Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Bé gái 10 tuổi dũng cảm cứu 2 em nhỏ bị đuối nước





Bé gái 10 tuổi dũng cảm cứu 2 em nhỏ bị đuối nước

Thứ tư 29/05/2013 Đang cùng mẹ giăng câu, thả lưới trên dòng sống Lam thuộc địa phận xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Nghe tiếng kêu cứu của 2 em nhỏ, hai mẹ con cháu Nguyễn Thị Hiền đã dùng cảm bơi xuống sống cứu được được 2 em nhỏ trước lúc bị đuối nước.
Ngày 12.5, 2 em nhỏ Đào Anh Quyền (SN 2009) và Đào Thị Thùy Dương (SN 2005), cùng trú tại xóm 2, xã Nam Tân, Nam Đàn (Nghệ An) theo ông nội đi chăn trâu dọc bờ sông Lam thì không may sảy chân rơi xuống sông. Dòng nước xoáy đã cuối dần hai em nhỏ ra xa.


Cùng lúc này, Hiền và mẹ thả lưới trên thuyền thì phát hiện vụ việc. Lập tức, cô bé và mẹ lao xuống sông Lam, bơi tới chỗ 2 em nhỏ, bé Hiền đã cùng mẹ cứu hai cháu bé vào bờ.


Ngay sau khi nghe tin tại địa phương có một cháu nhỏ có hành động dũng cảm cứu người. Ngày 28.5, Ông Đặng Hồng Thăng, Bí thư huyện đoàn Nam Đàn đã trực tiếp xác minh và trao tặng giấy khen biểu dương em Nguyễn Thị Hiền (SN 2003), học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Nam Tân (Nam Đàn) vì đã có hành động dũng cảm cứu người trong cơn hoạn nạn.


Hiền sinh ra trong gia đình làm nghề chài lưới trên sông Lam. Từ nhỏ đã sớm theo mẹ ngược xuôi trên sông thả lưới.
PV
 

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Ngỡ ngàng học phí trường ngoài công lập


Ngỡ ngàng học phí trường ngoài công lập

25/08/2012 3:15

Khi trúng tuyển ĐH, nhiều sinh viên bất ngờ vì học phí ở các trường ngoài công lập, tự chủ tài chính cao hơn những gì đã được thông báo trước đây.

Khóc vì đã trúng tuyển

Học phí một số trường

Trường ĐH Tài chính - Marketing (bậc ĐH: 5,5 triệu đồng/năm, bậc CĐ: 5 triệu đồng/năm), Trường ĐH Sài Gòn (tạm thu 1,5 triệu đồng với SV ngành ngoài sư phạm), Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (15 triệu đồng/năm), Trường ĐH Văn Lang (12 - 29 triệu đồng/năm), Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM (2,4 triệu đồng/tín chỉ). Trường ĐH Hoa Sen bậc ĐH từ 3,3 - 3,8 triệu đồng/tháng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, từ 4 - 4,3 triệu đồng/tháng các chương trình giảng dạy 2 năm đầu bằng tiếng Việt, 2 năm cuối học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Học phí bậc CĐ từ 3,1 - 3,3 triệu đồng/tháng.

Ngày 20.8, tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, một phụ huynh đến gặp các chuyên viên trong tâm trạng hết sức rối bời. Phụ huynh năn nỉ rồi khóc, mong các chuyên viên có cách nào giúp đỡ.

Bà không khóc vì con thi rớt mà vì đã trúng tuyển! Số là con bà năm nay thi và trúng tuyển vào ngành tài chính - ngân hàng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Đến khi trúng tuyển, biết mức học phí của trường mới “té ngửa” vì không kham nổi. Con bà được chuyển qua học lớp chất lượng cao, học phí lên đến 15,5 triệu đồng/năm. Vị phụ huynh xin cấp cho mình phiếu báo điểm để xét tuyển vào trường khác.

Ngày 22.8, cũng tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, một phụ huynh khác dẫn con đến xin cấp phiếu báo điểm để xin học trường khác dù đã trúng tuyển vào Trường ĐH Hoa Sen do không đủ điều kiện tài chính theo học trường này.

Có cả phụ thu

Nhiều sinh viên (SV) ngành công nghệ thông tin Trường ĐH kỹ thuật công nghệ TP.HCM, cho biết học phí tại trường tăng quá nhanh. Từ 330.000 đồng/tín chỉ trong năm 2009, hiện tăng thành 430.000 đồng/tín chỉ, cộng thêm phụ thu. Riêng tân SV năm nay phải đóng đến 460.000 đồng/tín chỉ và phụ thu. Trong khi phòng máy của trường không đáp ứng đủ điều kiện cho SV ngành công nghệ thông tin thực hành.

Tiến sĩ Kiều Xuân Hùng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, cho biết: “Các năm trước, trường không có phí phụ thu. Bắt đầu năm nay, trường thay mới toàn bộ máy tính trong phòng máy và lắp đặt thêm máy lạnh trong phòng này. Vì vậy, chi phí cho ngành công nghệ thông tin rất cao, năm nay phụ thu thêm khoảng 10% học phí”.

Tuy nhiên, hiện tại nhiều SV trường này phản ứng trước quyết định này và cho rằng việc cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị là đã lấy từ học phí SV đóng nên không thể có thêm phụ thu.

Chưa minh bạch

Ngoại trừ các trường ĐH, CĐ công lập có mức học phí theo quy định, Bộ yêu cầu các trường công lập tự chủ tài chính và ngoài công lập phải công khai học phí. Tuy nhiên, những thông tin cụ thể về học phí không được đăng công khai rõ ràng trên website của các trường. Trong tài liệu Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 bản giấy cũng không có thông tin này mà chỉ xuất hiện trên bản điện tử trên website của Bộ. Chỉ đến khi trúng tuyển, thí sinh mới biết cụ thể mức học phí phải đóng.


Nhiều thí sinh bất ngờ khi làm hồ sơ nhập học vì học phí trường ĐH ngoài công lập tăng cao - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chẳng hạn phí phụ thu năm nay của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM chưa công khai trong các văn bản theo quy định. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ công bố chung chung học phí bậc ĐH (14,4 triệu đồng/năm), bậc CĐ (10,7 triệu đồng/năm). Trong khi đó, cụ thể học phí của trường này năm nay: tài chính - ngân hàng (9 triệu đồng/năm), kỹ thuật y sinh (9,1 triệu đồng/năm), điều dưỡng đa khoa (14,8 triệu đồng/năm), dược sĩ (15,5 triệu đồng/năm), các ngành khác (8,2 triệu đồng/năm). Ngoài ra, trường còn mở lớp chất lượng cao với học phí 15,5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, năm 2011, học phí của trường chỉ dao động từ 7 - 12,9 triệu đồng/năm.

Trả lời Báo Thanh Niên, thạc sĩ Phạm Văn Đạt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết học phí công bố trên bản Những điều cần biết… là mức công bố trung bình! Khi được hỏi tại sao trên website trường không công khai học phí, ông Đạt cho biết trường sẽ khắc phục việc này và công bố cho thí sinh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không phải trường ĐH ngoài công lập nào cũng công khai học phí cụ thể trên website để thí sinh tham khảo. Chỉ đến khi nhập học, tân SV mới biết cụ thể về học phí trong thông báo nhập học. Tân SV lúc này cũng đành ngậm ngùi chạy vạy lo học phí.

Đăng Nguyên

Học viện NIIT triển khai “Cloud Campus” đầu tiên tại Việt Nam


Học viện NIIT triển khai “Cloud Campus” đầu tiên tại Việt Nam

31/08/2012 5:00

* Cloud Campus - môi trường dạy và học trên nền tảng điện toán đám mây đầu tiên tại VN
* GNIIT - chương trình đào tạo được triển khai thông qua môi trường Cloud Campus, đào tạo nguồn nhân lực CNTT thế hệ tương lai

Ngày 17.08, NIIT - một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về đào tạo nhân lực ngành CNTT, triển khai chương trình đào tạo Chuyên viên CNTT Quốc tế - GNIIT trên môi trường học tập Cloud Campus lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tại buổi họp báo ra mắt chương trình mới GNIIT, có sự tham gia của ông Anirudha, Giám đốc Marketing khu vực châu Á - Thái Bình Dương NIIT Ấn Độ, ông Lê Văn Tiến Sĩ, Giám đốc khu vực Đông Dương NIIT Ấn Độ, ông Nguyễn Trọng Duy, Giám đốc MF NIIT Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp CNTT và các bạn sinh viên.

Thông qua môi trường học tập Cloud Campus, GNIIT đã mang đến một phương pháp học tập độc đáo và hoàn toàn mới cho sinh viên Việt Nam. Sinh viên có thể học bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào để hoàn thiện mọi kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của một chuyên viên CNTT thế hệ tương lai.

GNIIT là một trong những chương trình hàng đầu của Học viện NIIT, được xây dựng dựa trên đóng góp của chuyên gia trong ngành giáo dục, yêu cầu của các tập đoàn CNTT như Microsoft và Oracle.

Chương trình là sự kết hợp hoài hòa giữa nền tảng vững vàng, kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp và công nghệ điện toán đám mây. Chương trình đảm bảo kiến thức, kỹ năng của sinh viên đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu của các doanh nghiệp với từng vị trí công việc cụ thể như: Phát triển ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây, Phát triển ứng dụng lớn (Enterprise), Quản trị máy chủ và Quản trị hệ thống mạng. Chương trình đặc biệt chú trọng vào quá trình tiếp xúc với công việc thực tế thông qua hai học kỳ (một năm) học và thực tập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nội dung chương trình hoàn toàn tương thích với nội dung của các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế giúp sinh viên có thể tự tin thi và đoạt lấy những chứng chỉ của các tập đoàn CNTT hàng đầu, nhằm tạo cho mình một ưu thế vượt trội.

Một chuyên gia CNTT, ngoài những kiến thức về kỹ thuật, cũng cần phải có tác phong tốt, thái độ đúng đắn, kỹ năng giao tiếp và những kỹ năng mềm khác đóng vai trò hỗ trợ cho công việc chuyên môn. Đó cũng chính là lý do mà chương trình mới GNIIT chú trọng, đưa vào chương trình đào tạo các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chuyên nghiệp.

Thông qua môi trường Cloud Campus, một ứng dụng thành tựu CNTT tiên tiến vào lĩnh vực giáo dục, sinh viên được trang bị một sự linh hoạt đến vô hạn trong việc tiếp xúc, trao đổi, học tập với bạn bè và giảng viên cũng như tiếp cận kho nội dung học tập khổng lồ bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.

Ngoài ra, môi trường học tập Cloud Campus cũng cung cấp vô số tính năng tương tác mạng xã hội thông qua các diễn đàn thảo luận, xây dựng nhóm học tập, chia sẻ nội dung học tập, tiến độ học tập… Đồng thời, hệ thống sẽ cung cấp một phòng thực hành mô phỏng với đầy đủ tính năng của một phòng thực hành thật để mang đến cho sinh viên thời gian thực hành vô hạn. Hơn nữa, hệ thống mang đến một thư viện số khổng lồ với nội dung được cập nhật liên tục, luôn luôn sẵn sàng cho sinh viên chỉ cần một vài thao tác click chuột đơn giản.

Nhân dịp này, ông Ajai Manohar Lal, Phó chủ tịch NIIT, có đôi lời chia sẻ: “Tại NIIT, chúng tôi không ngừng nỗ lực để mang đến những cơ hội toàn cầu cho sinh viên Việt Nam. Để tái khẳng định điều này, chúng tôi đã triển khai chương trình đào tạo CNTT hàng đầu GNIIT thông qua môi trường học tập Cloud Campus. Đây là một chương trình lớn nhằm mang đến sự trải nghiệm và một phương pháp học tập hoàn toàn mới cho sinh viên”.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể trong ngành dịch vụ CNTT. Mỗi năm, hàng ngàn vị trí công việc trong ngành CNTT bị bỏ trống do sự thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành này. NIIT đặt mục tiêu giải quyết bài toán này bằng cách triển khai chương trình GNIIT nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Chuyên viên CNTT Quốc tế - GNIIT, vui lòng truy cập website: http://cloudcampus.niit.edu.vn.

Đôi nét về NIIT Việt Nam

NIIT - một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về đào tạo nhân lực ngành CNTT, có mặt tại Việt Nam từ tháng 9.2001. Khởi đầu với 3 trung tâm ở TP.HCM, NIIT ngày nay đã mở rộng đến 10 tỉnh thành với 21 trung tâm và đã đào tạo gần 10.000 sinh viên.

Chương trình đầu tiên của NIIT với tên gọi DNIIT phiên bản "Mastermind Series" đã trở nên phổ biến trong các chương trình đào tạo CNTT ở Việt Nam. 96% sinh viên có việc làm ngay sau khi học chương trình này.

NIIT đã vinh dự được nhận Huy chương vàng CNTT trong 6 năm liên tiếp từ 2006 - 2011, và 4 năm liền đoạt Cúp vàng Top 5 ICT của Hội Tin học TP.HCM để chính thức trở thành một trong những đơn vị đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Loạn học viện


Loạn học viện

16/10/2012 3:05

Hiện nay khái niệm viện hay học viện chưa được hiểu đúng hoặc đang bị lợi dụng để thực hiện các dịch vụ thu lợi nhuận chứ không tập trung vào những hoạt động nghiên cứu khoa học như được quy định.

Dù đã có những quy định pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của viện trong các trường đại học (ĐH), hoặc các học viên (HV), nhưng thực tế những tổ chức này đang tồn tại với nhiều biến dạng không đúng với chức năng, nhiệm vụ vốn có.

Chủ yếu liên kết đào tạo và dịch vụ

Được gọi tên là viện nhưng hoạt động chính của Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM là tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết với nước ngoài từ cao đẳng, ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Trên website của viện này không thấy đề cập về hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ mà đáng ra chức năng một viện phải làm.



Minh họa: DAD
Tương tự là Viện Đào tạo mở và nghiên cứu phát triển (Bolt) của Trường ĐH Bình Dương. Tiền thân của viện này là Trung tâm tin học - ngoại ngữ của trường. Sau hơn 2 năm thành lập, viện đang hoạt động với chức năng đào tạo các chương trình ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ; liên kết với nước ngoài tổ chức đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức tư vấn du học, giới thiệu đi học nước ngoài… Thậm chí, viện còn đảm nhiệm các việc như đào tạo ngoại ngữ và tin học, giảng dạy Anh văn thiếu nhi tăng cường tại các cơ sở liên kết với các trường tiểu học, biên phiên dịch, thực hiện các công việc liên quan đến tin học như lập trình, cài đặt phần mềm… Hiện tại viện đang đào tạo các bậc từ ngắn hạn đến trung cấp nghề, TCCN đến các chương trình ĐH liên thông. Tiến sĩ Cao Việt Hiếu, Viện trưởng Viện Bolt, nói: “Các hoạt động đào tạo mà viện thực hiện đều của Trường ĐH Bình Dương, viện chỉ là đơn vị trực thuộc được trường giao nhiệm vụ quản lý đào tạo, còn văn bằng vẫn do trường cấp. Viện cũng có các hoạt động nghiên cứu khoa học, gần đây nhất trường mới chuyển giao quy trình và phương pháp tổ chức mô hình kế toán ảo cho sinh viên sang một số trường khác”!

Từ lúc thành lập đến giờ viện chủ yếu hoạt động ở mảng đào tạo các khóa ngắn hạn là chính, còn việc nghiên cứu thì lâu lâu mới tham gia một vài đề tài chung với Viện Kinh tế, nhưng chủ yếu để học hỏi

Tiến sĩ Trần Văn Rũng - Viện trưởng Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp

HV Công nghệ thông tin bách khoa (BKACAD) ra đời tháng 11.2004 lại chỉ là một chương trình hợp tác quốc tế của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với các đối tác nước ngoài như Tập đoàn Cisco Systems, Microsoft, Sun Microsystems, Prometric, VUE (Mỹ), CIMA (Anh)... Khi được hỏi tại sao một chương trình hợp tác quốc tế lại được gọi là HV, một cán bộ phụ trách đào tạo của HV này giải thích: “Do ĐH Bách khoa hợp tác với Tập đoàn Cisco Systems để đào tạo về công nghệ thông tin. Tập đoàn này có các HV mạng Cisco và khi hợp tác với ĐH Bách khoa thì đã đổi tên là HV Công nghệ thông tin bách khoa!”.

Dạy nghiệp vụ, kỹ năng mềm

Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp (IABM) thành lập được khoảng 6 năm nay nhưng chủ yếu chiêu sinh các khóa đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ như kế toán, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, chuyên viên tài chính ngân hàng… Theo bà Phương Dung, bộ phận quản lý của viện, các chương trình này được liên kết với Hiệp hội Các nhà quản lý Anh quốc. Sau khi kết thúc khóa học từ một đến 4 tháng rưỡi, học viên sẽ được nhận chứng chỉ của viện và chứng chỉ của Hiệp hội Các nhà quản lý Anh quốc. Trong khi đó, nhiệm vụ chính mà Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM yêu cầu viện là “nghiên cứu triển khai thực nghiệm và áp dụng các công nghệ, các sản phẩm và các biện pháp mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp”. Viện cũng được đào tạo nhưng chỉ là “tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về khoa học công nghệ, công nghệ thông tin”. Thế nhưng, viện lại mở rất nhiều khóa đào tạo không đúng với nội dung cấp phép để thu kinh phí. Tiến sĩ Trần Văn Rũng, Viện trưởng, nhìn nhận: “Từ lúc thành lập đến giờ viện chủ yếu hoạt động ở mảng đào tạo các khóa ngắn hạn là chính, còn việc nghiên cứu thì lâu lâu mới tham gia một vài đề tài chung với Viện Kinh tế, nhưng chủ yếu để học hỏi”.

Trên website của Viện Quản trị kinh doanh (BMI) cũng là những thông tin về các khóa học kỹ năng mềm, nghiệp vụ, quản lý cấp cao, đào tạo riêng cho từng doanh nghiệp mà không có bất cứ một thông tin nào về nghiên cứu hay chuyển giao công nghệ. Website của Viện Quản trị và tài chính (IFA) cũng tương tự. Bên cạnh các khóa học, IFA còn chiêu sinh các khóa quản trị kinh doanh thu nhỏ với học phí gần 1.000 USD/khóa.
Chỉ để tư vấn du học
Trên website chính thức của Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế (có trụ sở chính tại Hà Nội) lại chủ yếu quảng bá du học. Toàn bộ các chuyên mục ở đây đều tập trung vào các vấn đề như thông tin du học, học bổng du học, dịch vụ (dịch thuật, chuyển đổi bằng tương đương). Công ty hợp tác giáo dục quốc tế trực thuộc viện đứng ra tổ chức mọi hoạt động này. Điều đáng nói, viện có văn phòng đại diện tại TP.HCM nhưng không đăng ký hoạt động tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM theo quy định của luật Khoa học và công nghệ. Tiến sĩ Đỗ Nam Liên - Trưởng văn phòng đại diện tại TP.HCM, cho biết ở đây viện chủ yếu hoạt động về du học.

Viện Quản trị doanh nghiệp (trụ sở tại Hà Nội) cũng thành lập Trung tâm tư vấn đào tạo quản lý và nghiên cứu thị trường song chủ yếu để chiêu sinh các khóa học với hàng loạt lớp như nghiệp vụ thư ký văn phòng, kế toán doanh nghiệp, chuyên viên bán hàng và tiếp thị, giám đốc nhân sự… Văn phòng đại diện của trung tâm cũng không thấy nằm trong phần đăng ký hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

Viện Công nghệ giáo dục tại TP.HCM còn quảng bá cả những lớp tiếng Anh một thầy một trò, học viên học tại nhà qua internet với giáo viên nước ngoài, lớp luyện thi lấy học bổng cao đẳng, ĐH của Singapore, luyện thi đầu vào các trường ĐH Phần Lan… các môn toán, lý, tiếng Anh…

Cử nhân cũng trở thành viện trưởng !

Theo điều 5 thông tư hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, đối với tổ chức khoa học và công nghệ cấp quốc gia, bộ, tỉnh hoặc tổ chức khoa học và công nghệ là viện thì người đứng đầu phải có trình độ tiến sĩ trở lên. Thế nhưng khi đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, viện trưởng của một số viện chỉ mới cử nhân hay thạc sĩ. Chẳng hạn, viện trưởng các viện: Marketing và quản trị Việt Nam, Quản trị kinh doanh, Đào tạo quốc tế FPT TP.HCM, Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, Quản trị kinh tế ứng dụng, Khoa học phát triển nhân lực quốc tế Sài Gòn, Marketing và quản trị Việt Nam, Nghiên cứu và tư vấn quản lý nguồn nhân lực có trình độ thạc sĩ. Viện trưởng các viện: Nghiên cứu và đào tạo quảng cáo Việt Nam, Quản trị kinh tế - kỹ thuật, Phát triển nhân lực và công nghệ thông tin, Công nghệ giáo dục và quản trị, Tài chính kế toán và tin học… mới chỉ có bằng cử nhân.

M.Q

Hoạt động khoa học và công nghệ

Điều lệ trường ĐH ban hành năm 2010 quy định rõ: “Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới hình thức viện hoặc trung tâm, được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng, hoạt động theo quy định của pháp luật và có các nhiệm vụ sau: Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ mũi nhọn hoặc liên ngành, đưa tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, gắn hoạt động khoa học và công nghệ với đào tạo và thực tế sản xuất, kinh doanh”. Thông tư số 22/2011 của Bộ GD-ĐT quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH, cũng nêu viện là một trong những đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu và khoa học trong các trường ĐH. Theo đó, viện được thành lập và hoạt động theo luật Khoa học và công nghệ, có nhiệm vụ như nêu trên trong Điều lệ trường ĐH. Như vậy, viện chính là một tổ chức khoa học công nghệ của trường ĐH.

Còn tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH cho biết: “Theo quy ước của quốc tế thì HV cũng cùng đẳng cấp với ĐH nhưng khác là HV chỉ đào tạo 1-2 lĩnh vực đầu ngành, còn các ĐH và trường ĐH thì đào tạo đa lĩnh vực. Mô hình của HV giống như các trường ĐH, bao gồm các viện, khoa và các trung tâm nghiên cứu…”.

Mỹ Quyên - Hà Ánh - Vũ Thơ