Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013
Nữ sinh lớp 10 bị lột quần áo đánh ghen kinh hoàng
Nữ sinh lớp 10 bị lột quần áo đánh ghen kinh hoàng
Thứ hai 01/10/2012 11:00
3-4 nữ sinh kéo đến một phòng trọ của một nữ sinh khác đánh đập, chửi bới và bắt lột hết quần áo trên người, sau đó dùng… đầu nhọn của chiếc ô che mưa đánh vào vùng kín của nạn nhân.
Những ngày qua, dư luận tại thị trấn Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) xôn xao bàn tán về vụ đánh ghen động trời của một nhóm nữ sinh đang theo học tại một trường THPT của Hà Giang.
Nạn nhân là một nữ sinh học lớp 10, bị 3-4 nữ sinh khác kéo đến phòng trọ “tra tấn”. Cảnh “tra tấn” này được quay clip, bị phát tán trong trường và đưa lên mạng Internet
Đoạn clip quay cảnh 3-4 nữ sinh kéo đến một phòng trọ của một nữ sinh khác đánh đập, chửi bới và bắt lột hết quần áo trên người, sau đó dùng… đầu nhọn của chiếc ô che mưa đánh vào vùng kín của nạn nhân
Sự việc xảy ra vào khoảng đầu tháng 9.2012, sau đó clip trên được tung lên mạng
Trước đó, clip này đã được các học sinh (cùng trường nơi nạn nhân học) “chuyền tay” nhau qua điện thoại di động
Clip quay lại cảnh em nữ sinh bị yêu cầu cởi bỏ quần áo có độ dài gần 4 phút. Nữ sinh vừa cởi đồ vừa lo lắng, hoảng sợ. Trong clip, có tiếng nạt của một cô gái với nội dung: “Cởi hết ra, xem nó đẹp như thế nào…
Trước yêu cầu này, nạn nhân miễn cưỡng phải tự tay cởi bỏ hết quần áo chíp trên người.
Sau khi nạn nhân thực hiện xong yêu cầu, vẫn tiếng nạt nộ: “Nằm xuống giường…”. Nạn nhân miễn cưỡng thực hiện theo, nhưng vẫn dùng tay để che vùng kín. Lại một tiếng nạt (vẫn của cô gái kia): “Bỏ ra, không phải che”. Một cô gái tiến đến, tay chống nạnh và lấy tay đẩy đầu, bắt nạn nhân nằm xuống giường
Màn “tra tấn” có sự tham gia của 3 nữ sinh, một nữ sinh khác dùng điện thoại để quay clip. Gần cuối clip, xuất hiện hình ảnh một nữ sinh dùng đầu nhọn của chiếc ô “tra tấn” vào khu vực nhạy cảm của nạn nhân. Nạn nhân đã tỏ ra vô cùng đau đớn
Ngay sau khi thực hiện xong màn tra tấn này, nhóm nữ sinh bỏ đi kèm theo lời dọa dẫm: “Lần sau sẽ không nhẹ như thế này đâu” và để mặc nạn nhân lại phòng trọ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, clip này đã được “chuyền tay” cho rất nhiều học sinh cùng trường và sau đó được đưa lên mạng Internet
Thông tin ban đầu, đây là vụ “tra tấn” được thực hiện bởi 4 nữ sinh học lớp 12 đánh ghen với một nữ sinh lớp 10 học cùng trường. Nguyên nhân, nạn nhân “trót” có quan hệ yêu đương với người yêu của một trong 4 nữ sinh trên
Ngay sau khi clip bị phát tán trên mạng, dư luận tại thị trấn Vị Xuyên vô cùng bức xúc. Thanh niên trong thị trấn đã chuyền tay nhau vì tò mò càng khiến clip trên bị phát tán nhanh với tốc độ kỷ lục
Dư luận cho hay, nguyên nhân đánh ghen giữa các nữ sinh xảy ra do mâu thuẫn, một “đại gia” khai thác khoáng sản cùng một lúc yêu đương với nhiều em. Khi phát hiện tình địch, nhóm nữ sinh này đã kéo đến tận phòng trọ của nạn nhân để dằn mặt.
Theo VNN
Bé gái 10 tuổi dũng cảm cứu 2 em nhỏ bị đuối nước
Bé gái 10 tuổi dũng cảm cứu 2 em nhỏ
bị đuối nước
Thứ tư 29/05/2013 Đang cùng mẹ giăng câu, thả lưới trên dòng
sống Lam thuộc địa phận xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Nghe tiếng kêu cứu
của 2 em nhỏ, hai mẹ con cháu Nguyễn Thị Hiền đã dùng cảm bơi xuống sống cứu
được được 2 em nhỏ trước lúc bị đuối nước.
Ngày 12.5, 2 em nhỏ Đào Anh Quyền (SN
2009) và Đào Thị Thùy Dương (SN 2005), cùng trú tại xóm 2, xã Nam Tân, Nam Đàn
(Nghệ An) theo ông nội đi chăn trâu dọc bờ sông Lam thì không may sảy chân rơi
xuống sông. Dòng nước xoáy đã cuối dần hai em nhỏ ra xa.
Cùng lúc này, Hiền và mẹ thả lưới trên thuyền thì phát hiện vụ việc. Lập tức,
cô bé và mẹ lao xuống sông Lam, bơi tới chỗ 2 em nhỏ, bé Hiền đã cùng mẹ cứu
hai cháu bé vào bờ.
Ngay sau khi nghe tin tại địa phương có một cháu nhỏ có hành động dũng cảm cứu
người. Ngày 28.5, Ông Đặng Hồng Thăng, Bí thư huyện đoàn Nam Đàn đã trực tiếp
xác minh và trao tặng giấy khen biểu dương em Nguyễn Thị Hiền (SN 2003), học
sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Nam Tân (Nam Đàn) vì đã có hành động dũng cảm cứu người
trong cơn hoạn nạn.
Hiền sinh ra trong gia đình làm nghề chài lưới trên sông Lam. Từ nhỏ đã sớm
theo mẹ ngược xuôi trên sông thả lưới.
PV
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
Thế giới và các kỳ thi vào đại học
Thế giới và các kỳ thi vào đại học
Nếu như các quốc gia Châu Á, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc đều phải trải qua những kỳ thi tuyển sinh đại học ngặt nghèo
và đầy căng thẳng như tại Việt Nam, thì các nước phương Tây lại có xu
hướng tuyển sinh viên đại học dự theo điểm tốt nghiệp phổ thông mà các
học sinh đã đạt được.
Các học sinh muốn vào đại học tại Mỹ dù không phải trải qua kỳ
thi đầu vào căng thẳng, nhưng phải thực hiện bài thi trắc nghiệm SAT. Ý
nghĩa của SAT chỉ là một kỳ thi chuẩn để biết được khả năng của sinh
viên tương lai. Tuy nhiên, SAT chỉ là một trong sáu yếu tố chính trong
quá trình sàng lọc. Các trường đại học sẽ nhận sinh viên dựa trên tổng
hòa các yếu tố khác như bảng điểm trung học, thư giới thiệu của thầy cô,
bài luận và các thành tích trong hoạt động ngoại khóa và hoạt động cộng
đồng.
Nền giáo dục Mỹ khuyến khích sinh viên học tập. Ngoài việc có một hệ thống đa dạng các trường dạy nghề, trường đại học, với nhiều loại bằng cấp khác nhau thích ứng với nhu cầu và trình độ của từng cá nhân, nước Mỹ còn có nhiều chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên. Tại Áo, chỉ cần học sinh tốt nghiệp xong là sẽ được vào thẳng đại học, với quy trình rất đơn giản, song để tốt nghiệp và lấy bằng đại học thì rất cam go.
Ngay từ khi 14 tuổi, các học sinh tại Áo đã được định hướng sẵn, xem các em muốn vào đại học hay sẽ đi học nghề. Vì vậy, các trường cấp 3 cũng có nhiều loại hình đào tạo như phổ cập kiến thức thông thường, phổ cập nghề và phổ cập song song.
Nền giáo dục Mỹ khuyến khích sinh viên học tập. Ngoài việc có một hệ thống đa dạng các trường dạy nghề, trường đại học, với nhiều loại bằng cấp khác nhau thích ứng với nhu cầu và trình độ của từng cá nhân, nước Mỹ còn có nhiều chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên. Tại Áo, chỉ cần học sinh tốt nghiệp xong là sẽ được vào thẳng đại học, với quy trình rất đơn giản, song để tốt nghiệp và lấy bằng đại học thì rất cam go.
Ngay từ khi 14 tuổi, các học sinh tại Áo đã được định hướng sẵn, xem các em muốn vào đại học hay sẽ đi học nghề. Vì vậy, các trường cấp 3 cũng có nhiều loại hình đào tạo như phổ cập kiến thức thông thường, phổ cập nghề và phổ cập song song.
Hậu thi TNPT năm 2013
Viết tiếp bài "xét tốt nghiệp - tại sao không?":
Kết quả thật tự tin |
Đừng sợ không thi, học sinh “ngồi nhầm ghế”
Đề án thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh vào ĐH,CĐ được Bộ GDĐT
đánh giá là chín muồi, tổ chức thực thi ngay trong năm học 2009. Thế
nhưng, cái lý trong phản hồi của dư luận khiến bộ “đành” dừng việc triển
khai. Cả xã hội vẫn bị cuốn vào hai kỳ thi, dù bộ rất mong muốn
bỏ được một.
Nhìn thẳng vào sự thật
Điều lo lắng nhất của luồng ý kiến bảo vệ quan điểm “giữ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông”, đồng tình với chủ trương của Bộ GDĐT, đó là: Nếu không thi, học sinh sẽ sao nhãng việc học hành, không đảm bảo về chất lượng ở bậc học này. Và đã học thì phải thi.
Cách đây hơn chục năm, dư luận đã từng lên tiếng “xin” Bộ GDĐT bỏ kỳ thi tốt nghiệp bậc tiểu học, vì chúng ta đã thực hiện phổ cập giáo dục. Hơn nữa, tấm bằng tốt nghiệp ở bậc tiểu học cũng chẳng có giá trị trong bậc học hệ phổ thông. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GDĐT thời ấy là ông Nguyễn Minh Hiển vẫn cứ thiết tha trình bày trước QH rằng, muốn bỏ thi tốt nghiệp bậc tiểu học thì phải sửa Luật Giáo dục. Nếu bỏ thi, học sinh sẽ sao nhãng chuyện học hành từ bậc học đầu tiên, ảnh hưởng đến chất lượng. Phải trải qua đến ba-bốn kỳ thảo luận tại QH, cuối cùng, trong khi chờ sửa Luật Giáo dục, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ sáu đã ban hành Nghị quyết 37 (tháng 12.2004), quyết nghị: Bỏ kỳ thi tốt nghiệp bậc tiểu học bắt đầu từ năm 2005.
Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đã “một mình một đường” mạnh dạn thí điểm bỏ kỳ thi tốt nghiệp ở bậc học này, chỉ xét điểm thi ở học kỳ 2. Cái lợi đầu tiên là đã tiết kiệm được số tiền lớn cho ngân sách tỉnh nhà. Ngay lập tức, các tỉnh, thành hưởng ứng. Cuối cùng thì nỗi lo sợ “không thi, không học” của Bộ GDĐT đã có câu trả lời từ thực tế.
Một năm sau, ngày 20.5.2005, tại kỳ họp thứ bảy khóa XII, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi, quyết định bỏ luôn kỳ thi tốt nghiệp THCS, triển khai bắt đầu từ năm 2006, cho dù không ít ý kiến vẫn lo lắng, băn khoăn về chuyện chất lượng nếu “không thi, không học”.
Tình trạng học sinh ngồi “nhầm ghế”, lỗi không phải từ phía học sinh. Đó là căn nguyên của căn bệnh thành tích của không chỉ ngành giáo dục, mà của cả địa phương. Cách đây ba mùa thi tốt nghiệp THPT, xã hội lặng đi trước “hiện tượng” Bình Dương. Giám đốc Sở GDĐT đã xin từ chức, bởi lý do: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010, Bình Dương “tụt” một hạng- từ vị trí thứ 42 xuống thứ 43, chỉ tăng có 9% so với kỳ thi trước; trong khi nhiều địa phương đã có những cú lội ngược dòng, tỉ lệ tốt nghiệp tăng mấy chục phần trăm. Người đứng đầu ngành giáo dục Bình Dương đã bị chất vấn nặng nề tại kỳ họp thứ 17 của HĐND tỉnh.
Chất lượng: Người học quyết định
Trước luồng ý kiến góp ý đề án “2 trong 1” của Bộ GDĐT, kiến nghị xét thi tốt nghiệp THPT, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng “muôn thủa”, rằng “không thi sẽ không học”. GS Hoàng Tụy thẳng thắn: Kỳ thi tốt nghiệp THPT không đánh giá được chất lượng giáo dục và tổ chức “rình rang” như hiện nay lại tốn kém. Kỳ thi tốt nghiệp THPT mới chỉ là “ngưỡng” để phân luồng HS. Tùy vào trình độ, khả năng, HS để lựa chọn học nghề hay tiếp tục học ĐH,CĐ, điều đó phù hợp với xu thế ngành giáo dục đang hướng tới: Phổ cập bậc học THPT.
Nếu HS nào vì không thi mà lơ đãng học hành thì không có cơ hội để cán đích kỳ thi thứ 13- kỳ thi ĐH,CĐ. Đó là điều hiển nhiên để mỗi HS tự quyền quyết định. Hiện nay, nhất là ở khu vực đô thị lớn, để tìm được HS có học lực trung bình trở xuống... cũng phải đốt đuốc đi tìm; vì căn bệnh thành tích vẫn chưa được đẩy lùi trong ngành giáo dục, chất lượng ảo đã khiến cả phụ huynh lẫn học sinh phải chạy đua vào cuộc thi thứ 13. Và đã có những thí sinh sau đến ba-bốn lần không vượt được “rào” thứ 13 này đã tìm đến con đường quyên sinh, mà mùa thi cử tuyển sinh ĐH,CĐ nào cũng xảy ra.
Ngay cả HS lớp 1 bây giờ cũng phải thi “đầu vào” tại một số trường. Cặp sách của các em vẫn rất nặng. Tuổi thơ cuả các em chỉ là học với học. Hết học ở trường đến học ở nhà, rồi lại học thêm. Xin hãy đừng quá lo lắng về chất lượng giáo dục bậc học phổ thông, rằng “không thi học sinh sẽ lại ngồi nhầm ghế”.
Câu chuyện làm lay động xã hội, đó là cô bé Sùng Thị Dợ - dân tộc Mông, ở bản Sa Lung (Mường Lý, Mường Lát, Thanh Hóa) - vì ham con chữ, cô bé 10 tuổi đã thay cha mẹ cơm nước cho 3 em và hai cháu... cùng được đi học con chữ. Túp lều nhỏ dựng tạm gần Trường THCS Mường Lý để Dợ cùng 5 em bé đi học thuận lợi hơn. Học hay không phụ thuộc vào ý chí của HS. Người thầy có trách nhiệm “dạy đến nơi đến chốn” thì không ảnh hưởng đến việc không tổ chức thi tốt nghiệp.
Theo Bộ GDĐT thì việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT duy trì đến năm 2015. Đề án đổi mới tuyển sinh của Bộ GDĐT phải nằm trong tủ đến những hơn 7 năm trời. Xã hội lại tiếp tục... hãy đợi đấy.
Điểm 9 ở Hà Nội không thể như điểm 9 ở Đắc Lắc.
Chúng ta cần đánh giá kết quả học tập theo giai đoạn, giao cho các
trường tự đánh giá, lúc đó chất lượng cũng căn cứ vào giáo dục của từng
địa phương. Học sinh giỏi của Đắc Lắc với học sinh giỏi của Hà Nội phải
khác chứ. Đây là vấn đề phân tầng chất lượng để có sự công bằng. Chứ còn
bây giờ cứ đánh giá chung như thế này là cả nước đều giống nhau; bởi
không thể cào bằng bằng cách đánh giá điểm 9 ở Hà Nội như điểm 9 ở Đắc
Lắc, ở vùng sâu, vùng xa. Hai chất lượng, hai giá trị, hai trình độ của
hai nơi rõ ràng là khác nhau. Tôi nghĩ muốn gọn nhẹ thì không nên có một
kỳ thi chung toàn quốc, nên để các địa phương họ chủ động. Điều lo lắng nhất của luồng ý kiến bảo vệ quan điểm “giữ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông”, đồng tình với chủ trương của Bộ GDĐT, đó là: Nếu không thi, học sinh sẽ sao nhãng việc học hành, không đảm bảo về chất lượng ở bậc học này. Và đã học thì phải thi.
Cách đây hơn chục năm, dư luận đã từng lên tiếng “xin” Bộ GDĐT bỏ kỳ thi tốt nghiệp bậc tiểu học, vì chúng ta đã thực hiện phổ cập giáo dục. Hơn nữa, tấm bằng tốt nghiệp ở bậc tiểu học cũng chẳng có giá trị trong bậc học hệ phổ thông. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GDĐT thời ấy là ông Nguyễn Minh Hiển vẫn cứ thiết tha trình bày trước QH rằng, muốn bỏ thi tốt nghiệp bậc tiểu học thì phải sửa Luật Giáo dục. Nếu bỏ thi, học sinh sẽ sao nhãng chuyện học hành từ bậc học đầu tiên, ảnh hưởng đến chất lượng. Phải trải qua đến ba-bốn kỳ thảo luận tại QH, cuối cùng, trong khi chờ sửa Luật Giáo dục, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ sáu đã ban hành Nghị quyết 37 (tháng 12.2004), quyết nghị: Bỏ kỳ thi tốt nghiệp bậc tiểu học bắt đầu từ năm 2005.
Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đã “một mình một đường” mạnh dạn thí điểm bỏ kỳ thi tốt nghiệp ở bậc học này, chỉ xét điểm thi ở học kỳ 2. Cái lợi đầu tiên là đã tiết kiệm được số tiền lớn cho ngân sách tỉnh nhà. Ngay lập tức, các tỉnh, thành hưởng ứng. Cuối cùng thì nỗi lo sợ “không thi, không học” của Bộ GDĐT đã có câu trả lời từ thực tế.
Một năm sau, ngày 20.5.2005, tại kỳ họp thứ bảy khóa XII, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi, quyết định bỏ luôn kỳ thi tốt nghiệp THCS, triển khai bắt đầu từ năm 2006, cho dù không ít ý kiến vẫn lo lắng, băn khoăn về chuyện chất lượng nếu “không thi, không học”.
Tình trạng học sinh ngồi “nhầm ghế”, lỗi không phải từ phía học sinh. Đó là căn nguyên của căn bệnh thành tích của không chỉ ngành giáo dục, mà của cả địa phương. Cách đây ba mùa thi tốt nghiệp THPT, xã hội lặng đi trước “hiện tượng” Bình Dương. Giám đốc Sở GDĐT đã xin từ chức, bởi lý do: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010, Bình Dương “tụt” một hạng- từ vị trí thứ 42 xuống thứ 43, chỉ tăng có 9% so với kỳ thi trước; trong khi nhiều địa phương đã có những cú lội ngược dòng, tỉ lệ tốt nghiệp tăng mấy chục phần trăm. Người đứng đầu ngành giáo dục Bình Dương đã bị chất vấn nặng nề tại kỳ họp thứ 17 của HĐND tỉnh.
Chất lượng: Người học quyết định
Trước luồng ý kiến góp ý đề án “2 trong 1” của Bộ GDĐT, kiến nghị xét thi tốt nghiệp THPT, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng “muôn thủa”, rằng “không thi sẽ không học”. GS Hoàng Tụy thẳng thắn: Kỳ thi tốt nghiệp THPT không đánh giá được chất lượng giáo dục và tổ chức “rình rang” như hiện nay lại tốn kém. Kỳ thi tốt nghiệp THPT mới chỉ là “ngưỡng” để phân luồng HS. Tùy vào trình độ, khả năng, HS để lựa chọn học nghề hay tiếp tục học ĐH,CĐ, điều đó phù hợp với xu thế ngành giáo dục đang hướng tới: Phổ cập bậc học THPT.
Nếu HS nào vì không thi mà lơ đãng học hành thì không có cơ hội để cán đích kỳ thi thứ 13- kỳ thi ĐH,CĐ. Đó là điều hiển nhiên để mỗi HS tự quyền quyết định. Hiện nay, nhất là ở khu vực đô thị lớn, để tìm được HS có học lực trung bình trở xuống... cũng phải đốt đuốc đi tìm; vì căn bệnh thành tích vẫn chưa được đẩy lùi trong ngành giáo dục, chất lượng ảo đã khiến cả phụ huynh lẫn học sinh phải chạy đua vào cuộc thi thứ 13. Và đã có những thí sinh sau đến ba-bốn lần không vượt được “rào” thứ 13 này đã tìm đến con đường quyên sinh, mà mùa thi cử tuyển sinh ĐH,CĐ nào cũng xảy ra.
Ngay cả HS lớp 1 bây giờ cũng phải thi “đầu vào” tại một số trường. Cặp sách của các em vẫn rất nặng. Tuổi thơ cuả các em chỉ là học với học. Hết học ở trường đến học ở nhà, rồi lại học thêm. Xin hãy đừng quá lo lắng về chất lượng giáo dục bậc học phổ thông, rằng “không thi học sinh sẽ lại ngồi nhầm ghế”.
Câu chuyện làm lay động xã hội, đó là cô bé Sùng Thị Dợ - dân tộc Mông, ở bản Sa Lung (Mường Lý, Mường Lát, Thanh Hóa) - vì ham con chữ, cô bé 10 tuổi đã thay cha mẹ cơm nước cho 3 em và hai cháu... cùng được đi học con chữ. Túp lều nhỏ dựng tạm gần Trường THCS Mường Lý để Dợ cùng 5 em bé đi học thuận lợi hơn. Học hay không phụ thuộc vào ý chí của HS. Người thầy có trách nhiệm “dạy đến nơi đến chốn” thì không ảnh hưởng đến việc không tổ chức thi tốt nghiệp.
Theo Bộ GDĐT thì việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT duy trì đến năm 2015. Đề án đổi mới tuyển sinh của Bộ GDĐT phải nằm trong tủ đến những hơn 7 năm trời. Xã hội lại tiếp tục... hãy đợi đấy.
Cô Nguyễn Thị Ánh Mai – Hiệu trưởng Trường THCS Võ Trường Toản (TPHCM): Cần một hình thức thi, kiểm tra khác để học sinh không học lệch. Việc nên hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT phụ thuộc vào đầu vào. Đối với những trường có đầu vào tốt như trường Võ Trường Toản, thì việc học sinh thi, đậu tốt nghiệp 100% là bình thường. Nhưng với những trường mà chúng ta vẫn đang gọi là “thuộc top dưới”, do đầu vào thấp, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thấp là đương nhiên.
Tuy nhiên, nếu con số thi tốt nghiệp THPT đạt 99, 99%, hay 100% em học sinh đậu, thật ra cũng không ổn... Kỳ thi tốt nghiệp THPT thực ra cũng là một cách kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh. Vậy nếu bỏ kỳ thi này - hình thức thay thế - theo chúng tôi là nên tổ chức kỳ thi không cần quy mô lớn, diễn ra nhẹ nhàng. Tốt nhất, nên giao việc tổ chức kỳ thi cho các sở GDĐT địa phương.
Cô Hoàng Thị Diễm Trang – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TPHCM): Chất lượng phụ thuộc lương tâm thầy cô. Việc Báo Lao Động đặt ra vấn đề “xét thi tốt nghiệp THPT” vào thời điểm hiện nay cũng có mặt hay, là có thể nhìn nhận như một lời đề nghị, góp ý, đề xuất để Bộ GDĐT cân nhắc khi ra lộ trình cho giai đoạn tiếp theo ngay trong khi xây dựng chương trình, hay biên soạn bộ sách giáo khoa mới là cần phải để ý hơn đến các góc độ: Với đầu vào thế này, chương trình thế này, đầu ra sẽ là gì, hình thức đánh giá ra sao, sử dụng kết quả thế nào,... Hình thức thay thế kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo tôi là tổ chức kỳ thi học kỳ 1, học kỳ 2 thật nghiêm túc; đề thi cho tất cả các trường do sở GDĐT ra chung một đề. Có ý kiến cho rằng nếu thi theo kiểu này, phụ huynh dễ đưa phong bì cho thầy cô để con mình có điểm cao. Tôi nghĩ, điều này phụ thuộc vào lương tâm thầy cô...
Hậu thi tốt nghiệp THPT:
Hậu thi tốt nghiệp THPT:
Xét tốt nghiệp - tại sao không?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 đã kết thúc. Bộ GDĐT đã “tạm”
yên tâm về một kỳ thi không ồn ào về tiêu cực như những mùa thi trước.
Phải chăng kỳ thi này đã hội đủ “tiêu chí, điều kiện” để bộ triển khai
lựa chọn đề án... xét tốt nghiệp và chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia
tuyển sinh ĐH-CĐ, tránh gây tốn kém thời gian, tiền của và những áp lực
không đáng có.
Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, từ lâu dư luận vẫn “sôi” lên câu hỏi về chất lượng thi cử. Nhiều điểm thi, địa phương nằm trong danh sách có tiếng về tiêu cực trong thi cử. Để có một kỳ thi tốt nghiệp chất lượng như xã hội mong muốn, năm 2007, Bộ GDĐT phát động phong trào “2 không”- nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Kết quả tỉ lệ thi tốt nghiệp năm đó thấp thê thảm.
Để “cứu” học sinh (HS) thoát khỏi bậc học này, bộ liền mở cửa cho thí sinh thi rớt bằng cách được thi tốt nghiệp lần 2 - đối tượng này không được dự thi ĐH, CĐ - mục đích cũng là để cho các em có được tấm bằng, để có cơ hội tìm việc làm phù hợp. Vài năm sau, những thí sinh không đỗ tốt nghiệp, bộ không cho thi lại, nhưng “hé” thêm cơ hội, bằng cách dù không đỗ tốt nghiệp nhưng các em được vào hệ trung cấp, sau một thời gian học thì trường trung cấp sẽ cấp bằng tốt nghiệp phổ thông. Có được tấm bằng phổ thông để vào đời, với những HS có học lực yếu đã phải lựa chọn đi đường tắt.
Kiên quyết hơn về chất lượng thi cử, bộ liền quyết định “thi cụm, chấm chéo”. Bao phiền hà với cả thí sinh lẫn cán bộ coi thi! Ngoài tốn kém tiền của, thí sinh ở vùng sâu, vùng xa phải “cơm đùm cơm nắm” đến điểm thi cách xa nhà vài chục cây số, có trường hợp đã mất mạng vì TNGT. Các sở GDĐT đối mặt với những khó khăn, tốn kém trong việc di chuyển bài thi để các địa phương chấm chéo. Được đúng ba năm, bộ lại thôi “chấm chéo, thi cụm’, trả lại sự tự chủ cho các địa phương.
Dù “vi phạm quy chế thi”, nhưng thầy giáo Đỗ Việt Khoa (Hà Tây cũ) và thầy Lê Đình Hoàng (Nghệ An) đã nổi như cồn, sau khi công bố trước dư luận tiêu cực trong thi cử bằng những clip. Hiệu ứng quay clip tố cáo tiêu cực thi cử đã được lặp lại ở điểm thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang). Kỳ thi tốt nghiệp năm nay, dù bộ mở rộng cửa để thí sinh giám sát tiêu cực với thiết bị ghi âm, ghi hình, nhưng cuối cùng thì đã không có một clip như ngành và xã hội lo ngại.
Tại cuộc họp báo chiều 4.6, Bộ GDĐT phấn khởi về một kỳ thi không có tiêu cực, hy vọng một kỳ thi chất lượng sau khi đã “thử nghiệm” quá nhiều... phép thử. Mỗi năm ngân sách tốn hàng nghìn tỉ đồng cho kỳ thi này. Dư luận đã lên tiếng đề nghị bộ chỉ nên xét tốt nghiệp.
Chọn kỳ thi nào, bộ vẫn đắn đo
Dù chưa có kết quả của kỳ thi tốt nghiệp, nhưng với nhiều tín hiệu cho phép được tiên đoán một kết quả mỹ mãn: Đề vừa tầm HS có học lực trung bình. Vì thi tốt nghiệp 6 môn, các em đã làm phép tính để không “mất sức” ôn luyện, bằng cách sau mỗi môn thi, HS tự tính được điểm của môn đó (đáp án được công bố trên truyền thông), cộng với điểm nghề, tổng điểm thi tốt nghiệp từ 29 điểm là đỗ, để dành sức cho kỳ thi “quyết định” cuộc đời - ĐH, CĐ.
Sau khi bộ công bố môn thi tốt nghiệp vào cuối tháng 3, trong vòng hai tháng, thầy trò “quần quật” luyện 6 môn thi, cộng với hai, ba lần thi thử thì việc đỗ tốt nghiệp với mốc điểm tối thiểu 28-29... không mấy khó khăn. Đây chính là mốc đánh dấu độ doãng khoảng cách của kết quả hai kỳ thi: Tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ. Dư luận đã từng băn khoăn với câu hỏi: Vì sao tỉ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng, kết quả thi ĐH, CĐ lại tỉ lệ nghịch, trong khi hai kỳ thi chỉ cách nhau một tháng? Chính câu hỏi “chất lượng hai kỳ thi” đã khiến xã hội, ngay cả những nhà giáo đã không đồng tình với chủ trương đổi mới thi cử của Bộ GDĐT đã đề xuất cách đây những 5 năm: Giữ kỳ thi tốt nghiệp, xét tuyển vào ĐH, CĐ (đề án 2 trong 1).
Sau tới gần 20 lần chỉnh sửa dự thảo đề án “2 trong 1”, trung tuần tháng 5.2008, bộ tuyên bố quyết định sẽ triển khai ngay trong kỳ thi năm 2009 vì đã chín muồi, hội tụ đủ các điều kiện - nhất là hiệu quả của phong trào 2 không. Dư luận phân tích điều “được-mất” của đề án. Nếu giữ phương án của bộ (thi tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ) thì cái mất nhiều hơn là được. Thi tuyển sinh ĐH, CĐ là kỳ thi “đốt đuốc” tìm người tài. Chất lượng kỳ thi tốt nghiệp dù làm nghiêm đến mấy, nhưng vì địa bàn rộng trên 63 tỉnh, thành, với hàng nghìn điểm thi thì chất lượng có được đảm bảo?
Dư luận nghiêng về xét tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ. GS Bùi Trọng Liễn có thâm niên hơn 40 năm giảng dạy đại học ở Pháp cho rằng, với một số ngành có định hướng nghề nghiệp, ngành kiến thức cơ bản (y, dược, nha sĩ, giáo viên...) vẫn phải thi, ngành còn lại thì tuyển sinh, thí sinh đóng tiền học. Tai họa đã xảy ra, nhiều người ghi tên mà không học nổi, lãng phí nhân lực, thời gian, trí tuệ, tiền bạc... Chọn phương án xét tốt nghiệp- ngưỡng để định hướng cho HS lựa chọn ngành, nghề phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân. Phương án “thi tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ” chính là phương án “chọn nhiều người học, không chọn chất lượng”.
Lắng nghe dư luận - sau hai lần tuyên bố tạm dừng việc gộp 2 kỳ thi, nay đã qua 5 mùa thi, Bộ GDĐT vẫn còn “nợ” xã hội câu trả lời: Chọn kỳ thi nào (xét tốt nghiệp chỉ thi ĐH, CĐ hay thi tốt nghiệp xét tuyển vào ĐH, CĐ), vừa để đạt được sự đồng thuận của xã hội, vừa giảm tốn kém công sức tiền của? Thực tế mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, tỉ lệ thí sinh nộp đơn dự thi đại học đã giảm mạnh so với năm trước. Lý do là chính bậc phụ huynh và cả thí sinh đã nhìn thấy, sau bốn năm học đại học vẫn thất nghiệp, học nghề dễ tìm việc hơn. “Sức ép” con đường duy nhất vào đại học.. cũng đã thay đổi.
Kỳ thi tốt nghiệp năm 2013, phải chăng đã hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Bộ GDĐT đưa ra quyết định, hy vọng sẽ nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội, đó là: Xét thi tốt nghiệp THPT, giữ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT: Cần cân nhắc việc bỏ kỳ thi. Trong lịch sử, nhiều trường đã bỏ thi cử, song sau đó đều phải quay lại vì không có chuẩn khách quan để đánh giá, phân loại, cũng như động lực thúc đẩy học sinh học tập. Thi cử không chỉ là để đánh giá mà còn để áp đặt các chuẩn mực cần thiết lên cả hành vi dạy của thầy giáo và hành vi học của trò. Mặt khác, trình độ THPT của học sinh tại các vùng, miền nước ta rất khác nhau, trong khi đó thi tốt nghiệp là đánh giá kiến thức theo chương trình phổ thông cơ bản, tiêu chí đánh giá chất lượng đại trà, vì vậy việc đạt điểm cao đôi khi chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ, thay vì lực học thực chất. Do đó, không thể lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm chuẩn tuyển vào ĐH, CĐ. Hiện ngành giáo dục VN chưa thể áp dụng mô hình như các nước Đức, Pháp, Anh, Mỹ..., vì ngành giáo dục VN chưa thể thỏa mãn được những yếu tố về giáo viên nhiều, chất lượng, cơ sở, thiết bị tốt hơn...; do đó, chưa thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay kỳ thi tuyển sinh ĐH , CĐ được.
GS TSKH Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TTNNĐ của Quốc hội: Đơn giản hoá các kỳ thi. Thứ nhất, tính chất, mức độ, độ khó đề thi của hai kỳ thi này là khác nhau. Một kỳ thi mang tính chất kiểm tra bình thường, còn kỳ thi kia là tuyển chọn, có tính chất cạnh tranh cao; hai là, việc tổ chức hai kỳ thi cũng khác nhau. Kỳ thi ĐH do các trường ĐH tổ chức thi tuyển chọn sinh viên cho mình được dư luận đánh giá là nghiêm túc. Trong khi đó, thi tốt nghiệp THPT vẫn bị coi là còn mang tính cục bộ, tiêu cực vẫn còn không ít. Điều này thấy rõ khi học sinh nhiều tỉnh được đánh giá là chất lượng không cao, nhưng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao và ngược lại. Tuy nhiên, có thể đơn giản hóa các kỳ thi này theo hai hướng. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu là kiểm tra chất lượng học sinh, không phải cấp quốc gia, mà nên giao cho địa phương tự tổ chức. Còn kỳ thi ĐH, để đỡ bớt căng thẳng, tốn kém, có thể giao cho các trường tự đứng ra tổ chức thực hiện.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TTNNĐ của Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch: Các kỳ thi may rủi gây tâm lý xã hội nặng nề. 99% số học sinh tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng chỉ sau một tháng- trong kỳ thi vào đại học- thì lại trượt nhiều. Ở đây rõ ràng có chuyện trong vấn đề thi cử. Các kỳ thi quốc gia của chúng ta rất nặng nề, căng thẳng và gây ức chế xã hội rất lớn. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông của chúng ta là chấm dứt một giai đoạn giáo dục phổ thông. Còn kỳ thi đại học là để bắt đầu một giai đoạn đào tạo mới. Hai kỳ thi này cách nhau có một tháng thôi, nhưng lại xuất hiện tình trạng tốt nghiệp THPT loại giỏi rất nhiều, sau đó lại thi trượt trong kỳ thi đại học. Đây là một mâu thuẫn. Các kỳ thi quốc gia của chúng ta rất nặng nề, căng thẳng và gây ức chế xã hội rất lớn. Theo tôi, trong 12 năm học phổ thông, chúng ta nên có những đánh giá theo từng giai đoạn theo học bạ hoặc từng năm, giao cho các sở hay trường đánh giá. Tôi nghĩ không có gì phải ngại khi đánh giá như vậy. Chúng tôi đã trao đổi với Bộ GDĐT, nhưng các anh ấy vẫn muốn tổ chức một kỳ thi (tốt nghiệp THPT) quốc gia hoành tráng. Tôi nói, mình cứ hoành tráng sẽ phải trả một cái giá đắt. Tôi nghĩ muốn gọn nhẹ thì không nên có một kỳ thi chung toàn quốc, nên để địa phương họ chủ động.
Chị Hoàng Thị Kim Thoa (Q.Bình Thạnh, TPHCM): Thi để làm gì nếu biết chắc học sinh sẽ đậu 100%? Con trai tôi vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thi xong môn cuối cùng, cháu nói học ôn, nhất là những môn phải học thuộc lòng, thì bị áp lực; thi xong, kiến thức trả hết lại cho thầy. Từ việc học, thi của con, tôi thấy việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa tốn kém cho ngân sách nhà nước, mà thầy cô, phụ huynh, học sinh cũng chịu áp lực. Kết quả cuộc thi thường là 100% đậu. Vậy, tổ chức làm gì một kỳ thi mà biết chắc kết quả đậu là 100%? Theo tôi chỉ nên tổ chức kỳ thi học kỳ 1, học kỳ 2 thật nghiêm túc và đề thi cho tất cả các trường do sở GDĐT ra chung một đề. Cô Hoàng Thị Diễm Trang –Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TPHCM): Cần đi theo lộ trình một cách khoa học
Theo chủ quan của chúng tôi, thời điểm này khi chúng ta đang dùng chương trình giảng dạy cũ, kỳ thi tốt nghiệp PTTH là cần thiết bởi vì cũng như nhiều nước trên thế giới, họ vẫn coi kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quốc gia và nó là cơ sở để đánh giá cho việc học sinh thi đại học. Và với một số trường đại học chuyên biệt, họ mới đặt ra một kỳ thi riêng.
Chúng tôi vẫn thấy đánh giá thẩm định công sức 12 năm là cần thiết. Với những em thi vào các trường trung cấp, cao đẳng, bằng tốt nghiệp THPT giúp các em chuyển tiếp dễ cho các bậc học tiếp theo. Nhiều nước trên thế giới, có nước không thi tuyển đại học, họ thi tốt nghiệp, lấy điểm tốt nghiệp xét tuyển vào đại học; một số trường chuyên biệt, khó thì họ sẽ cho thêm bài luận, tổ chức kỳ thi riêng,… để xét vào trường. Nên chăng, chúng ta đi theo lộ trình này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)