Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

PHONG TẶNG GIÁO SƯ TIẾN SỸ

Hãy trả lại đúng nghĩa giáo sư cho các nhà giáo thực sự


(LĐ) - Nhu cầu về bằng cấp đang diễn ra ở nước ta được ví như một “cơn đại hồng thuỷ” đối với những người muốn tiến thân trên con đường công danh. Nạn chạy chức, chạy quyền nhiều lần được đại biểu Quốc hội làm nóng nghị trường.

Và một nghịch lý đã hiển nhiên tồn tại: Muốn chạy được chức, quyền thành công thì đi kèm phải có bằng cấp. Thế là kéo theo hệ lụy mua bán bằng cấp của những chức danh mà bấy lâu nay chỉ thuộc về những người có năng lực, chuyên môn. Ông Kiến Quốc (phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) gửi bài viết về toà soạn với lời đề nghị: Cần phải trả lại đúng nghĩa giáo sư cho các nhà giáo thực sự. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Ở nhiều nước, chức danh giáo sư là dùng để chỉ những người giảng dạy ở bậc đại học (ảnh minh hoạ). Ảnh: KỲ ANH
Giáo sư (Professor) là một chức danh dùng để chỉ người giảng dạy đại học. Ở các nước tiên tiến, người ta không có chức danh phó giáo sư (PGS). Thật đáng buồn cho một nước có nghìn năm văn hiến như nước ta, mà ngay cả cái tên gọi cho học hàm, học vị cũng còn chưa được chuẩn hoá. Đã nhiều năm nay, ở nước ta việc tổ chức bầu chức danh GS, PGS đã có nhiều điều khuất tất, gây phiền toái và chán nản trong giới khoa học và bất bình trong xã hội.

Có người cho rằng, chức danh GS, PGS được coi như một cái mốt để trang trí cho một số nhà chức trách và một số người cơ hội luồn lách tiến thân. Rất nhiều người không hề dạy học hoặc dạy qua quýt cũng đều mang chức danh GS, PGS, vì họ ở các vị trí lãnh đạo.
Ở nhiều nước, chức danh giáo sư là dùng để chỉ những người giảng dạy ở bậc đại học (ảnh minh hoạ).
Việc soạn thảo ra các tiêu chuẩn để bầu chức danh GS, PGS đã không ít lần thay đổi, nhưng càng thay đổi lại càng thấy có nhiều lộn xộn. Hình như những nhà soạn thảo này đã cố tình không coi đây là chức danh dạy học, hay họ cố tình đề ra các tiêu chuẩn để có lợi cho những người không làm công tác giảng dạy? Ví dụ như việc đề ra điểm của các bài báo, các công trình cấp bộ, cấp nhà nước, tiêu chuẩn ngoại ngữ... Họ không hề tính đến thâm niên giảng dạy và chất lượng giảng dạy! Những tiêu chuẩn đề ra hiện nay phù hợp hơn cho những người có chức quyền.

Chỉ khoảng 30% - 40% những người được bầu là có thực lực, đáp ứng được các yêu cầu như vậy. Nhưng còn thực chất giá trị của các công trình nghiên cứu thì chưa ai có thể chứng minh được. Chỉ cần đặt một câu hỏi là “tại sao ngành của anh hay trường của anh có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều GS như vậy, mà không thấy nổi bật và phát triển được gì?”, thì cũng có thể hiểu được thực chất của vấn đề.

Vì không cần quan tâm đến số giờ giảng hằng năm, cũng như chất lượng giảng dạy, nên người phấn đấu làm GS, PGS chỉ cần tích cực “sản xuất” các bài báo và các công trình nghiên cứu, mà không cần phải giảng dạy nhiều. Tiêu chuẩn đã là mờ ám, các hội đồng đặt ra để bầu lại thiếu sự minh bạch và mang nặng tính cá nhân; nên đã làm phát sinh rất nhiều tiêu cực.

Thực chất những tiêu chuẩn như hiện nay là quá dễ dàng cho những người không có thực lực của nhà giáo. Lại càng mở cửa cho những người không làm công tác giảng dạy có cơ hội để “độn” thêm chức danh. Nếu hội đồng chỉ có xét duyệt và xét duyệt chéo giữa các cơ quan trong ngành, thì tiêu cực chắc sẽ giảm nhiều.

Ngày nay, với việc tổ chức đào tạo tiến sĩ “hàng loạt”, thì rồi đây chức danh GS, PGS cũng sẽ “hàng loạt” hơn nữa. Những chức danh không thực chất đó, phải chăng nên gọi là chức danh “rởm”. Nếu nghiêm túc nhìn vào thực chất việc giảng dạy tại các trường đại học ở nước ta hiện nay thì đáng buồn là nó đang xuống dốc. Đội ngũ thầy đã yếu thì làm sao có trò giỏi, làm sao có cán bộ đủ năng lực phục vụ đất nước!

Để trả lại đúng nghĩa giáo sư cho các nhà giáo thực sự, rất mong Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục - đào tạo sớm có biện pháp và soạn thảo luật lệ cho phù hợp. Nên chăng từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, GS, PGS. Tiêu chuẩn bầu GS, PGS, cần chú trọng đến chất lượng giảng dạy, thể hiện qua bình giảng, thi giảng, viết sách giáo khoa và đặc biệt là thâm niên giảng dạy. Nên giảm bớt tiêu chuẩn ngoại ngữ và số điểm công trình nghiên cứu, vì 2 tiêu chuẩn này đã nằm trong việc hướng dẫn nghiên cứu sinh và cao học.

Mỗi thành viên hội đồng chỉ nên làm nhiệm vụ xét duyệt công khai chấm điểm. Tuyệt đối không xét cho những người làm công tác lãnh đạo mà không dạy học. Phiếu tín nhiệm nên lấy ở toàn ngành. Cần có những tiêu chuẩn thay thế cho những tiêu chuẩn không bắt buộc, cho phù hợp với từng ngành. Luật sửa đổi nên được thông qua, lấy ý kiến của đại chúng.

Nếu làm được như vậy, chắc chắn sẽ đem lại sự trong sáng cho chức danh giáo sư, phó giáo sư, chắc chắn sẽ hạn chế được tiêu cực nói trên.

Kiến Quốc (Định Công, Hà Nội)

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

XÂY DỰNG TRƯỜNG MỚI

Có thêm trường trung cấp nghề


(LĐ) - Tiếp nối LĐLĐ TP.Cần Thơ, cuối tháng 11 tới đây, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trường Trung cấp Nghề kinh tế - kỹ thuật Công đoàn (TCN KT-KT CĐ) trên cơ sở Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề (GTVL & DN) trực thuộc LĐLĐ tỉnh.

Trao đổi với PV Lao Động ngày 15.11, Giám đốc Trung tâm GTVL & DN Bùi Văn Tư cho biết:

Vào ngày 9.8.2010, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã ký Quyết định số 1051/QĐ- TLĐ về việc thành lập trường. Trường hiện có 5 cơ sở, trong đó cơ sở 1 được Tổng LĐLĐVN phê duyệt dự án xây dựng năm 2002, gồm 1 trệt, 2 lầu, bố trí 7 phòng lý thuyết, 4 phòng thực hành, 2 phòng nghỉ GV, 10 phòng ở tập thể học viên..., đưa vào sử dụng năm 2006, có tổng trị giá 7,840 tỉ đồng (ảnh).



Ngoài ra, trường còn có các chi nhánh tư vấn, GTVL và đào tạo ngoại ngữ tại các huyện: Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Châu Thành, Cai Lậy... Từ năm 2004-2009, Trung tâm GTVL&DN đã tư vấn hơn 8.000 lượt người, giới thiệu 2.300 LĐ có việc làm ổn định; trong đó xuất khẩu 90 LĐ, dạy nghề bậc sơ cấp 285 học viên, ngoại ngữ - 566 học viên, lái xe môtô hạng A1 - 851 học viên và liên kết đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng được 484 học viên.


Định hướng hoạt động của nhà trường trong thời gian sắp tới như thế nào?

Tuy sẵn có cơ sở vật chất, nhưng trang thiết bị ở một số ngành nghề còn thiếu như: Cơ khí, điện công nghiệp, điện tử, điện lạnh... Đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng thiếu, năm 2011 bổ sung đủ các ngành nghề để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nhất là cơ khí, điện công nghiệp và mở thêm các ngành nghề phục vụ nông nghiệp: Kỹ thuật cây trồng, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản... LĐLĐ tỉnh đã xin ý kiến UBND tỉnh có hướng mở rộng trường đến năm 2012 với diện tích 1 hécta đất tại TP.Mỹ Tho, kinh phí xây dựng 30 tỉ đồng.

Lê Vũ Tuấn thực hiện


Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA

KỶ NIỆM VỀ MỘT NGƯỜI NỮ GIAO LIÊN TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN.
Em đưa Tôi qua sông,
Vào một đêm hôm đó
Giữa hai lần toạ độ
Là khoảng trời bình yên

Bước chân xuống thuyền
Còn nghe tiếng nỉ non
Của đàn dế ban đêm
Rì rầm trong bụi cỏ

Con thuyền nhỏ quay mũi,
Vội lặng lẽ sang sông 
Một tiếng ngỗng trên không
Phá tan bầu tĩnh lặng

Mái chèo nhẹ khua sóng
Như xé rách màn đêm
Con thuyền thật dịu êm
Nhằm con đường lướt tới

Bóng đêm bao trùm tới
Không nhìn rõ mặt Em
Chỉ thấy bóng hình Em
Nhấp nhô nhịp sóng vỗ

Một làn gió sương đêm
Thổi tung mái tóc mềm
Ánh trăng khuyết dịu hiền
Ló dần lên đỉnh núi

Trời sắc hương đêm nay
Sao thật hư ảo quá
Bỗng ánh chớp sáng loà
Tiếng bôm rền vang xa

Em bình tĩnh nhẹ nhàng
Cho con thuyền cập bến
Người khách vội qua sông
Không một lời từ biệt...

Tần ngần bên nến nước
Nhìn con thuyền quay đi
Bóng Em bỗng nhạt nhoà
Giữa làn sương buông trôi./.

p.07

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ

Phải công khai thông tin về văn bằng, chứng chỉ trên website




Thứ Sáu, 5.11.2010
14:54 (GMT + 7)



(LĐO) – Bộ GDĐT vừa đưa ra dự thảo về Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, lấy ý kiến các Sở GDĐT, ĐH, CĐ, học viện, TCCN trong cả nước.





Ảnh minh họa



Theo đó, sẽ có 5 điều được sửa đổi, liên quan đến trách nhiệm của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ và nội dung văn bằng chứng chỉ. Cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm công bố thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình. Trong nội dung văn bằng, chứng chỉ phải bổ sung thêm nơi sinh, giới tính, dân tộc, học sinh trường, năm tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo (bậc THCS); giới tính, ngành đào tạo, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo (TCCN, CĐ, ĐH), ngành đào tạo được ghi đúng theo quy định tại danh mục ngành đào tạo TCCN, CĐ, ĐH hiện hành của Nhà nước. Đối với những ngành đào tạo chưa có trong danh mục thì ghi theo văn bản cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GDĐT hoặc theo đúng tên ngành đã đăng ký với Bộ.



Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch; thay đổi họ, tên, chữ đệm; xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự; xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính theo quy định của pháp luật thì được yêu cầu chỉnh sửa thông tin trong văn bằng, chứng chỉ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu mình cung cấp.



Việc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ được áp dụng cả đối với những văn bằng, chứng chỉ được cấp trước ngày ban hành Thông tư này.



Nguyên Minh


TÔN VINH CÁC NHÀ GIÁO

132 nhà giáo được phong tặng Nhà giáo nhân dân




Thứ Năm, 11.11.2010
15:14 (GMT + 7)



(LĐO) – Chủ tịch Nước đã ký quyết định số 1917/QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGUT) năm 2010 cho 1.194 nhà giáo.



Trong đó, 132 nhà giáo được nhận danh hiệu NGND, 1.062 nhà giáo nhận danh hiệu NGƯT. Các nhà giáo được phong tặng danh hiệu lần này đã được quần chúng, cán bộ, người lao động giới thiệu, suy tôn tại cơ sở giáo dục nơi chính họ công tác và được bỏ phiếu tín nhiệm qua các cấp Hội đồng. Họ là những nhà giáo được phong tặng là những thầy, cô giáo dạy giỏi, có thành tích đặc biệt trong việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục.



Trong số các nhà giáo được phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 11 năm 2010 số nhà giáo được phong tặng danh hiệu NGND tăng 29 nhà giáo, NGƯT tăng 234 nhà giáo so với lần thứ 10 năm 2008.



Đ.H

PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC

Dùng phim khoa học để dạy học sinh




Thứ Sáu, 12.11.2010
11:20 (GMT + 7)



(LĐO) - Vụ Giáo dục tiểu học (BỘ GDĐT) và Tập đoàn giáo dục UNET vừa cho ra mắt dự án “Skycare - khoa học sống động trong mắt em”.



Đây là loạt phim khoa học thường thức dành cho học sinh tiểu học. Mỗi tập phim là một bài giảng trên lớp với những dẫn chứng thực tế sinh động bằng hình ảnh chân thực. Kết thúc mỗi bộ phim là những câu hỏi mang tính gợi mở, giống như bài tập về nhà để kích thích trẻ háo hức tìm tòi, khám phá những kiến thức tiếp theo. Những bộ phim khoa học này sẽ được đưa vào làm giáo trình giảng dạy trên lớp tại các trường tiểu học vào học kỳ này để tiện cho học sinh ôn bài cuối học kỳ.



Bộ sản phẩm Skycare đã được Bộ GDĐT thẩm định về nội dung và chất lượng với kiến thức bám sát nội dung được dạy trên lớp.
ĐH

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
CÔNG TRÌNH 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

ĐỊA CHỈ: TÂN DÂN - SÓC SƠN - HÀ NỘI

ĐIỆN THOẠI: (04)35810007

FAX: (04)35811404)

EMAIL: VSE1.CIENCO1@GMAIL.COM

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ, ÔTÔ NĂM 2010

CĂN CỨ GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ SỐ: 78/TCĐBVN -QLPT&NL NGÀY 09/09/2010 CỦA TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM CẤP CHO TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH1, NHÀ TRƯỜNG THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ NĂM 2010 NHƯ SAU:


I. HẠNG ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO:

+ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1: 02 NGÀY


+ ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B1, B2: THỜI GIAN ĐÀO TẠO 03 THÁNG



SÂN TẬP LÁI XE ÔTÔ
 + ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C: THỜI GIAN ĐÀO TẠO 05 THÁNG


+ KINH PHÍ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC

II. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO:

1, Đào tạo tập trung, học sinh học tập trung tại trường, nhà trường có ký túc xá khép kín, bếp ăn tập thể, khu thể thao vui chơi giải trí phục vụ học sinh ở xa


2, Đào tạo học sinh theo nhu cầu người học: Nhà trường tổ chức học ngoài giờ hành chính, bố trí xe đưa đón học sinh trong khu vực TP Hà nội và các tỉnh lân cận theo nhu cầu người học(Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc giang...)

III. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC LÁI XE:

Người học lái xe phải đảm bảo điều kiện về sức khoẻ, trình độ văn hoá theo quy định, riêng về độ tuổi quy định như sau:



KHU GIẢNG ĐƯỜNG
 + Người học lái xe mô tô hạng A1, ôtô hạng B1, B2 có độ tuổi đủ 18 tuổi trở lên

+ Người học lái xe ôtô hạng C có độ tuổi đủ 21 tuổi trở lên.

IV. HỒ SƠ DỰ TUYỂN HỌC LÁI XE

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu


+ Bản photocopy giấy CMTND hoặc hộ chiếu còn thời hạn(Nếu địa chỉ ở CMTND lệch với sổ hộ khẩu thì nộp kèm theo bản photocopy sổ hộ khẩu)


+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định


+ Ảnh thẻ 3x4 áo có cổ, cùng 1 phim, không dùng ảnh scan: Học sinh học môtô A1 nộp 05 ảnh, học sinh học lái xe ôtô nộp 10 ảnh.

V. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH:

Nhà trường nhận hồ sơ liên tục vào các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, tổ chức khai giảng liên tục hàng tháng