Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Phát triển giáo dục thì không nên độc quyền sách giáo khoa

  • PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM - về một số vấn đề được nêu ra ở trên.


Vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh đã kiến nghị bộ giao quyền tự chủ giáo dục cho thành phố. Đặc biệt, trong đó đề xuất cho thành phố được phép xây dựng chương trình giáo dục với bộ sách giáo khoa riêng, tự đánh giá chất lượng học sinh, giao quyền tự chủ cho các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, chỉ tiêu tuyển sinh...
PV: PGS nghĩ gì về đề xuất của TPHCM - cho phép thành phố tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên khung chương trình chung của Bộ GDĐT?
- PGS-TS Nguyễn Thiện Tống: Tôi nghĩ riêng về vấn đề sách giáo khoa cho học sinh nên để cho nhiều người biên soạn. Và các tỉnh, thành được quyền chủ động lựa chọn hoặc tự soạn ra bộ sách phù hợp. Ngành giáo dục nên tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng sách giáo khoa để các tỉnh, thành có thể đánh giá sách nào hay hơn, sách nào phù hợp hơn và lựa chọn. Có sự cạnh tranh về sách giáo khoa như thế mới nâng cao được chất lượng giáo dục. Để làm được điều này, Bộ GDĐT nên có cơ chế khuyến khích các địa phương chủ động soạn bộ sách giáo khoa riêng.
Hiện nay, chúng ta đang đi theo một giải pháp an toàn và cũ mòn là chọn một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh toàn quốc. Theo tôi, không thể bắt học sinh cả nước học chung một bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục như hiện nay - một bộ sách mà nếu xem qua đã phát hiện rất nhiều vấn đề. Nếu tỉnh nào có bước đột phá, chọn được sách hay hơn, giảng dạy tốt hơn thì bộ sách của tỉnh đó chắc chắn sẽ có sự lan rộng. Tôi rất mừng là TPHCM chủ động đề xuất như vậy. Rõ ràng, chương trình giáo dục cần có sự tản quyền ra, không phải độc quyền theo chương trình chung của bộ như hiện nay.
Bên cạnh việc đưa ra bộ sách giáo khoa riêng, TPHCM còn đề xuất với Bộ GDĐT về việc cho phép các trường được tự đánh giá định kỳ học sinh, theo thầy, đề xuất này có tạo nên sự tích cực trong chất lượng giáo dục hay không?
- Tôi nghĩ đề xuất này rất nên. TPHCM là thành phố lớn nhất của nước đứng về mặt dân số lẫn thành tựu phát triển. Thành phố có những yếu tố đóng góp cho sự thay đổi của đất nước và khi một chính sách thí điểm mang lại hiệu quả sẽ được nhân rộng. Việc đề xuất tự chủ giáo dục, được quyền đưa ra những cách đánh giá riêng như thế là rất cần thiết và rất hay, mở đường cho những tỉnh, thành khác đi theo. Khi chính sách này được áp dụng ở các thành phố lớn, bộ cũng bớt đi gánh nặng quản lý của mình. Các địa phương được tin tưởng, giao quyền sẽ có cơ hội tạo ra những sáng kiến mới trong giáo dục.
Chúng ta cũng đừng nghĩ rằng, để cho các tỉnh, thành tự đánh giá như thế là không công bằng. Hiện nay, chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các trường trong một tỉnh, thành đã tạo ra sự bất công rồi, chứ đừng nói gì giữa các tỉnh. Nhiều học sinh học ở trường này được điểm 8 nhưng chất lượng lại cao hơn học sinh trường khác được điểm 10. Công bằng hay không, chúng ta còn dựa vào kết quả đánh giá thi đồng loạt bấy lâu nay như trung học phổ thông quốc gia…
Về đào tạo ĐH-CĐ, thành phố cũng đề xuất được giao quyền tự chủ 100% cho các trường CĐ, TCCN công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, tự quyết định mức học phí, chỉ tiêu tuyển sinh... thầy đánh giá như thế nào về đề xuất này?
- Các trường đại học, cao đẳng nên tự quyết chương trình giáo dục theo một chương trình đào tạo hội nhập hơn. Do đó, “nhập khẩu giáo dục” không phải là cách làm đúng. Theo tôi, để hội nhập với quốc tế, các trường nên chủ động tham khảo chương trình của nước ngoài chứ không phải nhập khẩu. Bởi nhập khẩu giáo dục là lãng phí và không hiệu quả. Giảng viên các trường phải đủ trình độ ngoại ngữ, đọc được các tài liệu, giáo trình từ nước ngoài về rồi soạn ra chương trình cho trường mình, không phải “nhập khẩu giáo dục”. Chứ trường không nên ký hợp đồng và bê nguyên chương trình từ một trường nào đó của nước ngoài về áp dụng cho trường mình rồi mời giảng viên trường họ về dạy cho sinh viên như lâu nay.
- Xin cảm ơn PGS.
Phạm Minh ghi
CÔNG TY CP TMDL XNK Á CHÂU
TRUNG TÂM DN & SHLX KIM HOA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……/CV - TTKH
(V/v xin tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô)
Kim Hoa, ngày ……. tháng 05  năm 2016


Kính gửi:
- Sở Giao thông vận tải Thành phố Hà Nội;
-
Phòng Quản lý phương tiện giao thông và người lái.

            Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Kim Hoa trực thuộc Công ty cổ phần thương mại du lịch xuất nhập khẩu Á Châu được phép thành lập theo:
- Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 5145/QĐ-UBND ngày 02/11/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc đổi tên Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Kim Hoa thành: Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Kim Hoa.
Trung tâm đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 01/2013
Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện:
1, Đào tạo lái xe ô tô hạng B1, B2, C: 1.631 học viên theo quy định, trong đó có:
+ Học viên học lái xe hạng B1, B2    : 1.020 hv
+ Học viên học lái xe hạng C             : 611 hv
2, Đào tạo lái xe mô tô hạng A1        : 8.400 học viên
Sau hơn ba năm hoạt động đơn vị đã thực hiện nghiêm túc công tác đào tạo theo đúng quy trình của Bộ GTVT qui định, tạo được sự tín nhiệm và đáp ứng được nhu cầu của người dân trong khu vực. Tuy nhiên hiện nay sau mỗi khoá mở lớp, vẫn còn tồn hồ sơ đăng ký học do lưu lượng được phép đào tạo của đơn vị còn quá thấp.
          Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Kim Hoa đã đầu tư bổ xung thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học, đồng thời bổ xung thêm số lượng xe tập lái hạng B, C, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Hiện nay Trung tâm đã có:
- Xe ô tô dạy lái hạng B1, B2, C: 45 xe; Trong đó:
+ Xe ô tô dạy lái hạng C              : 09 xe
+ Xe ô tô dạy lái hạng B1,B2      : 36 xe
-  Số giáo viên dạy thực hành lái xe hạng B1, B2, C : 66 giáo viên;
- Số giáo viên dạy lý thuyết                                        : 12 giáo viên;
- Cùng với các cơ sở vật chất khác phục vụ cho công tác đào tạo, đảm bảo đúng qui định của Bộ GTVT, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam.
          Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển năm 2016 của Trung tâm, Trung tâm xin báo cáo Sở GTVT, phòng Quản lý phương tiện và người lái, đề nghị được điều chỉnh tăng lưu lượng đào tạo lái xe từ  290 học viên lên 500 học viên, cụ thể:
-         Đào tạo lái xe hạng B1, B2  : Tăng từ 180 hv lên 360 hv;
-         Đào tạo lái xe hạng C           : Tăng từ 110 hv lên 140hv
-         Trên cơ sở số lượng xe và giáo viên cùng với cơ sở vật chất khác của Trung tâm hiện có.
Trung tâm Dạy nghề và sát hạch lái xe Kim Hoa lập hxin với quý Sở bố trí sắp xếp thời gian kiểm tra thực tế cho Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Kim Hoa vào ngày 25/05/2016.
                                             Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:                              
- Như kính gửi;
- HĐQT cty Á Châu(thay báo cáo);
- Lưu VT, P.ĐT.

GIÁM ĐỐC



Đinh Mạnh Hà