Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

b/c Tong ket nam 2011


BÁO CÁO TỔNG KẾT
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2011 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012

Hôm nay toàn thể CBCNVC-LĐ trường trung cấp nghề công trình 1 tiến hành Đại hội đại biểu công nhân viên chức nhằm đánh giá kết quả đào tạo, SXKD năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
Thay mặt cho Đoàn chủ tịch, tôi xin trình bày báo cáo kết quả hoạt động đào tạo sản xuất kinh doanh năm 2011 và triển khai kế hoạch đào tạo sản xuất kinh doanh năm 2012 .

PHẦN THỨ NHẤT

I. Đánh giá kết quả đào tạo SXKD năm 2011
Năm 2011, nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra, đạt được kết quả đó là do nhà trường đã xác định được những thuận lợi, khó khăn để đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng giai đoạn như sau.
1, Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng uỷ, HĐTV, Ban TGĐ các phòng ban và các tổ chức đoàn thể quần chúng của TCT.
- Nhà trường đã có quỹ công việc từ năm trước chuyển sang và tìm kiếm công việc từ đầu năm nên đáp ứng được kế hoạch đào tạo SXKD năm 2011.
- Nhà trường đã kịp thời mở rộng ngành nghề, trong đó đầu tư mở nghề mới đào tạo lái xe ô tô, đây là một dự án kịp thời, tạo công ăn việc làm cho CBCNVC-LĐ, duy trì hoạt động của nhà trường.
- Lãnh đạo,CBCNV đoàn kết, dân chủ, nắm bắt thời cơ đưa ra những định hướng đúng để chỉ đạo, điều hành linh hoạt, quyết liệt, do vậy nhà trường đã hoàn thành kế hoạch đề ra.
2, Khó khăn:
- Sự cạnh tranh việc làm càng gay gắt hơn, đặc biệt là trong công tác đào tạo, với chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhiều cơ sở đào tạo mới mở, nhiều ngành nghề khác được thanh niên theo học, trong khi nghề đào tạo truyền thống của nhà trường nặng nhọc, vất vả, mặc dù các doanh nghiệp vẫn thiếu công nhân có tay nghề nhưng nhà trường không tuyển sinh được.
- Về sản xuất, là một đơn vị mới chuyển đổi về cơ chế, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, trong khi vốn lưu động của nhà trường không có, không vay được vốn ngân hàng , thiếu vốn vốn SXKD.
- Cơ sở vật chất, thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ, thiết bị chủ yếu dùng cho đào tạo, trong khi đó không có vốn đầu tư cho chuyển đổi thiết bị, cho công tác bảo dưỡng sửa chữa, nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo, sản xuất kinh doanh của nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý chưa kịp chuyển biến theo cơ chế thị trường, vừa thừa, vừa thiếu, còn nặng về bao cấp nên khi bước vào sản xuất kinh doanh  còn lúng túng, yếu về nghiệp vụ, thiếu linh hoạt trong công việc, hiệu quả SXKD còn nhiều hạn chế.
II. Kết quả đào tạo sản xuất kinh doanh:
1, Một số chỉ tiêu đạt được
                        1.1,  Công tác đào tạo:
- Chỉ đạo công tác tuyển sinh: Chủ trương của Đảng uỷ: Tuyển sinh liên tục vào các tháng trong năm, đa dạng hoá ngành nghề và đa dạng hoá các loại hình đào tạo: Đào tạo ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng...), đào tạo dài hạn, đào tạo thi nâng bậc...đào tạo tại trường, đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của người học: Năm 2011 kết quả tuyển sinh và đào tạo như sau:
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
% KẾ HOẠCH
1
            Học sinh nghề công trình
            200-300
            120 h/s
            40
2
Học sinh học nghề lái xe ôtô: 
            1.200
            1400 h/s
            116
3
Học sinh học lái xe máy
            500
            700 h/s
            140
4
Học sinh liên kết nghề điện
            300
            351 h/s
            117
5
Liên kết đào tạo ĐHGTVT
            54
            54 s/v
            100
6
Đào tạo thi nâng bậc
            100
            210
            210
- Về chất lượng đào tạo: Học sinh ra trường đã đáp ứng yêu cầu xã hội.
Các nghề công trình và nghề điện tốt nghiệp 100%, trong đó có 15% khá giỏi, các chế độ của học sinh được đảm bảo theo chế độ của nhà nước và quy định của nhà trường.
1.2 Công tác SXKD:
- Đầu năm 2011, Nhà trường chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, bước đầu ổn định tổ chức, thực hiện các công trình dở dang năm 2010 và cuối năm nhận các công trình của TCT giao và ký các hợp đồng liên kết, kết quả như sau:

Đơn vị: Triệu đồng VN
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH
(%)
1
Giá trị sản lượng
18.100
10,952
60,5
2
Doanh thu
16.290
12,720
78,1
3
Nộp ngân sách nhà nước
-
101
-
4
Lợi nhuận trước thuế
-
0
-
5
Lương bình quân
3.8
3.95
103,9

2, Các mặt quản lý của nhà trường:
2.1, Công tác tuyển sinh, tiếp thị:
- Năm 2011, nhà trường xác định công tác tuyển sinh, tiếp thị, mở rộng thị trường là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo việc làm cho năm kế hoạch và những năm tiếp theo, chính vì vậy trong năm qua nhà trường đã mở rộng thị trường tuyển sinh, tiếp thị học sinh học nghề lái xe, học nghề công trình, và mở rộng mối liên kết với các trường Đại học, cao đẳng và giữ mối quan hệ mật thiết với các trường đã có sự liên kết từ trước đến nay. Hiện nay nhà trường đã đặt các văn phòng tuyển sinh tại các địa bàn: Hà nội, Vĩnh phúc, Phú thọ, Lào cai, Thái nguyên, Nam định....chính điều đó mà số lượng học sinh học nghề nhất là nghề lái xe vẫn giữ vững được chỉ tiêu được giao
Đối với sản xuất, nhà trường tiếp tục nhận các công trình của TCT giao, đồng thời liên hệ với những đối tác nhận tiếp những công trình phù hợp năng lực sở trường của nhà trường, Năm 2011, nhà trường đã nhận và hoàn thiện các công trình trên vành đai III, nhà ga T2 Nội Bài và tìm kiếm công trình xây dựng đường tại Mường nhé Điện biên, giá trị công trình trên 10 tỷ đồng
2.2, Công tác kế hoạch:
Nhà trường đã chỉ đạo phòng chức năng làm tốt công tác kế hoạch, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo, công tác quản lý các dự án công trình được giao, cho đến nay, công tác kế hoạch đã đi vào nề nếp, nhất là công tác kế hoạch trong công tác đào tạo.
2.3, Công tác tài chính:
- Phòng tài chính kế toán đã tham mưu cho Hiệu trưởng sử dụng có hiệu quả nguồn tiền tạm ứng từ các công trình và nguồn tiền thanh toán từ các dự án, nguồn tiền huy động vốn của CBCNVC-LĐ để đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện tốt việc quản lý tài chính, các thủ tục, chứng từ thanh quyết toán đều được thực hiện đúng quy định của nhà nước đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm tra, kiểm kê tài sản, thiết bị để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, phản ánh đúng kết quả đào tạo, sản xuất kinh doanh của nhà trường.
2.4, Công tác tổ chức hành chính:
- Trong năm 2011, để phù hợp với nhu cầu đào tạo, sản xuất kinh doanh, nhà trường đã trình Lãnh đạo TCT phê duyệt chuyển đổi mô hình hoạt động , Trường đã trở thành chi nhánh của TCT, xin được giấy phép dăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực đào tạo, xây dựng cơ bản trong và ngoài nước,
- Xây dựng cơ cấu tổ chức mới gồm 05 phòng, 02 khoa chuyên môn, 01 trung tâm đào tạo và các văn phòng tuyển sinh, đề nghị bổ nhiệm và đề bạt lại các chức vụ Giám đốc-Hiệu trưởng, Phó giám đốc –Phó hiệu trưởng và các trưởng phó phòng, khoa giám đốc phó giám đốc trung tâm. Công tác bổ nhiệm và đề bạt, nhà trường làm đúng theo quy trình để bổ nhiệm các chức danh được TCT phê duyệt
- Đã xây dựng và được TCT phê duyệt, ban hành quy chế hoạt động Trường trung cấp nghề - Chi nhánh TCTXDCTGTI
- Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho các phòng khoa theo mô hình tổ chức mới.
- Xây dựng quy chế trả lương mới theo mô hình doanh nghiệp.
- Tiếp nhận và điều động CBCNVC-LĐ vào các bộ phận cho phù hợp với mô hình hoạt động mới, tổ chức thực hiện tốt các mặt về quản trị, hành chính, văn thư, bảo mật của nhà trường, đáp ứng kịp thời và đảm bảo phục vụ cho lãnh đạo nhà trường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý .
- Tổ chức đội ngũ tự vệ nhà trường tham gia tập huấn, hội thao quân sự năm 2011 và tham dự lễ ra quân đầu năm 2012, tham gia tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy, bố trí sắp xếp cán bộ quân sự tham gia tập huấn công tác quốc phòng năm 2012, công tác an ninh, trật tự nội bộ được duy trì tốt, không để sự vụ mất an ninh, mất an toàn xảy ra.
- Tham mưu và làm tốt các chế độ chính sách cho CBCNVC-LĐ, thanh toán đủ lương cho CBCNVC-LĐ, thu nhập bình quân năm 2011 đạt 3.950.000đ/người/tháng, đăng ký tham gia BHXH,BHYT,BHTN đầy đủ cho người lao động.
2.5 Hoạt động của các phòng khoa chuyên môn:
Phòng khoa chuyên môn làm đúng chức năng của mình, tham mưu giúp lãnh đạo nhà trường định hướng, triển khai, điều hành và quản lý tốt, từ điều đó, nhà trường hoàn thành kế hoạch đề ra.
2.6, Về thực hiện chính sách xã hội:
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ, không có vụ việc mất đoàn kết, vi phạm pháp luật xảy ra, tham gia và tổ chức tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong SXKD.
- Tổ chức tốt các buổi học tập, vui chơi giải trí, không để xảy ra vi phạm, mất trật tự an ninh nơi đóng quân, tổ chức thi nâng bậc cho 02 công nhân, xét và điều chỉnh nâng lương cho 54 CBCNVC-LĐ đến kỳ lên lương đúng với quy định của nhà nước.
- Phối hợp với công đoàn tổ chức cho 100% CBCNVC-LĐ đi thăm quan nghỉ mát với kinh phí 60Triệu đồng, tổ chức thăm và tặng quà cho các cháu thiếu niên và nhi đồng nhân dịp 1/6 và tết trung thu với trị giá trên 15 triệu đồng, thưởng cho các cháu là con CBCNVC-LĐ có thành tích xuất sắc trong học tập với trị giá hơn 10 triệu đồng.
- Nhân dịp các ngày lễ lơn: 30/4, 1/5, quốc khánh 2/9, tết dương lịch nhà trường trích thưởng động viên  CBCNV, tổ chức ăn ca 6 tháng cuối năm... trị giá hành trăm triệu đồng .
- Thường xuyên thăm hỏi, động viên đoàn viên, CBCNV lúc ốm đau, gia đình gặp cảnh hoạn nạn khó khăn, hiếu hỷ trị giá: trên 25 triệu đồng.
- Vận động CBCNVC-LĐ tham gia ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ nhân dân miền trung bão lụt, nhân dân Nhật bản bị động đất và sóng thần, trị giá trên 32 triệu đồng.
2.7, Hoạt động phong trào thi đua:
- Năm 2011 Nhà trường đã hưởng ứng và tích cực thực hiện tốt các phong trào thi đua của TCT tổ chức, phát động trên các mặt hoạt động của nhà trường, đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi thiết thực và hiệu quả.
- Kết quả năm 2011, Nhà trường đã đạt được các danh hiệu:
+ Đối với tập thể
Cờ thi đua xuất sắc của TCT, 02 tập thể được TCT tặng giấy khen, 05 tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến
+ Đối với cá nhân: 02 cá nhân được đề nghị Bộ GTVT tặng bằng khen, 08 cá nhân được đề nghị chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 54 CBCNVC-LĐ đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Đối với Tổ chức Công đoàn, Công đoàn trường được tặng cờ Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, 02 Đoàn viên được Công đoàn Bộ GTVT tặng bằng khen, 08 cá nhân và 02 tập thể bộ phận được Công đoàn TCT tặng giấy khen, 69 đoàn viên đạt danh hiệu Đoàn viên công đoàn tiên tiến.
III. Một số thiếu sót, tồn tại:
-Công tác cán bộ còn chậm đổi mới, chưa thu hút được CB giỏi.
- Năng lực quản lý của một số bộ phận, một số cán bộ còn yếu.
- Đầu tư cho công tác tiếp thị, tuyển sinh còn ít, sự phối kết hợp giữa các phòng ban và đơn vị còn hạn chế thụ động, việc thanh toán chế độ tiền lương, bố trí xắp xếp việc làm đôi lúc còn chậm, dẫn đến một số bộ phận, một số CB làm việc hiệu quả chưa cao.
- Một số ít CBCNVC-LĐ chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm đối với công việc được giao, làm việc còn thụ động, thậm chí có lúc còn né tránh, sợ chịu trách nhiệm. Việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, tinh thần tập thể của một số CBCNVC-LĐ còn chưa tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật chưa nghiêm túc, ý thức tiết kiệm, chống lãng phí có lúc chưa thật sự quan tâm.
Đánh giá chung:
Năm 2011 mặc dù còn rất nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan, nhưng với sự phấn đấu, quyết tâm cao của CBCNVC-LĐ trong toàn trường đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kế hoạch đề ra, giữ vững nhà trường được ổn định, tư tưởng CNV-LĐ yên tâm, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo







PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012
Bước sang năm 2012, xác định đây là một năm còn rất nhiều khó khăn hơn năm trước, vì vậy đòi hỏi phải có những giải pháp hợp lý, sự linh hoạt và điều chỉnh kịp thời của lãnh đạo nhà trường thì mới giữ vững và ổn định. Trong năm 2012 nhà trường tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
 I.Về công tác chuyên môn:
1, Công tác đào tạo:
Chỉ đạo công tác tuyển sinh, Tiếp tục tuyển sinh học sinh học nghề công trình tuyển sinh liên tục hàng tháng và mở các lớp liên tục , cụ thể:
Đơn vị: Học sinh
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
% KẾ HOẠCH
1
Học sinh nghề công trình
            200-300
             
             
2
Học sinh học nghề lái xe ôtô: 
        1.200 – 1.600
             
             
3
Học sinh học lái xe máy
            500
             
             
4
Học sinh liên kết nghề điện
            100 - 200
             
             
5
Liên kết đào tạo ĐHGTVT
            54
             
             
6
Đào tạo thi nâng bậc
            100
             
             
7
Liên kết đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp chính trị, trung cấp chuyên nghiệp
            100 - 120
             
             

2, Công tác sản xuất kinh doanh:
- Hoàn thiện các công trình dở dang của năm 2011 để lại,
- Triển khai mới công trình: Hầm Mai dịch và cống hầm trên quốc lộ III(Dự kiến 10 tỷ đồng), Thực hiện công trình Mường Nhé Điện Biên trị giá 10 tỷ đồng, đăng ký công trình tại dự án nhà ga T2 Nội bài giai đoạn 2: Trên 15 tỷ đồng. Tổng giá trị 35 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân dự kiến đạt: 4.000.000đ/người/tháng

Bảng chỉ tiêu kế hoạch SXKD,đơn vị triệu đồng VN
TT
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH
(%)
1
Giá trị sản lượng
35.000


2
Doanh thu
32.000


3
Nộp ngân sách nhà nước
-


4
Lợi nhuận trước thuế
-


5
Lương bình quân
4.000



3, Công tác đầu tư
- Quyết toán xong dự án Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ theo đúng quy định
- Khai thác có hiệu quả xưởng sửa chữa ô tô đã đầu tư trị giá trên 400 triệu đồng.
- Triển khai dự án quy hoạch trường giai đoạn 2(2013-2015) để Trường đủ năng lực trở thành Trường Cao đẳng nghề.
- Hoàn chỉnh và quyết toán dự án khu nhà ở của CBCNV tại khu B.
II.  Biện pháp thực hiện
- Phát huy mọi tiềm lực, chủ động vượt qua khó khăn thách thức, đoàn kết, sáng tạo hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với các phòng ban của TCT đẩy mạnh công tác thị trường, tham gia các dự án của TCT tạo việc làm ổn định và phát triển.
- Mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm đối tác để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường, nhất là trong công tác đào tạo.
- Tăng cường công tác tổ chức, quản lý trong sản xuất đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, khai thác có hiệu quả các thiết bị sẵn có của nhà trường.
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng những Cán bộ, công nhân có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi, xây dựng đội ngũ CBCNVC-LĐ mạnh về thể lực, giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng nhà trường ổn định, phát triển, đời sống CBCNVC-LĐ ngày một nâng cao.
Từ những biện pháp mang tính tổng thể trên, cụ thể hoá theo các mặt công tác như sau:
1, Chỉ đạo điều hành công tác đào tạo:
- Giữ vững và phát huy vai trò của Trung tâm đào tạo lái xe ôtô, chỉ đạo trung tâm thực hiện nghiêm túc công tác đào tạo theo đúng quy định nhà nước, mền dẻo tạo được uy tín trên thị trường, giữ vững chỉ tiêu đào tạo đã được giao.
- Khối công trình, tiếp tục giữ mối quan hệ với các doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị thuộc TCT nhằm tuyển sinh học sinh học nghề, thi nâng bậc, thu hút đầu vào của học sinh. mở rộng mối quan hệ với các trường phổ thông, đón trước được những nguyện vọng của học sinh trong kỳ thi thi tốt nghiệp sắp tới để tiếp thị tuyển sinh.
- Công tác liên doanh  liên kết: Tiếp tục giữ mối liên kết với trường Cao đẳng nghề điện để tiếp nhận số học sinh nghề điện nếu có, mở rộng mối liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng như các trường : Cao đẳng kinh tế công nghiệp Thái nguyên, Cao đẳng Bắc Hà, Đại học Giao thông vận tải Hà nội, Đại học công nghệ giao thông vận tải để đào tạo khối học nghề trình độ cao đẳng,  tạo công ăn việc làm cho CBCNV, nhất là khối giáo viên.
2, Công tác điều hành chỉ đạo thi công các công trình dự án:
- Đối với các công trình phải hoàn thành trong năm 2012 như công trình xây dựng đường Mường Nhé Điện Biên, phải nhanh chóng thi công đạt tiến độ, đảm bảo chất lượng, và bàn giao ngay với chủ đầu tư, đồng thời phải thực hiện công tác hoàn công ngay. Khối lượng làm ra phải được nghiệm thu thanh toán kịp thời.
- Đối với công trình mới như Cống hộp trên quốc lộ 3 phải dự kiến giao nhiệm vụ, nhận mặt bằng, khảo sát tổ chức thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ an toàn và mỹ quan.
- Đối với công trình hầm Mai dịch, tích cực bám chủ đầu tư duyệt dự toán và khi có dự toán phải tổ chức thực hiện ngay.
- Đối với các công trình dự kiến của TCT giao, tích cực làm việc với các phòng ban chức năng của TCT nhận công trình và tổ chức thực hiện.
- Các hạng mục công trình còn dở dang của năm trước còn lại cần có biện pháp cụ thể để hoàn thiện, thanh quyết toán và có kế hoạch thu đòi công nợ còn tồn đọng để lấy vốn trả cho công trình và chuẩn bị cho các công trình tiếp theo.
3, Công tác tài chính:
Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, tham mưu cho lãnh đạo quản lý và sử dụng đồng tiền thanh toán, tạm ứng một cách chặt chẽ hợp lý tránh thất thoát, tránh phiền hà hoặc sử dụng sai quy định.
Có biện pháp thu hồi công nợ .
4, Công tác kỹ thuật:
- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật thi công, theo dõi sát sao khối lượng thực hiện của các dự án, thường xuyên bám sát tiến độ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ của dự án, tổ chức nghiệm thu nội bộ để làm cơ sở cung cấp vật tư, vật liệu.
- Đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá trong sản xuất cũng như trong đào tạo để tăng xuất lao động và hiệu quả SXKD.
5, Công tác quản lý vật tư thiết bị:
- Tổ chức tốt công tác quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu theo quy trình quản lý đã được phê duyệt, phối hợp với các phòng ban liên quan để quyết toán nguyên nhiên liệu, vật liệu hàng tháng, làm việc với các đối tác cung cấp đảm bảo giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo.
- Thường xuyên kiểm tra, duy trì bảo dưỡng thiết bị máy móc, lên phương án sửa chữa bảo dưỡng đại tu những thiết bị đã cũ, bàn giao và gắn trách nhiệm cho thợ vận hành để quản lý, sử dụng có hiệu quả, xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nhiên liệu cho các thiết bị kể cả thiết bị dùng cho đào tạo.
- Củng cố và đầu tư nhà xưởng, khai thác hết tính năng của xưởng thực hành để phát huy hết công năng của Xưỏng thực hành .
6, Công tác Tổ chức hành chính:
- Tổ chức tốt cơ cấu nhân sự ở các phòng nghiệp vụ để phù hợp với yêu cầu quản lý trong điều kiện hoàn cảnh mới. Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các đội thi công, các Ban điều hành, Ban chỉ huy công trường theo hướng chuyên nghiệp hoá, đặc biệt cần sử dụng đội ngũ giáo viên có trình độ đại học và trên đại học tham gia vào các dự án.
- Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ đối với các mặt hoạt động của nhà trường và quy chế trả lương nhằm khuyến khích , động viên mọi người hăng say làm việc với chất lượng hiệu quả cao.
- Đề nghị bổ nhiệm một số chức danh cán bộ chủ chốt còn thiếu
-Tuyển dụng, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ quản lý trên các công trình  để tổ chức chỉ đạo và quản lý thi công tốt.
7, Chăm lo đời sống CBCNVC-LĐ:
- Xây dựng ban hành qui chế tiền lương, qui chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với điều kiện nhà trường, nhưng đảm bảo kích thích SXKD tăng doanh thu cho trường.
- Thực hiện tốt các chính sách chế độ theo quy định của nhà nước, nhất là chính sách xã hội, phúc lợi, công tác đền ơn đáp nghĩa, trợ cấp khó khăn, giúp đỡ CBCNVC-LĐ, đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn, thực hiện tốt chế độ tham quan nghỉ mát cho toàn thể CBCNVC-LĐ
- Tổ chức nâng bậc lương thường xuyên theo quy chế trả lương năm 2012
- Ký và thực hiện thoả ước lao động tập thể năm 2012
- Đẩy mạnh các mặt hoạt động vui chơi giải trí ngay tại nơi cơ quan đang đóng và trên các công trình dự án nhằm động viên và chăm lo đời sống tinh thần cho CBCNVC-LĐ yên tâm công tác.
8, Công tác tổ chức các phong trào thi đua:
Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên lập kế hoạch triển khai phát động thi đua ngay từ đầu năm với những việc làm cụ thể, thiết thực nhất ở tất cả các bộ phận, các phòng khoa chức năng và chuyên môn, nhằm tạo động lực thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong toàn trường , tìm chọn những hạt nhân, tiết mục tốt tham gia các hội thi hội diễn của TCT hoặc các cơ quan ban ngành của địa phương tổ chức, đặc biệt là các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn trong năm. tạo nên một khí thế thi đua sôi nổi trong công việc, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Năm 2012 phấn đấu là đơn vị xuất sắc cấp TCT trở lên



KẾT LUẬN

Năm 2011 đã qua đi với những thử thách, khó khăn không nhỏ, nhưng với những nỗ lực cố gắng của toàn thể CBCNVC-LĐ trong toàn trường, chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ được mái trường ổn định. Năm 2012 này còn nhiều những khó khăn  trước mắt, có thể gặp khó khăn hơn năm 2011, nhưng với truyền thống đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, đồng thời dưới sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Lãnh đạo TCT, tin tưởng rằng nhà trường sẽ hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đã đặt ra.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường xin kính chúc các vị đại biểu cùng toàn thể CBCNVC-LĐ trong toàn trường mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân trọng cảm ơn./.

                                                                                    Hiu trƯỞng

huong dan phu cap tham nien giao vien


Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Số tư liệu:
68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH
Ngày ban hành:
30-12-2011
Nguồn:
Các Bộ và ngang bộ
Tệp đính kèm:
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2011/NĐ-CP) như sau:
Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH
BỘ LAO ĐỘNG  - THƯƠNG  BINH
VÀ XÃ HỘI
––––––––––––––
Số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-                 BNV- BTC-BLĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

                    Hà Nội, ngày 30 tháng  12  năm 2011

                                 


THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số  54/2011/NĐ-CP
 ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ
về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
                                                

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2011/NĐ-CP) như sau:
Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.
 3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.
Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
2. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
 Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.
Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.
Ví dụ 3. Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm (10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%.
3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng
Mức tiền
phụ cấp
thâm niên

=


Hệ số lương theo ngạch,  bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x
Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng
thời kỳ

x

Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng
Điều 3. Hướng dẫn về nguồn kinh phí thực hiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được thực hiện như sau:
a) Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
c) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
Riêng năm 2011 các cơ sở giáo dục công lập, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nhỏ hơn so với nhu cầu kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện về Bộ Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung phần chênh lệch thiếu theo các Biểu 1, Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 5a (đối với khối địa phương), hoặc Biểu 1, Biểu 4, Biểu 5b (đối với Bộ, ngành trung ương) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 4. Hướng dẫn về hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy định tại Điều 5 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2012.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập
a) Căn cứ quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này; căn cứ thời gian giảng dạy, giáo dục của nhà giáo, trên cơ sở hồ sơ, lý lịch, sổ bảo hiểm xã hội và các tài liệu có liên quan; đơn vị trực tiếp quản lý, trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt mức phụ cấp và lập dự toán nhu cầu thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của cơ sở giáo dục theo Biểu 1 quy định tại Thông tư liên tịch này gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo thẩm định và quyết định;
b) Giải quyết truy lĩnh và thực hiện chi trả tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thuộc đối tượng được hưởng theo quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này sau khi được cấp có thẩm quyền quản lý nhà giáo phê duyệt, quyết định;
c) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ phụ cấp thâm niên và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với nhà giáo đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 cho đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.
4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên tại các cơ sở giáo dục trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư liên tịch này. Đồng thời có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên  theo các  Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 4.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.


KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ

KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG



(đã ký)


Nguyễn Duy Thăng

THỨ TRƯỞNG



(đã ký)


Nguyễn Vinh Hiển
                                                                                                 

KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG


(đã ký)



Nguyễn Ngọc Phi

KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG


(đã ký)



Nguyễn Thị Minh