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các tổ chức giáo dục, các trường ĐH danh tiếng trên thế giới cùng phát triển chương trình đào tạo tại Việt Nam hoặc xây dựng trường ĐH riêng - những ĐH thuộc “đẳng cấp quốc tế”.
Nhận thức được sự cần thiết đổi mới và đã thực thi nhiều biện pháp cải tiến, song thị trường giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt ở chất lượng đầu ra của sinh viên.

Trong khi thị trường nhân lực hiện nay đa phần không coi trọng bằng cấp, mà đánh giá tuyển dụng dựa trên khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tư cách nghề nghiệp… thì giáo dục Việt Nam dù được “chăm chút” đầu tư hơn, vẫn chưa thể thoát khỏi “tính hàn lâm giáo dục” cố hữu. Sinh viên ít được chú trọng phát triển kinh nghiệm làm việc thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu và không được bổ sung kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm...

Lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn mặc nhiên chấp nhận trình độ của sinh viên ra trường chỉ ở mức học thuật, chấp nhận bỏ thời gian đào tạo lại để đáp ứng được các yêu cầu công việc thực tế. Số ít tập đoàn kinh tế lớn thì lập nên ĐH riêng, vừa để phục vụ nhu cầu nhân lực cho chính doanh nghiệp, vừa để khai thác thị trường giáo dục đầy tiềm năng mà họ có lợi thế giải quyết các vấn đề nhức nhối của thị trường: tính thực tiễn ứng dụng trong giảng dạy.

VTC “chen chân” vào thị trường Giáo dục - Sự mạo hiểm của “đại gia” hay đầu tư bài bản?

Sau Công ty CP FPT, Tổng công ty truyền thông Đa phương tiện VTC cũng đã nhảy vào thị trường Giáo dục, đầu tư phát triển toàn diện các cấp từ THPT đến ĐH và đào tạo nghề với mục tiêu sẽ đi đầu trong đào tạo các chuyên ngành thế mạnh của VTC như: Truyền hình, Truyền thông - Viễn thông, Công nghệ và Nội dung số.

Trong suốt năm 2010 đến nửa đầu 2011, VTC đã tích cự tham gia đồng hành cùng giáo dục, phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, sinh viên cả nước như: Giải bóng đá sinh viên VN - VTC Cup, Miss Teen, đặc biệt là cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet, thu hút được hơn 4 triệu người tham gia.

Cuối năm 2010, VTC trở thành nhà Đầu tư chiến lược cho trường ĐH Văn Hiến - một ĐH tư thục ở TP.HCM, mở ra các khoa mới đào tạo những chuyên ngành mà VTC có thế mạnh như: Công nghệ và Nội dung số, Quản trị truyền thông… chính thức đánh dấu “bước chân” đầu tiên vào thị trường giáo dục của “ông lớn” ngành Truyền thông và Công nghệ.

Nếu như ở cấp đào tạo chính quy, VTC đầu tư vào ĐH Văn Hiến và trường THPT Lê Quý Đôn (Nghệ An) thì ở cấp đào tạo nghề, VTC đã thành lập Học viện Công nghệ và Nội dung số VTC (VTC Academy) tập trung đào tạo chuyên sâu các nhóm ngành đang là xu hướng mới trong lĩnh vực CNTT như: Game Development (lập trình Game), Mobile Application Development (lập trình ứng dụng Mobile), 2D Design and Animation (thiết kế 2D và hoạt hình), 3D Game Design and Animation (thiết kế 3D Game và hoạt hình) và Application Development (lập trình ứng dụng phần mềm và web).

Chỉ nhìn vào các lĩnh vực đào tạo đã thấy VTC khá “khôn khéo” khi nắm bắt được xu hướng công nghệ và thị hiếu của thị trường để xây dựng nên khóa học. Với sự “đổ bộ” của các smartphone mà đi đầu là các sản phẩm di động của Apple như iPhone, iPad…, các hãng sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ “ồ ạt” cho ra mắt kho ứng dụng di động riêng của mình với tốc độ phát triển lượng download hàng năm lên tới 92%. Nhu cầu nhân lực cho phát triển ứng dụng di động có thể nói đang là vấn đề “nóng” nhất của thị trường CNTT thế giới cũng như ở Việt Nam. Chưa kể đến xu hướng tự phát triển sản xuất Game Việt, sự “thống trị” của các sản phẩm 3D… đều là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhân lực trong các nhóm ngành đào tạo của VTC Academy “nóng” lên hơn bao giờ hết.

Điểm khác biệt căn bản trong định hướng đào tạo của VTC là phát triển và áp dụng triệt để mô hình đào tạo kết hợp giữa “học thuật” và “thực tiễn”. Các học viên của VTC Academy sẽ học tại trụ sở làm việc của hơn 1000 cán bộ công nhân viên các phòng ban thuộc Khối Nội dung số VTC. Với tiềm lực của một “ông lớn”, VTC huy động các bộ phận và các công ty thành viên tham dự vào quá trình đào tạo trong từng lĩnh vực liên quan đến bộ môn. Các đơn vị này sẽ cung cấp chuyên gia, hỗ trợ giảng dạy, là nơi triển khai các dự án theo hình thức huấn luyện thực tế. Học viên sẽ được tham gia làm việc trực tiếp vào các dự án đang triển khai trên thị trường. Qua đó sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc, nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường thực.
 
Một hình thức bổ túc kiến thức ngoài những kiến thức học tập chính quy đang được áp dụng trên hầu hết mọi đối tượng học sinh ở Việt Nam hiện nay là “gia sư” cũng được VTC Academy tích hợp vào mô hình đào tạo của mình. Mỗi học viên đều được một giảng viên/sinh viên khóa trên hỗ trợ kèm cặp trong suốt quá trình học tập nhằm củng cố kiến thức, định hướng tự nghiên cứu và giải đáp các vướng mắc về học thuật, hướng dẫn thực hiện dự án.

Không bỏ qua xu hướng hội nhập hợp tác quốc tế, ngày 30/05/2011, VTC đã chính thức ký hợp tác liên kết đào tạo toàn diện với ĐH Tổng hợp Glyndwr (Anh quốc). Theo đó, ĐH Glyndwr sẽ hỗ trợ VTC phát triển giáo dục các cấp trong các lĩnh vực mà cùng có 2 bên có thế mạnh. Đồng thời hợp tác phát triển các dự án nghiên cứu, xây dựng cộng đồng chuyên ngành với sự tham gia trực tiếp của các giáo sư hàng đầu Glyndwr.
  
Trong khi hệ thống đào tạo chính quy đang rục rịch chuyển mình nhằm cải tiến giá trị cạnh tranh để thích ứng với thị trường mở cửa thì các tổ chức doanh nghiệp kinh tế lớn đã nhảy vào thị trường Giáo dục với những lợi thế hơn hẳn về tiềm lực và kinh nghiệm thị trường, mở ra xu hướng “mình đào tạo mình dùng” hay “tự cung tự cấp”. Việc tham gia đầu tư của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội sẽ đem lại sự đa dạng hóa lợi ích cho người tiêu dùng sản phẩm giáo dục, mà cụ thể là học sinh - sinh viên.

Nguồn“ dân trí .com”