Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Dung quat










































Dung Quất, Nghe đến tên, chúng tôi ai cũng háo hức, háo hức chờ đợi như có một sức hút lôi cuốn.
Chẳng là cuối năm 2005, nghe trên đài báo, chúng tôi được biết nhà nước đang chuẩn bị xây dựng một khu công nhiệp rất lớn ở đây, mà lớn nhất là nhà máy lọc dầu Dung quất. Một nhà máy lọc đầu hiện đại và lớn nhất Việt Nam, lại là một nhà máy "lọc dầu" nên nghe tên cũng đã thấy háo hức rồi. Thêm vào nữa, nhà máy cũng đã được bàn cãi rất lớn tại Quốc hội, "xây" hay không "xây" và cuối cùng là xây. Không biết hình thù của nhà máy nó to lớn như thế nào, nhưng một niềm vinh dự cho chúng tôi là TCT được trúng thầu xây dựng một hạng mục trong đó, và các đơn vị thành viên đã được đăng cai cùng TCT triển khai xây dựng, một điều cứu cánh cho các đơn vị vì trong lúc này các đơn vị làm ăn cũng đang ở trong tình trạng thua lỗ, lương công nhân không có, nợ bảo hiểm,...và nguy cơ phá sản cũng đến gần, vậy mà có công trình hàng nghìn tỷ thì ai cũng vui mừng, hơn nữa công trình này lại giải ngân nhanh, làm đến đâu sẽ có tiền ngay đến đó, thật là một điều đáng mừng. Chúng tôi chỉ là một đơn vị đào tạo nhận được những thông tin này thì ai cũng vui mừng. Vui mừng vì đối với chúng tôi, một đơn vị phụ thuộc TCT, tổng có tiền thì chúng tôi cũng đỡ phải lo chạy từng bữa ăn.

Thế rồi cuối năm 2005 rồi sang năm 2006, mọi thông tin nghe chừng cũng lắng đọng, rôi bùng lên cuối năm 2006 đầu năm 2007, Công trình tiền nhiều nhưng tiến độ không đạt, nhiều đơn vị không tuyển được công nhân, công việc trì trệ, có đơn vị công nhân đã rời bỏ và tìm kiếm các công việc khác để làm.
Không còn cách nào, TCT nhìn thấy tiềm năng của nhà trường. Lúc này nhà trường đang có học sinh khoá 39, hơn 200 hs, các lớp học sinh đã học được 5-6 tháng, thật không có gì quý bằng. Vậy là động viên, tuyên truyền và làm lễ ra quân: "Tuổi trẻ trường... lên đường xây dựng....làm giàu cho đất nước"
Trống dong cờ mở, mỗi học sinh được về 3 ngày thăm nhà và đúng hẹn phải lên để kịp cho chuyến đi, mọi người vui vẻ và ngày hẹn đã đến, hơn 200 em, có mặt gần như đông đủ, không vắng một em nào, một số em lên muộn đang trên đường đi, đã điện lại cho nhà trường và hẹn gặp bên đường. Rồi tập trung, lãnh đạo TCT, ĐTN TCT, lãnh đạo nhà trường, các phòng ban của nhà trường đều có mặt đông đủ, buổi ra quân thật tráng lệ. Cờ, biểu ngữ, tặng quà, tặng lờ nói chia tay, chỉ thiếu có nước mắt...Buổi ra quân giống như ngày ra trận của những chiến sỹ năm xưa trong kháng chiến. Thật hoành tráng, thật trang nghiêm, thật đầm ấm và cũng thật....
8h sáng, giờ đẹp xe chuyển bánh, tay vẫy chào ríu rít....























































TRUONG TRUNG CAP NGHE CONG TRINH 1

BẢN TIN VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1
Ra đời tháng 6/1971, Trường trung cấp nghề công trình 1, Tiền thân là trường Công nhân công trình 2 thuộc Cục công trình 2(Nay là TCT XDCTGTI) đã trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển.
Với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7, Nhà trường đã đào tạo được gần 20.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, cán bộ kỹ thuật cung cấp cho ngành GTVT, TCT và cho xã hội. Với thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Nhà nước và các cấp các ngành khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
-                     Đảng bộ liên tục là Đảng Bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu,
-                     01 Huân chương lao động hạng III.
-                     03 Huân chương lao động hạng II.
-                     01 Huân chương lao động hạng nhất
-                     Nhiều năm đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc.
-                     Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc
Trong thời kỳ đổi mới Trường đang từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nhân lực cho TCT, cho ngành GTVT và xã hội một lực lượng công nhân kỹ thuật có chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy của các Nhà tuyển dụng lao động kỹ thuật
Hiện nay Trường đang đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giao thông hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề , liên kết đào tạo cao đẳng nghề điện và liên kết với trường ĐHGTVT Hà nội, đào tạo tại chức kỹ sư ngành Cầu đường bộ, lưu lượng học sinh trong toàn trường có hơn 750 học sinh, sinh viên, giữ được sự ổn định của nhà trường.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng  đào tạo và nhu cầu xã  hội, trường đã đầu tư  gần 20 tỷ đồng thực hiện dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thành lập Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ hạng B1, b2, C với lưu lượng 600 học viên trong một khoá(3 tháng)  Trong đó đầu tư  hơn 5 tỷ đồng  cho công tác xây dựng  cơ sở hạ tầng(sân bãi) và các phòng chức năng, hơn 10 tỷ đồng cho công tác đầu tư thiết bị(Ôtô dạy lái loại 5 chỗ ngồi). Dự kiến tháng năm năm 2010 Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ sẽ bắt đầu vào hoạt động.
Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ là một nghề mở ra một hướng mới cho nhà trường, nhằm tạo công ăn việc làm ổn định, có thu nhập và phát triển bền vững. Song song với nó, nhà trường vẫn tiếp tục đào tạo các nghề truyền thống như: Sắt hàn, hàn công nghệ cao, lái máy thi công nền, khảo sát, sửa chữa, kích kéo(Xây dựng cầu)…nhằm cung cấp nhân lực có kỹ thuật cho TCT, ngành giao thông vận tải và cho xã hội.
Trong quý I năm 2010, toàn trường đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi với chủ đề: Lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ 18, tiến tới Đại hội Đảng bộ TCT lần thứ 2, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội và Đại hội Đảng toàn quốc 
Đến với Trường vào một buổi chiều  tháng 3, một không khí thi đua sôi nổi đang diễn ra trong toàn trường.
Bước qua cổng trưởng, một khẩu hiệu rất lớn hiện ra: Cán Bộ công nhân viên và học sinh, quyết tâm thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ 18, tiến tới chào mừng Đại hội Đảng bộ TCT lần thứ II, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội lần thứ…..qua khu ký túc xá, là tiếng hò reo của học sinh dưới sân trường, một trận thi đấu bóng đá đang diễn ra sôi nổi, tiếng trống, tiếng hò reo, chắc trận đấu đang bước vào hồi gây cấn….và xa hơn nữa, trên sân cầu lông, từng quả cầu lông đang bay qua bay lại, tiếng vỗ tay rào rào…
Một không gian sôi nổi hơn nữa là cả nhà trường đang là công trường, công trường xây dựng, bãi tập lái xe, nhà văn phòng…xe ra vào tấp nập, chở xi măng, đất cát, chở các loại nguyên vật liệu khác….
Không có dịp tham dự cùng các trận đấu, và ở lại trường lâu hơn, gặp Thầy Hiệu trưởng được ít phút, Thầy cho biết:
-         Nhà trường đã trải qua nhiều khó khăn trong thời kỳ đổi mới, nhưng cho đến nay đã vượt qua được, công ăn việc làm đã tạm ổn định, thu nhập bình quân năm 2009 của CBCNVC-LĐ hơn 3 triệu đồng/ tháng. CBCNVC-LĐ tin tưởng vào lãnh đạo và cùng quyết tâm đoàn kết xung quanh lãnh đạo, tạo ra công ăn việc làm, tạo ra thu nhập, nhưng cũng xác định mọi công việc cũng mới chỉ là bước đầu, thật sự chưa được bền vững, điều đó đòi hỏi mọi người còn phải có một quyết tâm lớn hơn, năng động và sáng tạo hơn, có như vậy đời sống mới được nâng cao hơn, công ăn việc làm mới ổn định hơn.
Ra về, trong tôi vẫn đọng lại những hình ảnh, một mgôi trường khang trang dưới bóng cây râm mát, hình ảnh hoạt động vui chơi sôi nổi của học sinh, hình ảnh Thầy Hiệu trưởng năng động và những Thầy cô giáo dịu dàng, học sinh thanh lịch. Với những hình ảnh đó tin chắc rằng Nhà trường ngày một phát triển bền vững./.

.4/2010

VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ

Phải công khai thông tin về văn bằng, chứng chỉ trên website

Thứ Sáu, 5.11.2010
14:54 (GMT + 7)

(LĐO) – Bộ GDĐT vừa đưa ra dự thảo về Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, lấy ý kiến các Sở GDĐT, ĐH, CĐ, học viện, TCCN trong cả nước.


Theo đó, sẽ có 5 điều được sửa đổi, liên quan đến trách nhiệm của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ và nội dung văn bằng chứng chỉ. Cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm công bố thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình. Trong nội dung văn bằng, chứng chỉ phải bổ sung thêm nơi sinh, giới tính, dân tộc, học sinh trường, năm tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo (bậc THCS); giới tính, ngành đào tạo, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo (TCCN, CĐ, ĐH), ngành đào tạo được ghi đúng theo quy định tại danh mục ngành đào tạo TCCN, CĐ, ĐH hiện hành của Nhà nước. Đối với những ngành đào tạo chưa có trong danh mục thì ghi theo văn bản cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GDĐT hoặc theo đúng tên ngành đã đăng ký với Bộ.

Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch; thay đổi họ, tên, chữ đệm; xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự; xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính theo quy định của pháp luật thì được yêu cầu chỉnh sửa thông tin trong văn bằng, chứng chỉ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu mình cung cấp.

Việc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ được áp dụng cả đối với những văn bằng, chứng chỉ được cấp trước ngày ban hành Thông tư này.

Nguyên Minh

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

Các trường ĐH ngoài công lập được tuyển sinh đến 15.11

(LĐO) – Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga vừa ký công văn cho phép các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tiếp tục tuyển sinh năm 2010 đến ngày 15.11.


Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Ảnh minh họa.


Trước tình hình tuyển sinh thực tế và xét đề nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Bộ GDĐT đồng ý để các trường ĐH, CĐ chưa tuyển sinh đủ chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy đã được xác định năm 2010, được điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh từ trình độ ĐH sang trình độ CĐ (hoặc ngược lại); từ chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy sang hệ liên thông hoặc vừa làm vừa học... sao cho tổng chỉ tiêu sau điều chỉnh không thay đổi với tổng chỉ tiêu đã xác định năm 2010.
Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Ảnh minh họa.

Các trường được phép kéo dài thời gian xét tuyển đến hết ngày 15.11.2010, theo nguyên tắc xét tuyển các thí sinh chưa trúng tuyển vào một trường ĐH, CĐ nào và nộp hồ sơ hợp lệ.

Đ.H

CỰU SINH VIÊN CÓ QUYỀN THẨM ĐỊNH GT

Cựu sinh viên được quyền thẩm định giáo trình đại học



(LĐO) - Bộ GDĐT đang xây dựng quy định mới về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học.

Theo đó, việc thẩm định giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH phải có đại diện của cựu học viên, cựu sinh viên.

Việc thẩm định giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH phải có đại diện của cựu học viên, cựu sinh viên. Ảnh minh họa.


Trong thành phần ban biên soạn giáo trình, chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ thuộc chuyên ngành của giáo trình đó.



Đối với giáo trình trình độ CĐ, trong trường hợp không có tiến sĩ cùng chuyên ngành thì chủ biên hoặc đồng chủ biên tối thiểu phải có trình độ thạc sĩ.
Việc thẩm định giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH phải có đại diện của cựu học viên, cựu sinh viên. Ảnh minh họa.
Để đảm bảo tính thực tiễn của giáo trình, trước khi biên soạn, Ban biên soạn phải điều tra nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xác định chính xác mục tiêu môn học và mức độ kiến thức, kỹ năng…



Đ.H

CHUYỆN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI ĐÔ

Di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm thành phố


(LĐ) - Ngày 29.10, tin từ văn phòng UBND thành phố cho biết, thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP và các sở, ngành khẩn trương lập đề án di dời các trường đại học, cao đẳng ở khu vực trung tâm ra các khu quy hoạch tập trung tại các cửa ngõ TP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước mắt, cần tập trung ưu tiên di dời các trường đại học, cao đẳng công lập vào khu vực quy hoạch xây dựng trường đại học, cao đẳng tại khu đô thị Tây Bắc TP. Đồng thời, thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng sẽ tổ chức họp báo với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP để thông báo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP; giới thiệu với các trường về khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng tại khu đô thị Tây Bắc để các trường chủ động đăng ký thực hiện việc di dời.


Ngọc Huân

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài thơ nổi tiếng của tác giả Lê Văn Lộc đã làm xúc động bao thế hệ Thày và Trò

BỤI PHẤN Lê Văn Lộc

Khi Thầy viết bảng


bụi phấn rơi rơi.


Có hạt bụi nào


rơi trên bục giảng


Có hạt bụi nào


vương trên tóc Thầy



Em yêu phút giây này


Thầy em, tóc như bạc thêm


bạc thêm vì bụi phấn


đã cho em bài học hay


Mai sau lớn, nên người


Làm sao, có thể nào quên?


Ngày xưa Thầy dạy dỗ


khi em tuổi còn thơ