TỔNG
CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1
NỘI QUY LAO ĐỘNG
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
CÔNG TRÌNH 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số ......//QĐ-TCNCT1
Ngày
tháng năm của Giám đốc -Hiệu trưởng nhà trường)
HÀ NỘI THÁNG 3 NĂM 2012
Bảng
theo dõi sửa đổi tài liệu
Ngày sửa đổi
|
Vị trí
|
Nội dung sửa đổi
|
Lần sửa
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người biên soạn
|
Kiểm tra
|
Giám đốc
|
Họ và tên
|
phạm Văn Lượng
|
|
Nguyễn Văn hoàn
|
Chữ ký
|
|
|
|
- Căn cứ Bộ Luật Lao động của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ
Nghĩa Việt Nam ngày 23/6/1994; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật
Lao động ngày 01/4/2002 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2003;
- Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày
06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; và Nghị định số
33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 41/CP;
- Căn cứ tình hình tổ chức đào tạo, sản xuất kinh doanh
và tổ chức lao động trong Nhà trường.
Sau khi trao đổi thống nhất với
Ban Chấp hành công đoàn, Hiệu trưởng ban hành nội quy lao động thực hiện trong Nhà
trường như sau:
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Nội quy lao động là những quy
định về kỷ luật lao động mà Người lao động
phải thực hiện khi làm việc tại Nhà trường; quy định việc xử lý đối với Người lao động vi phạm kỷ luật lao động
làm thiệt hại đến tài sản của Nhà trường.
2. Nội quy lao động áp dụng đối
với tất cả mọi Người lao động làm việc trong Nhà trường
theo các hình thức và các loại hợp đồng lao động, kể cả Người lao động đang trong thời gian thử việc, học nghề.
3. Các từ viết tắt và chú
giải:
Người lao động
|
Là những công
nhân trực tiếp sản xuất, giáo viên dạy nghề hoặc những nhân viên làm việc tại
các bộ phận gián tiếp của Nhà trường, bao gồm cả những người đang trong giai
đoạn thử việc, học nghề.
|
Công ty
|
Là Trường trung cấp
nghề công trình 1 - Chi nhánh TCTXDCTGT I
|
Giám đốc - Hiệu trưởng
|
Là người quản lý
điều hành chung cao nhất của Nhà trường.
|
Trưởng phòng TCHC
|
Là người chịu
trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến nhân sự, tiền lương, phúc lợi,
kỷ luật, khen thưởng, chế độ, môi trường làm việc cho Người lao động.
|
Trưởng phòng, trưởng khoa, giám
đốc trung tâm
|
Là người chịu
trách nhiệm quản lý và điều hành các phòng, Trung tâm, khoa chuyên môn trong Nhà
trường.
|
Đội trưởng
|
Là người chịu
trách nhiệm quản lý các đội và phân xưởng sản xuất.
|
Trưởng bộ phận
|
Là người trực
tiếp điều hành một trong các bộ phận của các Phòng khoa, trung tâm.
|
NỘI DUNG
CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG
I. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1 Thời gian biểu làm việc
Thời gian biểu làm việc của Người lao động như sau:
a, Khối gián tiếp
- Người lao động làm việc 8 giờ
mỗi ngày, bắt đầu từ 7:00 giờ đến 17:00 giờ, trong đó có 02 giờ từ 11:00 giờ
đến 13:00 giờ để dùng cơm trưa và nghỉ giải lao.
- Một tuần Người lao động làm việc 05 ngày từ thứ hai
đến thứ sáu.
b, Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất sẽ làm việc theo
giờ hành chính hoặc theo ca, theo tiết dạy học tuỳ thuộc nhu cầu thực tế công
việc và do Hiệu trưởng quyết định. Nếu làm việc theo ca sẽ thực hiện theo quy
định sau:
Chia làm 3 ca, mỗi ca 8 giờ như
sau:
Ca 1 – làm việc từ 6:00 đến 14:00
Ca 2 – làm việc từ 14:15 đến
22:15
Ca 3 – làm việc từ 22:15 đến 6:00
hôm sau
Nếu làm việc
theo ca, Người lao động được nghỉ giữa ca 30 phút. Thời gian bắt đầu và kết
thúc mỗi ca có thể được Nhà trường xem xét thay đổi theo mùa, tùy theo yêu cầu
của thị trường nhưng luôn đảm bảo không quá 8 giờ làm việc trong một ngày.
Nhà trường và Người
lao động có thể thỏa thuận việc làm thêm giờ nhưng bảo đảm thời gian làm
thêm sẽ không quá 4 giờ trong một ngày, 16 giờ trong một tuần và 200 giờ trong
một năm.
1.2 Thời gian nghỉ hàng tuần
a, Khối gián tiếp
Ngày nghỉ hàng tuần của Người lao động là ngày thứ bảy, chủ
nhật.
b,Khối trực tiếp
Ngày nghỉ hàng tuần của Người lao động là ngày chủ nhật, tuỳ
thuộc vào điều kiện công việc, có thể nghỉ vào những ngày khác trong tuần
Bộ phận bảo vệ
Do đặc thù của công tác bảo vệ
nên Người lao động sẽ không có ngày nghỉ
hàng tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tùy theo lịch trực do Trưởng bộ phận
phân công hàng tuần nhưng vẫn đảm bảo có ít nhất là một ngày nghỉ hàng tuần cho
Người lao động.
Trong trường hợp do nhu
cầu đào tạo, sản xuất, kinh doanh mà Nhà trường cần phải điều chỉnh thời gian
nghỉ hàng tuần, Nhà trường sẽ điều chuyển ngày nghỉ nhưng vẫn đảm bảo cho Người lao động được nghỉ ít nhất là 4
ngày trong một tháng.
1.3 Thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương
a, Nghỉ lễ, tết hàng năm
Người lao động được nghỉ làm việc
và được hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau:
- Tết dương lịch: một
ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn
ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng
Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Ngày Chiến thắng:
một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao
động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
- Ngày Quốc Khánh:
một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói
trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Người
lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
b,Nghỉ phép hàng năm
- Người lao động có thời
gian làm việc 12 tháng liên tục tại Nhà trường thì được nghỉ 12 ngày phép năm,
hưởng nguyên lương. Riêng đối với các bộ phận làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm (được bộ phận an toàn lao động công nhận) thì được nghỉ 14 ngày phép
năm, hưởng nguyên lương.
- Người lao động có thời
gian làm việc liên tục tại Nhà trường dưới 12 tháng thì số ngày phép năm được
tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng thực tế làm việc, cứ mỗi tháng là một
ngày nghỉ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp làm việc liên tục dưới 3 tháng
thì chưa được hưởng ngày phép năm cho đến khi thời gian làm việc thực tế từ 3
tháng trở lên.
- Số ngày phép hàng năm
sẽ được tăng theo thâm niên làm việc, cứ mỗi 5 năm làm việc tại Nhà trường sẽ
được cộng thêm 1 ngày phép.
- Lịch nghỉ hàng năm sẽ
được phân bổ đều cho 12 tháng dương lịch.
- Cách giải quyết số ngày
phép chưa nghỉ hết trong năm:
+ Trường hợp Người lao động không nghỉ hết số ngày
phép được hưởng trong năm dương lịch thì được cộng dồn những ngày chưa nghỉ với
những ngày phép được hưởng của năm sau. Tuy nhiên số ngày phép được cộng dồn
phải được nghỉ hết trong thời gian 6 tháng đầu của năm sau. Nếu sau thời gian
này mà Người lao động không nghỉ hết thì số
ngày phép chuyển sang năm sau sẽ bị mất.
+ Trường hợp vì nhu cầu
công việc mà Nhà trường yêu cầu Người
lao động không nghỉ phép đã đăng ký hoặc không bố trí được lịch nghỉ
phép cho Người lao động, Nhà trường sẽ trả lương
cho những ngày phép năm chưa nghỉ này bằng 150% tiền lương của ngày làm việc
bình thường.
+ Người lao động do thôi
việc hoặc nghỉ việc mà chưa nghỉ phép hàng năm thì được Nhà trường trả lương
cho những ngày chưa nghỉ đến thời điểm thôi việc hoặc nghỉ việc.
c,Nghỉ việc riêng có hưởng lươngF
Người lao động được nghỉ việc
riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
- Kết hôn: được nghỉ 3 ngày;
- Con kết hôn: được nghỉ 1 ngày;
- Bố mẹ (cả hai bên chồng vợ)
chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: được nghỉ 3 ngày;
- Ông bà nội ngoại, anh chị em
ruột của Người lao động mất: được nghỉ 1 ngày;
- Người lao động nam có vợ sinh con: được
nghỉ 1 ngày.
d, Nghỉ việc riêng không hưởng lươngF
Người lao động có thể thỏa thuận
với Nhà trường để xin nghỉ không hưởng lương tối đa là 2 lần trong một năm
trong các trường hợp sau:
- Người thân trong gia đình Người lao động bị bệnh không có người
chăm sóc;
- Người lao động có con nhỏ mới sinh dưới
6 tháng không người trông coi;
- Người lao động xét thấy bản thân cần
được đào tạo thêm để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cần thiết cho công việc mà Người lao động đang đảm trách; hoặc
- Các trường hợp khác mà Nhà trường
xét thấy hợp lý.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, Người lao động không được nghỉ không
hưởng lương quá 30 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.
e, Nghỉ bệnh
Nếu Người lao động bị bệnh thì sẽ được nghỉ bệnh theo quy định. Trong
trường hợp nghỉ bệnh hơn 1 ngày làm việc thì ngay sau khi trở lại làm việc Người lao động phải cung cấp cho Trưởng
bộ phận đơn thuốc của bác sĩ hay giấy xác nhận của bệnh viện/phòng khám để làm
cơ sở cho việc xin nghỉ bệnh và cũng để làm cơ sở cho Nhà trường làm thủ tục
nhận bảo hiểm xã hội. Người lao động nào không cung cấp được đơn của bác sĩ
hoặc giấy xác nhận của bệnh viện/phòng khám thì sẽ không được nhận lương của
những ngày nghỉ bệnh đó.
Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền
cho phép Người lao động nghỉ trong các trường hợp trên:
- Đối với trường hợp nghỉ lễ, tết
hàng năm, Người lao động sẽ không cần làm đơn xin
nghỉ mà chờ thông báo chính thức của Nhà trường và nghỉ lễ, tết theo nội dung
của những thông báo đó.
- Đối với trường hợp nghỉ phép hàng
năm, Người lao động phải đăng ký thời gian
nghỉ phép của mình trong năm cho Trưởng bộ phận ít nhất là 10 ngày trước ngày
nghỉ phép. Người lao động có thể chia số ngày nghỉ phép của mình thành 3 lần
trong năm nhưng với điều kiện phải đăng ký trước với Trưởng bộ phận và việc
nghỉ phép không làm ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, sản xuất, kinh doanh của Nhà
trường
- Đối với trường hợp nghỉ việc
riêng có hưởng lương, Người lao động
phải nộp đơn xin nghỉ để kết hôn hoặc vì lý do con kết hôn cho Trưởng bộ phận
trong vòng 7 ngày làm việc trước ngày nghỉ phép. Riêng đối với trường hợp nghỉ
việc vì có người thân trong gia đình mất thì chỉ cần nộp đơn xin nghỉ việc cho Trưởng
bộ phận một ngày làm việc trước ngày nghỉ phép;
- Đối với trường hợp nghỉ việc
riêng không hưởng lương, Người lao động
phải nộp đơn xin nghỉ việc cho Trưởng bộ phận 30 ngày làm việc trước ngày nghỉ
phép; và
- Đối với trường hợp nghỉ bệnh,
ngay trước khi nghỉ bệnh Người lao động
cần chủ động thông báo ngay cho Trưởng bộ phận biết về việc xin nghỉ bệnh của
mình trừ các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
a, Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại là 4
tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, Người lao động nữ được nghỉ thêm 30
ngày. Người lao động có thể đi làm việc trở lại trước khi hết thời gian nghỉ
thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 2 tháng sau khi sinh và có giấy của thầy
thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải
báo cho Nhà trường biết trước để tiện việc sắp sếp công việc;
b, Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút
và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong
thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ lương.
2, Trật tự trong Nhà trường
2.1 Vào ra Nhà trường
Đối với khối gián tiếp
Thủ tục vào ra Nhà trường
Người
lao động sẽ được Phòng Hành chính cấp thẻ nhân viên. Khi vào Nhà trường làm việc và ra về cũng như trong giờ làm việc
Người lao động được yêu cầu
phải đeo thẻ nhân viên. Trong giờ làm việc, nếu cần ra ngoài vì công việc thì
phải thông báo cho Trưởng bộ phận biết và chỉ khi được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng bộ phận thì
mới được ra ngoài. Người lao động được yêu cầu phải xuất trình Giấy cho phép ra
ngoài của Trưởng bộ phận cho phòng bảo vệ.
Phạm vi đi lại của Người lao động
trong Nhà trường
Người lao động chỉ được đi lại
trong phạm vi bộ phận làm việc của mình và các bộ phận có liên quan đến công
việc. Không tự ý ra vào các bộ phận không thuộc phận sự. Khi muốn ra vào các bộ
phận, phòng ban không thuộc phận sự hoặc sử dụng các máy móc, thiết bị của họ
cho nhu cầu công việc của mình thì phải được sự đồng ý của Trưởng bộ phận phụ
trách của nơi cần ra vào.
Trong giờ làm việc Người lao động không được rời bỏ vị trí
làm việc đi ra ngoài Công ty mà không được sự đồng ý của Trưởng bộ phận .
Các trường hợp được phép đi muộn
về sớm ngoài quy định chung
Người lao động được phép về sớm
nếu có người thân trong gia đình bị bệnh, tai nạn cần thăm hỏi hay bản thân Người lao động bị bệnh cần về sớm để đi
khám bệnh.
Người lao động cũng được phép đi
muộn trong trường hợp kẹt xe do mưa hay tai nạn giao thông có quy mô lớn hay
trường hợp phương tiện giao thông bị hỏng hóc cần sửa chữa có xác nhận của nơi
sửa xe hoặc các trường hợp bị tai nạn giao thông nhẹ.
2.2. Tiếp khách trong phạm vi Nhà trường
a, Tiếp khách phục vụ công việc
của Nhà trường
Khi khách vào Nhà trường phải báo
cho bảo vệ biết lý do và công việc cần giải quyết, vật tư mang vào… để bảo vệ
hướng dẫn và báo cho các bộ phận liên quan. Khách phải xuất trình giấy tờ mua,
bán hàng mang ra (nếu có) để bảo vệ theo dõi và ghi sổ. Khi vào Nhà trường ,
khách không được tự tiện đi lại lung tung, chỉ đến những nơi cần giải quyết
công việc. Nếu được sự đồng ý của Nhà trường cho tham quan nơi sản xuất thì
phải có người được Nhà trường phân công trực tiếp hướng dẫn.
Khi có khách cần gặp để bàn về
công việc của Nhà trường , Người lao động cần đặt phòng họp trước với Tiếp tân,
nội dung đặt phòng họp bao gồm tên khách, công ty, thời gian họp và số lượng
người họp dự kiến. Khi khách đến, Tiếp tân có trách nhiệm mời khách vào phòng
họp và thông báo cho Người lao động biết. Khách đến liên hệ công tác phải chờ
tại phòng họp và không được tự tiện đi lại trong Nhà trường . Khách được yêu
cầu phải đeo bảng tên « Khách » trong suốt thời gian ở trong phạm vi
của Nhà trường và gửi lại bảng tên cho
Tiếp tân khi rời khỏi Nhà trường .
Đại điện các cơ quan ngôn luận
khi đến văn phòng Nhà trường phải được hẹn trước và nếu có nhu cầu phỏng vấn,
chụp ảnh phải được sự đồng ý trước của Hiệu trưởng
Khách vào Nhà trường phải tuân
thủ các quy định về an toàn và phòng cháy chữa cháy của Nhà trường và phải tuân
thủ các quy định về an ninh trong các vấn đề sở hữu thông tin của Nhà trường khi
ra vào Nhà trường .
b, Tiếp khách trong quan hệ công
việc riêng
Nói chung Người lao động không được tiếp khách riêng trong giờ làm việc. Tuy
nhiên, đối với Người lao động làm việc ở những bộ phận
không sản xuất trực tiếp nếu thật sự có nhu cầu cần gặp khách cho công việc
riêng thì có thể xin ý kiến trước của Trưởng bộ phận . Nếu được sự đồng ý của Trưởng bộ phận thì có
thể tiếp khách tại phòng tiếp khách do Nhà trường qui định. Tuy nhiên thời gian
tiếp khách sẽ không quá 1 giờ trong một lần gặp và không quá một lần gặp trong
3 tháng liên tiếp trừ trường hợp Nhà trường có quy định khác.
C, Tác phong, trang phục, thái độ làm việc khi tiếp khách
Bộ phận văn phòng
Người
lao động phải mặc trang phục cá nhân lịch sự và sạch sẽ. Trang phục phù hợp cho Người lao động nam bao
gồm quần tây, áo sơ mi dài hoặc ngắn tay, giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phù hợp cho Người lao động nữ bao
gồm áo đầm, váy, quần tây, áo kiểu, vớ dài, áo dài, giày có gót hay giày có
quai hậu. Dép bệt được xem là không thích hợp và không được
mang ở nơi làm việc trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ Nhà trường cho những trường hợp đặc biệt.
Người
lao động phải đối xử thân thiện, tôn trọng, nhã nhặn và hành vi lịch sự đối với
khách hàng. Tất cả phòng, ban khi tiếp khách hàng chỉ được phép trao đổi các
công việc thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách,
có liên quan đến công việc cần giải quyết với khách hàng.
Trường
hợp Bộ phận văn phòng được cấp đồng phục. Người lao động có trách nhiệm mặc
đồng phục trong thời gian làm việc.
D, Bộ phận sản xuất
Người
lao động làm việc ở các phân xưởng sẽ được phát đồng phục và trang bị bảo hộ
lao động cho công việc.
Trang bị bảo hộ lao động bao gồm găng tay, giày, kính bảo hộ, v.v... sẽ được
cung cấp cho Người lao động khi điều kiện công việc đòi hỏi. Người
lao động buộc phải mặc đồng phục và sử dụng trang bị bảo hộ lao động trong suốt
thời gian làm việc.
Người
lao động làm việc tại phân xưởng sẽ được cấp một tủ cá nhân và được phát chìa
khóa để sử dụng tủ cá nhân trong ngày đầu tiên làm việc. Nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ mất
mát tài sản nào của Người lao động trong suốt quá trình làm việc. Khi thôi việc Người lao động phải trả lại
chìa khóa tủ cá nhân cho trưởng bộ phận
vào ngày làm việc cuối cùng.
Các bộ
phận sản xuất trực tiếp không được tiếp khách hàng. Khi có đoàn tham quan xuống
xưởng phải giữ đúng tác phong kỷ luật, an toàn lao động, không trả lời hoặc
phải tìm cách từ chối các câu hỏi của khách về bí mật công nghệ, kinh doanh,
nhân sự, tiền lương của Công ty.
E, Thường trực, bảo vệ Nhà trường
Bộ phận
bảo vệ phải vui vẻ, hòa nhã khi tiếp khách, trực tiếp hướng dẫn khách vào các
bộ phận cần liên hệ, không giải quyết cho khách gặp người của Nhà trường để giải quyết các công việc riêng, tránh làm
phật lòng khách, thực hiện phương châm « vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi ». Bộ phận bảo vệ sẽ được trang bị trang phục riêng phù hợp
với vị trí công việc.
3, Quy định việc Người lao động phải chấp hành mệnh lệnh
sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
Trong thời gian làm việc cho Nhà
trường , Người lao động phải thực hiện theo những hướng dẫn và yêu cầu của
Trưởng bộ phận, Trưởng phòng khoa và Ban giám hiệu;
Khi nhận công việc của Trưởng bộ
phận, Người lao động cần chú ý phải thực hiện
theo đúng thời gian mà những người này yêu cầu. Trong trường hợp khi nhận công
việc mới mà xét thấy thời gian không đủ
thực hiện thì cần thông báo ngay cho người giao công việc của mình để được
bố trí thêm người hỗ trợ hay phải làm thêm sau giờ làm việc chính thức để hoàn
thành công việc đúng thời hạn; và
Có một số trường hợp Người lao động được quyền không chấp
hành mệnh lệnh của Trưởng bộ phận, hoặc của Ban giám đốc vì những người này ra
lệnh cho Người lao động làm những công việc có
nguy cơ gây ra tai nạn lao động, hư hỏng tài sản của Nhà trường , của Nhà nước, của công dân khác hoặc trái
với các quy định của pháp luật. Trong các trường hợp như vậy, nếu không thực
hiện lệnh của người điều hành Người lao động vẫn được xác định là
không vi phạm kỷ luật lao động.
Những quy định khác
Những trường hợp nào chưa
được quy định trong nội dung của Nội quy lao động này sẽ được thực hiện theo
các quy định trong Sổ tay lao động của Nhà trường.
4, An toàn lao động, vệ sinh lao động
4.1 Trách nhiệm của Nhà trường
Nhà trường sẽ trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao
động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao
động cho Người lao động trong suốt thời gian làm
việc cho Nhà trường.
4.2 Nghĩa vụ của Người lao động
Trong thời gian làm việc cho Nhà
trường , Người lao động phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Tham gia đầy đủ các buổi huấn
luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, biện pháp về an toàn lao động và vệ sinh lao
động do Nhà trường tổ chức;
Chấp hành lịch khám sức khỏe hàng
năm do Nhà trường tổ chức;
Thực hiện các quy định, nội quy
về an toàn lao động và vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ
được giao;
Phải sử dụng và bảo quản các
phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi
làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;
Khi thao tác máy phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị được
cấp phát. Phải cài nút áo gọn gàng, không để quần áo luộm thuộm khi vận hành máy;
Phải thành thạo các nút, tay gạt
điều khiển máy và biết cách cắt cầu dao điện của máy đối với những máy phải dùng
năng lượng điện;
* Phải nắm vững các điểm và chế
độ cho dầu mỡ trong quá trình vận hành máy;
* Phải thường xuyên theo dõi các
mắt dầu, đảm bảo an toàn trong giờ làm việc;
* Phải sử dụng các dụng cụ đảm
bảo an toàn khi gá lắp;
* Không được rời vị trí máy khi
máy đang hoạt động;
* Trong trường hợp có sự cố phải
ngắt nguồn điện chính vào máy, giữ nguyên hiện trường, báo cho Trưởng bộ phận đến
giải quyết. Nếu thấy máy tiếp tục làm việc sẽ gây hư hỏng, tai nạn thì Người lao động có thể kiến nghị cấp trên
trực tiếp của mình đến Người quản lý trực tiếp cao nhất và có quyền từ chối
không tiếp tục vận hành máy;
* Trong quá trình vận hành máy,
nếu Người lao động thấy mệt mỏi mà có thể
gây ra tai nạn hoặc hư hỏng sản phẩm thì phải báo cho Trưởng bộ phận xin tạm
ngừng máy để đến phòng y tế gần nhất khám bệnh. Nếu phòng y tế cấp giấy cho
nghỉ bệnh Người lao động chủ động thông báo cho
Trưởng bộ phận để bố trí
kịp thời người khác thay thế vào vị trí đó;
* Phải làm vệ sinh công nghiệp
nơi làm việc, dụng cụ làm việc, thiết bị, máy móc thuộc phạm vi quản lý của
mình trước khi kết thúc ca làm việc. Nếu nghỉ việc thì có thể bàn giao lại công
việc cho Trưởng bộ phận công
việc đang làm và các trang thiết bị lao động của Nhà trường để kịp thời bố trí
người khác làm tiếp công việc dở dang. Trong trường hợp chưa bàn giao mà gây
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do lỗi
không bàn giao công việc,
* Phải sắp xếp vật tư, sản phẩm
gọn gàng, ngăn nắp và khoa học, để phòng sự cố xảy ra;
* Phải báo cáo kịp thời với những
người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả
tai nạn lao động khi có lệnh của Nhà trường ;
* Lao chùi, bảo quản, cho dầu mở
máy móc, thiết bị theo hướng dẫn. Vào ngày cuối tuần hay trước ngày nghỉ lễ
phải tổng vệ sinh, cho dầu mỡ bảo quản máy móc, thiết bị theo quy định;
* Phải thu gom sản phẩm, vật hư
hỏng để giải quyết với kho;
* Không nấu ăn hoặc dùng bếp điện
tại nơi làm việc, không để chai, ly, lọ hoặc các vật tương tự trên máy móc,
thiết bị sản xuất để tránh tai nạn xảy ra cho người và máy móc, thiết bị;
* Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc,
không vứt rác, khạc nhổ lung tung nơi làm việc và nơi công cộng;
* Không hút thuốc lá trong khu
vực sản xuất, kho hàng, văn phòng cũng như trong khuôn viên Nhà trường . Chỉ
được hút thuốc lá trong khu vực quy định
* Tuyệt đối tuân theo các quy
định về phòng cháy, chữa cháy của Nhà trường . Khi xảy ra hỏa hoạn, cần phải:
- báo ngay cho nhân viên bảo vệ
và những người xung quanh biết;
- bật tín hiệu báo động cháy ở
gần nhất;
- tắt tất cả các thiết bị điện và
nguồn cung cấp khí đốt;
- thu dọn và chuyển dời các vật
dụng trong khu vực làm việc của mình.
Nhà trường sẽ có những hình
thức khen thưởng thích hợp đối với Người lao động có những hành vi
tích cực trong việc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động. Người lao động nào vi phạm những
qui định về an toàn và vệ sinh lao
động của Nhà trường thì sẽ chịu xử lý
kỷ luật và có thể bị khởi tố theo quy định của pháp luật nếu hành vi vi phạm
của Người lao động gây ra những hậu
quả nghiêm trọng
5,
Bảo vệ tài sản và bí mật công
nghệ kinh doanh của Nhà trường
5.1`Bảo vệ tài sản
a,
Người
lao động phải có trách nhiệm bảo quản
tài sản của Nhà trường . Nghiêm
cấm việc sử dụng tài sản Nhà trường một
cách phung phí, bất cẩn, vô trách nhiệm hoặc đánh cắp tài sản của Nhà
trường ;
b, Bất
cứ một sự mất mát hay hư hại nào đối với tài sản của Nhà trường được
gây ra bởi sự phung phí, bất cẩn, vô trách nhiệm hay đánh cắp sẽ bị xử lý kỷ
luật. Người lao động sẽ buộc phải bồi thường cho những mất mát
hay hư hại đối với tài sản Nhà trường và
trong những trường hợp nghiêm
trọng sẽ bị khởi tố ra tòa theo quy định của pháp luật ; và
c, Người lao động không được mang tài liệu, sổ
sách, vật mẫu, vật tư, máy móc, thiết bị của Nhà trường ra ngoài. Khi cần mang những tài liệu, sổ sách, vật
mẫu, vật tư, máy móc, thiết bị ra ngoài phải có sự chấp thuận của Trưởng bộ phận và phải báo để ghi sổ theo dõi.
5.2 Giữ bí mật công nghệ, kinh doanh
a ,Người
lao động không được phép tiết lộ bất cứ thông tin mật về
đào tạo, sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin liên
quan đến hoạt động đào tạo, SX kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời gian sau này, ngoại trừ những trường
hợp do yêu cầu công việc của Người lao động đó;
b, Người lao động không được
sao chép, lấy tài liệu hay những thông tin bảo mật, thiết bị, hàng trong
kho, chìa khóa của Nhà trường nếu không được phép;
c, Vì lý do bảo mật các thông
tin kỹ thuật, tài chính, kinh doanh của Nhà trường , những Người lao động chủ chốt bao gồm các Người lao động có cấp bậc công việc từ Trưởng
bộ phận, trở lên, các Người lao động ở Bộ phận Tiếp thị, Tài chính, và Nhân sự,
ngoài các ràng buộc bảo mật thông tin được quy định trong Nội quy lao động này,
còn phải ký với Nhà trường một Hợp đồng bảo mật thông tin riêng rẽ;
d, Trong
suốt thời
gian làm việc cho Nhà trường ,Người lao động không được trực tiếp hay gián tiếp
cạnh tranh với Nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào với tư cách là nhân viên, giám đốc, nhà tư vấn, người cho vay
hoặc là đại lý cho bất kỳ thể
nhân hay pháp nhân nào hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề với Nhà
trường ;
g, Người lao động không được
quyền làm thêm ngoài giờ đối với những Công ty hay ngành nghề có thể làm phương
hại hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của Nhà trường.
h, Người lao động không được nhận
bất kỳ khoản thù lao, hoa hồng, giảm giá, quà cáp, giải trí, tiền trà nước, hoặc ưu
đãi, hoặc khoản thanh toán nào mà có thể khiến Người lao động này bị ràng buộc
phải làm việc cho bất kỳ bên thứ ba nào đang làm ăn hay mong muốn làm ăn với Nhà
trường hoặc yêu cầu có một nguồn lợi riêng trong công
việc làm ăn; và
Trưởng bộ phận có thể hội ý với Giám đốc-Hiệu trưởng
nhà trường trong trường hợp có những vấn đề về mâu thuẫn quyền lợi phát sinh. Trong trường hợp vấn đề không
thể giải quyết Giám đốc - Hiệu trưởng sẽ là người ra quyết định cuối cùng.
II
HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động
1.1 Hành vi vi phạm thời gian làm
việc, thời gian nghỉ ngơi
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về thời gian làm
việc, thời gian nghỉ ngơi:
- Đi làm trễ hoặc về sớm hơn thời gian quy định của Nhà
trường mà không rơi vào những trường hợp
được phép đi làm trể hoặc về sớm hoặc không thông báo trước hoặc không được sự
đồng ý của Trưởng bộ phận.
- Không nghỉ giải lao đúng thời gian quy định hoặc nghỉ
giải lao dài hơn thời gian quy định mà không được sự đồng ý của Trưởng bộ phận.
- Nghỉ cho mục đích
hội họp không theo yêu cầu của công việc hoặc tự ý kéo dài thời gian hội họp mà
không có ý kiến của Trưởng bộ phận
- Tự ý nghỉ bệnh mà không thông báo cho Trưởng bộ phận biết
hay trong trường hợp nghỉ hơn 1 ngày mà không cung cấp được giấy xác nhận của
bác sĩ;
- Tự ý nghỉ việc không lương hay có xin phép nhưng nghỉ
quá thời hạn cho phép mà không được sự đồng ý trước của Trưởng bộ phận ;
- Vi phạm thời gian yêu cầu thông báo trước khi xin nghỉ
phép năm làm cho Nhà trường bị động trong việc điều người khác thay thế;
- Ngủ trong giờ làm việc hay cố ý làm chậm công việc được
giao hay ngưng việc;
- Rời vị trí làm việc trong giờ làm việc mà không có sự
đồng ý của Trưởng bộ phận Hành vi không chấp hành
mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh
Các hành vi sau đây của Người lao động được xem như vi phạm nội quy về việc không chấp hành
mệnh lệnh điều hành của cấp trên:
Không phục tùng hay từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp
trên;
- Hay lơ là trong công việc được giao dẫn đến công việc
không hoàn thành đúng như dự kiến;
- Lôi kéo, xúi bẩy hay rủ rê những Người lao động khác không phục tùng hay
từ chối mệnh lệnh đúng đắn của cấp trên; và
- Không thực hiện được yêu cầu khẩn cấp hay liên tục
chứng tỏ không đủ khả năng thực hiện công việc được giao.
1.1 Hành vi không tuân thủ quy trình đã được hướng dẫn
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về việc không tuân
thủ quy trình đã được hướng dẫn:
- Không thực hiện theo đúng quy trình công việc gây lỗi
hoặc ách tắc công việc của các bộ phận, phòng, ban khác.
- Không cho dầu mỡ, vệ sinh máy móc, thiết bị theo quy
định;
- Không sử dụng đầy đủ trang thiết bị được cấp phát,
không tuân thủ quy định về an toàn lao động khi làm việc; và
- Không tuân thủ quy trình công nghệ, vận hành thiết bị
gây hư hỏng sản phẩm, thiết bị.
1.2 Hành vi vi phạm quy định về nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về nội quy an toàn
lao động, vệ sinh lao động:
- Không tắt tất cả các công tắc điện và các máy móc,
thiết bị hoạt động bằng điện, máy vi tính… trong phạm vi khu vực của mình;
- Mang những chất dễ cháy, chất nổ, dao hay vũ khí thô
sơ, vũ khí bất hợp pháp vào Nhà truờng, nơi làm việc hay đem vào hay sử dụng
các loại rượu, bia hay dược phẩm bất hợp pháp vào Nhà trường, trong khu vực làm
việc ;
- Cất giữ, sử dụng hoặc làm việc dưới tác dụng của rượu
hoặc các loại ma túy trong phạm vi Nhà trường, khu làm việc;
- Nấu ăn, uống tại nơi làm việc, xả rác, khạc nhổ, phóng
uế bừa bãi trong Nhà trường và tại nơi làm việc;
- Không thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm
việc ngay sau khi vào làm việc và trước khi ra về;
- Không tuân thủ các vấn đề về an ninh của Nhà
trường ;
- Hút thuốc trong phạm vi cấm của Nhà trường; và không
thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy.
1.3 Hành vi trộm cắp, tham ô, gây
rối, phá hoại Nhà trường
Các hành vi sau đây của Người lao động sẽ được xem như vi phạm nội quy về hành vi trộm cắp,
tham ô, gây rối, phá hoại Nhà trường:
- Nhận hoa hồng hoặc tiền từ khách hàng trong bất cứ tình
huống nào và dưới bất kỳ hình thức nào;
- Sử dụng, chiếm dụng thời gian, tiền bạc, tài sản của Nhà
trường cho những công việc và mục đích
riêng;
- Chỉ trích, bình luận, phát ngôn bừa bãi, tung tin bịa
đặt làm hạ thấp uy tín Người lao động hoặc của Nhà trường, gây
mất đoàn kết nội bộ;
- Phân phát trái phép các văn bản in hay viết tay của bên
ngoài vào trong Nhà trường ;
- Treo, tháo gỡ, thay đổi hay viết thêm vào những ấn phẩm
gắn trên các bảng thông báo;
- Có hành vi cờ bạc trong Nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào;
- Hành hung, ấu đả với Người lao động khác trong giờ làm việc;
- Cố ý giả mạo các loại giấy tờ gây hậu quả nghiêm trọng;
- Thực hiện việc mua bán các mặt hàng cấm trong Nhà
trường ;
- Phân biệt đối xử, quấy rối, lăng mạ, xâm phạm đến Người
lao động khác;
- Có hành vi khiếm nhã, la lối, cãi vã trong giờ làm
việc;
- Truy cập vào mạng máy tính hoặc máy tính lưu trữ thông
tin mà không được phép;
- Thực hiện các thay đổi không được phép về nội dung trên
mạng máy tính, bao gồm việc xóa hoặc thay đổi dữ liệu;
- Cung cấp hoặc sử dụng các thông tin cá nhân trên máy vi
tính cho mục đích khác với mục đích mà Nhà trường đã đăng ký; và tự tiện sử dụng máy móc, thiết
bị sản xuất khi chưa được huấn luyện và chưa được chứng nhận có đủ năng lực vận
hành các loại máy móc, thiết bị đó.
1.5 Hành vi vi phạm về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc
phạm vi trách nhiệm được giao
Các hành vi sau đây của
Người lao động sẽ được xem như vi phạm
nội quy về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh:
- Không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang
tài sản của Nhà trường ra ngoài;
- Tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp bất cứ thông tin mật
về sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin
liên quan đến hoạt động đào tạo, kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời
gian sau này, ngoại trừ những trường hợp do yêu cầu công việc của Người lao
động đó;
- Sao
chép, lấy tài liệu, hay những thông tin bảo mật, thiết bị, hàng trong kho, chìa khóa Nhà
trường nếu không được phép; và không báo cáo
đầy đủ sự mất mát, hư hại tài sản của Nhà trường dù cố ý hay do xao lãng công việc.
2, Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Không
thể có một danh mục đầy đủ liệt kê tất cả các vi phạm mà Người
lao động có thể gây ra. Tùy theo
mức độ gây thiệt hại cho Nhà trường mà sự
vi phạm kỷ luật có thể phân loại thành: nhẹ, ít nghiêm trọng và nghiêm trọng
dẫn đến quyết định sa thải theo qui định của luật lao động.
2.1 Hình thức khiển trách
bằng miệng
Biện pháp nhắc nhở này được sử dụng thường xuyên
nhất cho các trường hợp sau:
- Đi làm trễ hoặc về sớm
hơn thời gian quy định của Nhà trường mà
không thông báo trước hoặc có thông báo trước nhưng không được sự đồng ý
của Trưởng Bộ phận;
- Không nghỉ giải lao
đúng thời gian quy định hoặc nghỉ giải lao dài hơn thời gian quy định mà không
được sự đồng ý của Trưởng bộ phận ;
- Nghỉ cho mục đích hội
họp không theo yêu cầu của Nhà trường hoặc
tự ý kéo dài thời gian hội họp mà không có ý kiến của Trưởng bộ phận ;
- Tự ý nghỉ bệnh mà không
thông báo cho Trưởng
bộ phận biết hay trong trường hợp nghỉ hơn 1 ngày mà không cung cấp được
giấy xác nhận của bác sĩ;
- Tự ý nghỉ việc không
lương hay có xin phép nhưng nghỉ quá thời hạn cho phép mà không được sự đồng ý
trước của Trưởng
bộ phận ;
- Vi phạm thời gian yêu
cầu thông báo trước khi xin nghỉ phép năm làm cho Nhà trường bị động trong việc
điều người khác thay thế;
- Ngủ trong giờ làm việc
hay cố ý làm chậm hay ngưng việc;
- Không sử dụng đầy đủ
trang thiết bị được cấp phát, không tuân thủ quy định về an toàn lao động khi
làm việc;
- Không tắt tất cả các
công tắc điện và các thiết bị hoạt động bằng điện, máy vi tính, máy đánh chữ …
trong phạm vi khu vực của mình;
- Không thường xuyên cho
dẩu mỡ, vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc ngay sau khi vào làm việc và
trước khi ra về; và không báo cáo đầy đủ sự mất mát, hư hại tài sản của Nhà
trường .
2.2 Hình thức khiển trách bằng văn bản
Biện pháp nhắc nhở này được sử dụng thường xuyên
nhất cho các trường hợp sau:
- Rời nơi làm việc trong giờ làm việc mà không có sự đồng ý của Trưởng bộ phận
- Hay lơ là trong công việc được giao dẫn đến công việc không hoàn thành
đúng như dự kiến;
- Không thực hiện được yêu cầu khẩn cấp hay liên tục chứng tỏ không đủ khả
năng làm công việc được yêu cầu;
- Không tuân thủ quy trình công việc, quy trình công nghệ, vận hành máy
móc, thiết bị gây hư hỏng cho sản phẩm, máy móc, thiết bị;
- Mang những chất dễ cháy, chất nổ, dao hay vũ khí thô sơ, vũ khí bất hợp
pháp vào Nhà trường, nơi làm việc hay đem vào hay sử dụng các loại rượu, bia
hay dược phẩm bất hợp pháp trong khu vực Nhà trường , nơi làm việc ;
- Nấu ăn, uống tại nơi làm việc, xả rác, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi trong Nhà
trường và tại nơi làm việc;
- Truy cập vào mạng máy tính hoặc máy tính lưu trữ thông tin mà không được
phép;
- Tự tiện sử dụng máy móc, thiết bị làm việc khi chưa được huấn luyện và
chưa được chứng nhận có đủ năng lực vận hành các loại máy móc, thiết bị đó;
- Cất giữ, sử dụng hoặc làm việc dưới tác dụng của rượu hoặc các loại ma
túy trong phạm vi Nhà trường và không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết
khi mang tài sản của Nhà trường ra
ngoài.
Người lao động sẽ nhận được thư xoá kỷ luật và được
phục hồi vị trí cũ nếu như không tái vi phạm kỷ luật sau 3 tháng kể từ ngày quyết
định thi hành kỷ luật có hiệu lực.
2.3 Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6
tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn
tối đa 6 tháng hoặc bị cách chức
Được áp dụng đối với trường hợp Người lao động đã bị khiển trách bằng
văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách; và những hành vi vi phạm sau đây nhưng
chưa đến mức độ sa thải:
- Không phục tùng hay từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp
trên;
- Lôi kéo, xúi bẩy hay rủ rê
những Người lao động khác không phục tùng hay
từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp trên;
- Không thực hiện đúng quy định
về phòng cháy, chữa cháy;
- Không tuân thủ các vấn đề về an
ninh của Nhà trường ;
- Hút thuốc trong phạm vi cấm của
Nhà trường;
- Cất giấu các loại súng hay vũ
khí trái phép trong Nhà trường, nơi làm việc
- Nhận hoa hồng hoặc tiền từ
khách hàng, trong bất cứ tình huống nào và dưới bất kỳ hình thức nào;
- Chỉ trích, bình luận, phát ngôn
bừa bãi, tung tin bịa đặt làm hạ thấp uy tín
Người lao động của Nhà trường , gây mất đoàn kết nội bộ;
- Treo, tháo gỡ, thay đổi hay
viết thêm vào những ấn phẩm gắn trên các bảng thông báo;
- Cờ bạc trong trong phạm vi Nhà
trường dưới bất kỳ hình thức nào;
- Hành hung, ấu đả với Người lao động trong giờ làm việc;
- Cố ý giả mạo các loại giấy tờ
như hồ sơ xin việc, hồ sơ cá nhân gây hậu quả nghiệm trọng;
- Thực hiện việc mua bán các mặt
hàng cấm trong Nhà trường, mua bán văn bằng chứng chỉ bất hợp pháp;
- Phân biệt đối xử, quấy rối,
lăng mạ, xâm phạm đến Người lao động khác;
- Có hành vi khiếm nhã, la lối,
cãi vã trong giờ làm việc;
- Phân phát trái phép các văn bản
in hay viết tay của bên ngoài trong văn phòng;
- Thực hiện các thay đổi không
được phép về nội dung trên mạng máy tính, bao gồm việc xóa hoặc thay đổi dữ
liệu; và
- Cung cấp hoặc sử dụng các thông
tin cá nhân trên máy vi tính cho mục đích khác với mục đích mà Nhà trường đã đăng ký.
Người lao động vi phạm sẽ được
tự động phục hồi trở lại vị trí công tác cũ nếu không tái vi phạm kỷ luật sau 6
tháng kể từ ngày có quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp công
việc cũ không còn hoặc không thể bố trí công việc cũ thì hai bên sẽ thỏa thuận
để giải quyết trên cơ sở bảo đảm quyền lợi về mặt phúc lợi cho Người lao động
theo hợp đồng lao động đã ký kết. Nếu đương sự đã có những tiến bộ tích cực
trong việc sửa chữa sai phạm của mình sau khi đã chấp hành kỷ luật được 3 tháng
và có ý kiến đề nghị của Trưởng bộ phận, Quản đốc/Trưởng phòng, Trưởng phòng
Nhân sự thì Giám đốc có thể ra quyết định rút ngắn thời hạn kỷ luật.
Khi có quyết định về việc hủy bỏ hay giảm bớt thời
hạn thi hành kỷ luật của biện pháp kỷ luật này, Giám đốc – Hiệu trưởng sẽ ban hành một quyết định bằng văn bản và Trưởng
phòng TCHC sẽ sắp xếp cho đương sự
được nhận trở lại công việc đã
đảm trách trước khi bị kỷ luật hay bố trí một công việc nào khác tương đương
phù hợp với năng lực của Người lao động.
2.4 Hình thức sa thải
Hình thức sa thải sẽ được
áp dụng khi:
Người lao động có hành vi
trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có các hành vi khác
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của Nhà trường , bao gồm nhưng không giới hạn các
trường hợp sau:
- Tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp bất cứ thông tin
mật về sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin liên
quan đến hoạt động kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời gian sau này, ngoại trừ những trường
hợp do yêu cầu công việc của Người lao động đó; và
- Sao chép, lấy tài liệu, hay những thông tin bảo
mật, thiết bị, hàng trong kho, chìa khóa của Nhà
trường nếu không được phép;
- Sử dụng, chiếm dụng
thời gian, tiền bạc, tài sản của Nhà trường cho những công việc và mục đích riêng;
- Trực tiếp hay gián tiếp
cạnh tranh với Nhà trường dưới bất kỳ
hình thức nào với tư cách là nhân viên, giám
đốc, nhà tư vấn, người cho vay hoặc là đại lý cho bất kỳ thể nhân hay pháp nhân nào hoạt động kinh doanh trong
cùng ngành, nghề với Nhà trường
- Làm thêm ngoài giờ đối
với những công ty hay ngành nghề có thể làm phương hại hoặc ảnh hưởng đến quyền
lợi kinh tế của Nhà trường
- Nhận thù lao, hoa hồng, giảm giá, quà cáp, giải
trí, tiền trà nước, hoặc ưu
đãi, hoặc khoản thanh toán nào mà có thể khiến cho Người lao động này bị ràng buộc phải làm việc cho bất kỳ bên thứ ba nào đang làm ăn hay mong muốn làm ăn với
Nhà trường hoặc yêu cầu có
một nguồn lợi riêng trong công việc làm ăn;
- Sử dụng không hợp pháp
hay tiết lộ những bí mật liên quan đến dữ liệu tiền lương, thông tin tài chính,
chiến lược tiếp thị, các dự án và kiến nghị đang chờ được giải quyết, hồ sơ cá
nhân, bảng lương và các trao đổi giữa những người có liên quan đến Nhà trường ngay cả khi Người lao động đó không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ việc tiết
lộ những thông tin đó;
- Người lao động bị xử lý
kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm
trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
và
- Người lao động tự ý bỏ
việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà
không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là lý do chính đáng bao gồm:
bị thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế
được thành lập hợp pháp.
3. Tạm đình chỉ công tác của Người lao động
Đối với những vi phạm có tính
chất phức tạp, nếu xét thấy để Người
lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, Giám đốc -
Hiệu trưởng có quyền tạm đình chỉ công tác của Người lao động sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn
cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa đến 15 ngày, trong trường hợp đặc
biệt thì được kéo dài đến 3 tháng. Người lao động được tạm ứng 50% tiền lương
trước khi bị đình chỉ công việc.
4. Nguyên tắc, trình tự, thẩm quyền xử lý kỷ luật lao
động
4.1 Nguyên tắc
Mỗi
hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý bằng một hình thức kỷ luật. Khi một
Người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động, thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Mỗi trường hợp kỷ luật
được xử lý theo mục đích tốt của sự việc. Những tình trạng và hoàn cảnh khác
liên quan đến vụ việc thường phải được xem xét trước khi đưa ra quyết định phù
hợp. Do vậy cần phải có lời giải thích của Người lao
động về vụ việc được nêu ra trước khi hoàn tất tài liệu hoặc chuẩn bị văn bản.
Nhà trường sẽ không xử lý kỷ luật
lao động đối với Người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều
khiển hành vi của mình (khi có xác nhận của Bệnh viện/phòng khám y tế hợp
pháp).
Thời hạn xử lý một vụ
vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng kể từ ngày xảy ra hay phát hiện vi
phạm. Trong một số trường hợp đặc biệt (như vi phạm liên quan đến tài chính,
tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của Nhà trường ) do Giám đốc quyết định, thời hạn này có thể
kéo dài đến 6 tháng.
4.2 Trình tự
Khi tiến hành việc xử
lý vi phạm kỷ luật lao động, Nhà trường phải chứng minh được lỗi của Người lao động bằng
các chứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có). Người lao động có quyền tự bào chữa
hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa cho mình. Khi
xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự. Đối với việc xử lý kỷ luật
lao động từ trường hợp khiển trách bằng văn bản đến sa thải, khi xem xét xử lý
cần có sự hiện diện của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong Nhà trường . Nếu
Nhà trường đã
ba (3) lần thông báo bằng văn bản mà Người lao động vẫn vắng mặt thì Nhà trường có
quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho Người lao động biết.
4.3 Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
Trường
hợp
|
Người
xử lý kỷ luật
|
Khiển trách bằng
miệng
|
Trưởng bộ phận của
Người lao động
|
Khiển trách bằng văn
bản
|
Trưởng phòng TCHC
|
Kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có
mức lương thấp hơn
|
Giám đốc - Hiệu trưởng có thể ủy quyền cho Trưởng phòng TCHC
|
Sa thải
|
Giám đốc - Hiệu trưởng
|
III. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
1, Phạm vi và mức độ trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại vật
chất
1.1 Người lao động làm hư
hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của Nhà
trường thì phải bồi thường về những
thiệt hại mà mình đã gây ra.
1.2 Người lao động làm mất dụng
cụ, thiết bị hoặc các tài sản khác do Nhà trường giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho
phép thì tùy trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo
thời giá thị trường. Trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi
thường theo hợp đồng trách nhiệm trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của
pháp luật thì không phải bồi thường.
1.3 Nếu gây thiệt hại
không nghiêm trọng (có mức thiệt hại dưới 5 triệu đồng) do sơ suất thì phải bồi
thường thiệt hại tối đa là 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương tối đa
đến 30% tiền lương hàng tháng. Trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến
việc sa thải thì Người lao động phải bồi thường ngay khoản bồi thường thiệt
hại. Khoản bồi thường thiệt hại sẽ được trừ vào khoản trợ cấp thôi việc hoặc
bất kỳ khoản nào khác mà Nhà trường chưa
thanh toán hết cho Người lao động. Nếu vẫn không thanh toán hết khoản bồi
thường thiệt hại thì Người lao động phải có nghĩa vụ trả hết số còn lại ngay
khi chính thức rời Nhà trường
1.4 Không ai trong Nhà
trường được quyền miễn trừ trách nhiệm
đối với trường hợp gây thiệt hại vật chất đối với tài sản Nhà trường trừ trường hợp có quyết định khác của Giám
đốc.
2, Thủ tục, phương pháp, thẩm quyền đánh giá mức độ
thiệt hại vật chất
2.1 Thủ tục
Khi có thiệt hại vật chất xảy ra,
người gây ra thiệt hại hay người phát hiện phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho
Trưởng bộ phận biết. Trưởng bộ phận sau khi đánh giá tình hình sẽ đồng thời
thông báo cho Quản đốc/Trưởng phòng biết và giữ nguyên hiện trạng để lập biên
bản về việc Người lao động gây ra thiệt hại vật chất với chữ ký của người gây
ra thiệt hại và/hoặc người phát hiện ra thiệt hại vật chất đó. Trong thời gian
chờ Quản đốc/Trưởng phòng có ý kiến, Người
lao động gây thiệt hại và những người có trách nhiệm phải khắc phục
thiệt hại để bảo đảm công việc kinh doanh của Nhà trường không bị ảnh hưởng.
2.2 Phương pháp
Việc xem xét, quyết định bồi
thường thiệt hại sẽ căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế.
2.3 Thẩm quyền đánh giá
Chỉ có Giám đốc mới có thẩm quyền
sau cùng trong việc đánh giá mức độ thiệt hại vật chất mà Người lao động đã gây ra. Trong trường
hợp Người lao động không nhất trí với việc
đánh giá của Giám đốc thì có quyền yêu cầu một bên thứ ba do hai bên thỏa
thuận.
2.3
Mức độ bồi thường
Mức độ bồi thường thiệt hại sẽ
được đánh giá dựa trên giá trị ban đầu theo các chứng từ mua vào của tài sản bị
thiệt hại trừ đi giá trị đã được khấu hao theo quy định của Nhà nước cho tới
thời điểm xảy ra thiệt hại. Nếu sau thời gian khấu hao giá trị tài sản còn lại
bằng 0 thì mức độ bồi thường sẽ được đánh giá dựa trên giá thị trường của tài
sản vào thời điểm xảy ra thiệt hại.
IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1, Nội quy lao động làm cơ sở cho
Nhà trường quản lý lao động, điều hành
sản xuất kinh doanh, khen thưởng cho những Người lao động có thành tích trong việc chấp hành tốt nội quy lao
động và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật lao động của Nhà
trường
2, Các đơn vị, chi nhánh thuộc hệ
thống quản lý của Nhà trường , tùy theo
đặc điểm sản xuất kinh doanh có thể cụ thể hóa nội quy lao động cho phù hợp với
thực tế, nhưng không được trái với Nội quy lao động của Nhà trường và pháp luật lao động khác có liên quan của
Nhà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
3, Bản nội quy này được phổ biến
đến từng Người lao động, mọi người có trách
nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy lao động đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi
gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, an ninh, trật tự của Nhà
trường .
4, Bản nội quy này được thông báo
đến toàn thể CBCNVC-LĐ trong toàn trường và lưu tại các bộ phận chức năng để thực
hiện./.
Nơi gửi:
- Đảng
uỷ(Thay b/c)
- Các
phòng khoa TT(Th/h)
- CĐ,ĐTN
(ph/h)
- Lưu
TCHC
|
GIÁM ĐỐC - HIỆU TRƯỞNG
|
TỔNG CÔNG TY
XDCTGTI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: …………/QĐ-TCNCT1
|
Sóc Sơn, ngày …...
tháng.... … năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
(V/v Ban hành nội quy
lao động năm 2012)
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG
TRÌNH 1
-
Căn cứ luật doanh
nghiệp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua tại kỳ
họp thứ 10 khoá X ngày 18/10 đến ngày 29/10/2005
-
Căn cứ vào Điều
lệ hoạt động của trường trung cấp nghề công trình 1 – Chi nhánh Tổng công ty
xây dựng công trình giao thông I thông qua tháng 3 năm 2011
-
Theo đề nghị của
Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này là: Nội quy lao động
năm 2012 của trường trung cấp nghề công trình 1- Chi nhánh TCTXDCTGT I
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2012
Điều 2: Trong quá trình thực hiện, nếu có những ý kiến trái
với các nội dung trên, các bộ phận làm thành văn bản gửi về thường trực Hội
đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật để nhà trường nghiên cứu bổ xung sửa đổi
cho hợp lý
Điều 3: Các Ông(Bà) trưởng các phòng khoa, trung tâm, đội sản
xuất căn cứ quyết định thi hành
Các văn bản liên quan về nội quy lao động trước đây
trái với văn bản này đều bãi bỏ./.
Nơi gửi:
-
Như điều 3
-
Đảng uỷ(thay b/c)
-
CĐ,ĐTN(Ph/h)
-
Lưu TCHC, chế độ
|
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hoàn
|