Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

tuyển sinh


Thêm một kênh tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
Cty CPS phối hợp cùng báo Pháp Luật TPHCM vừa chính thức cho ra mắt chương trình “Tư vấn hướng nghiệp và chọn ngành, nghề” trên trang điện tử:WWW.tuvantuyensinh.vn (ảnh).

Theo đó, chương trình sẽ cung cấp cho học sinh, sinh viên và phụ huynh những thông tin sát với thực tiễn hoàn toàn miễn phí về: tư vấn hướng nghiệp, chọn ngành,  nghề, tư vấn học và ôn thi… để học sinh thuận lợi trong việc định hướng học tập, lựa chọn khối thi, lựa chọn nghề nghiệp, kỹ năng học tập và tìm việc làm.
Đặc biệt, định kỳ vào lúc 9giờ đến 11giờ ngày thứ bảy hàng tuần, chương trình sẽ có hội đồng chuyên gia gồm các giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, luyện thi đại học, cao đẳng, các chuyên gia về nguồn nhân lực sẽ trực tuyến giao lựu và giải đáp tất cả những thắc mắc của độc giả.
Đ.Hải

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Nữ sinh lớp 8 hỗn chiến, 2 em nhập viện cấp cứu


Nữ sinh lớp 8 hỗn chiến, 2 em nhập viện cấp cứu
Tại xã Hải Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) thời gian vừa qua đã thường xuyên xảy ra xô xát giữa các nữ sinh. Cách đây 3 ngày đã xảy ra hỗn chiến khiến 2 nữ sinh phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng.
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 18.11, tại địa phương trên đã xảy ra vụ xô xát giữa các em đang là học sinh lớp 8 trường THCS xã Hải Trạch. 

Sau khi hẹn nhau ra nơi vắng vẻ ngoài khu vực nhà trường, em Lê Thị Ánh Ngọc (SN 1998, học sinh lớp 8C) đã dùng dao thủ sẵn tấn công 2 nữ sinh khác là Hồ Ngọc Anh và Trần Thị Thu Hương (đều SN 1998, học chung lớp 8B) khiến 2 em bị trọng thương, được đem đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng.
Hình ảnh một vụ hỗn chiến giữa các nữ sinh tại địa phương được quay lại bằng điện thoại di động.
Hình ảnh một vụ hỗn chiến giữa các nữ sinh tại địa phương được quay lại bằng điện thoại di động.
Theo thông tin phản ánh, thời gian vừa qua tại địa phương trên đã liên tiếp xảy ra việc các học sinh nữ đánh nhau gây thương tích. Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn cá nhân trong quá trình sinh hoạt và học tập tại trường. 

Trước khi xảy ra sự việc trên, vào ngày 17.11, trong khi Trường THCS Hải Trạch đang tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 thì bị náo loạn bởi một tốp nữ sinh ở ngoài mang theo hung khí vây đánh các học sinh nữ ngay tại trường khiến nhà trường phải báo lực lượng công an đến can thiệp.

Tình trạng xô xát giữa các học sinh xảy ra thường xuyên nên một số em học sinh đã dùng điện thoại di động quay lại các cảnh trên và chuyền tay nhau để xem.
Hiện công an xã đang lập hồ sơ nhằm xử lý các đối tượng học sinh gây rối trên.
Linh Đan
Theo laodong.com.vn

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Gian nan tuyển sinh

Gian nan tuyển sinh
Ở các địa phương vùng ĐBSCL, đối với các trường cao đẳng nghề, TC nghề cấp tỉnh tuyển sinh đủ chỉ tiêu là chuyện không dễ. 
Các trung tâm dạy nghề, trường TC nghề cấp huyện lại càng khó khăn hơn, vì ngoài yếu tố tâm lý chung thích làm “thầy” hơn làm “thợ”của hầu hết các bạn trẻ, thì cơ sở dạy nghề cấp huyện khó khăn hơn về cơ sở vật chất - trang thiết bị, thiếu giáo viên, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng…   
Nhiều cách tư vấn - vận động vẫn khó
Trường TC Nghề huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đã có 4 năm chiêu sinh đào tạo hệ TC nghề với gần 280/729 học sinh tốt nghiệp ra trường. Để thu hút học sinh, hằng năm Trường TC Nghề Tháp Mười phối hợp với các đoàn thể của huyện, các trường THPT, THCS trên địa bàn tổ chức tư vấn; đồng thời phổ biến thông tin tuyển sinh trên các phương tiện truyền thông, phối hợp với UBND các xã đến tận nhà gặp gỡ học sinh, phụ huynh để tư vấn, vận động các em tham gia học nghề.
Tuyển sinh dạy nghề ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn.   Ảnh: L.N.G
Tuyển sinh dạy nghề ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn. Ảnh: L.N.G
Dù vậy, việc tuyển sinh cũng gặp không ít khó khăn do phần lớn học sinh phổ thông có tâm lý không thích học nghề.
Ở Trường TC Nghề huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ) tình trạng cũng tương tự. Theo Hiệu trưởng Đào Minh Lợi, hằng năm cán bộ - nhân viên của trường đều đến các trường THPT, THCS và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cho học sinh.
Tuy nhiên, không dễ thu hút học sinh theo học nghề. Hầu hết các em chấp nhận theo học nghề là do không thể, không có điều kiện theo học đại học, cao đẳng...
Ngoài yếu tố thích làm “thầy” hơn làm “thợ” của học sinh, theo một số cơ sở dạy nghề cấp huyện ở ĐBSCL, việc chiêu sinh khó còn do một số nguyên nhân khác: Cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy nghề còn khó khăn, đội ngũ giáo viên thiếu nên chưa thật sự tạo được sự tin tưởng về chất lượng đào tạo.
Ngành nghề đào tạo cũng chưa đa dạng, vì vậy chưa đáp ứng các yêu cầu chọn nghề khác nhau. Học xong liệu có dễ tìm việc làm cũng là điều khiến không ít học sinh băn khoăn có nên vào học tại các trung tâm dạy nghề, trường nghề cấp huyện?
Xoay xở tìm lối ra 
Thực tế ở Trường TC Nghề Tháp Mười cho thấy, khi “giải tỏa” được phần nào những “vướng mắc” nêu trên thì việc tuyển sinh đạt kết quả khả quan hơn. Năm 2007, bậc TC nghề trường chỉ tuyển sinh 3 nghề (điện công nghiệp, kế toán DN, quản trị mạng máy tính) và mở được 3 lớp.
Đến năm 2010, Trường TC Nghề Tháp Mười đào tạo thêm 3 nghề (kỹ thuật sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, cắt gọt kim loại, văn thư hành chính) và mở được 6 lớp. Còn hệ sơ cấp nghề mở  được 8 lớp (gần 500 học viên) với nhiều nghề đào tạo. Năm 2011, trường đào tạo 10 nghề bậc TC với 400 chỉ tiêu tuyển sinh và đã có 330 hồ sơ đăng ký.
Không chỉ đa dạng nghề đào tạo, Trường TC Nghề Tháp Mười còn liên hệ với các DN trong và ngoài tỉnh đào tạo theo địa chỉ để giải quyết “đầu ra” cho học sinh.
Nhờ đó, theo khảo sát của trường, hơn 80% học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm với thu nhập từ 1,5 - 4 triệu đồng/tháng; 7% học sinh tiếp tục học liên thông lên bậc CĐ nghề. Văn Văn Anh tốt nghiệp ngành quản trị máy tính được Cty Tỷ Xuân - chi nhánh Tháp Mười tuyển vào làm bảo trì máy (thu nhập 3 triệu đồng/tháng) và Nguyễn Minh Thông tốt nghiệp ngành quản trị mạng tìm được việc làm tại một DN ngành thép ở Long An (thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng) là 2 trong số những học sinh của Trường TC Nghề Tháp Mười tốt nghiệp ra trường có việc làm với mức thu nhập ổn định...
 Lê Như Giang

TRƯỜNG TCN CT120/11/2011

KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG


















CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM, KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG





 chµo mõng ngµy nhµ gi¸o ViÖt nam 20/11, kû niÖm 40 n¨m ngµy thµnh lËp tr­êng

 Ra đời tháng 6/1971, Trường trung cấp nghề công trình 1, Tiền thân là trường Công nhân công trình 2 thuộc Cục công trình 2(Nay là TCT XDCTGTI) đã trải qua 5 lần đổi tên và 40 năm xây dựng và phát triển.
Với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ, xây dựng giao thông thuỷ lợi, điện, lái xe cơ giới đường bộ, kinh doanh dịch vụ thương mại... Nhà trường đã đào tạo được hơn 20.000 công nhân kỹ thuật bậc 3/7,đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho hơn 10.000 học viên, Dạy bổ túc văn hoá cho hơn 400 cán bộ, đào tạo giáo viên dạy nghề cho hơn 232 học viên, cung cấp cho ngành GTVT, TCT và cho xã hội. Với thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Nhà nước và các cấp các ngành khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
- Đảng bộ liên tục là Đảng Bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu,
- 01 Huân chương lao động hạng III.
- 02 Huân chương lao động hạng II.
- 01 Huân chương lao động hạng nhất
- Nhiều năm đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc.
- 02 đồng chí được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú
- 01 đồng chí được tặng huân chương lao động hạng 3
- Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc
Trong thời kỳ đổi mới, Trường đang từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nhân lực cho TCT, cho ngành GTVT và xã hội một lực lượng công nhân kỹ thuật có chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy của các Nhà tuyển dụng lao động kỹ thuật
Hiện nay Trường đang đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giao thông hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề , liên kết đào tạo hệ cao đẳng nghề, đào tạo tại chức kỹ sư ngành Cầu đường bộ, đồng thời tổ chức đào tạo lái xe cơ giới đường bộ hạng b1,b2,C với lưu lượng trên 2.000.000 học viên lái xe /năm, tổ chức nhận và thực hiện xây lắp các công trình giá trị sản lượng từ 20 đến 30 tỷ /năm, giữ được sự ổn định của nhà trường.