Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011
Nữ sinh lớp 8 hỗn chiến, 2 em nhập viện cấp cứu
Nữ sinh lớp 8 hỗn chiến, 2 em nhập viện cấp cứu
Tại xã Hải Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) thời gian vừa qua đã thường xuyên xảy ra xô xát giữa các nữ sinh. Cách đây 3 ngày đã xảy ra hỗn chiến khiến 2 nữ sinh phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng.
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 18.11, tại địa phương trên đã xảy ra vụ xô xát giữa các em đang là học sinh lớp 8 trường THCS xã Hải Trạch.
Sau khi hẹn nhau ra nơi vắng vẻ ngoài khu vực nhà trường, em Lê Thị Ánh Ngọc (SN 1998, học sinh lớp 8C) đã dùng dao thủ sẵn tấn công 2 nữ sinh khác là Hồ Ngọc Anh và Trần Thị Thu Hương (đều SN 1998, học chung lớp 8B) khiến 2 em bị trọng thương, được đem đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng.
Sau khi hẹn nhau ra nơi vắng vẻ ngoài khu vực nhà trường, em Lê Thị Ánh Ngọc (SN 1998, học sinh lớp 8C) đã dùng dao thủ sẵn tấn công 2 nữ sinh khác là Hồ Ngọc Anh và Trần Thị Thu Hương (đều SN 1998, học chung lớp 8B) khiến 2 em bị trọng thương, được đem đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng.
Hình ảnh một vụ hỗn chiến giữa các nữ sinh tại địa phương được quay lại bằng điện thoại di động. |
Theo thông tin phản ánh, thời gian vừa qua tại địa phương trên đã liên tiếp xảy ra việc các học sinh nữ đánh nhau gây thương tích. Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn cá nhân trong quá trình sinh hoạt và học tập tại trường.
Trước khi xảy ra sự việc trên, vào ngày 17.11, trong khi Trường THCS Hải Trạch đang tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 thì bị náo loạn bởi một tốp nữ sinh ở ngoài mang theo hung khí vây đánh các học sinh nữ ngay tại trường khiến nhà trường phải báo lực lượng công an đến can thiệp.
Tình trạng xô xát giữa các học sinh xảy ra thường xuyên nên một số em học sinh đã dùng điện thoại di động quay lại các cảnh trên và chuyền tay nhau để xem.
Trước khi xảy ra sự việc trên, vào ngày 17.11, trong khi Trường THCS Hải Trạch đang tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 thì bị náo loạn bởi một tốp nữ sinh ở ngoài mang theo hung khí vây đánh các học sinh nữ ngay tại trường khiến nhà trường phải báo lực lượng công an đến can thiệp.
Tình trạng xô xát giữa các học sinh xảy ra thường xuyên nên một số em học sinh đã dùng điện thoại di động quay lại các cảnh trên và chuyền tay nhau để xem.
Hiện công an xã đang lập hồ sơ nhằm xử lý các đối tượng học sinh gây rối trên.
Linh Đan
Theo laodong.com.vn
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011
Gian nan tuyển sinh
Gian nan tuyển sinh
Ở các địa phương vùng ĐBSCL, đối với các trường cao đẳng nghề, TC nghề cấp tỉnh tuyển sinh đủ chỉ tiêu là chuyện không dễ.
Các trung tâm dạy nghề, trường TC nghề cấp huyện lại càng khó khăn hơn, vì ngoài yếu tố tâm lý chung thích làm “thầy” hơn làm “thợ”của hầu hết các bạn trẻ, thì cơ sở dạy nghề cấp huyện khó khăn hơn về cơ sở vật chất - trang thiết bị, thiếu giáo viên, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng…
Nhiều cách tư vấn - vận động vẫn khó
Trường TC Nghề huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đã có 4 năm chiêu sinh đào tạo hệ TC nghề với gần 280/729 học sinh tốt nghiệp ra trường. Để thu hút học sinh, hằng năm Trường TC Nghề Tháp Mười phối hợp với các đoàn thể của huyện, các trường THPT, THCS trên địa bàn tổ chức tư vấn; đồng thời phổ biến thông tin tuyển sinh trên các phương tiện truyền thông, phối hợp với UBND các xã đến tận nhà gặp gỡ học sinh, phụ huynh để tư vấn, vận động các em tham gia học nghề.
Tuyển sinh dạy nghề ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn. Ảnh: L.N.G |
Ở Trường TC Nghề huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ) tình trạng cũng tương tự. Theo Hiệu trưởng Đào Minh Lợi, hằng năm cán bộ - nhân viên của trường đều đến các trường THPT, THCS và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cho học sinh.
Tuy nhiên, không dễ thu hút học sinh theo học nghề. Hầu hết các em chấp nhận theo học nghề là do không thể, không có điều kiện theo học đại học, cao đẳng...
Ngoài yếu tố thích làm “thầy” hơn làm “thợ” của học sinh, theo một số cơ sở dạy nghề cấp huyện ở ĐBSCL, việc chiêu sinh khó còn do một số nguyên nhân khác: Cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy nghề còn khó khăn, đội ngũ giáo viên thiếu nên chưa thật sự tạo được sự tin tưởng về chất lượng đào tạo.
Ngành nghề đào tạo cũng chưa đa dạng, vì vậy chưa đáp ứng các yêu cầu chọn nghề khác nhau. Học xong liệu có dễ tìm việc làm cũng là điều khiến không ít học sinh băn khoăn có nên vào học tại các trung tâm dạy nghề, trường nghề cấp huyện?
Xoay xở tìm lối ra
Thực tế ở Trường TC Nghề Tháp Mười cho thấy, khi “giải tỏa” được phần nào những “vướng mắc” nêu trên thì việc tuyển sinh đạt kết quả khả quan hơn. Năm 2007, bậc TC nghề trường chỉ tuyển sinh 3 nghề (điện công nghiệp, kế toán DN, quản trị mạng máy tính) và mở được 3 lớp.
Đến năm 2010, Trường TC Nghề Tháp Mười đào tạo thêm 3 nghề (kỹ thuật sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, cắt gọt kim loại, văn thư hành chính) và mở được 6 lớp. Còn hệ sơ cấp nghề mở được 8 lớp (gần 500 học viên) với nhiều nghề đào tạo. Năm 2011, trường đào tạo 10 nghề bậc TC với 400 chỉ tiêu tuyển sinh và đã có 330 hồ sơ đăng ký.
Không chỉ đa dạng nghề đào tạo, Trường TC Nghề Tháp Mười còn liên hệ với các DN trong và ngoài tỉnh đào tạo theo địa chỉ để giải quyết “đầu ra” cho học sinh.
Nhờ đó, theo khảo sát của trường, hơn 80% học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm với thu nhập từ 1,5 - 4 triệu đồng/tháng; 7% học sinh tiếp tục học liên thông lên bậc CĐ nghề. Văn Văn Anh tốt nghiệp ngành quản trị máy tính được Cty Tỷ Xuân - chi nhánh Tháp Mười tuyển vào làm bảo trì máy (thu nhập 3 triệu đồng/tháng) và Nguyễn Minh Thông tốt nghiệp ngành quản trị mạng tìm được việc làm tại một DN ngành thép ở Long An (thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng) là 2 trong số những học sinh của Trường TC Nghề Tháp Mười tốt nghiệp ra trường có việc làm với mức thu nhập ổn định...
Lê Như Giang
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM, KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG
chµo mõng ngµy nhµ gi¸o ViÖt nam 20/11, kû niÖm 40 n¨m ngµy thµnh lËp trêng
Ra đời tháng 6/1971, Trường trung cấp nghề công trình 1, Tiền thân là trường Công nhân công trình 2 thuộc Cục công trình 2(Nay là TCT XDCTGTI) đã trải qua 5 lần đổi tên và 40 năm xây dựng và phát triển.
Với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ, xây dựng giao thông thuỷ lợi, điện, lái xe cơ giới đường bộ, kinh doanh dịch vụ thương mại... Nhà trường đã đào tạo được hơn 20.000 công nhân kỹ thuật bậc 3/7,đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho hơn 10.000 học viên, Dạy bổ túc văn hoá cho hơn 400 cán bộ, đào tạo giáo viên dạy nghề cho hơn 232 học viên, cung cấp cho ngành GTVT, TCT và cho xã hội. Với thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Nhà nước và các cấp các ngành khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
- Đảng bộ liên tục là Đảng Bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu,
- 01 Huân chương lao động hạng III.
- 02 Huân chương lao động hạng II.
- 01 Huân chương lao động hạng nhất
- Nhiều năm đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc.
- 02 đồng chí được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú
- 01 đồng chí được tặng huân chương lao động hạng 3
- Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc
Trong thời kỳ đổi mới, Trường đang từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nhân lực cho TCT, cho ngành GTVT và xã hội một lực lượng công nhân kỹ thuật có chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy của các Nhà tuyển dụng lao động kỹ thuật
Hiện nay Trường đang đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giao thông hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề , liên kết đào tạo hệ cao đẳng nghề, đào tạo tại chức kỹ sư ngành Cầu đường bộ, đồng thời tổ chức đào tạo lái xe cơ giới đường bộ hạng b1,b2,C với lưu lượng trên 2.000.000 học viên lái xe /năm, tổ chức nhận và thực hiện xây lắp các công trình giá trị sản lượng từ 20 đến 30 tỷ /năm, giữ được sự ổn định của nhà trường.
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011
Giáo viên môn phụ chạnh lòng ngày 20.11
Ngày nhà giáo Việt Nam, trong khi các thầy cô khác tíu tít dọn dẹp nhà cửa, mua ít trái cây, bánh kẹo để học trò tới chơi thì thầy P. giáo viên công nghệ trường cấp 3 Y. sắp xếp hành lý chuẩn bị về quê.
Năm nào cũng vậy, nếu mít tinh chào mừng ngày 20.11 xong sớm, buổi trưa thế nào cũng thấy thầy đã ở nhà. Thầy giáo trẻ, lại độc thân, từ Thái Bình ra thành phố dạy học, thầy P. ở trọ. Bạn bè nói thầy may mắn khi vừa ra trường đã được nhận ngay trong một trường chuyên của tỉnh. Học sinh ngoan giỏi, tha hồ nhàn. Thế nhưng, có ai biết hết nỗi buồn của giáo viên một môn bị học sinh coi chỉ là “môn phụ”.
Học sinh coi thường môn phụ
Cấp 1, cấp 2 học sinh sợ điểm kém các môn sẽ không được xếp loại học sinh giỏi, cha mẹ la mắng nên môn nào cũng học rất chăm, hăng hái phát biểu. Nhưng sang cấp 3, học trò chỉ chú trọng các môn thi Đại học, thi tốt nghiệp, các môn như công nghệ, giáo dục công dân, thể dục bị các em cho “ra rìa”.
Thầy P. than thở cùng đồng nghiệp: “Giờ học vẽ kĩ thuật nhưng mấy em học sinh lớp chuyên văn ngang nhiên mang vở ra soạn văn trên lớp. Mình nhắc nhiều, cũng ngại.”
Học môn khác trong giờ, nói chuyện như pháo rang, bài kiểm tra thì làm chống đối, theo các em học sinh cấp 3 chuẩn bị ra trường, đó chỉ là mấy môn điều kiện. Học cho có chứ không để làm gì (!?).
Kết thúc học kỳ, các giáo viên bộ môn lại bị sức ép từ các cô chủ nhiệm đến xin xỏ. “Thôi thì cuối cấp, thầy/ cô chiếu cố cho các em có học bạ đẹp…”. Cho điểm khá, nhận xét tốt, dù thực lòng không muốn, các giáo viên (đặc biệt giáo viên trẻ mới ra trường) dạy công nghệ, thể dục, hay công dân chỉ còn nước than thở, chán ngán cùng nhau.
|
Hạnh phúc nhất của người thầy, là nhận được tình cảm tri ân của học trò, không phải thứ tình cảm vật chất giả dối. |
Ngày 20.11 không dành cho mình
Ngày nhà giáo VN, thầy P. dạy công nghệ trường THPT chuyên Y. chuẩn bị hành lý về quê. Cô N. giáo viên dạy Giáo dục công dân trường X. cũng đăng kí đi du lịch cùng bạn bè. Các thầy cô chẳng ai nói ra, nhưng trong lòng ai cũng chạnh buồn. Dịp 20.11, nhà ai cũng rộn ràng hoa, tiếng học trò đến chúc mừng, còn các thầy cô đành đi tìm hạnh phúc ở nơi khác.
Tâm lý chung, các thầy cô nhận thấy rằng, đến các giờ học chính mình đã miệt mài soạn giáo án, làm đồ dùng học tập học trò còn ngó lơ, thì 20.11 đâu phải là ngày các em nhớ đến những “thầy cô môn phụ”.
Cô T. giáo viên dạy Thể dục ở một trường Hà Tây (cũ) cho hay mình đi làm giáo viên không phải mong dịp này, dịp khác để học trò cảm ơn, nhưng ngày 20.11, thực lòng, nhận được một bó hoa của một em học sinh, tôi cũng thấy xúc động nghẹn ngào.
Từng làm trong BCH chi Đoàn các năm Phổ thông, Hồng Liên (sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) cũng thừa nhận một thực tế khi các bạn đi mua quà cho các thầy cô 20.11, cũng có hiện tượng “phân biệt” với quà. Thầy cô môn chính, môn phụ quà khác nhau về giá trị, và nếu kinh phí có quá eo hẹp, chẳng bao giờ thầy thể dục, công nghệ, công dân có hoa hay chỉ một bưu thiếp để cảm ơn.
Tình cảm thầy trò không thể đong đếm qua món quà mà học trò gửi tặng thầy cô. Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 chỉ có một ngày, nhưng đạo lý thầy trò là nghĩa một đời. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Thế nhưng, buồn thay, khi hôm nay, đạo lý ấy đang có cả sự phân biệt “chính”, “phụ” và ý nghĩa của một ngày 20.11 vẫn còn trong nhưng gói quà vô hồn, chứa đựng sự cảm ơn giả dối.
Thúy Hằng
Theo laodong.com.vn
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011
Phát hiện hai học sinh lớp 9 mang theo đao kiếm
Phát hiện hai học sinh lớp 9 mang theo đao kiếm
Vào hồi 18 giờ 45 phút ngày 12.11, Tổ tuần tra đặc biệt Công an tỉnh Nghệ An phát hiện hai đối tượng điều khiển xe gắn máy nhãn hiệu NEW VMC BKS 37L6 – 4270 không đội mũ bảo hiểm, lưu thông trên đường Phan Đình Phùng có nhiều biểu hiện nghi vấn.
Hai đối tượng bị bắt giữ. |
Số hung khí thu giữ được. |
Lập tức, tổ công tác bám theo đến cuối đường Cao Xuân Huy thì đuổi kịp và ra tín hiệu dừng xe. Phát hiện các đối tượng mang theo đao kiếm nên tổ công tác lập tức khống chế và đưa về trụ sở để làm việc. Tại đây, hai đối tượng khai tên là Trần Đại Dương (SN 1994) ở khối Vĩnh Thịnh, phường Đông Vĩnh (TP.Vinh) và Phạm Ngọc Thạch (SN 1994) học sinh lớp 9C trường THCS Lê Mao (TP.Vinh). Qua kiểm tra, phát hiện hai đối tượng trên mang theo 1 dao mác, lưỡi dài 50 cm, cán dài 40 cm; 01 dao nhọn, lưỡi dao bằng thép dài 30 cm, cán dài khoảng 25 cm và 01 dao nhọn, lưỡi dài 30 cm, cán dài khoảng 20 cm.
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, số dao mác nói trên đang chuẩn bị được tập kết để chuẩn bị đánh nhau với một nhóm đối tượng khác. Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xử lý.
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, số dao mác nói trên đang chuẩn bị được tập kết để chuẩn bị đánh nhau với một nhóm đối tượng khác. Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xử lý.
Theo Nguyễn Cảnh Thắng
Laodong.com.vn
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Khi doanh nghiệp “làm giáo dục”
Khi doanh nghiệp “làm giáo dục”
Khi doanh nghiệp “làm giáo dục”
Thị trường giáo dục Việt Nam từ lâu đã không còn là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước, các trường Dân lập tư thục được thành lập ngày càng nhiều, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế cũng dần chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này.
Giáo dục là hàng hóa dịch vụ mà sinh viên là khách hàng
Trong khi một số nhà quản lý không tán thành quan điểm coi giáo dục là một hàng hóa thì trên thực tế, việc cải tiến chất lượng giảng dạy, cập nhập chương trình đào tạo, dịch vụ hỗ trợ sinh viên đang là những yếu tố quyết định tạo nên sự khác biệt cạnh tranh trong thu hút lượng hồ sơ đăng ký vào các trường mỗi năm.
Nếu như các trường ĐH công lập dựa vào thương hiệu và niềm tin của cộng đồng trên lịch sử giảng dạy làm giá trị cạnh tranh, thì các trường ĐH ngoài công lập lại đẩy mạnh đầu tư tài chính để nâng cao cơ sở học tập, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao kiến thức, tiếp cận được chương trình giáo dục của các trường ĐH trên thế giới. Một số khác tập trung vào việc phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các tổ chức giáo dục, các trường ĐH danh tiếng trên thế giới cùng phát triển chương trình đào tạo tại Việt Nam hoặc xây dựng trường ĐH riêng - những ĐH thuộc “đẳng cấp quốc tế”.
Nhận thức được sự cần thiết đổi mới và đã thực thi nhiều biện pháp cải tiến, song thị trường giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt ở chất lượng đầu ra của sinh viên.
Trong khi thị trường nhân lực hiện nay đa phần không coi trọng bằng cấp, mà đánh giá tuyển dụng dựa trên khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tư cách nghề nghiệp… thì giáo dục Việt Nam dù được “chăm chút” đầu tư hơn, vẫn chưa thể thoát khỏi “tính hàn lâm giáo dục” cố hữu. Sinh viên ít được chú trọng phát triển kinh nghiệm làm việc thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu và không được bổ sung kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm...
Lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn mặc nhiên chấp nhận trình độ của sinh viên ra trường chỉ ở mức học thuật, chấp nhận bỏ thời gian đào tạo lại để đáp ứng được các yêu cầu công việc thực tế. Số ít tập đoàn kinh tế lớn thì lập nên ĐH riêng, vừa để phục vụ nhu cầu nhân lực cho chính doanh nghiệp, vừa để khai thác thị trường giáo dục đầy tiềm năng mà họ có lợi thế giải quyết các vấn đề nhức nhối của thị trường: tính thực tiễn ứng dụng trong giảng dạy.
VTC “chen chân” vào thị trường Giáo dục - Sự mạo hiểm của “đại gia” hay đầu tư bài bản?
Sau Công ty CP FPT, Tổng công ty truyền thông Đa phương tiện VTC cũng đã nhảy vào thị trường Giáo dục, đầu tư phát triển toàn diện các cấp từ THPT đến ĐH và đào tạo nghề với mục tiêu sẽ đi đầu trong đào tạo các chuyên ngành thế mạnh của VTC như: Truyền hình, Truyền thông - Viễn thông, Công nghệ và Nội dung số.
Trong suốt năm 2010 đến nửa đầu 2011, VTC đã tích cự tham gia đồng hành cùng giáo dục, phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, sinh viên cả nước như: Giải bóng đá sinh viên VN - VTC Cup, Miss Teen, đặc biệt là cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet, thu hút được hơn 4 triệu người tham gia.
Cuối năm 2010, VTC trở thành nhà Đầu tư chiến lược cho trường ĐH Văn Hiến - một ĐH tư thục ở TP.HCM, mở ra các khoa mới đào tạo những chuyên ngành mà VTC có thế mạnh như: Công nghệ và Nội dung số, Quản trị truyền thông… chính thức đánh dấu “bước chân” đầu tiên vào thị trường giáo dục của “ông lớn” ngành Truyền thông và Công nghệ.
Nếu như ở cấp đào tạo chính quy, VTC đầu tư vào ĐH Văn Hiến và trường THPT Lê Quý Đôn (Nghệ An) thì ở cấp đào tạo nghề, VTC đã thành lập Học viện Công nghệ và Nội dung số VTC (VTC Academy) tập trung đào tạo chuyên sâu các nhóm ngành đang là xu hướng mới trong lĩnh vực CNTT như: Game Development (lập trình Game), Mobile Application Development (lập trình ứng dụng Mobile), 2D Design and Animation (thiết kế 2D và hoạt hình), 3D Game Design and Animation (thiết kế 3D Game và hoạt hình) và Application Development (lập trình ứng dụng phần mềm và web).
Chỉ nhìn vào các lĩnh vực đào tạo đã thấy VTC khá “khôn khéo” khi nắm bắt được xu hướng công nghệ và thị hiếu của thị trường để xây dựng nên khóa học. Với sự “đổ bộ” của các smartphone mà đi đầu là các sản phẩm di động của Apple như iPhone, iPad…, các hãng sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ “ồ ạt” cho ra mắt kho ứng dụng di động riêng của mình với tốc độ phát triển lượng download hàng năm lên tới 92%. Nhu cầu nhân lực cho phát triển ứng dụng di động có thể nói đang là vấn đề “nóng” nhất của thị trường CNTT thế giới cũng như ở Việt Nam. Chưa kể đến xu hướng tự phát triển sản xuất Game Việt, sự “thống trị” của các sản phẩm 3D… đều là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhân lực trong các nhóm ngành đào tạo của VTC Academy “nóng” lên hơn bao giờ hết.
Điểm khác biệt căn bản trong định hướng đào tạo của VTC là phát triển và áp dụng triệt để mô hình đào tạo kết hợp giữa “học thuật” và “thực tiễn”. Các học viên của VTC Academy sẽ học tại trụ sở làm việc của hơn 1000 cán bộ công nhân viên các phòng ban thuộc Khối Nội dung số VTC. Với tiềm lực của một “ông lớn”, VTC huy động các bộ phận và các công ty thành viên tham dự vào quá trình đào tạo trong từng lĩnh vực liên quan đến bộ môn. Các đơn vị này sẽ cung cấp chuyên gia, hỗ trợ giảng dạy, là nơi triển khai các dự án theo hình thức huấn luyện thực tế. Học viên sẽ được tham gia làm việc trực tiếp vào các dự án đang triển khai trên thị trường. Qua đó sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc, nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường thực.
Một hình thức bổ túc kiến thức ngoài những kiến thức học tập chính quy đang được áp dụng trên hầu hết mọi đối tượng học sinh ở Việt Nam hiện nay là “gia sư” cũng được VTC Academy tích hợp vào mô hình đào tạo của mình. Mỗi học viên đều được một giảng viên/sinh viên khóa trên hỗ trợ kèm cặp trong suốt quá trình học tập nhằm củng cố kiến thức, định hướng tự nghiên cứu và giải đáp các vướng mắc về học thuật, hướng dẫn thực hiện dự án.
Không bỏ qua xu hướng hội nhập hợp tác quốc tế, ngày 30/05/2011, VTC đã chính thức ký hợp tác liên kết đào tạo toàn diện với ĐH Tổng hợp Glyndwr (Anh quốc). Theo đó, ĐH Glyndwr sẽ hỗ trợ VTC phát triển giáo dục các cấp trong các lĩnh vực mà cùng có 2 bên có thế mạnh. Đồng thời hợp tác phát triển các dự án nghiên cứu, xây dựng cộng đồng chuyên ngành với sự tham gia trực tiếp của các giáo sư hàng đầu Glyndwr.
Trong khi hệ thống đào tạo chính quy đang rục rịch chuyển mình nhằm cải tiến giá trị cạnh tranh để thích ứng với thị trường mở cửa thì các tổ chức doanh nghiệp kinh tế lớn đã nhảy vào thị trường Giáo dục với những lợi thế hơn hẳn về tiềm lực và kinh nghiệm thị trường, mở ra xu hướng “mình đào tạo mình dùng” hay “tự cung tự cấp”. Việc tham gia đầu tư của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội sẽ đem lại sự đa dạng hóa lợi ích cho người tiêu dùng sản phẩm giáo dục, mà cụ thể là học sinh - sinh viên.
Nguồn“ dân trí .com”
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
Tuyển nhân viên làm việc Tết
Tuyển nhân viên làm việc Tết (R)
Trong giai đoạn chuyển năm bận rộn ngập đầu, các doanh nghiệp cần thuê nhiều nhân viên thời vụ để bảo đảm phục vụ khách hàng và người tiêu dùng tốt nhất.
Doanh số bán hàng dịp lễ Tết tăng mạnh, tỷ lệ thuận với áp lực duy trì sản xuất đủ và dịch vụ tốt. Song hành cùng đó là những nỗi lo chồng chất về việc thuê nhân viên thời vụ, sao cho có kiến thức và kinh nghiệm đủ để giữ vững hoạt động doanh nghiệp.
Riêng tại Hoa Kỳ, trong giai đoạn tháng 10/2009 đến tháng 1/2010, các công ty đã thuê thêm 453.600 nhân viên thời vụ, tăng gần gấp đôi so với 231.000 người cùng kỳ năm trước đó. Dự đoán năm nay sẽ tiếp tục tăng. Tình hình tương tự diễn ra trên toàn thế giới.
Sau đây là bí quyết để tìm, huấn luyện và thuê tuyển nhân viên tạm thời dịp lễ Tết:
Bắt đầu sớm
Đặc biệt với những doanh nghiệp có doanh số cuối năm chiếm phần lớn tổng doanh số, thì phải bắt đầu tìm người càng sớm càng tốt.
Theo Daniel Butler của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ, thì: “Phải bắt đầu thuê nhân nhân viên thời vụ 3 tháng trước trọng tâm của đợt bán hàng cuối năm. Nếu chậm chân thì công ty đối thủ sẽ đi trước một bước”
Bắt đầu tìm người, tuyển người từ sớm để có những điều chỉnh thích hợp cho phòng nhân sự, khâu tiếp thị và kiểm kê sau đó.
Nơi đầu tiên doanh nghiệp đến tìm nhân viên là danh sách nhân viên bán thời gian của mình. Là những người đã hoặc đang cộng tác với doanh nghiệp, họ sẽ nhanh chóng hòa nhập tập thể. Jim Kiriwan, chủ sở hữu công ty quần áo thể thao Try Sports chia sẻ: “Những nhân viên bán thời gian đã quen làm, nên nhanh chóng vào việc hiệu quả”
Người đông nhưng nhân tài ít. Bắt đầu thuê tuyển càng sớm thì càng có cơ hội lựa được người chăm làm, vừa ý… Butler khuyên: “Bạn nên chọn người có khả năng giao tiếp tốt, tính tình hòa đồng và có ý thức công việc rõ ràng”.
Tìm ở đâu? Tìm người như thế nào?
Nếu nhân viên bán thời gian không đủ lấp đầy khoảng trống nhân viên thời vụ trong dịp lễ Tết, thì phải bắt đầu tìm thuê ngoài.
Trước khi tìm người mới, Butler khuyên doanh nhân kiểm tra hoạt động công ty và tình hình nhân sự, xem lại kế hoạch bán hàng và doanh số năm ngoái, dự đoán nhu cầu năm nay… Rồi từ những thống kê đó mà tìm ra chính xác khoảng trống nhân sự mình cần lấp đầy. Cần tăng sức mạnh bán hàng? Cần tăng khả năng trữ hàng? Có khoảng thời gian đặc biệt nào cần hỗ trợ mạnh hơn mình thường?..
Bên cạnh việc trám chỗ trống, thì còn phải tạo nhóm phối hợp làm việc tốt. “Khi phỏng vấn ứng cử viên nhân viên thời vụ, bạn hãy chọn người hiếu học, có thể làm việc linh hoạt thời gian và trách nhiệm, và có hứng thú sử dụng hoặc bán sản phẩm công ty”, Butler cho biết:
Bên cạnh việc trám chỗ trống, thì còn phải tạo nhóm phối hợp làm việc tốt. “Khi phỏng vấn ứng cử viên nhân viên thời vụ, bạn hãy chọn người hiếu học, có thể làm việc linh hoạt thời gian và trách nhiệm, và có hứng thú sử dụng hoặc bán sản phẩm công ty”, Butler cho biết:
“Trong hoàn cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện nay thì lao động dồi dào, nên doanh nghiệp sẽ dễ tìm được nhân viên vừa ý. Nhưng nếu vẫn chưa vừa lòng, thì hãy đăng quảng cáo hoặc tìm người trên báo hoặc các website việc làm. Sinh viên là lực lượng lao động thời vụ khá tốt”.
Thường xuyên tổ chức huấn luyện
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì bên cạnh việc có sản phẩm – dịch vụ tốt và độc đáo, thì còn phải hoàn hảo hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những thượng đế hài lòng thì thể nào cũng thành công.
Try Sports dành nhiều thời gian và công sức để tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng cực hảo hạng. Và bí quyết nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là huấn luyện nhân viên thật nghiêm khắc để họ hiểu tường tận sản phẩm. Kiriwan cho biết: “Nhân viên phải hiểu rõ sản phẩm và bản thân họ cũng sử dụng, để tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng tốt nhất”.
Tương tự huấn luyện về sản phẩm, thì huấn luyện kỹ năng bán hàng cũng là nhân tố quan trọng chí tử dẫn đến thành công mùa lễ Tết. Tuy nhiên, Kiriwan thấy rằng: “Đừng mơ đến điều thần kỳ. Kỹ năng bán hàng rất khó và không thể điêu luyện chỉ sau chút ít thời gian nghe giảng”. Vậy nên, anh và tập thể quản lý dành nhiều thời gian và tâm sức để dạy nhân viên “bán hàng đúng cách”.
Họ tuyệt đối không khuyến khích nhân viên “dụ dỗ”, “chèo kéo” khách mua thêm, lấy thêm. Khách đi vào mua thật nhiều nhưng rồi không trở lại lần sau là thất bại lớn. Bán hàng thành công là phải khiến khách trầm trồ bước vào, mãn nguyện bước ra và thầm nhủ sẽ trở lại lần sau. Kiriwan nhận thấy: “Con người tạo khác biệt trong kinh doanh. Tập thể lãnh đạo và nhân viên tài năng, lành nghề, phối hợp tốt sẽ ăn sâu vào lòng người mua hàng”.
Nguồn lực dự phòng
Nhân viên thời vụ không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp khắp mùa lễ Tết bận rộn, mà còn là nguồn nhân lực dự trữ tuyệt vời cho tương lai.
Kiriwan cho rằng: “Thật tuyệt khi nhân viên chính thức của mình bắt đầu với chức danh nhân viên bán thời gian. Bởi vì sau khi hợp tác làm việc, mình đã nắm được sức mạnh, ưu khuyết thực tế của người đó”. Anh còn tiết lộ rằng hầu như tất cả những quản lý của Try Sports đều bắt đầu ở vị trí nhân viên cấp thấp, nhân viên bán thời gian.
Quan trọng hơn, cần đánh giá đúng mức những đóng góp hữu hình và vô hình trước khi quyết định chọn thuê làm nhân viên chính thức. Bởi vì có những người không bán được nhiều lắm, nhưng trông coi cửa tiệm hoặc hỗ trợ bán hàng rất tốt.
Làm đúng luật
Điều cuối cùng doanh nhân cần lưu ý khi thuê nhân viên thời vụ là vấn đề hợp đồng. Ký hợp đồng rõ ràng về việc chi trả bảo hiểm các loại. Nếu công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản phí đó, không đủ thời gian đi làm thủ tục bảo hiểm, thì phải thông báo rõ khi thuê, tránh để nhân viên thất vọng, khó chịu, bỏ việc, khiến mình phải mất thời gian thuê lại.
Kienthứckinhte.com
Theo DoanhNhanSaiGon.com
(R)
Trong giai đoạn chuyển năm bận rộn ngập đầu, các doanh nghiệp cần thuê nhiều nhân viên thời vụ để bảo đảm phục vụ khách hàng và người tiêu dùng tốt nhất.
Doanh số bán hàng dịp lễ Tết tăng mạnh, tỷ lệ thuận với áp lực duy trì sản xuất đủ và dịch vụ tốt. Song hành cùng đó là những nỗi lo chồng chất về việc thuê nhân viên thời vụ, sao cho có kiến thức và kinh nghiệm đủ để giữ vững hoạt động doanh nghiệp.
Riêng tại Hoa Kỳ, trong giai đoạn tháng 10/2009 đến tháng 1/2010, các công ty đã thuê thêm 453.600 nhân viên thời vụ, tăng gần gấp đôi so với 231.000 người cùng kỳ năm trước đó. Dự đoán năm nay sẽ tiếp tục tăng. Tình hình tương tự diễn ra trên toàn thế giới.
Sau đây là bí quyết để tìm, huấn luyện và thuê tuyển nhân viên tạm thời dịp lễ Tết:
Bắt đầu sớm
Đặc biệt với những doanh nghiệp có doanh số cuối năm chiếm phần lớn tổng doanh số, thì phải bắt đầu tìm người càng sớm càng tốt.
Theo Daniel Butler của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ, thì: “Phải bắt đầu thuê nhân nhân viên thời vụ 3 tháng trước trọng tâm của đợt bán hàng cuối năm. Nếu chậm chân thì công ty đối thủ sẽ đi trước một bước”
Bắt đầu tìm người, tuyển người từ sớm để có những điều chỉnh thích hợp cho phòng nhân sự, khâu tiếp thị và kiểm kê sau đó.
Nơi đầu tiên doanh nghiệp đến tìm nhân viên là danh sách nhân viên bán thời gian của mình. Là những người đã hoặc đang cộng tác với doanh nghiệp, họ sẽ nhanh chóng hòa nhập tập thể. Jim Kiriwan, chủ sở hữu công ty quần áo thể thao Try Sports chia sẻ: “Những nhân viên bán thời gian đã quen làm, nên nhanh chóng vào việc hiệu quả”
Người đông nhưng nhân tài ít. Bắt đầu thuê tuyển càng sớm thì càng có cơ hội lựa được người chăm làm, vừa ý… Butler khuyên: “Bạn nên chọn người có khả năng giao tiếp tốt, tính tình hòa đồng và có ý thức công việc rõ ràng”.
Tìm ở đâu? Tìm người như thế nào?
Nếu nhân viên bán thời gian không đủ lấp đầy khoảng trống nhân viên thời vụ trong dịp lễ Tết, thì phải bắt đầu tìm thuê ngoài.
Trước khi tìm người mới, Butler khuyên doanh nhân kiểm tra hoạt động công ty và tình hình nhân sự, xem lại kế hoạch bán hàng và doanh số năm ngoái, dự đoán nhu cầu năm nay… Rồi từ những thống kê đó mà tìm ra chính xác khoảng trống nhân sự mình cần lấp đầy. Cần tăng sức mạnh bán hàng? Cần tăng khả năng trữ hàng? Có khoảng thời gian đặc biệt nào cần hỗ trợ mạnh hơn mình thường?..
Bên cạnh việc trám chỗ trống, thì còn phải tạo nhóm phối hợp làm việc tốt. “Khi phỏng vấn ứng cử viên nhân viên thời vụ, bạn hãy chọn người hiếu học, có thể làm việc linh hoạt thời gian và trách nhiệm, và có hứng thú sử dụng hoặc bán sản phẩm công ty”, Butler cho biết:
Bên cạnh việc trám chỗ trống, thì còn phải tạo nhóm phối hợp làm việc tốt. “Khi phỏng vấn ứng cử viên nhân viên thời vụ, bạn hãy chọn người hiếu học, có thể làm việc linh hoạt thời gian và trách nhiệm, và có hứng thú sử dụng hoặc bán sản phẩm công ty”, Butler cho biết:
“Trong hoàn cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện nay thì lao động dồi dào, nên doanh nghiệp sẽ dễ tìm được nhân viên vừa ý. Nhưng nếu vẫn chưa vừa lòng, thì hãy đăng quảng cáo hoặc tìm người trên báo hoặc các website việc làm. Sinh viên là lực lượng lao động thời vụ khá tốt”.
Thường xuyên tổ chức huấn luyện
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì bên cạnh việc có sản phẩm – dịch vụ tốt và độc đáo, thì còn phải hoàn hảo hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những thượng đế hài lòng thì thể nào cũng thành công.
Try Sports dành nhiều thời gian và công sức để tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng cực hảo hạng. Và bí quyết nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là huấn luyện nhân viên thật nghiêm khắc để họ hiểu tường tận sản phẩm. Kiriwan cho biết: “Nhân viên phải hiểu rõ sản phẩm và bản thân họ cũng sử dụng, để tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng tốt nhất”.
Tương tự huấn luyện về sản phẩm, thì huấn luyện kỹ năng bán hàng cũng là nhân tố quan trọng chí tử dẫn đến thành công mùa lễ Tết. Tuy nhiên, Kiriwan thấy rằng: “Đừng mơ đến điều thần kỳ. Kỹ năng bán hàng rất khó và không thể điêu luyện chỉ sau chút ít thời gian nghe giảng”. Vậy nên, anh và tập thể quản lý dành nhiều thời gian và tâm sức để dạy nhân viên “bán hàng đúng cách”.
Họ tuyệt đối không khuyến khích nhân viên “dụ dỗ”, “chèo kéo” khách mua thêm, lấy thêm. Khách đi vào mua thật nhiều nhưng rồi không trở lại lần sau là thất bại lớn. Bán hàng thành công là phải khiến khách trầm trồ bước vào, mãn nguyện bước ra và thầm nhủ sẽ trở lại lần sau. Kiriwan nhận thấy: “Con người tạo khác biệt trong kinh doanh. Tập thể lãnh đạo và nhân viên tài năng, lành nghề, phối hợp tốt sẽ ăn sâu vào lòng người mua hàng”.
Nguồn lực dự phòng
Nhân viên thời vụ không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp khắp mùa lễ Tết bận rộn, mà còn là nguồn nhân lực dự trữ tuyệt vời cho tương lai.
Kiriwan cho rằng: “Thật tuyệt khi nhân viên chính thức của mình bắt đầu với chức danh nhân viên bán thời gian. Bởi vì sau khi hợp tác làm việc, mình đã nắm được sức mạnh, ưu khuyết thực tế của người đó”. Anh còn tiết lộ rằng hầu như tất cả những quản lý của Try Sports đều bắt đầu ở vị trí nhân viên cấp thấp, nhân viên bán thời gian.
Quan trọng hơn, cần đánh giá đúng mức những đóng góp hữu hình và vô hình trước khi quyết định chọn thuê làm nhân viên chính thức. Bởi vì có những người không bán được nhiều lắm, nhưng trông coi cửa tiệm hoặc hỗ trợ bán hàng rất tốt.
Làm đúng luật
Điều cuối cùng doanh nhân cần lưu ý khi thuê nhân viên thời vụ là vấn đề hợp đồng. Ký hợp đồng rõ ràng về việc chi trả bảo hiểm các loại. Nếu công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản phí đó, không đủ thời gian đi làm thủ tục bảo hiểm, thì phải thông báo rõ khi thuê, tránh để nhân viên thất vọng, khó chịu, bỏ việc, khiến mình phải mất thời gian thuê lại.
Kienthứckinhte.com
Theo DoanhNhanSaiGon.com
Đối xử với nhân viên thế nào cho đúng
Đối xử với nhân viên thế nào cho đúng
"Nên đối xử với cấp dưới của mình như thế nào" là một môn học không hề đơn giản. Năng lực của một người dẫu sao vẫn có hạn, vì vậy, dù là ông bộ trưởng hay giám đốc công ty vẫn phải biết cách phát huy hết mức tính tích cực và tính sáng tạo của cấp dưới, để họ giúp mình hoàn thành nhiệm vụ mới là giá trị tồn tại thật sự của một người lãnh đạo”
Bài viết sẽ bắt đầu bằng những mẩu chuyện cười, vừa nói vừa thảo luận, hy vọng qua đó có thể giúp ích trong việc xây dựng một môi trường làm việc hài hòa giữa cấp trên và nhân viên.
1.Hài hoà bắt nguồn từ sự tôn trọng
1.Hài hoà bắt nguồn từ sự tôn trọng
Một bà chủ nhà nói với nữ giúp việc mới vào làm ngày đầu tiên: "Nếu cô không ngại tôi sẽ gọi cô là Seu, đây là tên gọi của cô giúp việc trước, tôi không muốn thay đổi thói quen của mình". Nữ giúp việc đáp: "Vâng! Tôi rất thích thói quen này, như vậy nếu bà không ngại, tôi cũng xin gọi bà là bà Tám, vì đấy là người chủ trước của tôi"
Bất kỳ cấp trên nào cũng muốn có quan hệ làm việc hài hòa với cấp dưới của mình, mối quan hệ hòa hợp giữa cấp trên và nhân viên có thể nâng cao hiệu suất làm việc. Dùng sự tôn trọng của lãnh đạo đối với thuộc cấp để đổi lấy sự tôn trọng của cấp dưới đối với cấp trên, đây là bí quyết để điều tiết mối quan hệ trong đơn vị
2.Dân chủ không phải chỉ nói suông
Hai người đàn ông khoe với nhau về cách quản lý gia đình của mình. A nói: "Vợ chồng tôi đối xử với nhau rất dân chủ, nếu ý kiến của cô ấy giống tôi, tôi sẽ nghe theo cô ấy; nếu ý kiến khác nhau, cô ấy phải nghe tôi”. B nói: “Vợ chồng chúng tôi theo chế độ phân công phụ trách. Tôi tôn trọng cô ấy, giao trọn quyền quyết định việc lớn, việc nhỏ để tôi lo. Nhưng kết hôn hai năm nay, trong nhà vẫn chưa xảy ra việc gì lớn"
Hai ông chồng rõ ràng tôn thờ chế độ gia trưởng, nhưng miệng lại cứ hô khẩu hiệu “dân chủ”. Mong các “sếp” đừng giống hai ông chồng này
3.Xây dựng hình tượng tốt
Một giáo viên đang cầm nhiều thứ trên tay, cô liền gọi một học sinh đi qua và hỏi: “Nếu em thấy trên tay cô xách mấy túi đồ, rất nhiều thứ phải gồng gánh, em sẽ giúp cô như thế nào?” Học sinh trả lời một cách chẳng cần suy nghĩ: “Em sẽ đưa cô một đòn gánh”
Lãnh đạo nên biết trao quyền một cách hợp lý cho cấp dưới, không nên chỉ biết vùi đầu vào công việc, làm việc một cách máy móc không chịu thay đổi. Phải linh hoạt hơn, như giao quyền cho thuộc cấp trong từng vụ việc thích hợp, vì nếu cấp dưới mình làm nên thành tích. mình cũng được thơm lây
4.Dùng người phải thỏa đáng
Một ngân hàng có điều tiếng không tốt thông báo tuyên dụng nhân viên kế toán. Hôm phỏng vấn, giám đốc của ngân hàng đó chỉ đưa ra một đề: 1 +1 =? Tất cả những ai giành nhau đưa ra đáp số đều không được chọn, chỉ có một người không lên tiếng được tuyển mà thôi. Hóa ra anh ta đợi mọi người ra về hết mới hỏi nhỏ bên tai ông giám đốc: “Xin hỏi đáp án nên là bao nhiêu?”
Ông giám đốc này chỉ biết dùng người tầm thường, chịu vâng lời chứ không phải người có tài, mặc dù đối phương có thể sẽ làm hỏng việc cũng không bận tâm, quan niệm dùng người như vậy làm sao có được thành quả tốt
Ông giám đốc này chỉ biết dùng người tầm thường, chịu vâng lời chứ không phải người có tài, mặc dù đối phương có thể sẽ làm hỏng việc cũng không bận tâm, quan niệm dùng người như vậy làm sao có được thành quả tốt
Không gom hết công lao về mình
Một cô tiểu thư giàu có thường khoe khoang với chồng mình rằng cái này là của cô ấy, cái nọ cũng của cô ấy, khiến người chồng cảm thấy phiền toái hết sức. Một đêm, cô tiểu thư nghe tiếng động lạ bên ngoài, liền đánh thức chồng bảo: “Anh mau đi xem thử, chắc có trộm đấy!” Anh chồng ngáy ngủ đáp: “Liên quan gì đến tôi chứ ? Tất cả mọi thứ ngoài phòng khách đều là của cô hết mà!”
Thông qua câu chuyện này, là cấp trên thì không nên gom hết công lao về mình, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Công danh đều thuộc về mình nhưng khi xảy ra vấn đề lại đùn đẩy lỗi cho thuộc cấp, như thế sẽ còn ai dám làm việc hết mình vì bạn?
Thông qua câu chuyện này, là cấp trên thì không nên gom hết công lao về mình, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Công danh đều thuộc về mình nhưng khi xảy ra vấn đề lại đùn đẩy lỗi cho thuộc cấp, như thế sẽ còn ai dám làm việc hết mình vì bạn?
5.Không nên lừa mị cấp dưới
Một năm hạn hán kéo dài, trời không mưa. Có người bèn đến hỏi thầy bói xem chừng nào sẽ có mưa. Thầy bói lập tức viết một tờ giấy xếp lại đưa cho người đó và nói với vẻ thần bí: “Chưa đến lúc trời mưa thì không được mở ra xem, nếu không là tiết lộ thiên cơ, coi chừng bị trời đánh”. Người đó nghe vậy liền làm theo. Một thời gian sau, cuối cùng trời đã mưa, người đó bèn mở tờ giấy ra xem trên đó ghi rằng: “Hôm nay sẽ có mưa. Người đó kinh ngạc thốt lên: “Đúng là tiên đoán như thần!”
Từ mặt trái câu chuyện truyền đạt cho chúng ta một đạo lý, không biết thì đừng làm ra vẻ hiểu, không nên lừa mị cấp dưới mình. Phải loại bỏ quan niệm là cấp trên thì phải cao siêu và thần bí, nên gác sự kiêu ngạo sang một bên. Không nên “giữ miếng” với cấp dưới, nên mạnh dạn nói cho họ biết rõ ngọn nguồn của sự việc trong đơn vị.
6.Linh hoạt trong công việc
Một giáo viên đang cầm nhiều thứ trên tay, cô liền gọi một học sinh đi qua và hỏi: “Nếu em thấy trên tay cô xách mấy túi đồ, rất nhiều thứ phải gồng gánh, em sẽ giúp cô như thế nào?” Học sinh trả lời một cách chẳng cần suy nghĩ: “Em sẽ đưa cô một đòn gánh”.
Lãnh đạo nên biết trao quyền một cách hợp lý cho cấp dưới, không nên chỉ biết vùi đầu vào công việc, làm việc một cách máy móc không chịu thay đổi. Phải linh hoạt hơn, như giao quyền cho thuộc cấp trong từng vụ việc thích hợp, vì nếu cấp dưới mình làm nên thành tích. mình cũng được thơm lây
7. Dùng người phải thỏa đáng
Một ngân hàng có điều tiếng không tốt thông báo tuyên dụng nhân viên kế toán. Hôm phỏng vấn, giám đốc của ngân hàng đó chỉ đưa ra một đề: 1 +1 =? Tất cả những ai giành nhau đưa ra đáp số đều không được chọn, chỉ có một người không lên tiếng được tuyển mà thôi. Hóa ra anh ta đợi mọi người ra về hết mới hỏi nhỏ bên tai ông giám đốc: “Xin hỏi đáp án nên là bao nhiêu?”
Ông giám đốc này chỉ biết dùng người tầm thường, chịu vâng lời chứ không phải người có tài, mặc dù đối phương có thể sẽ làm hỏng việc cũng không bận tâm, quan niệm dùng người như vậy làm sao có được thành quả tốt
Ông giám đốc này chỉ biết dùng người tầm thường, chịu vâng lời chứ không phải người có tài, mặc dù đối phương có thể sẽ làm hỏng việc cũng không bận tâm, quan niệm dùng người như vậy làm sao có được thành quả tốt
Không giúp cũng đứng quấy nhiễu
Quan tri huyện muốn đến du ngoạn tại một ngôi chùa, bèn sai người thông báo trước cho hòa thượng chủ trì của ngôi chùa đó. Hòa thượng dàn xếp suốt mấy hôm và chuẩn bị một bàn tiệc để tiếp đãi. Quan huyện cảm thấy rất hài lòng, ngâm nga câu thơ: “Đắc ý rong chơi được nửa ngày”.Hòa thượng nghe chỉ cười gượng, Tri huyện hỏi: “Tại sao đại sư lại cười, chẳng lẽ câu thơ của hạ quan không hay?”. Hòa thượng đáp: “Hay thì có hay, bần tăng cười là vì quan trên vui mừng vì mình được nhàn rỗi nửa buổi, nhưng lão tăng phải vì thế mà bận rộn suốt ba ngày!”
Việc nhỏ đối với cấp trên, nhưng khi đến tay cấp dưới thường sẽ trở thành chuyện lớnĐiều này cũng không thể trách thuộc cấp, điều quan trọng là lãnh đạo phải biết quan tâm thông cảm với cấp dưới mình, nên giúp cấp dưới giải quyết vấn đề chứ không phải quấy nhiễu họ thêm. Nếu cứ khăng khăng đòi cấp dưới giúp mình làm những việc bất khả thi, lúc bấy giờ sẽ không đơn giản chỉ là vấn đề quấy nhiễu thôi!
Việc nhỏ đối với cấp trên, nhưng khi đến tay cấp dưới thường sẽ trở thành chuyện lớnĐiều này cũng không thể trách thuộc cấp, điều quan trọng là lãnh đạo phải biết quan tâm thông cảm với cấp dưới mình, nên giúp cấp dưới giải quyết vấn đề chứ không phải quấy nhiễu họ thêm. Nếu cứ khăng khăng đòi cấp dưới giúp mình làm những việc bất khả thi, lúc bấy giờ sẽ không đơn giản chỉ là vấn đề quấy nhiễu thôi!
Nguồn: Tạp chí Cơ hội Vàng
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Sau khi kiểm tra tình hình thực tế tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN, Viện Khoa học và Công nghệ VN, ngày 15.8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban Tuyên giáo T.Ư và một số ban, bộ, ngành T.Ư về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6.8.2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) |
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư nêu rõ: Nghị quyết 27 hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Sau 3 năm triển khai, việc kiểm tra, nghiêm túc đánh giá xem nghị quyết đã được thực hiện như thế nào là rất cần thiết; cần làm rõ những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp thiết thực, hiệu quả, để tiếp tục đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. Quan điểm cơ bản của Đảng đã xác định rõ, trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư nêu rõ: Xây dựng đội ngũ trí thức, chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội mà trước hết là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước. Ngược lại, lao động sáng tạo và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của mỗi nhà khoa học, của đội ngũ trí thức nói chung.
Tổng Bí thư mong rằng, ngay sau hội nghị này, các ban, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở T.Ư, các tỉnh ủy, thành ủy cần sớm xây dựng và quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, bổ sung hoàn chỉnh những nội dung không còn phù hợp, nhất là về cơ chế, chính sách, tạo tiềm lực vật chất và tinh thần, phát huy mạnh hơn nữa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, tập hợp thu hút đội ngũ trí thức tham gia cống hiến cho đất nước.
Trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số đề án quan trọng, như đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đổi mới mạnh cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế tri thức...
Tổng Bí thư nêu rõ: Xây dựng đội ngũ trí thức, chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội mà trước hết là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước. Ngược lại, lao động sáng tạo và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của mỗi nhà khoa học, của đội ngũ trí thức nói chung.
Tổng Bí thư mong rằng, ngay sau hội nghị này, các ban, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở T.Ư, các tỉnh ủy, thành ủy cần sớm xây dựng và quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, bổ sung hoàn chỉnh những nội dung không còn phù hợp, nhất là về cơ chế, chính sách, tạo tiềm lực vật chất và tinh thần, phát huy mạnh hơn nữa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, tập hợp thu hút đội ngũ trí thức tham gia cống hiến cho đất nước.
Trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số đề án quan trọng, như đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đổi mới mạnh cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế tri thức...
T.S (Theo TTXVN)
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011
3 sai lầm mà các doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải
3 sai lầm mà các doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải
5 năm trước, vợ chồng tôi ngồi bên bàn ăn tối mà ngẫm nghĩ xem mình nên làm gì. Doanh nghiệp tôi tự tay xây dựng đã được nhượng lại cho một tập đoàn lớn hơn với giá 180 triệu USD. Chúng tôi làm gì tiếp đây? Tôi có nghĩ đến việc đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhưng mặt khác, tôi lại muốn thành lập doanh nghiệp mới…
Mời các bạn theo dõi bài "Ba lỗi cần tránh khi khởi nghiệp" do Kim Quy trình bày.
Nhìn vào thị trường, chúng tôi thấy rằng tiền đang đổ về các quốc gia đang nổi, mà đặc biệt là Trung Quốc. Thế nên, tôi nảy ra ý định thành lập doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiên cứu thị trường lớn nhất châu Á này.
Có rất nhiều khó khăn cần cân nhắc. Liệu chúng tôi có đủ sức để cạnh tranh với những tập đoàn tư vấn có chi nhánh toàn cầu, vốn hùng hậu, nhân viên tài năng, mạng lưới chằng chịt? Bên cạnh đó, tôi nhớ lại một lần thành lập doanh nghiệp trước đây, lợi nhuận trong 3 năm đầu chỉ vỏn vẹn 7.000 USD khi tôi ở trong căn hộ chung cư có giá thuê 200 USD/tháng. Nhưng bây giờ, nhu cầu sống cao hơn và gia đình tôi đang cần ổn định để đón thêm thành viên mới.
Suy nghĩ thật nhiều, cuối cùng, tôi viết e-mail trình bày kế hoạch cho hai người cố vấn dày dặn kinh nghiệm là chủ nhiệm khoa Khoa học và Nghệ thuật đại học Harvard Bill Kirby và đối tác quản lý công ty Kestrel Venture Management Gregg Stone. Với e-mail đó, tôi quyết tâm không dừng bước khi chưa thành công.
Hiện tại, 5 năm sau ngày thành lập, tôi không dám khẳng định đây là thành công. Nhưng ít ra, doanh nghiệp thu lợi nhuận hàng năm. Bên cạnh đó, chúng tôi đã có thể thắng những hãng tư vấn lừng danh như Bain và McKinsey trong một số trận chiến giành khách hàng.
Chúng tôi cũng giúp nhiều doanh nghiệp toàn cầu phát triển kinh doanh tại TQ. Quan trọng nhất, chúng tôi được thừa nhận là công ty tư vấn chiến lược thị trường TQ giỏi nhất.
Bí quyết thành công của tôi là né xa 3 sai lầm mà các doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải.
Đầu tiên, hầu hết doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào việc phát triển sản phẩm mà không đầu tư đúng mức cho việc gây dựng thương hiệu.
Dĩ nhiên, bạn cần sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời để kinh doanh. Nhưng đừng quên rằng bạn cũng phải chú tâm gây dựng thương hiệu. Có như thế, bạn mới làm chủ giá cả thị trường và dẫn dắt khuynh hướng tiêu dùng.
Ví dụ như khi thành lập công ty tư vấn cạnh tranh với các tập đoàn toàn cầu, tôi biết mình phải gây dựng hình ảnh là doanh nghiệp dẫn đầu với khách hàng toàn thế giới. Thế là tôi viết bài quản trị trên tạp chí Forbes.com, xuất hiện trên kênh truyền hình CNBC và Bloomberg TV để kể chuyện làm ăn. Qua những kênh truyền thông lớn, tôi dần dần tạo sự tín nhiệm của mọi người.
Trong 3 năm đầu lập nghiệp, có những lúc, tôi đã từ chối một số dự án nếu nó tốn quá nhiều thời gian, hoặc là trùng với ngành công nghiệp chúng tôi đã từng nhận làm. Chúng tôi muốn có đa dạng khách hàng đến từ Mỹ, Pháp, Ý, Úc, TQ, châu Phi, Hồng Kông và Vương quốc Anh, ở đa dạng ngành từ hóa mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống, phần nềm, quỹ đầu tư, dịch vụ tài chính. Có khi, chúng tôi nhận những hợp đồng rất nhỏ. Cốt lõi là chứng minh được rằng mình có thể xử lý tất cả khách hàng.
Chiến lược này đã cứu công ty chúng tôi vào năm 2009, khi mà nhiều doanh nghiệp lớn cùng ngành như Marakon tuyên bố phá sản và nhiều anh chàng khổng lồ khác buộc phải đóng cửa chi nhánh tại TQ, như công ty Kurt Salmon đã làm. Trong 3 năm đầu tiên, các công ty Hoa Kỳ đem về cho chúng tôi 40 – 50% doanh thu, nhưng đến năm ngoái thì rớt xuống còn 5%. Nhưng nhờ khách hàng đa dạng, chúng tôi vẫn tồn tại mạnh mẽ. Không có ngành đơn lẻ nào đóng góp hơn 25% doanh thu cho chúng tôi.
Lỗi thứ hai các doanh nghiệp thường gặp là không tích góp đủ tiền vốn.
Để hoàn thành mục tiêu là: gây dựng sự tín nhiệm và thu nhận đơn đặt hàng đa dạng từng ngành, chúng tôi phải chọn thực hiện những dự án như ý muốn. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có vốn đủ mạnh để duy trì doanh nghiệp.
Hãy nghĩ thật kỹ xem mình có cần chi khoản đó không. Nhiều doanh nhân bỏ ra quá nhiều tiền để tân trang văn phòng, mua sắm thiết bị không thiết thực.
Khi thuê văn phòng, chúng tôi chọn nơi có sẵn nội thất. Khi điện thoại liên lạc với khách hàng, chúng tôi dùng Skype để đỡ tốn kém. Khi cần gửi thông tin quảng cáo đến khách hàng, chúng tôi chọn phương tiện e-mail điện tử thay vì in tốn tiền.
Điều thứ ba các doanh nhân thường mắc phải là coi nhẹ mức độ stress của mình và không biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân.
Phương thuốc chống stress của tôi là sự cứng đầu hay còn gọi là tự tin thái quá. Tôi thực sự cảm thấy mình có thể thành công ở mức độ nhất định, chỉ cần chăm chỉ hơn những người khác. Ấy vậy mà, cũng có một sáng thức giấc, nhìn vào gương, tôi thấy lông mày bên phải của mình rụng phân nửa.
Tôi còn lên 10kg do hậu quả của việc thức khuya làm việc, ăn đêm và uống nhiều cà phê sáng. Các bác sĩ nói rằng do tôi căng thẳng quá độ nên cơ thể phản ứng bằng cách rụng lông mày chỉ trong một đêm. Họ khuyên tôi phải nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc đi tập thể dục.
Hiểu rằng mình đã rất sai khi phớt lờ việc chăm sóc sức khỏe, tôi rất cố gắng để cải thiện tình hình. Giờ đây, tôi đã trở lại cân nặng như thời sinh viên, lông mày mọc dày và lao động có hiệu suất cao hơn.
Tôi thích những bất ngờ và thử thách của nghiệp kinh doanh. Đúng là tôi luôn phấn đấu để trở thành tỷ phú, nhưng tôi thấy niềm vui khi xây dựng thương hiệu quan trọng hơn việc kiếm tiền.
Để có thể tối đa cơ hội thành công, các doanh nhân hãy nhớ dành thời gian nghỉ dưỡng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Đừng quên tạo dựng thương hiệu và tính toán chi tiêu từng đồng.
Tránh 3 điều trên khi khởi nghệp, bất cứ ai cũng có khả năng thành Steve Jobs hay Bill Gates. Chúc các bạn thành công.
Theo Kiến thức kinh tế .com
5 năm trước, vợ chồng tôi ngồi bên bàn ăn tối mà ngẫm nghĩ xem mình nên làm gì. Doanh nghiệp tôi tự tay xây dựng đã được nhượng lại cho một tập đoàn lớn hơn với giá 180 triệu USD. Chúng tôi làm gì tiếp đây? Tôi có nghĩ đến việc đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhưng mặt khác, tôi lại muốn thành lập doanh nghiệp mới…
Đầu tư xe dạy lái thời thị trường |
Mời các bạn theo dõi bài "Ba lỗi cần tránh khi khởi nghiệp" do Kim Quy trình bày.
Nhìn vào thị trường, chúng tôi thấy rằng tiền đang đổ về các quốc gia đang nổi, mà đặc biệt là Trung Quốc. Thế nên, tôi nảy ra ý định thành lập doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiên cứu thị trường lớn nhất châu Á này.
Có rất nhiều khó khăn cần cân nhắc. Liệu chúng tôi có đủ sức để cạnh tranh với những tập đoàn tư vấn có chi nhánh toàn cầu, vốn hùng hậu, nhân viên tài năng, mạng lưới chằng chịt? Bên cạnh đó, tôi nhớ lại một lần thành lập doanh nghiệp trước đây, lợi nhuận trong 3 năm đầu chỉ vỏn vẹn 7.000 USD khi tôi ở trong căn hộ chung cư có giá thuê 200 USD/tháng. Nhưng bây giờ, nhu cầu sống cao hơn và gia đình tôi đang cần ổn định để đón thêm thành viên mới.
Suy nghĩ thật nhiều, cuối cùng, tôi viết e-mail trình bày kế hoạch cho hai người cố vấn dày dặn kinh nghiệm là chủ nhiệm khoa Khoa học và Nghệ thuật đại học Harvard Bill Kirby và đối tác quản lý công ty Kestrel Venture Management Gregg Stone. Với e-mail đó, tôi quyết tâm không dừng bước khi chưa thành công.
Hiện tại, 5 năm sau ngày thành lập, tôi không dám khẳng định đây là thành công. Nhưng ít ra, doanh nghiệp thu lợi nhuận hàng năm. Bên cạnh đó, chúng tôi đã có thể thắng những hãng tư vấn lừng danh như Bain và McKinsey trong một số trận chiến giành khách hàng.
Chúng tôi cũng giúp nhiều doanh nghiệp toàn cầu phát triển kinh doanh tại TQ. Quan trọng nhất, chúng tôi được thừa nhận là công ty tư vấn chiến lược thị trường TQ giỏi nhất.
Bí quyết thành công của tôi là né xa 3 sai lầm mà các doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải.
Đầu tiên, hầu hết doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào việc phát triển sản phẩm mà không đầu tư đúng mức cho việc gây dựng thương hiệu.
Dĩ nhiên, bạn cần sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời để kinh doanh. Nhưng đừng quên rằng bạn cũng phải chú tâm gây dựng thương hiệu. Có như thế, bạn mới làm chủ giá cả thị trường và dẫn dắt khuynh hướng tiêu dùng.
Ví dụ như khi thành lập công ty tư vấn cạnh tranh với các tập đoàn toàn cầu, tôi biết mình phải gây dựng hình ảnh là doanh nghiệp dẫn đầu với khách hàng toàn thế giới. Thế là tôi viết bài quản trị trên tạp chí Forbes.com, xuất hiện trên kênh truyền hình CNBC và Bloomberg TV để kể chuyện làm ăn. Qua những kênh truyền thông lớn, tôi dần dần tạo sự tín nhiệm của mọi người.
Trong 3 năm đầu lập nghiệp, có những lúc, tôi đã từ chối một số dự án nếu nó tốn quá nhiều thời gian, hoặc là trùng với ngành công nghiệp chúng tôi đã từng nhận làm. Chúng tôi muốn có đa dạng khách hàng đến từ Mỹ, Pháp, Ý, Úc, TQ, châu Phi, Hồng Kông và Vương quốc Anh, ở đa dạng ngành từ hóa mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống, phần nềm, quỹ đầu tư, dịch vụ tài chính. Có khi, chúng tôi nhận những hợp đồng rất nhỏ. Cốt lõi là chứng minh được rằng mình có thể xử lý tất cả khách hàng.
Chiến lược này đã cứu công ty chúng tôi vào năm 2009, khi mà nhiều doanh nghiệp lớn cùng ngành như Marakon tuyên bố phá sản và nhiều anh chàng khổng lồ khác buộc phải đóng cửa chi nhánh tại TQ, như công ty Kurt Salmon đã làm. Trong 3 năm đầu tiên, các công ty Hoa Kỳ đem về cho chúng tôi 40 – 50% doanh thu, nhưng đến năm ngoái thì rớt xuống còn 5%. Nhưng nhờ khách hàng đa dạng, chúng tôi vẫn tồn tại mạnh mẽ. Không có ngành đơn lẻ nào đóng góp hơn 25% doanh thu cho chúng tôi.
Lỗi thứ hai các doanh nghiệp thường gặp là không tích góp đủ tiền vốn.
Để hoàn thành mục tiêu là: gây dựng sự tín nhiệm và thu nhận đơn đặt hàng đa dạng từng ngành, chúng tôi phải chọn thực hiện những dự án như ý muốn. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có vốn đủ mạnh để duy trì doanh nghiệp.
Hãy nghĩ thật kỹ xem mình có cần chi khoản đó không. Nhiều doanh nhân bỏ ra quá nhiều tiền để tân trang văn phòng, mua sắm thiết bị không thiết thực.
Khi thuê văn phòng, chúng tôi chọn nơi có sẵn nội thất. Khi điện thoại liên lạc với khách hàng, chúng tôi dùng Skype để đỡ tốn kém. Khi cần gửi thông tin quảng cáo đến khách hàng, chúng tôi chọn phương tiện e-mail điện tử thay vì in tốn tiền.
Điều thứ ba các doanh nhân thường mắc phải là coi nhẹ mức độ stress của mình và không biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân.
Phương thuốc chống stress của tôi là sự cứng đầu hay còn gọi là tự tin thái quá. Tôi thực sự cảm thấy mình có thể thành công ở mức độ nhất định, chỉ cần chăm chỉ hơn những người khác. Ấy vậy mà, cũng có một sáng thức giấc, nhìn vào gương, tôi thấy lông mày bên phải của mình rụng phân nửa.
Tôi còn lên 10kg do hậu quả của việc thức khuya làm việc, ăn đêm và uống nhiều cà phê sáng. Các bác sĩ nói rằng do tôi căng thẳng quá độ nên cơ thể phản ứng bằng cách rụng lông mày chỉ trong một đêm. Họ khuyên tôi phải nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc đi tập thể dục.
Hiểu rằng mình đã rất sai khi phớt lờ việc chăm sóc sức khỏe, tôi rất cố gắng để cải thiện tình hình. Giờ đây, tôi đã trở lại cân nặng như thời sinh viên, lông mày mọc dày và lao động có hiệu suất cao hơn.
Tôi thích những bất ngờ và thử thách của nghiệp kinh doanh. Đúng là tôi luôn phấn đấu để trở thành tỷ phú, nhưng tôi thấy niềm vui khi xây dựng thương hiệu quan trọng hơn việc kiếm tiền.
Để có thể tối đa cơ hội thành công, các doanh nhân hãy nhớ dành thời gian nghỉ dưỡng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Đừng quên tạo dựng thương hiệu và tính toán chi tiêu từng đồng.
Tránh 3 điều trên khi khởi nghệp, bất cứ ai cũng có khả năng thành Steve Jobs hay Bill Gates. Chúc các bạn thành công.
Theo Kiến thức kinh tế .com
Ai là người giàu ở Việt Nam?
Ai là người giàu ở Việt Nam?
Chúng ta đôi khi vẫn thắc mắc người này giàu, người kia giàu (ám chỉ vật chất của một cá nhân sở hữu). Hãy xem hai cách xác định người giàu phổ biến trên thế giới để xem mình đã giàu chưa?
Cách thứ nhất: Dựa trên giá trị “tài sản ròng”
Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tất cả tài sản của cá nhân đó sở hữu - Tổng số nợ
Tổng giá trị tài sản cá nhân bao gồm công ty, tiền mặt, tiền trên tài khoản, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản (nhà, đất), đồ vật (máy bay, ô tô, đồ kim hoàn, sưu tập nghệ thuật...).
Cách thứ hai: Xác định giá trị tài sản tài chính
Theo đó việc xác định tổng tài sản không bao gồm bất động sản. Những tài sản cố định khác như máy bay, ô tô, đồ kim hoàn… cũng không được tính đến.
Forbes xếp hạng những người giàu nhất thế giới dựa trên giá trị “tài sản ròng”. Những con số Forbes đưa ra được đánh giá là gần đúng so với tài sản thực tế của những người giàu nhất thế giới.
Tỉ phú Mỹ Bill Gates, xếp hạng 1 Forbes, tài sản ròng năm 2007 tạm tính là 51 tỉ USD; chiếm 0,34% GDP Mỹ. Tỉ phú thép của Nga, Igor Zyuzin, xếp hạng 458 (cuối bảng), tài sản 2,1 tỉ USD; chiếm 0,14% GDP Nga.
Theo cách tính của ngành thống kê, lấy 20% số người giàu so với 20% số người nghèo, quy đổi ra tiền tệ để tính khoảng cách giàu nghèo.
Năm 2007 GDP của Việt Nam ước tính 71,4 tỉ USD; vậy nếu bạn có tài sản ròng trong phạm vi từ 0,14 đến 0,34% GDP của Việt Nam có thể gọi bạn là một trong những người giàu nhất Việt Nam với tài sản ròng ước tính khoảng trên 200 triệu USD.
Ước tính người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán năm 2007 có “tài sản chính” khoảng 2.400 tỉ đồng, tương đương 126 triệu USD.
kienthuckinhte.com ( Theo dantri )
Chúng ta đôi khi vẫn thắc mắc người này giàu, người kia giàu (ám chỉ vật chất của một cá nhân sở hữu). Hãy xem hai cách xác định người giàu phổ biến trên thế giới để xem mình đã giàu chưa?
Cách thứ nhất: Dựa trên giá trị “tài sản ròng”
Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tất cả tài sản của cá nhân đó sở hữu - Tổng số nợ
Tổng giá trị tài sản cá nhân bao gồm công ty, tiền mặt, tiền trên tài khoản, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản (nhà, đất), đồ vật (máy bay, ô tô, đồ kim hoàn, sưu tập nghệ thuật...).
Ai là người giàu nhất ở Việt Nam? |
Cách thứ hai: Xác định giá trị tài sản tài chính
Theo đó việc xác định tổng tài sản không bao gồm bất động sản. Những tài sản cố định khác như máy bay, ô tô, đồ kim hoàn… cũng không được tính đến.
Forbes xếp hạng những người giàu nhất thế giới dựa trên giá trị “tài sản ròng”. Những con số Forbes đưa ra được đánh giá là gần đúng so với tài sản thực tế của những người giàu nhất thế giới.
Tỉ phú Mỹ Bill Gates, xếp hạng 1 Forbes, tài sản ròng năm 2007 tạm tính là 51 tỉ USD; chiếm 0,34% GDP Mỹ. Tỉ phú thép của Nga, Igor Zyuzin, xếp hạng 458 (cuối bảng), tài sản 2,1 tỉ USD; chiếm 0,14% GDP Nga.
Theo cách tính của ngành thống kê, lấy 20% số người giàu so với 20% số người nghèo, quy đổi ra tiền tệ để tính khoảng cách giàu nghèo.
Năm 2007 GDP của Việt Nam ước tính 71,4 tỉ USD; vậy nếu bạn có tài sản ròng trong phạm vi từ 0,14 đến 0,34% GDP của Việt Nam có thể gọi bạn là một trong những người giàu nhất Việt Nam với tài sản ròng ước tính khoảng trên 200 triệu USD.
Ước tính người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán năm 2007 có “tài sản chính” khoảng 2.400 tỉ đồng, tương đương 126 triệu USD.
kienthuckinhte.com ( Theo dantri )
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" cho nhà quản lý
"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" cho nhà quản lý
Thực tế, trong trong một cơ quan, nhiều trường hợp thái độ ghen tỵ, thù địch giữa các cá nhân cán bộ lãnh đạo, làm suy giảm vai trò lãnh đạo tập thể, làm giảm hiệu xuất, năng suất lao động chung, và thậm chí có thể dẫn đến các vụ kiện tụng tai tiếng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của người quản lý và tổ chức, thậm chí còn làm cho đơn vị xí nghiệp đó không phát triển được. Tính cá nhân của nhà lãnh đạo không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họ, mà còn làm cho cả bộ máy bị thui chột, các nhân viên ngao ngán, thui chột tài năng theo thời gian. Bởi vậy, nếu là người sếp thì phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, bạn sẽ thu phục được nhân tâm trong toàn công ty mình.
Vậy Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người có đức Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Chủ tịch lưu ý, kẻ địch của chữ Cần là lười biếng. Chủ tịch cho rằng nếu có một người, một địa phương, hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Chủ tịch giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chủ tịch đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: "Người mà không Liêm thì không bằng súc vật"; Mạnh Tử cho rằng: "Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy". Do vậy, Chủ tịch yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm. Chữ Liêm và chữ Kiệm phải đi đôi với nhau như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm thì mới Liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được Liêm. Chủ tịch cũng chỉ rõ ngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ô.
Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Theo Chủ tịch, trên trái đất có hàng muôn triệu người, trong số người đó chỉ có thể chia làm hai hạng là người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm nghìn công việc song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ là việc chính việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc ích nước, lợi nhà. Chủ tịch khẳng định: Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính, như một cái cây cần có cành lá, hoa quả mới là một cây hoàn toàn. Con người có Cần, Kiệm, Liêm nhưng cần phải Chính thì mới hoàn chỉnh.
Chí công vô tư nghĩa là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Thực chất của chí công vô tư ở đây chính là thể hiện mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, thể hiện thái độ, trách nhiệm của mỗi người đối với công việc được giao. Chí công vô tư còn là ham làm những gì có lợi cho dân, cho nước, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý. Chí công vô tư thì lòng dạ thanh thản, đầu óc tỉnh táo, sáng suốt. Đối lập với Chí công vô tư là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là bệnh mẹ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh con, hàng trăm thói hư, tật xấu. Chủ tịch coi đó là thứ giặc ở trong lòng, tội cũng nặng như tội việt gian, mật thám vậy. Thực hành Chí công vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật chí lý
Vậy Bạn là một người quản lý thì làm thế nào để thực hiện được lời dạy chí lý đó.
Giả sử Khi rời khỏi ghế nhà trường, đi làm và trở thành một nhà quản lý, bạn nhận ra rằng cá nhân mình cũng thường xuyên thiên vị, hoặc có thiện cảm với một số nhân viên nào đó. Chính những biểu hiện thiên vị đó đã khiến cho các nhân viên đánh mất niềm tin vào sếp của mình, ảnh hưởng rất xấu đến tinh thần tập thể.
Vì vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng đầu tiên của nhà lãnh đạo là phải kiên quyết từ bỏ thói quen thiên vị đó và đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên trong mọi vấn đề.
“Căn bệnh” thiên vị này mang tính cá nhân cao và khá nhạy cảm. Thậm chí, bạn có thể không nghĩ rằng, những hành động, quyết định của mình, trong con mắt những người xung quanh, lại là hành vi không công bằng. Bởi vậy, bạn cần nhận diện căn bệnh thiên vị này bằng các “Biểu hiện” sau đây:
Bạn nâng lương, tiền thưởng, đề bạt chức vụ cho một nhân viên nào đó, do cảm tình chứ không phải vì năng lực thực sự.
Ra những quyết định có lợi cho nhân viên là những người thân trong gia đình, hoặc là bạn thân của bạn trong công ty.
Lờ đi một số lỗi lầm của các nhân viên “Có cảm tình” như đi làm muộn, bỏ họp hoặc tỏ ra thiếu tích cực trong cuộc họp…
Luôn khen ngợi, biểu dương “Nhân viên có cảm tình” của mình mặc dù những nhân viên khác cũng xứng đáng được như vậy.
Để nhận ra mình có thiên vị hay không, bạn cần phải rà soát lại các quyết định, hành động của mình một cách kỹ lưỡng. Nếu bạn thấy có một trong những biểu hiện như trên thì cần phải nhanh chóng từ bỏ cách làm việc theo cảm tính chủ quan, không công bằng của mình
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục cho “căn bệnh” thiên vị của các sếp:
Tăng cường quan sát, thăm dò thái độ nhân viên. Hãy tạo nên một bầu không khí dân chủ, khuyến khích nhân viên bày tỏ những mối quan ngại của họ. Bạn hãy thử thăm dò xem, dưới con mắt của nhân viên trong công ty, thế nào là hành vi không công bằng, thiên vị. Việc tạo ra một môi trường dân chủ, cộng với tính dễ gần của sếp, các nhân viên sẽ thoải mái phản ánh với nhà quản lý những biểu hiện xấu, đồng thời không tung ra những tin đồn tai hại.
Tránh các mối quan hệ gia đình, họ hàng trong công sở. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng dễ dàng làm được điều này. Tuy nhiên, nếu bất đắc dĩ bạn có người ruột thịt đang làm việc trong công ty mình, hãy để họ làm việc thuộc một phòng ban không trực thuộc sự quản lý trực tiếp của bạn. Mọi tiêu chuẩn, quyền lợi của “VIP gia đình” này đều ngang bằng so với các nhân viên khác.
Đưa ra các quyết định đề bạt chức vụ, khen thưởng… dựa trên năng lực nhân viên, thay vì thiện cảm cá nhân. Đây là điều kiện tiên quyết để bạn từ bỏ những biểu hiện thiên vị của mình. Hãy lập nên một hệ thống, quy trình đánh giá năng lực nhân viên một cách chân thực, nghiêm túc để hỗ trợ cho các quyết định của bạn.
Hãy tỉnh táo với những câu chuyện ngồi lê đôi mách của các nhân viên. Sếp cần kịp thời nhận ra dấu hiệu mầm mống của những tin đồn không hay từ các nhân viên, cho rằng bạn là một nhà quản lý không công bằng, tư lợi. Có vậy bạn mới kịp thời chỉnh đốn, sửa sai thay vì để cho những tin đồn đó lan rộng và ngày càng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Lúc đó thì dù bạn thanh minh đến mấy, mọi người vẫn có cớ… bẻ lại: “Không có lửa, làm sao có khói?
Kiểm điểm và tự đánh giá cá nhân. Bạn cần nghiêm túc nhìn nhận những quyết định, hành vi của mình để kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện thiên vị. Quan trọng là bạn sẽ hành xử ra sao với những sai lầm của mình. Hãy vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo để giải quyết mọi thứ thật khéo léo, không làm phương hại đến uy tín cá nhân.
Chẳng hạn như việc bạn ngay lập tức bổ sung quyết định khen thưởng cho nhân viên chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người trong công ty. Với những “cục cưng” của mình, không nhất thiết phải thừa nhận quyết định khen thưởng của mình là sai, và ngay lập tức rút lại quyết định đó. Hành động này có thể sẽ khiến họ bị tổn thương nặng nề, hơn nữa uy tín của bạn cũng vì thế mà xấu đi. Hãy giao cho họ nhiều công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều năng lực hơn, vừa giúp họ trau dồi thêm kinh nghiệm, vừa để bạn có dịp đánh giá lại năng lực và trình độ của những nhân viên này. Lúc đó, mọi chuyện sẽ rõ ràng.
Thực tế, trong trong một cơ quan, nhiều trường hợp thái độ ghen tỵ, thù địch giữa các cá nhân cán bộ lãnh đạo, làm suy giảm vai trò lãnh đạo tập thể, làm giảm hiệu xuất, năng suất lao động chung, và thậm chí có thể dẫn đến các vụ kiện tụng tai tiếng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của người quản lý và tổ chức, thậm chí còn làm cho đơn vị xí nghiệp đó không phát triển được. Tính cá nhân của nhà lãnh đạo không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họ, mà còn làm cho cả bộ máy bị thui chột, các nhân viên ngao ngán, thui chột tài năng theo thời gian. Bởi vậy, nếu là người sếp thì phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, bạn sẽ thu phục được nhân tâm trong toàn công ty mình.
Vậy Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người có đức Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Chủ tịch lưu ý, kẻ địch của chữ Cần là lười biếng. Chủ tịch cho rằng nếu có một người, một địa phương, hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Chủ tịch giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chủ tịch đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: "Người mà không Liêm thì không bằng súc vật"; Mạnh Tử cho rằng: "Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy". Do vậy, Chủ tịch yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm. Chữ Liêm và chữ Kiệm phải đi đôi với nhau như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm thì mới Liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được Liêm. Chủ tịch cũng chỉ rõ ngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ô.
Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Theo Chủ tịch, trên trái đất có hàng muôn triệu người, trong số người đó chỉ có thể chia làm hai hạng là người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm nghìn công việc song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ là việc chính việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc ích nước, lợi nhà. Chủ tịch khẳng định: Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính, như một cái cây cần có cành lá, hoa quả mới là một cây hoàn toàn. Con người có Cần, Kiệm, Liêm nhưng cần phải Chính thì mới hoàn chỉnh.
Chí công vô tư nghĩa là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Thực chất của chí công vô tư ở đây chính là thể hiện mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, thể hiện thái độ, trách nhiệm của mỗi người đối với công việc được giao. Chí công vô tư còn là ham làm những gì có lợi cho dân, cho nước, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý. Chí công vô tư thì lòng dạ thanh thản, đầu óc tỉnh táo, sáng suốt. Đối lập với Chí công vô tư là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là bệnh mẹ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh con, hàng trăm thói hư, tật xấu. Chủ tịch coi đó là thứ giặc ở trong lòng, tội cũng nặng như tội việt gian, mật thám vậy. Thực hành Chí công vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật chí lý
Vậy Bạn là một người quản lý thì làm thế nào để thực hiện được lời dạy chí lý đó.
Giả sử Khi rời khỏi ghế nhà trường, đi làm và trở thành một nhà quản lý, bạn nhận ra rằng cá nhân mình cũng thường xuyên thiên vị, hoặc có thiện cảm với một số nhân viên nào đó. Chính những biểu hiện thiên vị đó đã khiến cho các nhân viên đánh mất niềm tin vào sếp của mình, ảnh hưởng rất xấu đến tinh thần tập thể.
Vì vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng đầu tiên của nhà lãnh đạo là phải kiên quyết từ bỏ thói quen thiên vị đó và đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên trong mọi vấn đề.
“Căn bệnh” thiên vị này mang tính cá nhân cao và khá nhạy cảm. Thậm chí, bạn có thể không nghĩ rằng, những hành động, quyết định của mình, trong con mắt những người xung quanh, lại là hành vi không công bằng. Bởi vậy, bạn cần nhận diện căn bệnh thiên vị này bằng các “Biểu hiện” sau đây:
Bạn nâng lương, tiền thưởng, đề bạt chức vụ cho một nhân viên nào đó, do cảm tình chứ không phải vì năng lực thực sự.
Ra những quyết định có lợi cho nhân viên là những người thân trong gia đình, hoặc là bạn thân của bạn trong công ty.
Lờ đi một số lỗi lầm của các nhân viên “Có cảm tình” như đi làm muộn, bỏ họp hoặc tỏ ra thiếu tích cực trong cuộc họp…
Luôn khen ngợi, biểu dương “Nhân viên có cảm tình” của mình mặc dù những nhân viên khác cũng xứng đáng được như vậy.
Để nhận ra mình có thiên vị hay không, bạn cần phải rà soát lại các quyết định, hành động của mình một cách kỹ lưỡng. Nếu bạn thấy có một trong những biểu hiện như trên thì cần phải nhanh chóng từ bỏ cách làm việc theo cảm tính chủ quan, không công bằng của mình
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục cho “căn bệnh” thiên vị của các sếp:
Tăng cường quan sát, thăm dò thái độ nhân viên. Hãy tạo nên một bầu không khí dân chủ, khuyến khích nhân viên bày tỏ những mối quan ngại của họ. Bạn hãy thử thăm dò xem, dưới con mắt của nhân viên trong công ty, thế nào là hành vi không công bằng, thiên vị. Việc tạo ra một môi trường dân chủ, cộng với tính dễ gần của sếp, các nhân viên sẽ thoải mái phản ánh với nhà quản lý những biểu hiện xấu, đồng thời không tung ra những tin đồn tai hại.
Tránh các mối quan hệ gia đình, họ hàng trong công sở. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng dễ dàng làm được điều này. Tuy nhiên, nếu bất đắc dĩ bạn có người ruột thịt đang làm việc trong công ty mình, hãy để họ làm việc thuộc một phòng ban không trực thuộc sự quản lý trực tiếp của bạn. Mọi tiêu chuẩn, quyền lợi của “VIP gia đình” này đều ngang bằng so với các nhân viên khác.
Đưa ra các quyết định đề bạt chức vụ, khen thưởng… dựa trên năng lực nhân viên, thay vì thiện cảm cá nhân. Đây là điều kiện tiên quyết để bạn từ bỏ những biểu hiện thiên vị của mình. Hãy lập nên một hệ thống, quy trình đánh giá năng lực nhân viên một cách chân thực, nghiêm túc để hỗ trợ cho các quyết định của bạn.
Hãy tỉnh táo với những câu chuyện ngồi lê đôi mách của các nhân viên. Sếp cần kịp thời nhận ra dấu hiệu mầm mống của những tin đồn không hay từ các nhân viên, cho rằng bạn là một nhà quản lý không công bằng, tư lợi. Có vậy bạn mới kịp thời chỉnh đốn, sửa sai thay vì để cho những tin đồn đó lan rộng và ngày càng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Lúc đó thì dù bạn thanh minh đến mấy, mọi người vẫn có cớ… bẻ lại: “Không có lửa, làm sao có khói?
Kiểm điểm và tự đánh giá cá nhân. Bạn cần nghiêm túc nhìn nhận những quyết định, hành vi của mình để kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện thiên vị. Quan trọng là bạn sẽ hành xử ra sao với những sai lầm của mình. Hãy vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo để giải quyết mọi thứ thật khéo léo, không làm phương hại đến uy tín cá nhân.
Chẳng hạn như việc bạn ngay lập tức bổ sung quyết định khen thưởng cho nhân viên chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người trong công ty. Với những “cục cưng” của mình, không nhất thiết phải thừa nhận quyết định khen thưởng của mình là sai, và ngay lập tức rút lại quyết định đó. Hành động này có thể sẽ khiến họ bị tổn thương nặng nề, hơn nữa uy tín của bạn cũng vì thế mà xấu đi. Hãy giao cho họ nhiều công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều năng lực hơn, vừa giúp họ trau dồi thêm kinh nghiệm, vừa để bạn có dịp đánh giá lại năng lực và trình độ của những nhân viên này. Lúc đó, mọi chuyện sẽ rõ ràng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)