Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Siết chặt việc học, cấp bằng lái xe

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho hay, thời gian tới, sẽ phải siết lại hoạt động kiểm tra lái xe sử dụng rượu bia, ma túy và quản chặt về thời gian lái xe tối đa (không quá 4 tiếng liên tục).

GIẢI MÃ XE ĐIÊN

Giải mã “xe điên”: Những dối trá kinh hoàng bên trong trường lái

Một số công đoạn thi bằng lái ô tô kiểu "chống trượt" tại tỉnh Bắc Ninh.
Một số công đoạn thi bằng lái ô tô kiểu "chống trượt" tại tỉnh Bắc Ninh.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2018 đạt hiệu quả tốt

NDĐT- Công tác tuyển sinh đại học, cao dẳng khối các ngành sư phạm năm 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đạt được mục tiêu thuận lợi, hiệu quả. Đến hết tháng 11, các đơn vị đã tuyển sinh đạt 77% chỉ tiêu.

Thông tin về kết quả tuyển sinh năm 2018, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, trong đợt 1 có 172 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu, 226 đơn vị đạt 70% chỉ tiêu trở lên. Đến hết tháng 11, cả hệ thống đạt gần 77% chỉ tiêu.
Công tác tuyển sinh năm 2018 được Bộ GD-ĐT đánh giá là ổn định, đạt được mục tiêu nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả, giảm áp lực cho đợt tuyển sinh bổ sung…
Công tác tuyển sinh năm 2018 đã phát huy được một số ưu điểm. Trong đó có thể kể tới việc thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng; được điều chỉnh nguyện vọng, do đó nâng cao khả năng trúng tuyển vào các ngành nghề theo nguyện vọng, sở trường. Bên cạnh đó, quá trình tuyển sinh bảo đảm quyền tự chủ của các trường và các trường đã minh bạch thông tin trong đề án tuyển sinh, cung cấp thông tin cần thiết cho thí sinh và minh bạch kết quả tuyển sinh.
Công nghệ thông tin được áp dụng triệt để hơn trong các khâu của quá trình xét tuyển: Đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng, xét tuyển, xác nhận thí sinh nhập học lên hệ thống đã bảo đảm tính khoa học, khách quan, gimr tối đa số thí sinh ảo.
Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng chỉra vẫn còn một số hạn chế trong công tác tuyển sinh. Cụ thể như: một số cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác tuyển sinh chưa nắm vững quy trình và chưa cập nhật nhiệm vụ đồng bộ với hệ thống, còn sai sót, hoặc cán bộ ở ở một số điểm tiếp nhận hồ sơ chưa rà soát kỹ hồ sơ thí sinh, không nắm được các điều kiện để hướng dẫn thí sinh về chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực gây ra sai sót…
Trong năm 2019, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung sáu điểm trong Quy chế tuyển sinh nhằm khắc phục một số bất cập rút ra từ mùa tuyển sinh vừa qua, đồng thời để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ có hiệu lực từ tháng 7-2019.

Phòng ngừa tiêu cực trong tổ chức thi THPT quốc gia 2019

Còn khoảng bốn tháng nữa, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra. Kỳ thi năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đưa ra nhiều giải pháp để phòng ngừa gian lận, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của địa phương, tăng cường sự phối hợp của các trường đại học trong công tác tổ chức thi.Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
PGS, TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD và ĐT) cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như những năm vừa qua với mục đích xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng. Thí sinh tiếp tục dự thi tại trường hoặc liên trường phổ thông. Việc này nhằm giảm khó khăn, chi phí cho thí sinh và xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là gian lận của kỳ thi đều có thể xảy ra ở tất cả các khâu. Vì vậy, thay vì tổ chức điểm thi dành riêng đối với thí sinh tự do như mọi năm, năm 2019, Bộ GD và ĐT yêu cầu mỗi hội đồng thi lựa chọn một số điểm thi dành cả cho các thí sinh tự do, thí sinh THPT, giáo dục thường xuyên thi chung; việc coi thi, chấm thi được thực hiện nghiêm theo quy chế để bảo đảm tính công bằng.
Công tác vận chuyển đề thi, bài thi được quy định kỹ hơn về quy cách niêm phong, nhất là quy định rõ vai trò của công an. Bộ cũng quy định chặt chẽ hơn việc bảo quản đề thi, bài thi tại các điểm thi; yêu cầu có công an bảo vệ và ca-mê-ra an ninh giám sát khu vực này thường xuyên; phó trưởng điểm thi hoặc thư ký của trường đại học trực ban đêm. Về niêm phong túi bài thi được quy định cụ thể như: Hai cán bộ coi thi ký giáp lai, có họ tên, chữ ký của phó trưởng điểm thi đến từ trường đại học; dán phủ băng dính trong lên nhãn niêm phong bảo đảm mọi can thiệp đều bị phát hiện. Trước hành vi can thiệp để nâng điểm bài thi của thí sinh tại một số hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018, năm nay, Bộ GD và ĐT yêu cầu, tại khu vực chấm thi bắt buộc phải lắp đặt ca-mê-ra an ninh giám sát; cách ly trong quá trình làm phách bài thi tự luận môn Ngữ văn. Một điều chỉnh rất quan trọng của kỳ thi năm nay là bộ giao các trường đại học đủ năng lực chấm bài thi trắc nghiệm; quy trình chấm thi có những điều chỉnh rõ ràng, chi tiết hơn. Bên cạnh đó, điều chỉnh, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng, tất cả những dữ liệu chấm thi từ việc quét ảnh bài thi và các dữ liệu khác đều được mã hóa; đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh, quản lý người dùng để không thể tự ý can thiệp. Trong việc chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn, ngoài việc vẫn yêu cầu chấm kiểm tra ngẫu nhiên 5% bài thi như năm trước, những bài thi điểm cao sẽ được lựa chọn để chấm kiểm tra.
Nâng cao vai trò của địa phương
Theo Giám đốc Sở GD và ĐT Phú Thọ Nguyễn Minh Tường, nhìn chung các yêu cầu, giải pháp của Bộ GD và ĐT đưa ra bảo đảm chặt chẽ; việc lắp đặt ca-mê-ra an ninh tại khu vực chấm thi, bảo quản đề thi, bài thi là cần thiết. Tuy nhiên, để thiết bị giám sát bảo đảm độ sắc nét, hoạt động thông suốt, ngành giáo dục các địa phương cần phối hợp tốt với ngành điện lực. Nếu xảy ra sự cố mất điện thì việc lắp ca-mê-ra cũng không có tác dụng cho nên cần có phương án dự phòng, bảo đảm thiết bị giám sát vẫn hoạt động ổn định thông qua nguồn điện dự phòng. Làm tốt vấn đề này sẽ tránh các rủi ro, cũng như thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của địa phương. Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Lai Châu Hoàng Đức Minh cho biết, công tác phối hợp với trường đại học trong tổ chức kỳ thi những vừa năm qua chưa thật sự hiệu quả, nhiều lúc còn gặp khó khăn, lúng túng. Vì vậy, Bộ GD và ĐT cần lựa chọn, phân công các trường đại học có đủ năng lực và yêu cầu các trường khi cử cán bộ, giảng viên tham gia công tác tổ chức thi phải được tập huấn kỹ càng, đúng thành phần.
PGS, TS Mai Văn Trinh chia sẻ, nhìn chung các giải pháp để phòng ngừa tiêu cực được các địa phương, trường đại học đồng thuận, đánh giá cao. Những ý kiến đóng góp sẽ được bộ tiếp thu, điều chỉnh trong quy chế, hướng dẫn thi. Chung quanh một số ý kiến cho rằng, nếu vẫn giao các địa phương chủ trì việc coi thi thì có thể xảy ra tiêu cực, PGS, TS Mai Văn Trinh cho biết, nghi vấn, băn khoăn đặt ra là có cơ sở. Tuy nhiên, nếu các địa phương thực hiện đúng quy định thì kỳ thi sẽ diễn ra an toàn, nghiêm túc, hiệu quả. Ngược lại, dù quy định, quy trình có chặt chẽ đến mấy, nhưng con người có ý đồ thực hiện gian lận thì khó có thể bảo đảm tính nghiêm túc. Vì vậy, Bộ GD và ĐT gửi thông điệp đến các địa phương, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đặt dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia, nhưng người chịu trách nhiệm trực tiếp là Ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm.
“Mọi điều chỉnh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 chủ yếu hướng tới thầy giáo, cô giáo, cán bộ tổ chức kỳ thi. Với thí sinh, cơ bản giữ ổn định, cho nên các em yên tâm học tập, ôn luyện, nhất là xem các đề thi tham khảo để ôn tập, tránh học tủ, học lệch. Bộ GD và ĐT cùng các địa phương, thầy giáo, cô giáo tổ chức kỳ thi an toàn, khách quan”, PGS, TS Mai Văn Trinh chia sẻ.
QUÝ TÙNG

Chương trình GD phổ thông mới: Cần chú trọng tới tính chuyên nghiệp, chuyên sâu

Ảnh minh họa/internetẢnh minh họa/internet
"Nhìn nhận lại chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tôi thấy còn nhiều điều chưa hợp lí, rất cần được xem xét lại để chương trình mới được hoàn thiện, chỉn chu hơn" - ý kiến của NGƯT Tô Ngọc Sơn - chuyên viên Sở GD&ĐT Đồng Tháp.
Phụ huynh muốn con em học gì chắc nấy!
NGƯT Tô Ngọc Sơn cho rằng, chương trình hay bộ sách giáo khoa nào cũng rất là bổ ích và cần thiết vì đã được các nhà khoa học nghiên cứu, chỉnh chu và nội dung, ý nghĩa, mục đích đều để giáo dục, giúp học sinh phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách con người. Nếu được hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học kiểm định, đóng góp thì có thể nói giáo dục sẽ có một chất lượng tuyệt vời.
Nhưng chương trình của giáo dục chúng ta từ trước đến nay còn rất ôm đồm, giáo dục còn quá tham vọng. Với tôi nên chú trọng tới tính chuyên nghiệp, chuyên sâu. HS có thể không cần biết nhiều lĩnh vực, nhiều môn (nhất là tiểu học), chẳng hạn: may vá, thêu thùa, hay chăn nuôi, lắp ráp,…. Những nội dung này thiết nghĩ: không cần đưa vào chương trình để dạy vì tự học sinh có thể biết, gia đình có thể day,… Những gì gia đình không thể dạy, gia đình không thể biết,… thì phải cần đến nhà trường.
Nội dung cũng vậy. Học sinh được giới thiệu để biết đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống là rất tốt nhưng biết rồi thì thôi, … Có những nội dung các em rất cần được thực hiện, thực hành, trải nghiệm thì không có thời gian. Đấy là một điều thiếu sót đáng tiếc trong quá trình giáo dục. Nếu vẫn cứ cưỡi ngựa xem hoa thì chất lượng vẫn sẽ còn mang tính hình thức và vẫn xảy ra những tình trạng mà từ trước đến giờ giáo dục gặp phải: bệnh thành tích, tiêu cực,…
"Thời gian vừa qua có rất nhiều ý kiến phụ huynh đồng tình với việc: “Chúng tôi không cần biết nhiều thứ, nhiều điều mà mang tính nửa vời, không rõ, qua loa. Khi biết như vậy sẽ dễ dẫn đến việc nói khoác, nói hướng, nói theo hiệu ứng đám đông,… Tất cả rất mong muốn con em mình biết được cái gì thì chắc cái nấy, hiểu được vấn đề gì thì cần cặn kẽ vấn đề ấy.”" - thầy Sơn chia sẻ.
 Ảnh min họa. Internet
Đồng tình chú trọng trải nghiệm
Chia sẻ một trong những bất cập của chương trình hiện hành, NGƯT Tô Ngọc Sơn ví dụ:
Phân môn Tập làm văn lớp 5. Khi học văn miêu tả (tả người chẳng hạn) học sinh vừa được giới thiệu kiểu bài “Cấu tạo bài văn tả người”, học sinh chỉ mới được tập tành lập dàn ý trên một đối tượng (người thân trong gia đình em) thì các em lại được dẫn qua việc khai thác trên đối tượng mẫu (SGK) đưa ra.
Trong khi việc quan sát, tìm ý, lập dàn ý là rất cần thiết – nhất thiết nội dung này các em cần được trải nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau để HS biết chọn lọc chi tiết, chọn lọc từ ngữ và xây dựng câu văn, cách nói sao cho phù hợp với đối tượng. Nên dành thời gian cho HS được trải nghiệm thực tế trên những đối tượng thật (bạn, thầy cô, nhân viên trong nhà trường,…) vừa quan sát, vừa thiết lập những câu nói miêu tả cụ thể phù hợp với đối tượng mà các em đang được trải nghiệm. Các em chưa sâu vấn đề này thì các em lại dẫn qua vấn đề khác: Làm biên bản cuộc họp giới thiệu vừa xong biên bản thì quay trở lại tả người rồi lại làm biên bản một vụ việc rồi lại tả người.
Những nội dung được chen vào như vậy ai cũng hiểu là muốn HS được phân tán, tránh xoáy sâu vào một vấn đề để rồi HS nhàm chán. Nhưng tránh được vấn đề này thì gặp phải vấn đề khác làm cho HS hoang mang, không tập trung, mang tính sơ sài, đối phó. Những nội dung chen vào tôi thấy không cần thiết. HS tiểu học có thể biết nhưng không thể làm và cũng không cần làm vì lứa tuổi này đưa ra một biên bản liệu có giá trị không? Nên để dành nhiều thời gian hơn cho việc trải nghiệm những nội dung đã được triển khai.
Ở môn Toán cũng vậy. HS được giới thiệu rất nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, được giải rất nhiều bài toán, loại toán. Nhiều em giỏi, nhưng khi nhờ đo giùm một đồ vật hay tính toán diện tích của một mặt bàn theo kích thước để ba mẹ mua gỗ, mua vật tư… thì không tính toán được.
"Chương trình giáo dục phổ thông mới đang chú trọng vào việc giảng dạy theo lối trải nghiệm, tôi rất đồng tình.
Tôi đề nghị cần xem xét và nên cô đọng lại nội dung chương trình, tránh hình thức qua loa, cần tập trung tính chuyên sâu, đẩy mạnh giáo dục gắn kết thực tiễn. Có như thế HS mới năng động, sáng tạo và như thế mới phát huy hết tính tích cực chủ động của HS.
Nên lược bỏ bớt một số nội dung không cần thiết, không mang tính học tập rèn luyện. Nên phân chia giáo dục vào toàn xã hội; làm rõ nội dung nào cần được giáo dục trong nhà trường, nội dung nào gia đình cần giáo dục và nội dung nào cần phải nghiên cứu ngoài xã hội, cộng đồng cần có trách nhiệm hỗ trợ, giáo dục học sinh" -NGƯT Tô Ngọc Sơn nêu quan điểm.

Hơn 2.800 vụ tai nạn giao thông trong 2 tháng đầu năm 2019

Hơn 2.800 vụ tai nạn giao thông trong 2 tháng đầu năm 2019

GD&TĐ - Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 2.822 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.356 người, bị thương 2.169 người.
Ủy ban ATGT Quốc gia thông tin về tình hình an toàn giao thông trong tháng 2/2019, theo đó, toàn quốc xảy ra 1.295 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 627 người và bị thương 1.032 người. Như vậy, tình hình tai nạn giao thông trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019 tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tình hình trật tự an toàn giao thông trong 9 ngày tết Nguyên đán Kỷ Hợi trong cả nước được duy trì ổn định, giảm cả 3 tiêu chí so với kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất 2018, không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, hạn chế ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến trục chính ra vào Hà Nội, TP.HCM; Năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt và hàng không cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết.

Tuy nhiên, đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản như vụ TNGT ngày 13/02/2019  tại Km 200+200 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giữa xe 2 xe ô tô làm 2 người chết 10 người bị thương; vụ TNGT ngày 21/2/2019 trên Đại lộ Thăng Long làm 2 người chết và 5 người bị thương (trong đó có 02 người bị thương nhẹ).

Nhằm bảo đảm TTATGT và tiếp tục giảm tai nạn, ùn tắc  giao thông trong tháng 3/2019 và lễ hội xuân năm 2019, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, ngành thành viên và các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trong Công điện số của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội xuân năm 2019 và các thông báo kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại buổi họp về triển khai giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới.
Đăng Chung

Lịch thi dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019


Học sinh Trường THPT Chu Văn An tham gia sự kiện tư vấn tuyển sinh do nhà trường tổ chức. Ảnh: CVA

Học sinh Trường THPT Chu Văn An tham gia sự kiện tư vấn tuyển sinh do nhà trường tổ chức. Ảnh: CVA