Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010
Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010
HỌC BỔNG SINH VIÊN
81 sinh viên nhận học bổng Toyota Việt Nam
Thứ Năm, 2.12.2010
22:15 (GMT + 7)
Chiều 2.12, Quỹ học bổng Toyota Việt Nam (TVF) đã tổ chức trao 81 suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc thuộc chuyên ngành cơ khí kỹ thuật, môi trường và nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học của các trường ĐH phía Bắc.
Năm nay, học bổng Toyota 2010 được mở rộng lên 16 trường, tăng 2 trường so với năm 2009 với tổng số 144 học bổng, tổng trị giá là 544 triệu đồng. Trong số này, 128 học bổng trị giá 3 triệu đồng/suất sẽ được trao cho các sinh viên xuất sắc và 16 học bổng trị giá 10 triệu đồng/suất sẽ được trao cho các sinh viên/nhóm sinh viên có nghiên cứu khoa học xuất sắc.
Bên cạnh đó, cùng với việc trao học bổng, Công ty Toyota Việt Nam sẽ trao tặng 2 động cơ xe 3ZR-FE, 12 cầu xe và 1 hộp số xe Toyota Innova cho 12 trường ĐH trên cả nước nhằm phục vụ việc đào tạo và giảng dạy cho các trường.
Sau lễ trao học bổng khu vực phía Bắc, Toyota sẽ lần lượt tổ chức trao học bổng tại 3 khu vực miền Nam, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 14 năm, Toyota đã trao tổng số 1387 học bổng cho các sinh viên xuất sắc.
Thứ Năm, 2.12.2010
22:15 (GMT + 7)
Chiều 2.12, Quỹ học bổng Toyota Việt Nam (TVF) đã tổ chức trao 81 suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc thuộc chuyên ngành cơ khí kỹ thuật, môi trường và nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học của các trường ĐH phía Bắc.
Năm nay, học bổng Toyota 2010 được mở rộng lên 16 trường, tăng 2 trường so với năm 2009 với tổng số 144 học bổng, tổng trị giá là 544 triệu đồng. Trong số này, 128 học bổng trị giá 3 triệu đồng/suất sẽ được trao cho các sinh viên xuất sắc và 16 học bổng trị giá 10 triệu đồng/suất sẽ được trao cho các sinh viên/nhóm sinh viên có nghiên cứu khoa học xuất sắc.
Bên cạnh đó, cùng với việc trao học bổng, Công ty Toyota Việt Nam sẽ trao tặng 2 động cơ xe 3ZR-FE, 12 cầu xe và 1 hộp số xe Toyota Innova cho 12 trường ĐH trên cả nước nhằm phục vụ việc đào tạo và giảng dạy cho các trường.
Sau lễ trao học bổng khu vực phía Bắc, Toyota sẽ lần lượt tổ chức trao học bổng tại 3 khu vực miền Nam, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 14 năm, Toyota đã trao tổng số 1387 học bổng cho các sinh viên xuất sắc.
Đ.H
Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010
Lấy bằng M.B.A qua Facebook
Lấy bằng M.B.A qua Facebook
Cập nhật lúc 30/11/2010 10:59:05 AM (GMT+7)
Mark Zuckerberg không có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), là tỷ phú, người sáng lập và giám đốc điều hành của Facebook, bỏ học đại học giữa chừng, nhưng lại có sáng kiến giúp sinh viên có thể lấy được bằng MBA qua một ứng dụng của Facebook.
Học khóa Thạc sĩ quản trị kinh doanh trên Facebook. |
Học khóa Thạc sĩ quản trị kinh doanh trên Facebook.
Aaron Etingen, người sáng lập và giám đốc điều hành của Trường Kinh doanh và Tài chính London cho biết, ông dự kiến 500.000 sinh viên tương lai có thể tham gia những kỳ kiểm tra MBA miễn phí trong một năm. Những SV thuộc loại "thích những gì họ thấy" có thể xem video bài giảng, tham gia các buổi học tập trực tuyến, theo dõi tiến bộ của mình thông qua các bài kiểm tra tương tác - tất cả đều miễn phí.
"Chỉ có một khoản phí nếu họ muốn đi thi", ông Valery Kisilevsky, Giám đốc quản lý của trường cho biết.
Mỗi học phần được trả một cách riêng biệt, tổng chi phí của một khóa MBA là 14.500 bảng Anh (khoảng 23.000 đô la) - tương đương với học phí học tại cơ sở của Trường Kinh doanh và Tài chính London, tương đương khóa học lấy bằng MBA từ xa của trường này.
Cũng giống như các chương trình này, lấy bằng MBA toàn cầu qua Facebook được chứng nhận bởi Trường Đại học Wales. "Những gì chúng tôi vừa thực hiện là loại trừ rủi ro ở mức thấp nhất", ông Kisilevsky nói.
"Những bí mật bẩn thỉu của giáo dục trực tuyến là tỉ lệ hoàn thành thấp một cách đáng sợ", ông Etingen nói. "Cứ 4 SV thì chưa đến một em bắt đầu một khóa MBA trên mạng lại có thể tốt nghiệp. Thật là vô đạo đức khi lấy tiền của một ai đó trước mà đã biết rằng hầu hết trong số họ không thể lấy được bằng."
Được thành lập năm 2003, Trường Kinh doanh và Tài chính London từ chỗ chỉ có hai phòng và 4 SV, đến nay đã có 15.000 SV, học các khóa học về tiếp thị, tài chính, luật kinh doanh và kế toán (chứng chỉ) tại các địa điểm của trường ở London, Birmingham và Manchester, ở Toronto (Canada).
Ông Etingen cho biết: "Tỉ lệ hoàn thành các khóa học từ xa của chúng tôi là trên 90 phần trăm."
Nhà trường học cách phản hồi SV trên Facebook
"Chúng tôi luôn yêu cầu SV nói cho chúng tôi những gì họ thích và không thích," ông Kisilevsky nói. "Và họ làm! Hôm nay SV không cần e-mail, hoặc gửi khiếu nại bằng văn bản, hoặc tới văn phòng. Họ chỉ cần gửi thông tin phản hồi của họ trên Facebook và chúng tôi sẽ trả lời".
Xuất phát từ việc SV đã sử dụng Facebook như một phương tiện chủ yếu của giao tiếp, nhà trường đã nhận ra rằng cần phải phát triển ứng dụng học MBA qua Facebook. Các kinh phí ban đầu cũng không phải là rất lớn. Nhà trường đã từng cung cấp các khóa học kế toán trực tuyến từ hơn ba năm nay, thông qua nền tảng học tương tác.
Dựa trên phần mềm mã nguồn mở Moodle, tương tác "cho phép SV trên toàn thế giới truy cập các video bài giảng, giáo trình, sách điện tử, ghi chú, câu đố, bài kiểm tra, và các Lớp học Toàn cầu Trực tiếp, hội nghị từ xa qua video truyền lên mạng cho SV và giảng viên", ông Kisilevsky nói. "Và chúng tôi đã ghi tất cả các bài giảng thành video có độ nét cao và gửi chúng trực tuyến để sử dụng nội bộ."
Đối với khóa MBA toàn cầu, tài liệu giáo trình được chia thành các mục nhỏ, chẳng hạn một bài giảng dài 45 phút, SV sẽ nhìn thấy 3 bài giảng, mỗi bài dài 15 phút.
Tham gia vào khóa học này cũng giống như tham gia một ứng dụng nào đó của Facebook. Những người bạn cùng lớp có thể biết bạn bè của mình đang làm gì và có thể tham gia giải quyết những câu hỏi hay các vấn đề gặp phải.
Trang chủ của ứng dụng cung cấp một đoạn video ngắn chào đón, thông tin về chương trình học cách thức lấy bằng, các môn học. Mỗi khóa học được chia thành 10 module, với một video bài giảng, tài liệu, thảo luận Facebook và tài liệu nghiên cứu cho từng module.
Trong bộ phim "Mạng xã hội", diễn viên Justin Timberlake nói: "Thuở khai sinh lập địa, chúng ta sống trong hang động, sau đó chúng ta sống trong nhà, giờ đây chúng ta sống trên Internet.”
Vì thế, làm thế nào những người sử dụng Facebook cảm nhận được rằng cuộc sống trên Internet bao gồm cả việc lấy bằng MBA?
Tú Uyên (Theo New York Time)
KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC MỚI
,
- Bộ GD-ĐT cho hay, 8 khu đô thị ĐH sẽ là điểm "tập kết" của các trường ĐH khu vực nội thành phải dời đến. Dự kiến mỗi khu đô thị sẽ có ít nhất 3 trường, nhưng không quá 7 trường....
Những nội dung liên quan đến việc di dời các trường ĐH ra ngoại thành được Bộ GD-ĐT bàn với các trường ĐH, CĐ sáng 30/11.
Vẫn theo Bộ GD-ĐT, theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội dự kiến sẽ có 8 khu ĐH tập trung.
Các khu đô thị ĐH sẽ được quy hoạch ở Gia Lâm (600-650 ha), Đông Anh (100-200 ha), Sóc Sơn (600-650 ha), Hòa Lạc (1.200-1.500 ha), Xuân Mai (600-650 ha), Sơn Tây (300-350 ha), Phú Xuyên (120-150 ha) và Chúc Sơn (150-200 ha).
Về cơ bản, khu ĐH tập trung hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành tổ hợp các trường ĐH, CĐ của 3 hoặc nhiều trường, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới; trường thành lập mới với các trường di dời toàn bộ và di dời một phần từ nội thành ra; các trường di dời toàn bộ từ nội thành ra hoặc các trường di dời một phần từ nội thành ra.
Dự kiến sẽ có 3 tiêu chí xác định trường không phải di dời, trường sẽ di dời toàn bộ và trường sẽ di dời một phần.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, việc di dời một phần hay toàn bộ là bắt buộc, không bàn lùi.
Ba tiêu chí đưa ra lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ gồm: Đất đai; Ngành nghề đào tạo; Năm thành lập và xây dựng. Từng tiêu chí được lượng hóa bằng cách cho điểm từ thấp đến cao theo thang điểm 100.
Trường có tổng điểm càng cao thì sẽ có nhiều khả năng cầm chắc vé phải di dời. Bởi, nguyên tắc cho điểm là các điều kiện nào của trường tốt (hoặc đầy đủ, ổn định) thì nhận ít điểm, các điều kiện nào còn thiếu hoặc chưa tốt (chưa đầy đủ, chưa sẵn sàng, còn phải phát triển thêm nhiều) sẽ nhận điểm nhiều hơn...
Theo tính toán ban đầu Bộ GD-ĐT đưa con số, để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng các khu đô thị ĐH tập trung và cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường trong khu ĐH cho khoảng 650.000 - 700.000 sinh viên như dự kiến thì cần vốn đầu tư khoảng 4,9 tỷ USD. Bình quân mỗi suất đầu tư 1 chỗ ngồi học cần khoảng 140 triệu đồng.
Tất cả những vấn đề đặt ra để quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2050 nhưng lại "khống chế" các trường trong vòng 2 tiếng phải "hiến kế" được cách làm hiệu quả. Bài toán nhận được nhiều "lời hứa" sẽ tiếp thu chủ trương về trường lấy ý kiến tập thể mới hồi âm cho Bộ.
Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nguyễn Văn Lê cho rằng, trước khi đặt vấn đề di dời - Bộ cần có một cuộc khảo sát tất cả các trường ở mọi mặt xem họ đào tạo đáp ứng nhu cầu như thế nào? sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm không?...
Thực tế, một số trường mới mở xin được đất là do họ có quan hệ đặc biệt. Nhưng cũng có những trường sinh ra với cơ sở vật chất khang trang nhưng chết yểu vì không tuyển được, ông Lê nói. Do đó, chúng ta ban đến chia đất, phân lô trong khuôn khổ hội nghị này là quá ít thời gian và quá sớm.
SẼ CÓ 8 KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC MỚI
Cập nhật lúc 30/11/2010 01:25:50 PM (GMT+7) - Bộ GD-ĐT cho hay, 8 khu đô thị ĐH sẽ là điểm "tập kết" của các trường ĐH khu vực nội thành phải dời đến. Dự kiến mỗi khu đô thị sẽ có ít nhất 3 trường, nhưng không quá 7 trường....
Thí sinh sau buổi thi ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Những nội dung liên quan đến việc di dời các trường ĐH ra ngoại thành được Bộ GD-ĐT bàn với các trường ĐH, CĐ sáng 30/11.
Vẫn theo Bộ GD-ĐT, theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội dự kiến sẽ có 8 khu ĐH tập trung.
Các khu đô thị ĐH sẽ được quy hoạch ở Gia Lâm (600-650 ha), Đông Anh (100-200 ha), Sóc Sơn (600-650 ha), Hòa Lạc (1.200-1.500 ha), Xuân Mai (600-650 ha), Sơn Tây (300-350 ha), Phú Xuyên (120-150 ha) và Chúc Sơn (150-200 ha).
Về cơ bản, khu ĐH tập trung hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành tổ hợp các trường ĐH, CĐ của 3 hoặc nhiều trường, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới; trường thành lập mới với các trường di dời toàn bộ và di dời một phần từ nội thành ra; các trường di dời toàn bộ từ nội thành ra hoặc các trường di dời một phần từ nội thành ra.
Dự kiến sẽ có 3 tiêu chí xác định trường không phải di dời, trường sẽ di dời toàn bộ và trường sẽ di dời một phần.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, việc di dời một phần hay toàn bộ là bắt buộc, không bàn lùi.
Ba tiêu chí đưa ra lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ gồm: Đất đai; Ngành nghề đào tạo; Năm thành lập và xây dựng. Từng tiêu chí được lượng hóa bằng cách cho điểm từ thấp đến cao theo thang điểm 100.
Trường có tổng điểm càng cao thì sẽ có nhiều khả năng cầm chắc vé phải di dời. Bởi, nguyên tắc cho điểm là các điều kiện nào của trường tốt (hoặc đầy đủ, ổn định) thì nhận ít điểm, các điều kiện nào còn thiếu hoặc chưa tốt (chưa đầy đủ, chưa sẵn sàng, còn phải phát triển thêm nhiều) sẽ nhận điểm nhiều hơn...
Theo tính toán ban đầu Bộ GD-ĐT đưa con số, để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng các khu đô thị ĐH tập trung và cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường trong khu ĐH cho khoảng 650.000 - 700.000 sinh viên như dự kiến thì cần vốn đầu tư khoảng 4,9 tỷ USD. Bình quân mỗi suất đầu tư 1 chỗ ngồi học cần khoảng 140 triệu đồng.
Tất cả những vấn đề đặt ra để quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2050 nhưng lại "khống chế" các trường trong vòng 2 tiếng phải "hiến kế" được cách làm hiệu quả. Bài toán nhận được nhiều "lời hứa" sẽ tiếp thu chủ trương về trường lấy ý kiến tập thể mới hồi âm cho Bộ.
Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nguyễn Văn Lê cho rằng, trước khi đặt vấn đề di dời - Bộ cần có một cuộc khảo sát tất cả các trường ở mọi mặt xem họ đào tạo đáp ứng nhu cầu như thế nào? sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm không?...
Thực tế, một số trường mới mở xin được đất là do họ có quan hệ đặc biệt. Nhưng cũng có những trường sinh ra với cơ sở vật chất khang trang nhưng chết yểu vì không tuyển được, ông Lê nói. Do đó, chúng ta ban đến chia đất, phân lô trong khuôn khổ hội nghị này là quá ít thời gian và quá sớm.
Kiều Oanh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)