Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

3 sai lầm mà các doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải

3 sai lầm mà các doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải


5 năm trước, vợ chồng tôi ngồi bên bàn ăn tối mà ngẫm nghĩ xem mình nên làm gì. Doanh nghiệp tôi tự tay xây dựng đã được nhượng lại cho một tập đoàn lớn hơn với giá 180 triệu USD. Chúng tôi làm gì tiếp đây? Tôi có nghĩ đến việc đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhưng mặt khác, tôi lại muốn thành lập doanh nghiệp mới…

Đầu tư xe dạy lái thời thị trường

Mời các bạn theo dõi bài "Ba lỗi cần tránh khi khởi nghiệp" do Kim Quy trình bày.

Nhìn vào thị trường, chúng tôi thấy rằng tiền đang đổ về các quốc gia đang nổi, mà đặc biệt là Trung Quốc. Thế nên, tôi nảy ra ý định thành lập doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiên cứu thị trường lớn nhất châu Á này.



Có rất nhiều khó khăn cần cân nhắc. Liệu chúng tôi có đủ sức để cạnh tranh với những tập đoàn tư vấn có chi nhánh toàn cầu, vốn hùng hậu, nhân viên tài năng, mạng lưới chằng chịt? Bên cạnh đó, tôi nhớ lại một lần thành lập doanh nghiệp trước đây, lợi nhuận trong 3 năm đầu chỉ vỏn vẹn 7.000 USD khi tôi ở trong căn hộ chung cư có giá thuê 200 USD/tháng. Nhưng bây giờ, nhu cầu sống cao hơn và gia đình tôi đang cần ổn định để đón thêm thành viên mới.





Suy nghĩ thật nhiều, cuối cùng, tôi viết e-mail trình bày kế hoạch cho hai người cố vấn dày dặn kinh nghiệm là chủ nhiệm khoa Khoa học và Nghệ thuật đại học Harvard Bill Kirby và đối tác quản lý công ty Kestrel Venture Management Gregg Stone. Với e-mail đó, tôi quyết tâm không dừng bước khi chưa thành công.



Hiện tại, 5 năm sau ngày thành lập, tôi không dám khẳng định đây là thành công. Nhưng ít ra, doanh nghiệp thu lợi nhuận hàng năm. Bên cạnh đó, chúng tôi đã có thể thắng những hãng tư vấn lừng danh như Bain và McKinsey trong một số trận chiến giành khách hàng.

Chúng tôi cũng giúp nhiều doanh nghiệp toàn cầu phát triển kinh doanh tại TQ. Quan trọng nhất, chúng tôi được thừa nhận là công ty tư vấn chiến lược thị trường TQ giỏi nhất.



Bí quyết thành công của tôi là né xa 3 sai lầm mà các doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc phải.

Đầu tiên, hầu hết doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào việc phát triển sản phẩm mà không đầu tư đúng mức cho việc gây dựng thương hiệu.

Dĩ nhiên, bạn cần sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời để kinh doanh. Nhưng đừng quên rằng bạn cũng phải chú tâm gây dựng thương hiệu. Có như thế, bạn mới làm chủ giá cả thị trường và dẫn dắt khuynh hướng tiêu dùng.



Ví dụ như khi thành lập công ty tư vấn cạnh tranh với các tập đoàn toàn cầu, tôi biết mình phải gây dựng hình ảnh là doanh nghiệp dẫn đầu với khách hàng toàn thế giới. Thế là tôi viết bài quản trị trên tạp chí Forbes.com, xuất hiện trên kênh truyền hình CNBC và Bloomberg TV để kể chuyện làm ăn. Qua những kênh truyền thông lớn, tôi dần dần tạo sự tín nhiệm của mọi người.



Trong 3 năm đầu lập nghiệp, có những lúc, tôi đã từ chối một số dự án nếu nó tốn quá nhiều thời gian, hoặc là trùng với ngành công nghiệp chúng tôi đã từng nhận làm. Chúng tôi muốn có đa dạng khách hàng đến từ Mỹ, Pháp, Ý, Úc, TQ, châu Phi, Hồng Kông và Vương quốc Anh, ở đa dạng ngành từ hóa mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống, phần nềm, quỹ đầu tư, dịch vụ tài chính. Có khi, chúng tôi nhận những hợp đồng rất nhỏ. Cốt lõi là chứng minh được rằng mình có thể xử lý tất cả khách hàng.



Chiến lược này đã cứu công ty chúng tôi vào năm 2009, khi mà nhiều doanh nghiệp lớn cùng ngành như Marakon tuyên bố phá sản và nhiều anh chàng khổng lồ khác buộc phải đóng cửa chi nhánh tại TQ, như công ty Kurt Salmon đã làm. Trong 3 năm đầu tiên, các công ty Hoa Kỳ đem về cho chúng tôi 40 – 50% doanh thu, nhưng đến năm ngoái thì rớt xuống còn 5%. Nhưng nhờ khách hàng đa dạng, chúng tôi vẫn tồn tại mạnh mẽ. Không có ngành đơn lẻ nào đóng góp hơn 25% doanh thu cho chúng tôi.

Lỗi thứ hai các doanh nghiệp thường gặp là không tích góp đủ tiền vốn.

Để hoàn thành mục tiêu là: gây dựng sự tín nhiệm và thu nhận đơn đặt hàng đa dạng từng ngành, chúng tôi phải chọn thực hiện những dự án như ý muốn. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có vốn đủ mạnh để duy trì doanh nghiệp.

Hãy nghĩ thật kỹ xem mình có cần chi khoản đó không. Nhiều doanh nhân bỏ ra quá nhiều tiền để tân trang văn phòng, mua sắm thiết bị không thiết thực.

Khi thuê văn phòng, chúng tôi chọn nơi có sẵn nội thất. Khi điện thoại liên lạc với khách hàng, chúng tôi dùng Skype để đỡ tốn kém. Khi cần gửi thông tin quảng cáo đến khách hàng, chúng tôi chọn phương tiện e-mail điện tử thay vì in tốn tiền.

Điều thứ ba các doanh nhân thường mắc phải là coi nhẹ mức độ stress của mình và không biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân.



Phương thuốc chống stress của tôi là sự cứng đầu hay còn gọi là tự tin thái quá. Tôi thực sự cảm thấy mình có thể thành công ở mức độ nhất định, chỉ cần chăm chỉ hơn những người khác. Ấy vậy mà, cũng có một sáng thức giấc, nhìn vào gương, tôi thấy lông mày bên phải của mình rụng phân nửa.

Tôi còn lên 10kg do hậu quả của việc thức khuya làm việc, ăn đêm và uống nhiều cà phê sáng. Các bác sĩ nói rằng do tôi căng thẳng quá độ nên cơ thể phản ứng bằng cách rụng lông mày chỉ trong một đêm. Họ khuyên tôi phải nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc đi tập thể dục.

Hiểu rằng mình đã rất sai khi phớt lờ việc chăm sóc sức khỏe, tôi rất cố gắng để cải thiện tình hình. Giờ đây, tôi đã trở lại cân nặng như thời sinh viên, lông mày mọc dày và lao động có hiệu suất cao hơn.

Tôi thích những bất ngờ và thử thách của nghiệp kinh doanh. Đúng là tôi luôn phấn đấu để trở thành tỷ phú, nhưng tôi thấy niềm vui khi xây dựng thương hiệu quan trọng hơn việc kiếm tiền.

Để có thể tối đa cơ hội thành công, các doanh nhân hãy nhớ dành thời gian nghỉ dưỡng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Đừng quên tạo dựng thương hiệu và tính toán chi tiêu từng đồng.

Tránh 3 điều trên khi khởi nghệp, bất cứ ai cũng có khả năng thành Steve Jobs hay Bill Gates. Chúc các bạn thành công.

Theo Kiến thức kinh tế .com

Ai là người giàu ở Việt Nam?

Ai là người giàu ở Việt Nam?


Chúng ta đôi khi vẫn thắc mắc người này giàu, người kia giàu (ám chỉ vật chất của một cá nhân sở hữu). Hãy xem hai cách xác định người giàu phổ biến trên thế giới để xem mình đã giàu chưa?



Cách thứ nhất: Dựa trên giá trị “tài sản ròng”

Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tất cả tài sản của cá nhân đó sở hữu - Tổng số nợ

Tổng giá trị tài sản cá nhân bao gồm công ty, tiền mặt, tiền trên tài khoản, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản (nhà, đất), đồ vật (máy bay, ô tô, đồ kim hoàn, sưu tập nghệ thuật...).


Ai là người giàu nhất ở Việt Nam?

Cách thứ hai: Xác định giá trị tài sản tài chính

Theo đó việc xác định tổng tài sản không bao gồm bất động sản. Những tài sản cố định khác như máy bay, ô tô, đồ kim hoàn… cũng không được tính đến.

Forbes xếp hạng những người giàu nhất thế giới dựa trên giá trị “tài sản ròng”. Những con số Forbes đưa ra được đánh giá là gần đúng so với tài sản thực tế của những người giàu nhất thế giới.

Tỉ phú Mỹ Bill Gates, xếp hạng 1 Forbes, tài sản ròng năm 2007 tạm tính là 51 tỉ USD; chiếm 0,34% GDP Mỹ. Tỉ phú thép của Nga, Igor Zyuzin, xếp hạng 458 (cuối bảng), tài sản 2,1 tỉ USD; chiếm 0,14% GDP Nga.

Theo cách tính của ngành thống kê, lấy 20% số người giàu so với 20% số người nghèo, quy đổi ra tiền tệ để tính khoảng cách giàu nghèo.

Năm 2007 GDP của Việt Nam ước tính 71,4 tỉ USD; vậy nếu bạn có tài sản ròng trong phạm vi từ 0,14 đến 0,34% GDP của Việt Nam có thể gọi bạn là một trong những người giàu nhất Việt Nam với tài sản ròng ước tính khoảng trên 200 triệu USD.

Ước tính người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán năm 2007 có “tài sản chính” khoảng 2.400 tỉ đồng, tương đương 126 triệu USD.

kienthuckinhte.com ( Theo dantri )

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" cho nhà quản lý

"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" cho nhà quản lý


Thực tế, trong trong một cơ quan, nhiều trường hợp thái độ ghen tỵ, thù địch giữa các cá nhân cán bộ lãnh đạo, làm suy giảm vai trò lãnh đạo tập thể, làm giảm hiệu xuất, năng suất lao động chung, và thậm chí có thể dẫn đến các vụ kiện tụng tai tiếng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của người quản lý và tổ chức, thậm chí còn làm cho đơn vị xí nghiệp đó không phát triển được. Tính cá nhân của nhà lãnh đạo không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họ, mà còn làm cho cả bộ máy bị thui chột, các nhân viên ngao ngán, thui chột tài năng theo thời gian. Bởi vậy, nếu là người sếp thì phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, bạn sẽ thu phục được nhân tâm trong toàn công ty mình.



Vậy Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người có đức Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Chủ tịch lưu ý, kẻ địch của chữ Cần là lười biếng. Chủ tịch cho rằng nếu có một người, một địa phương, hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Chủ tịch giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.

Liêm nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chủ tịch đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: "Người mà không Liêm thì không bằng súc vật"; Mạnh Tử cho rằng: "Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy". Do vậy, Chủ tịch yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm. Chữ Liêm và chữ Kiệm phải đi đôi với nhau như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm thì mới Liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được Liêm. Chủ tịch cũng chỉ rõ ngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ô.

Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Theo Chủ tịch, trên trái đất có hàng muôn triệu người, trong số người đó chỉ có thể chia làm hai hạng là người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm nghìn công việc song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ là việc chính việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc ích nước, lợi nhà. Chủ tịch khẳng định: Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính, như một cái cây cần có cành lá, hoa quả mới là một cây hoàn toàn. Con người có Cần, Kiệm, Liêm nhưng cần phải Chính thì mới hoàn chỉnh.

Chí công vô tư nghĩa là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Thực chất của chí công vô tư ở đây chính là thể hiện mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, thể hiện thái độ, trách nhiệm của mỗi người đối với công việc được giao. Chí công vô tư còn là ham làm những gì có lợi cho dân, cho nước, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý. Chí công vô tư thì lòng dạ thanh thản, đầu óc tỉnh táo, sáng suốt. Đối lập với Chí công vô tư là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là bệnh mẹ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh con, hàng trăm thói hư, tật xấu. Chủ tịch coi đó là thứ giặc ở trong lòng, tội cũng nặng như tội việt gian, mật thám vậy. Thực hành Chí công vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật chí lý

Vậy Bạn là một người quản lý thì làm thế nào để thực hiện được lời dạy chí lý đó.

Giả sử Khi rời khỏi ghế nhà trường, đi làm và trở thành một nhà quản lý, bạn nhận ra rằng cá nhân mình cũng thường xuyên thiên vị, hoặc có thiện cảm với một số nhân viên nào đó. Chính những biểu hiện thiên vị đó đã khiến cho các nhân viên đánh mất niềm tin vào sếp của mình, ảnh hưởng rất xấu đến tinh thần tập thể.

Vì vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng đầu tiên của nhà lãnh đạo là phải kiên quyết từ bỏ thói quen thiên vị đó và đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên trong mọi vấn đề.

“Căn bệnh” thiên vị này mang tính cá nhân cao và khá nhạy cảm. Thậm chí, bạn có thể không nghĩ rằng, những hành động, quyết định của mình, trong con mắt những người xung quanh, lại là hành vi không công bằng. Bởi vậy, bạn cần nhận diện căn bệnh thiên vị này bằng các “Biểu hiện” sau đây:

Bạn nâng lương, tiền thưởng, đề bạt chức vụ cho một nhân viên nào đó, do cảm tình chứ không phải vì năng lực thực sự.

Ra những quyết định có lợi cho nhân viên là những người thân trong gia đình, hoặc là bạn thân của bạn trong công ty.

Lờ đi một số lỗi lầm của các nhân viên “Có cảm tình” như đi làm muộn, bỏ họp hoặc tỏ ra thiếu tích cực trong cuộc họp…

Luôn khen ngợi, biểu dương “Nhân viên có cảm tình” của mình mặc dù những nhân viên khác cũng xứng đáng được như vậy.

Để nhận ra mình có thiên vị hay không, bạn cần phải rà soát lại các quyết định, hành động của mình một cách kỹ lưỡng. Nếu bạn thấy có một trong những biểu hiện như trên thì cần phải nhanh chóng từ bỏ cách làm việc theo cảm tính chủ quan, không công bằng của mình

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục cho “căn bệnh” thiên vị của các sếp:

Tăng cường quan sát, thăm dò thái độ nhân viên. Hãy tạo nên một bầu không khí dân chủ, khuyến khích nhân viên bày tỏ những mối quan ngại của họ. Bạn hãy thử thăm dò xem, dưới con mắt của nhân viên trong công ty, thế nào là hành vi không công bằng, thiên vị. Việc tạo ra một môi trường dân chủ, cộng với tính dễ gần của sếp, các nhân viên sẽ thoải mái phản ánh với nhà quản lý những biểu hiện xấu, đồng thời không tung ra những tin đồn tai hại.

Tránh các mối quan hệ gia đình, họ hàng trong công sở. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng dễ dàng làm được điều này. Tuy nhiên, nếu bất đắc dĩ bạn có người ruột thịt đang làm việc trong công ty mình, hãy để họ làm việc thuộc một phòng ban không trực thuộc sự quản lý trực tiếp của bạn. Mọi tiêu chuẩn, quyền lợi của “VIP gia đình” này đều ngang bằng so với các nhân viên khác.

Đưa ra các quyết định đề bạt chức vụ, khen thưởng… dựa trên năng lực nhân viên, thay vì thiện cảm cá nhân. Đây là điều kiện tiên quyết để bạn từ bỏ những biểu hiện thiên vị của mình. Hãy lập nên một hệ thống, quy trình đánh giá năng lực nhân viên một cách chân thực, nghiêm túc để hỗ trợ cho các quyết định của bạn.

Hãy tỉnh táo với những câu chuyện ngồi lê đôi mách của các nhân viên. Sếp cần kịp thời nhận ra dấu hiệu mầm mống của những tin đồn không hay từ các nhân viên, cho rằng bạn là một nhà quản lý không công bằng, tư lợi. Có vậy bạn mới kịp thời chỉnh đốn, sửa sai thay vì để cho những tin đồn đó lan rộng và ngày càng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Lúc đó thì dù bạn thanh minh đến mấy, mọi người vẫn có cớ… bẻ lại: “Không có lửa, làm sao có khói?

Kiểm điểm và tự đánh giá cá nhân. Bạn cần nghiêm túc nhìn nhận những quyết định, hành vi của mình để kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện thiên vị. Quan trọng là bạn sẽ hành xử ra sao với những sai lầm của mình. Hãy vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo để giải quyết mọi thứ thật khéo léo, không làm phương hại đến uy tín cá nhân.

Chẳng hạn như việc bạn ngay lập tức bổ sung quyết định khen thưởng cho nhân viên chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người trong công ty. Với những “cục cưng” của mình, không nhất thiết phải thừa nhận quyết định khen thưởng của mình là sai, và ngay lập tức rút lại quyết định đó. Hành động này có thể sẽ khiến họ bị tổn thương nặng nề, hơn nữa uy tín của bạn cũng vì thế mà xấu đi. Hãy giao cho họ nhiều công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều năng lực hơn, vừa giúp họ trau dồi thêm kinh nghiệm, vừa để bạn có dịp đánh giá lại năng lực và trình độ của những nhân viên này. Lúc đó, mọi chuyện sẽ rõ ràng.