Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Ngỡ ngàng học phí trường ngoài công lập


Ngỡ ngàng học phí trường ngoài công lập

25/08/2012 3:15

Khi trúng tuyển ĐH, nhiều sinh viên bất ngờ vì học phí ở các trường ngoài công lập, tự chủ tài chính cao hơn những gì đã được thông báo trước đây.

Khóc vì đã trúng tuyển

Học phí một số trường

Trường ĐH Tài chính - Marketing (bậc ĐH: 5,5 triệu đồng/năm, bậc CĐ: 5 triệu đồng/năm), Trường ĐH Sài Gòn (tạm thu 1,5 triệu đồng với SV ngành ngoài sư phạm), Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (15 triệu đồng/năm), Trường ĐH Văn Lang (12 - 29 triệu đồng/năm), Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM (2,4 triệu đồng/tín chỉ). Trường ĐH Hoa Sen bậc ĐH từ 3,3 - 3,8 triệu đồng/tháng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, từ 4 - 4,3 triệu đồng/tháng các chương trình giảng dạy 2 năm đầu bằng tiếng Việt, 2 năm cuối học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Học phí bậc CĐ từ 3,1 - 3,3 triệu đồng/tháng.

Ngày 20.8, tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, một phụ huynh đến gặp các chuyên viên trong tâm trạng hết sức rối bời. Phụ huynh năn nỉ rồi khóc, mong các chuyên viên có cách nào giúp đỡ.

Bà không khóc vì con thi rớt mà vì đã trúng tuyển! Số là con bà năm nay thi và trúng tuyển vào ngành tài chính - ngân hàng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Đến khi trúng tuyển, biết mức học phí của trường mới “té ngửa” vì không kham nổi. Con bà được chuyển qua học lớp chất lượng cao, học phí lên đến 15,5 triệu đồng/năm. Vị phụ huynh xin cấp cho mình phiếu báo điểm để xét tuyển vào trường khác.

Ngày 22.8, cũng tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, một phụ huynh khác dẫn con đến xin cấp phiếu báo điểm để xin học trường khác dù đã trúng tuyển vào Trường ĐH Hoa Sen do không đủ điều kiện tài chính theo học trường này.

Có cả phụ thu

Nhiều sinh viên (SV) ngành công nghệ thông tin Trường ĐH kỹ thuật công nghệ TP.HCM, cho biết học phí tại trường tăng quá nhanh. Từ 330.000 đồng/tín chỉ trong năm 2009, hiện tăng thành 430.000 đồng/tín chỉ, cộng thêm phụ thu. Riêng tân SV năm nay phải đóng đến 460.000 đồng/tín chỉ và phụ thu. Trong khi phòng máy của trường không đáp ứng đủ điều kiện cho SV ngành công nghệ thông tin thực hành.

Tiến sĩ Kiều Xuân Hùng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, cho biết: “Các năm trước, trường không có phí phụ thu. Bắt đầu năm nay, trường thay mới toàn bộ máy tính trong phòng máy và lắp đặt thêm máy lạnh trong phòng này. Vì vậy, chi phí cho ngành công nghệ thông tin rất cao, năm nay phụ thu thêm khoảng 10% học phí”.

Tuy nhiên, hiện tại nhiều SV trường này phản ứng trước quyết định này và cho rằng việc cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị là đã lấy từ học phí SV đóng nên không thể có thêm phụ thu.

Chưa minh bạch

Ngoại trừ các trường ĐH, CĐ công lập có mức học phí theo quy định, Bộ yêu cầu các trường công lập tự chủ tài chính và ngoài công lập phải công khai học phí. Tuy nhiên, những thông tin cụ thể về học phí không được đăng công khai rõ ràng trên website của các trường. Trong tài liệu Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 bản giấy cũng không có thông tin này mà chỉ xuất hiện trên bản điện tử trên website của Bộ. Chỉ đến khi trúng tuyển, thí sinh mới biết cụ thể mức học phí phải đóng.


Nhiều thí sinh bất ngờ khi làm hồ sơ nhập học vì học phí trường ĐH ngoài công lập tăng cao - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chẳng hạn phí phụ thu năm nay của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM chưa công khai trong các văn bản theo quy định. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ công bố chung chung học phí bậc ĐH (14,4 triệu đồng/năm), bậc CĐ (10,7 triệu đồng/năm). Trong khi đó, cụ thể học phí của trường này năm nay: tài chính - ngân hàng (9 triệu đồng/năm), kỹ thuật y sinh (9,1 triệu đồng/năm), điều dưỡng đa khoa (14,8 triệu đồng/năm), dược sĩ (15,5 triệu đồng/năm), các ngành khác (8,2 triệu đồng/năm). Ngoài ra, trường còn mở lớp chất lượng cao với học phí 15,5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, năm 2011, học phí của trường chỉ dao động từ 7 - 12,9 triệu đồng/năm.

Trả lời Báo Thanh Niên, thạc sĩ Phạm Văn Đạt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết học phí công bố trên bản Những điều cần biết… là mức công bố trung bình! Khi được hỏi tại sao trên website trường không công khai học phí, ông Đạt cho biết trường sẽ khắc phục việc này và công bố cho thí sinh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không phải trường ĐH ngoài công lập nào cũng công khai học phí cụ thể trên website để thí sinh tham khảo. Chỉ đến khi nhập học, tân SV mới biết cụ thể về học phí trong thông báo nhập học. Tân SV lúc này cũng đành ngậm ngùi chạy vạy lo học phí.

Đăng Nguyên

Học viện NIIT triển khai “Cloud Campus” đầu tiên tại Việt Nam


Học viện NIIT triển khai “Cloud Campus” đầu tiên tại Việt Nam

31/08/2012 5:00

* Cloud Campus - môi trường dạy và học trên nền tảng điện toán đám mây đầu tiên tại VN
* GNIIT - chương trình đào tạo được triển khai thông qua môi trường Cloud Campus, đào tạo nguồn nhân lực CNTT thế hệ tương lai

Ngày 17.08, NIIT - một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về đào tạo nhân lực ngành CNTT, triển khai chương trình đào tạo Chuyên viên CNTT Quốc tế - GNIIT trên môi trường học tập Cloud Campus lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tại buổi họp báo ra mắt chương trình mới GNIIT, có sự tham gia của ông Anirudha, Giám đốc Marketing khu vực châu Á - Thái Bình Dương NIIT Ấn Độ, ông Lê Văn Tiến Sĩ, Giám đốc khu vực Đông Dương NIIT Ấn Độ, ông Nguyễn Trọng Duy, Giám đốc MF NIIT Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp CNTT và các bạn sinh viên.

Thông qua môi trường học tập Cloud Campus, GNIIT đã mang đến một phương pháp học tập độc đáo và hoàn toàn mới cho sinh viên Việt Nam. Sinh viên có thể học bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào để hoàn thiện mọi kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của một chuyên viên CNTT thế hệ tương lai.

GNIIT là một trong những chương trình hàng đầu của Học viện NIIT, được xây dựng dựa trên đóng góp của chuyên gia trong ngành giáo dục, yêu cầu của các tập đoàn CNTT như Microsoft và Oracle.

Chương trình là sự kết hợp hoài hòa giữa nền tảng vững vàng, kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp và công nghệ điện toán đám mây. Chương trình đảm bảo kiến thức, kỹ năng của sinh viên đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu của các doanh nghiệp với từng vị trí công việc cụ thể như: Phát triển ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây, Phát triển ứng dụng lớn (Enterprise), Quản trị máy chủ và Quản trị hệ thống mạng. Chương trình đặc biệt chú trọng vào quá trình tiếp xúc với công việc thực tế thông qua hai học kỳ (một năm) học và thực tập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nội dung chương trình hoàn toàn tương thích với nội dung của các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế giúp sinh viên có thể tự tin thi và đoạt lấy những chứng chỉ của các tập đoàn CNTT hàng đầu, nhằm tạo cho mình một ưu thế vượt trội.

Một chuyên gia CNTT, ngoài những kiến thức về kỹ thuật, cũng cần phải có tác phong tốt, thái độ đúng đắn, kỹ năng giao tiếp và những kỹ năng mềm khác đóng vai trò hỗ trợ cho công việc chuyên môn. Đó cũng chính là lý do mà chương trình mới GNIIT chú trọng, đưa vào chương trình đào tạo các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chuyên nghiệp.

Thông qua môi trường Cloud Campus, một ứng dụng thành tựu CNTT tiên tiến vào lĩnh vực giáo dục, sinh viên được trang bị một sự linh hoạt đến vô hạn trong việc tiếp xúc, trao đổi, học tập với bạn bè và giảng viên cũng như tiếp cận kho nội dung học tập khổng lồ bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.

Ngoài ra, môi trường học tập Cloud Campus cũng cung cấp vô số tính năng tương tác mạng xã hội thông qua các diễn đàn thảo luận, xây dựng nhóm học tập, chia sẻ nội dung học tập, tiến độ học tập… Đồng thời, hệ thống sẽ cung cấp một phòng thực hành mô phỏng với đầy đủ tính năng của một phòng thực hành thật để mang đến cho sinh viên thời gian thực hành vô hạn. Hơn nữa, hệ thống mang đến một thư viện số khổng lồ với nội dung được cập nhật liên tục, luôn luôn sẵn sàng cho sinh viên chỉ cần một vài thao tác click chuột đơn giản.

Nhân dịp này, ông Ajai Manohar Lal, Phó chủ tịch NIIT, có đôi lời chia sẻ: “Tại NIIT, chúng tôi không ngừng nỗ lực để mang đến những cơ hội toàn cầu cho sinh viên Việt Nam. Để tái khẳng định điều này, chúng tôi đã triển khai chương trình đào tạo CNTT hàng đầu GNIIT thông qua môi trường học tập Cloud Campus. Đây là một chương trình lớn nhằm mang đến sự trải nghiệm và một phương pháp học tập hoàn toàn mới cho sinh viên”.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể trong ngành dịch vụ CNTT. Mỗi năm, hàng ngàn vị trí công việc trong ngành CNTT bị bỏ trống do sự thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành này. NIIT đặt mục tiêu giải quyết bài toán này bằng cách triển khai chương trình GNIIT nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Chuyên viên CNTT Quốc tế - GNIIT, vui lòng truy cập website: http://cloudcampus.niit.edu.vn.

Đôi nét về NIIT Việt Nam

NIIT - một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về đào tạo nhân lực ngành CNTT, có mặt tại Việt Nam từ tháng 9.2001. Khởi đầu với 3 trung tâm ở TP.HCM, NIIT ngày nay đã mở rộng đến 10 tỉnh thành với 21 trung tâm và đã đào tạo gần 10.000 sinh viên.

Chương trình đầu tiên của NIIT với tên gọi DNIIT phiên bản "Mastermind Series" đã trở nên phổ biến trong các chương trình đào tạo CNTT ở Việt Nam. 96% sinh viên có việc làm ngay sau khi học chương trình này.

NIIT đã vinh dự được nhận Huy chương vàng CNTT trong 6 năm liên tiếp từ 2006 - 2011, và 4 năm liền đoạt Cúp vàng Top 5 ICT của Hội Tin học TP.HCM để chính thức trở thành một trong những đơn vị đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Loạn học viện


Loạn học viện

16/10/2012 3:05

Hiện nay khái niệm viện hay học viện chưa được hiểu đúng hoặc đang bị lợi dụng để thực hiện các dịch vụ thu lợi nhuận chứ không tập trung vào những hoạt động nghiên cứu khoa học như được quy định.

Dù đã có những quy định pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của viện trong các trường đại học (ĐH), hoặc các học viên (HV), nhưng thực tế những tổ chức này đang tồn tại với nhiều biến dạng không đúng với chức năng, nhiệm vụ vốn có.

Chủ yếu liên kết đào tạo và dịch vụ

Được gọi tên là viện nhưng hoạt động chính của Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM là tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết với nước ngoài từ cao đẳng, ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Trên website của viện này không thấy đề cập về hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ mà đáng ra chức năng một viện phải làm.



Minh họa: DAD
Tương tự là Viện Đào tạo mở và nghiên cứu phát triển (Bolt) của Trường ĐH Bình Dương. Tiền thân của viện này là Trung tâm tin học - ngoại ngữ của trường. Sau hơn 2 năm thành lập, viện đang hoạt động với chức năng đào tạo các chương trình ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ; liên kết với nước ngoài tổ chức đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức tư vấn du học, giới thiệu đi học nước ngoài… Thậm chí, viện còn đảm nhiệm các việc như đào tạo ngoại ngữ và tin học, giảng dạy Anh văn thiếu nhi tăng cường tại các cơ sở liên kết với các trường tiểu học, biên phiên dịch, thực hiện các công việc liên quan đến tin học như lập trình, cài đặt phần mềm… Hiện tại viện đang đào tạo các bậc từ ngắn hạn đến trung cấp nghề, TCCN đến các chương trình ĐH liên thông. Tiến sĩ Cao Việt Hiếu, Viện trưởng Viện Bolt, nói: “Các hoạt động đào tạo mà viện thực hiện đều của Trường ĐH Bình Dương, viện chỉ là đơn vị trực thuộc được trường giao nhiệm vụ quản lý đào tạo, còn văn bằng vẫn do trường cấp. Viện cũng có các hoạt động nghiên cứu khoa học, gần đây nhất trường mới chuyển giao quy trình và phương pháp tổ chức mô hình kế toán ảo cho sinh viên sang một số trường khác”!

Từ lúc thành lập đến giờ viện chủ yếu hoạt động ở mảng đào tạo các khóa ngắn hạn là chính, còn việc nghiên cứu thì lâu lâu mới tham gia một vài đề tài chung với Viện Kinh tế, nhưng chủ yếu để học hỏi

Tiến sĩ Trần Văn Rũng - Viện trưởng Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp

HV Công nghệ thông tin bách khoa (BKACAD) ra đời tháng 11.2004 lại chỉ là một chương trình hợp tác quốc tế của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với các đối tác nước ngoài như Tập đoàn Cisco Systems, Microsoft, Sun Microsystems, Prometric, VUE (Mỹ), CIMA (Anh)... Khi được hỏi tại sao một chương trình hợp tác quốc tế lại được gọi là HV, một cán bộ phụ trách đào tạo của HV này giải thích: “Do ĐH Bách khoa hợp tác với Tập đoàn Cisco Systems để đào tạo về công nghệ thông tin. Tập đoàn này có các HV mạng Cisco và khi hợp tác với ĐH Bách khoa thì đã đổi tên là HV Công nghệ thông tin bách khoa!”.

Dạy nghiệp vụ, kỹ năng mềm

Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp (IABM) thành lập được khoảng 6 năm nay nhưng chủ yếu chiêu sinh các khóa đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ như kế toán, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, chuyên viên tài chính ngân hàng… Theo bà Phương Dung, bộ phận quản lý của viện, các chương trình này được liên kết với Hiệp hội Các nhà quản lý Anh quốc. Sau khi kết thúc khóa học từ một đến 4 tháng rưỡi, học viên sẽ được nhận chứng chỉ của viện và chứng chỉ của Hiệp hội Các nhà quản lý Anh quốc. Trong khi đó, nhiệm vụ chính mà Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM yêu cầu viện là “nghiên cứu triển khai thực nghiệm và áp dụng các công nghệ, các sản phẩm và các biện pháp mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp”. Viện cũng được đào tạo nhưng chỉ là “tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về khoa học công nghệ, công nghệ thông tin”. Thế nhưng, viện lại mở rất nhiều khóa đào tạo không đúng với nội dung cấp phép để thu kinh phí. Tiến sĩ Trần Văn Rũng, Viện trưởng, nhìn nhận: “Từ lúc thành lập đến giờ viện chủ yếu hoạt động ở mảng đào tạo các khóa ngắn hạn là chính, còn việc nghiên cứu thì lâu lâu mới tham gia một vài đề tài chung với Viện Kinh tế, nhưng chủ yếu để học hỏi”.

Trên website của Viện Quản trị kinh doanh (BMI) cũng là những thông tin về các khóa học kỹ năng mềm, nghiệp vụ, quản lý cấp cao, đào tạo riêng cho từng doanh nghiệp mà không có bất cứ một thông tin nào về nghiên cứu hay chuyển giao công nghệ. Website của Viện Quản trị và tài chính (IFA) cũng tương tự. Bên cạnh các khóa học, IFA còn chiêu sinh các khóa quản trị kinh doanh thu nhỏ với học phí gần 1.000 USD/khóa.
Chỉ để tư vấn du học
Trên website chính thức của Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế (có trụ sở chính tại Hà Nội) lại chủ yếu quảng bá du học. Toàn bộ các chuyên mục ở đây đều tập trung vào các vấn đề như thông tin du học, học bổng du học, dịch vụ (dịch thuật, chuyển đổi bằng tương đương). Công ty hợp tác giáo dục quốc tế trực thuộc viện đứng ra tổ chức mọi hoạt động này. Điều đáng nói, viện có văn phòng đại diện tại TP.HCM nhưng không đăng ký hoạt động tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM theo quy định của luật Khoa học và công nghệ. Tiến sĩ Đỗ Nam Liên - Trưởng văn phòng đại diện tại TP.HCM, cho biết ở đây viện chủ yếu hoạt động về du học.

Viện Quản trị doanh nghiệp (trụ sở tại Hà Nội) cũng thành lập Trung tâm tư vấn đào tạo quản lý và nghiên cứu thị trường song chủ yếu để chiêu sinh các khóa học với hàng loạt lớp như nghiệp vụ thư ký văn phòng, kế toán doanh nghiệp, chuyên viên bán hàng và tiếp thị, giám đốc nhân sự… Văn phòng đại diện của trung tâm cũng không thấy nằm trong phần đăng ký hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

Viện Công nghệ giáo dục tại TP.HCM còn quảng bá cả những lớp tiếng Anh một thầy một trò, học viên học tại nhà qua internet với giáo viên nước ngoài, lớp luyện thi lấy học bổng cao đẳng, ĐH của Singapore, luyện thi đầu vào các trường ĐH Phần Lan… các môn toán, lý, tiếng Anh…

Cử nhân cũng trở thành viện trưởng !

Theo điều 5 thông tư hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, đối với tổ chức khoa học và công nghệ cấp quốc gia, bộ, tỉnh hoặc tổ chức khoa học và công nghệ là viện thì người đứng đầu phải có trình độ tiến sĩ trở lên. Thế nhưng khi đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, viện trưởng của một số viện chỉ mới cử nhân hay thạc sĩ. Chẳng hạn, viện trưởng các viện: Marketing và quản trị Việt Nam, Quản trị kinh doanh, Đào tạo quốc tế FPT TP.HCM, Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, Quản trị kinh tế ứng dụng, Khoa học phát triển nhân lực quốc tế Sài Gòn, Marketing và quản trị Việt Nam, Nghiên cứu và tư vấn quản lý nguồn nhân lực có trình độ thạc sĩ. Viện trưởng các viện: Nghiên cứu và đào tạo quảng cáo Việt Nam, Quản trị kinh tế - kỹ thuật, Phát triển nhân lực và công nghệ thông tin, Công nghệ giáo dục và quản trị, Tài chính kế toán và tin học… mới chỉ có bằng cử nhân.

M.Q

Hoạt động khoa học và công nghệ

Điều lệ trường ĐH ban hành năm 2010 quy định rõ: “Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới hình thức viện hoặc trung tâm, được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng, hoạt động theo quy định của pháp luật và có các nhiệm vụ sau: Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ mũi nhọn hoặc liên ngành, đưa tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, gắn hoạt động khoa học và công nghệ với đào tạo và thực tế sản xuất, kinh doanh”. Thông tư số 22/2011 của Bộ GD-ĐT quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH, cũng nêu viện là một trong những đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu và khoa học trong các trường ĐH. Theo đó, viện được thành lập và hoạt động theo luật Khoa học và công nghệ, có nhiệm vụ như nêu trên trong Điều lệ trường ĐH. Như vậy, viện chính là một tổ chức khoa học công nghệ của trường ĐH.

Còn tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH cho biết: “Theo quy ước của quốc tế thì HV cũng cùng đẳng cấp với ĐH nhưng khác là HV chỉ đào tạo 1-2 lĩnh vực đầu ngành, còn các ĐH và trường ĐH thì đào tạo đa lĩnh vực. Mô hình của HV giống như các trường ĐH, bao gồm các viện, khoa và các trung tâm nghiên cứu…”.

Mỹ Quyên - Hà Ánh - Vũ Thơ

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012


Món 'canh gà Thọ Xương' và trình độ GV

Phương pháp dạy của giáo viên rất quan trọng đối với trẻ. (Ảnh minh họa)Món 'canh gà Thọ Xương' và trình độ GV
Sự kiện: Bài văn lạ

(Tin tuc) - Dư luận xôn xao về vụ cô giáo chấm điểm 8 cho bài văn cảm nhận viết "canh gà thọ xương" là món canh gà hồ Tây.

Tin tức cập nhật liên tục những tin mới, tin nóng, tin hot, chuyện đó đây được chị em phụ nữ quan tâm.

Mới đây, một ông bố có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) xem vở tập làm văn của con với đề bài cảm nhận về 4 câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ".

Phụ huynh bị sốc nặng khi thấy con viết “Tiếng chuông Trấn Vũ” là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn “canh gà thọ xương” là món canh gà ở Hồ Tây. Cô giáo dạy văn không hề sửa nội dung con viết sai trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt và cuối bài còn phê "Có ý thức làm bài...", và cho điểm 8 +.

Khi được hỏi, con anh trả lời: "Cô giáo dạy thế. Nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau".

Chung nỗi bức xúc, một phụ huynh khác cho hay, không hiểu sao cô giáo lại có sự nhẫm lẫn đến mức độ như thế. Trong bài kiểm tra của con trai, cô không gạch chân chỗ cháu viết sai, mà còn cho 7 điểm và khen làm tốt. Theo anh, kể cả khi cô không dạy, đứa trẻ viết như thế thì cô phải sửa và không được cho điểm cao.

"Không phải một mình con tôi mà rất nhiều cháu nhầm lẫn như nhau. Khi chấm bài, cô không phản ứng gì chứng tỏ cô đồng tình với học sinh. Các cháu trong trắng như tờ giấy, làm sao có thể nói khác đi được", anh chia sẻ.

Bài văn của học sinh lớp 7A10, ghi "canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội", nhưng cô giáo không sửa mà vẫn cho điểm 8. (Ảnh: VnExpress)

Tường tình về vụ việc này, Cô Thủy giải thích: "Lúc trả bài lớp có nhiều em làm sai nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ". Cô nói thêm, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay. Cô sơ suất không kiểm tra lại vở các con và không sửa chu đáo vào ngày hôm sau.

Tuy nhiên, lời giải thích của cô Thủy đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả và cư dân mạng. Hầu hết ý kiến tỏ ra bức xúc về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học của cô giáo này.

Bất bình với lời giải thích của cô Thủy, một độc giả chia sẻ: “Bài tự cảm nhận sao các em đều viết giống nhau và các em nói cô giáo dạy như thế? Làm gì có chuyện tự cảm nhận mà không điểu chỉnh cho đúng cảm nhận. Cô giáo này còn không biết rõ thì làm sao dạy học sinh được. Tôi không đồng ý với cách giải bày của cô giáo. Thầy cô giáo nào cũng như vậy thì các con em chúng ta mai này ra sao. Tôi đề nghị kiểm tra lại trình độ chuyên môn của cô này và có hình thức phạt phù hợp”.

Một phụ huynh viên khác cũng đồng tình: “Bài tự cảm nhận để rồi học sinh tự sửa? Rồi thì gần hết giờ lớp ồn ào nên "quên" ? Tất cả chỉ là ngụy biện. Tôi e rằng cô giáo này cũng không hiểu được câu đó thì làm sao mà dạy học sinh được. Đây là thực trạng đáng báo động về trình độ chuyên môn của các thầy cô. Yêu cầu kiểm tra lại trình độ giáo viên này”.

Nhiều ý kiến cho rằng, cô giáo thiếu kiến thức, trình độ như vậy làm sao mà đứng lớp được: “Không thể chấp nhận cách giáo dục như vậy, bản thân giáo viên vẫn chưa hiểu được nội dung của câu cao dao thì làm sao đứng trên bục giảng để dạy các em được...? Cô giáo này với trình độ, hiểu biết như vậy mà vẫn còn được gọi là cô giáo thiết nghĩ cũng lạ. Nhầm lẫn chỉ là ngụy biện. Cần kiểm tra bằng cấp và quá trình học tập của "giáo viên" này. Cả một thế hệ sau đi sai lệch chỉ vì "giáo viên" như thế”.

"Nếu đúng như phụ huynh phản ảnh thì có thể khẳng định cô giáo này nói dối. Nếu có sửa cho học sinh (dù chỉ nói miệng) thì các em đã biết mình sai và không lý gì lại nói với bố mẹ là "cô dạy thế. Thiết nghĩ, học sinh lớp 7 thì không còn ngây ngô, hồn nhiên để viết câu văn như thế. Đây hoàn toàn là do cách truyền thụ của giáo viên. Sự sai sót về chuyên môn của cô giáo dạy văn đã làm cho học sinh có cách hiểu sai lệch về vẻ đẹp của "Tiếng chuông Trấn Vũ", "Canh gà Thọ Xương". Cần xem lại kiến thức văn của cô giáo này", một thành viên diễn đàn nhận xét.

Hoàng Thủy (Tổng hợp)

GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ

GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ


Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lý thú về hai câu thơ, thời tiền đô hộ Pháp. Đó là hai câu lục bát:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương ...
Ngay từ hồi còn học ở Trường Thành Chung Nam Định (1934 - 1937), tôi đã được đọc hai câu thơ này, nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ mà là tiếng chuông Trấn Vũ. Theo tôi nhớ thì đây là hai câu đầu của một bài thơ tứ tuyệt:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,

Mịt mù bãi cát màn sương,

Nhịp chày Yên Thái , bóng gương Tây Hồ..

Thiên Mụ là tên một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại thành Huế, còn Trấn Vũ là tên một ngôi chùa cũng rất nổi danh ở phía tây thành Thăng Long cũ (tức Hà Nội). Vậy thì địa danh nào mới đáng coi là chính xác? Dĩ nhiên những ai sinh trưởng ở miền Trung, đặc biệt ở vùng Thừa Thiên, có xu hướng chọn địa danh Thiên Mụ. Trái lại những người gốc miền Bắc tin rằng địa danh Trấn Vũ mới đúng sự thật.

Bản thân kẻ viết bài này không bao giờ có đầu óc địa phương phi lý như vậy: trái lại chúng tôi rất trân quý đồng bào miền Trung. Tuy nhiên khi bàn về một đề tài liên can tới văn học sử chúng ta cần phải khách quan và tôn trọng tinh thần khoa học. Tôi tin rằng tiếng chuông trong câu thơ trên là chuông chùa Trấn Vũ vì những lý do sau đây.
Trước hết, địa danh Trấn Vũ không đưa ra một cách đơn lẻ mà đặt trong một tổng thể gồm 4 địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, và Tây Hồ. Cả bốn địa danh này đều thuộc một khu vực chung là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Chùa Trấn Vũ là một thắng cảnh nằm trên đường Cổ Ngư, một đường đê ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Thọ Xương là tên cũ của một huyện sát thành Thăng Long, trên bờ Hồ Tây, trong đó có những làng danh tiếng như làng Bưởi, làng Thụy Khê, làng Yên Thái, vân vân... Đặc biệt là làng Yên Thái chuyên nghề làm giấy bản: trong làng suốt ngày vang tiếng chày giã bột giấy của nhân dân. Như vậy toàn bài thơ tứ tuyệt liên can tới một vùng nhất định là vùng ngoại thành phía Tây của cố đô Thăng Long. Nếu cho là tiếng chuông của chùa Thiên Mụ thì làm sao giải thích được sự hiện diện trong cùng câu thơ của huyện Thọ Xương, một nơi cách xa Huế hàng nghìn dặm?

Đọc bài thơ tứ tuyệt nói trên, ta có thể mường tượng là tác giả đã sáng tác ở đâu trong hoàn cảnh nào. Rõ ràng là lúc đó ông (hay bà?) ta đang ngụ ở một nơi trông ra Hồ Tây cách chùa Trấn Vũ cũng như làng Yên Thái không xa lắm nên mới nghe được tiếng chuông chùa cũng như tiếng chày giã bột giấy của dân làm giấy. Trước biến cố ngày 9 tháng 3 năm 1945 kẻ viết bài này từng cư ngụ ở đường Pépinière, một con đường đi từ đường Quan Thánh qua trường Bưởi (tức Lycée du Protectorat sau đổi tên là trường Chu Văn An), tới Vườn Ươm Cây của Thành Phố Hà Nội (vì thế con đường mới mang tên Pépinière) rồi tới các làng Thụy Khê, Yên Thái. Đứng trên gác ngôi nhà tôi cư ngụ, nhìn qua cửa sổ có thể thấy Vườn Ươm Cây và đàng xa là mặt nước Hồ Tây. Như vậy việc tác giả bài thơ thuật rằng mình nhìn thấy mặt nước Hồ Tây sau bãi cát phủ sương mù ở bờ hồ đồng thời nghe thấy tiếng chuông chùa Trấn Vũ và tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái, là việc có thực, không phải bịa đặt để thi vị hóa. Tác giả đã ngẫu hứng vào lúc nào? Theo tôi nghĩ lúc đó là bình minh vì bốn chữ canh gà Thọ Xương. Hồi theo cấp tiểu học, tôi từng thuộc lòng một bài thơ khác khởi đầu như sau:

Trống canh năm gà vừa gáy sáng,

Bừng mắt dậy trời đã rạng đông!

Ngắm phong cảnh đẹp vô cùng:

Hỏi ai thêu dệt? Ấy Ông Thợ Trời!

Tác giả không nói tới tiếng trống cầm canh của đồn Thọ Xương mà lại nói tiếng gà gáy. Tất nhiên gà gáy vào lúc bình minh chứ không gáy ban đêm: có lẽ tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm chăng? Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh! Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn, có dụng ý đánh động sự hiếu kỳ của độc giả hay thính giả. Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy điểm canh suốt đêm đâu! Chẳng trách có người đã hiểu lầm và dịch canh gà Thọ Xương là chicken soup of Thọ Xương (bouillon de poulet de Thọ Xương)!

Tiếng chuông chùa cũng như tiếng chuông giáo đường thường có ảnh hưởng gây xúc động trong tâm hồn những người nhạy cảm. Thời Nhà Đường, một thi sĩ Trung Hoa, ngủ trên thuyền ở bến Cô Tô, giữa đêm bỗng nghe thấy hồi chuông từ chùa Hàn San vọng lại. Ông ta ngẫu hứng đã sáng tác một bài thơ trứ danh trong đó có hai câu:

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

Dạ bán chung thanh náo khách thuyền!

(Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San)

Hồi chuông mà tác giả của chúng ta đã nghe thấy không có tính cách bất thường như hồi chuông giữa đêm khuya của chùa Hàn San: đó chỉ là hồi chuông được gióng lên mỗi buổi sáng. Tuy nhiên đối với những người đang có chuyện ưu tư hay phiền não nó nhắc nhở cho họ rằng mọi sự trên cõi đời trần tục này đều là vô thường!

Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm!

Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa!

Tác giả của chúng ta có ở trong trạng thái tâm thần đó không? Ta không thể quyết đoán, chỉ biết chắc rằng ông (hay bà) ta đã chú tâm đến hồi chuông này. Có thế thôi!

Dựa trên các chi tiết trong bài thơ, tôi giả thiết như sau: tác giả vừa thức dậy, nhìn ra ngoài vườn thì thấy nhiều cành trúc trong bụi trúc trước nhà la đà trước gió, rồi nghe thấy tiếng chuông ban mai của chùa Trấn Vũ vang dội cùng lúc với tiếng gà gáy từ phía đồn canh của Huyện lỵ Thọ Xương. Tác giả thầm nghĩ "Thật chẳng khác chi con gà đã thay lính cầm canh báo cho ai nấy biết rằng canh năm tới rồi!". Tác giả nhìn về phía bãi cát ở bờ Hồ Tây, thì thấy sương mù mờ mịt. Mặc dù còn tranh tối tranh sáng như vậy, đã nghe thấy tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái. Rồi qua màn sương, tác giả thấy mặt nước Hồ Tây lóng lánh như một tấm gương vĩ đại... Ngẫu hứng nhà thơ đã sáng tác bốn câu lục bát, còn được truyền tụng cho đến ngày nay.

Rõ ràng đó là một bài thơ tả cảnh, rất hiện thực. Tuyệt nhiên không phải là thơ tả tình vì không có một câu nào, một từ nào, nói lên tình cảm của chủ thể. Điều bất ngờ là do các biến chuyển của thời cuộc, bài thơ dần dần trở thành thơ tả tình, hơn thế nữa: đã được dùng như một thông điệp để biểu lộ một thái độ chính trị.

a) Sự biến chuyển thứ nhất là việc nước Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa (1863) rồi đặt nền bảo hộ trên hai miền Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1884). Lợi dụng tình trạng khiếp nhược của Triều đình Huế, nhà cầm quyền Pháp đã dần dần biến chế độ bảo hộ trên giấy tờ thành một chế độ trực trị trong thực tế. Những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định ở Bắc Kỳ hoàn toàn do các cai trị viên Pháp quản lý. Bộ mặt của những thành phố này thay đổi sâu xa. Trước cảnh tang thương ấy, nhiều sĩ phu cựu học cảm thấy nhớ tiếc thời đất nước còn tự chủ: thời Hà Nội còn gọi là Thăng Long với những hình ảnh, những âm thanh được ghi trong bài thơ tứ tuyệt "Gió Đưa Cành Trúc La Đà"... Các cụ đã ngâm nga bài này để nói lên tâm trạng hoài cổ của mình và gián tiếp bầy tỏ nguyện vọng cần vương phục quốc. Nhưng sau sự thất bại của các nhà kháng chiến như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật... của các phong trào duy tân như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, sau khi thấy các vị vua có tinh thần đấu tranh như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái bị lưu đày ra hải ngoại... nhiều cụ đã chán nản, chua chát ghi nhận những sự thật ngang tai chướng mắt. Thí dụ: Cụ Tú Trần Kế Xương trong mấy câu:

Vợ lăm le ở vú!

Con tấp tểnh đi bồi!

Khách hỏi nhà Ông đến:

Nhà Ông đã bán rồi!

b) Sự biến chuyển thứ hai xẩy ra trong những năm đầu của thập kỷ 1930. Sau khi những âm mưu khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng và của Đảng Cộng Sản Đông Dương bị nhà cầm quyền thuộc địa thẳng tay đàn áp, Pháp áp dụng chính sách "lập lờ đánh lận con đen" với hy vọng ru ngủ nhân dân hai miền Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vua Bảo Đại được Pháp đưa về hồi loan chấp chính, Triều đình Huế được tân trang với sự bổ nhiệm một số nhân vật tân học vào Viện Cơ Mật nhưng cơ cấu chính trị và hành chính vẫn giữ nguyên vẹn với các định chế lỗi thời như định chế quân chủ thiên mệnh, định chế quan lại, định chế xã thôn tự trị... Nguyện vọng của các tổ chức đấu tranh và những người yêu nước là phải canh tân toàn diện chứ không phải là cải cách nửa vời, giả dối! Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" bị coi như tượng trưng xu hướng thủ cựu, một xu hướng chỉ có lợi cho nhà cầm quyền thuộc địa. Sau khi vua Bảo Đại bổ nhiệm sáu vị thượng thư "tân học" để thay thế lục bộ cũ, tuần báo hài hước Phong Hóa đã đăng một bức hí họa trong đó sáu cụ "Thượng mới", quần trùng áo dài, đeo thẻ bài lủng lẳng, chen chúc nhau trên một con thuyền nhỏ bé lênh đênh trên sông Hương. Dưới bức họa ghi hai câu thơ lục bát:

Gió đưa cành trúc la đà

Một thuyền chật ních bài ngà thượng thư ...

Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" trước kia được coi là biểu tượng của thái độ chống thực dân Pháp thì nay đã biến thành biểu tượng của thái độ thủ cựu, hợp tác với nhà cầm quyền thuộc địa Pháp!

c) Sự biến chuyển thứ ba xẩy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự di cư của hơn một triệu người Việt tị nạn ra ngoại quốc. Nhiều người tị nạn đã mượn bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" để nói lên nỗi lòng tưởng nhớ quê hương của mình. Tất nhiên những người gốc miền Trung đã sửa lại tiếng chuông Trấn Vũ thành tiếng chuông Thiên Mụ.

Ba mươi năm đã trôi qua. Số người tị nạn ở hải ngoại, cộng với con cháu họ và những người Việt không chịu hồi hương sau khi chế độ cộng sản Liên Xô tan rã, đã lên gần ba triệu. Khỏi cần chứng minh là nhiều thanh thiếu niên không biết gì về lịch sử cũng như văn chương Việt Nam. Nhiều người nói tiếng Việt còn không sõi. Do đó, khi họ đọc bài thơ trứ danh "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" họ đã không hiểu những từ ngữ dùng trong bốn câu thơ. Nếu tra tự điển để tìm nghĩa từng chữ thì có thể sai lầm thảm hại như tác giả bài phiếm luận nói trên đăng trên internet đã chứng minh một cách rí rỏm. Chẳng hạn người ta có thể nghĩ rằng "la đa"ø là một đàn la và lạc đà rồi suy luận rằng cành trúc là cây roi tre của kẻ chăn đàn la và lạc đà này. Rồi Thiên Mụ thì được hiểu là Vợ của ông Trời, chuông đồng của chùa giống như chuông điện chỉ cần bấm là kêu leng keng, còn canh gà Thọ Xương có lẽ là canh xương gà trong các tiệm ăn Tầu! Tác giả bài phiếm luận đã dựa trên những sự lầm lẫn đó để làm bài thơ trào phúng sau đây:

Roi tre vun vút vung ra:

Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng...

Vợ Trời giáng một hồi chuông

Gọi về ăn bát canh xương gà Tầu!

Nếu dụng ý của tác giả bài phiếm luận là chế giễu các thanh thiếu niên không có đủ kiến thức về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng cũng tội nghiệp cho họ quá! Họ đâu có được học hỏi về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam như ông, cha của họ!

Kẻ đáng trách chính là chúng ta, những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông, cha của các thanh thiếu niên ấy. Chúng ta đã không làm hay không làm đủ bổn phận truyền đạt cho con cháu chúng ta những kiến thức về văn hóa dân tộc mà chúng ta đã hấp thụ.
Thiên phiếm luận đăng trên Internet về bài thơ “Gió đưa cành trúc la đa” đã giúp chúng ta ý thức sâu sắc hiểm họa vong bản đang đe dọa con cháu chúng ta. Chúng ta không nên trì hoãn nữa: cần phải làm một cố gắng quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng này./.

VŨ QUỐC THÚC

(Paris)





Vụ giải cứu hai trẻ ở trường mầm non: Chưa hết bàng hoàng

Vụ giải cứu hai trẻ ở trường mầm non: Chưa hết bàng hoàng


11/10/2012 13:31

(TNO) Theo lời kể của cô giáo Nguyễn Thị Vinh, trường Mầm non 10A (đường Gò Cẩm Đệm, P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM), kẻ khống chế các cháu bé lẻn được vào trường ngay khi bảo vệ đi vắng.

Cô giáo Nguyễn Thị Vinh kể lại trong bàng hoàng: "Khoảng 8 giờ hơn, khi bảo vệ của trường xuống nhà bếp để chuyển chén cho học sinh thì một thanh niên lạ mặt xông vào trường theo lối cổng chính (trường chỉ có một cổng ra vào)".

Khi cô Vinh vừa đi ra ngoài để cho các bé ra sân trường chơi thì đã thấy tên cướp dí cô hiệu trưởng xuống đất, tay lăm lăm dao kề sát vào cổ.

“Hoảng quá tôi la lên và chuyển hết các bé ở lớp trước ra hết phía sau” - cô Vinh nói thêm. Nghe tiếng la lớn của cô giáo, tên cướp bất ngờ thả hiệu trưởng và lao tới khống chế được hai bé để làm con tin.

Bà Trần Thị Kim Thủy, Hiệu trưởng trường Mầm non 10A, cho biết bà vẫn chưa qua cơn hoảng loạn (bà Thủy có tiền sử bệnh tim từ trước). Theo bà Thủy, Trường mầm non 10A có hơn 300 học sinh và đến 12 giờ 30 phút trưa nay, hầu hết học sinh đã được trả về nhà để ổn định tâm lý.

Chị Như Hoàng Tường Vy, phụ huynh một học sinh kể: “Nhiều phụ huynh đứng ngoài cổng trường chờ bắt tên cướp khóc nức nở vì lo lắng cho con cái. Mong là nhà trường có biện pháp an toàn như thế nào đó để phụ huynh yên tâm gởi con”.

Nhiều trẻ khi được ba mẹ đón về đã òa khóc nức nở.





chờ đợi


lớp học
khóc
sợ hãi


ngây thơ

Lương giáo viên: Không phải tăng mà cải tiến

Lương giáo viên: Không phải tăng mà cải tiến


- Tăng lương chỉ là một phần nhỏ để tạo sự khác biệt về lương cho giáo viên (GV), nhưng nó sẽ không giải quyết triệt để các vấn đề tiêu cực nảy sinh do lương, cũng không tạo động lực triệt để khuyến khích GV dạy tốt. Cải tiến chế độ tiền lương có tác dụng tạo động lực thúc đẩy GV làm tốt công tác dạy học vì nó đòi hỏi sự đồng bộ cả về chính sách, cơ chế lẫn trách nhiệm của cả hệ thống giáo dục đối với chất lượng giáo dục Việt Nam.

Trong ảnh: Một tiết học của cô trò Trường TH Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội.

(Ảnh: Văn Chung)

Việc cải tiến chế độ lương để có thể tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục cần giải quyết các vấn đề sau:

1) Mặt bằng lương đảm bảo cho GV có thể nuôi sống được bản thân + ít nhất 1 đứa con + phát triển chuyên môn nghề nghiệp.

Đây là tiêu chuẩn dành cho giáo viên VN, chưa dựa trên những tính toán thực tế về tài chính dành cho GD và tình trạng tài chính chung của quốc gia.

Còn ở các nước, lương GV đủ để nuôi sống cả gia đình, thỏa mãn cuộc sống tinh thần và tích lũy được để tiết kiệm cho việc mua sắm và phòng thân.

Ở Việt Nam, nếu rà soát lại cách sử dụng ngân sách cho GD và rà soát lại ngân quĩ quốc gia thì có lẽ lượng tiền không chỉ đủ để đáp ứng lương cho GV nói riêng theo cách trả lương của quố tế mà còn đủ cho cán bộ hành chính và các ngành hưởng phúc lợi nói chung.

2) Khi đã có mặt bằng lương như vậy thì cần có chế tài kèm theo: Ai còn đi dạy thêm thì xử lí kỉ luật, đuổi việc nếu tiếp tục vi phạm.

3) Bộ GD- ĐT cần cải tiến việc đánh giá, thi cử và xây dựng văn hóa chất lượng. Nếu tiếp tục giữ chế độ thi cử, kiểm tra đánh giá và xem nhẹ chất lượng GD như hiện nay (qua thành tích thi tốt nghiệp phổ thông và năng lực thật của HS phổ thông và SV đại học; ở cấp học cao hơn sau đại học như thạc sĩ hay tiến sĩ thì HV vừa học, vừa làm, ít có thời gian để học nghiêm túc, giảng viên nào đòi hỏi cao là bị kêu, học để lấy bằng, luận văn, luận án thì sao chép, ít nghiên cứu cập nhật thông tin mới nhưng vẫn bảo vệ loại giỏi và xuất sắc… Nhiều GS.PGS nhưng không có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu quốc tế) thì các trường học và GV cũng sẽ tiếp tục không coi trọng chất lượng thực tế của HS mà chỉ nhăm nhăm dạy thế nào để HS làm tốt các bài thi trắc nghiệm, chỉ tập trung vào kì thi cuối cấp hay thi vào đại học hơn là phát triển năng lực của mỗi học sinh. Ở cấp học cao hơn thì bảo vệ kiểu gì cũng qua nên luận văn hay luận án chẳng cần làm theo những hướng nghiên cứu mới hay có cái mới.

Cần xây dựng văn hóa coi trọng chất lượng giáo dục với các việc làm cụ thể sau:

a) Xây dựng lòng tự trọng của GV và trách nhiệm của họ đối với chất lượng GD (qui chuẩn văn hóa chất lượng GD);

b) Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng GD; c) Xây dựng chuẩn công dân thế kỉ 21 của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường và kinh tế tri thức của VN và đánh giá chất lượng dựa trên các chuẩn này;

d) Xây dựng một nền GD dựa trên các thành tựu và kết quả nghiên cứu khoa học. Điều này khuyến khích GV nghiên cứu khoa học;

e) Sử dụng trí tuệ của các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm trong quá trình hoạch định các chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển giáo dục;

g) Thay đổi cơ chế cấp ngân sách nghiên cứu khoa học để khuyến khích GV nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo kiến thức, sản phẩm mới cho nền GD;

f) Xây dựng năng lực phê phán và tiếp nhận các phê phán về những yếu kém của hệ thống GD.

4) Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng GD: việc tăng lương cần dựa trên thành tích giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo các thang bậc:

Ở phổ thông:

a) Có sự khác biệt giữa lương của GV có HS tham gia các kì thi HS giỏi quốc tế, quốc gia, thành phố/tỉnh...

b) Khác biệt giữa chất lượng học tập của HS được đo bằng các kĩ năng yêu cầu đối với HS- công dân thế kỉ 21 (chứ không phải bằng điểm số vì điểm số rất dễ thay đổi và còn gây ra các hiện tượng tiêu cực);

c) Có thành tích giảm số lượng HS yếu kém;

d) Tạo điều kiện để HS khuyết tật hòa nhập và phát triển năng lực của bản thân;

e) Có nhiều sáng kiến trong dạy học;

d) Sử dụng thành thạo ICT trong dạy học.

Ở đại học: Có sự khác biệt về lương giữa:

a) Giảng viên có thành tích nghiên cứu trong khoa học về số bài đăng tạp chí quốctế, sách xuất bản bằng tiếng Anh;

b) Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: chủ nhiệm các đề tài, dự án quốc tế và trong nước;

c) Sự khác biệt giữa GV có các hợp tác quốc tế về nghiên cứu và giảng dạy;

d) Thành tích hướng dẫn học viên các đề tài có tính mới, có tác dụng ứng dụng thực tiễn…

5) Đổi mới cơ chế tuyển chọn và sử dụng GV ở tất cả các cấp học: thực hiện chế độ hợp đồng GV và bảo hiểm xã hội thay cho biên chế vĩnh cửu. Kèm theo đó là qui định các điều kiện làm việc tạo điều kiện cho GV phát huy năng lực, sở trường của bản thân. Cho phép GV lựa chọn nơi làm việc phù hợp với năng lực của mình, nghĩa là khi NT không đáp ứng nhu cầu làm việc thì GV có thể ra đi mà không bị níu kéo lại hay gây khó khăn, phiền.hà, sách nhiễu.

6) Xử phạt các hiện tượng tham nhũng và hối lộ trong GD để tránh việc chạy việc hay dễ dàng có được điểm cao, có chức danh, lấy được bằng cấp…Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng đào tạo thấp.

•TS Giáo dục Trần Thị Bích Liễu (chương trình Fulbright)

Lương giáo viên đâu chỉ là chuyện thu nhập

Giáo dục 10/10/2012 01:15


Chia sẻ .Lương giáo viên đâu chỉ là chuyện thu nhập
Gần đây, khi ngành giáo dục có những động thái mới trong việc nâng cao thu nhập cho giáo viên như chế độ phụ cấp thâm niên và tiến tới giúp người giáo viên sống được bằng lương, tôi có một vài ý kiến.

Lương thầy - niềm tin của trò

Chọn nghề giáo, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận một vị trí khiêm tốn trong bảng giá trị về thu nhập và tầm ảnh hưởng với cộng đồng.


Trong ảnh: một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Văn Chung

Chẳng cần phải tham khảo lý luận cao siêu hay tham quan các nước bạn thì nhiều người cũng hiểu giáo dục chính là nghề “mẹ” sinh nở ra nguồn cán bộ cho các lĩnh vực khác nhau. Bởi căn nguyên ấy mà người ta hay nói đến chữ “luỵ” với giáo dục như thể lối đi độc đạo mà ai cũng phải qua, ông thầy là nhân vật tất yếu mà ai cũng phải gặp.

Thế nhưng, có điều không mấy ai nghĩ đến là khi còn ngồi ghế nhà trường – thời điểm tích luỹ kiến thức và lựa chọn quan niệm sống – người học trò đã nhìn vào cuộc sống của người thầy như một tấm gương phản ánh cả điều hay, điều dở.

Đâu phải học sinh, sinh viên chỉ nghe điều thầy giảng, các em sẽ còn nghĩ xem thầy kiếm được bao nhiêu tiền để trang trải cuộc sống, tiếng nói và tầm ảnh hưởng của thầy trong xã hội là như thế nào.

Vào những năm cuối của thời kì bao cấp, khi đó rất nhiều học sinh hết phổ thông đã chọn con đường làm ăn kinh tế tự do thay vì thi vào trường chuyên nghiệp.

Một phần vì ngày đó đồng lương giáo viên vừa ít, vừa chậm, ngay bản thân nhiều thầy cô cũng phải tạm gác giáo án để lăn lộn mưu sinh hoặc không còn mặn mà với công việc giảng dạy.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó quan niệm về lập nghiệp và hình tượng người thầy còn gắn liền với biểu tượng trường ốc chứ chưa thật sự được đặt vào bảng giá trị, người giáo viên chưa bị đặt trước những thách thức mưu sinh và cám dỗ của đồng tiền như ngày nay.

Một khoản thu nhập đảm bảo cuộc sống sẽ giúp các thầy cô toàn tâm và trọn tình với chuyên môn. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn giúp các cô bé, cậu bé cũng như toàn xã hội có một cái nhìn khác về giáo dục. Những học trò giỏi sẽ sẵn sàng nối gót thày làm nghề giáo cho thoả sở nguyện của mình mà không phải cấn cá chuyện lương bổng.

Trách nhiệm từ đồng lương

Nếu có một khoản thu nhập xứng đáng với tài năng và đóng góp của mình, người giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn.

Khi nghe điều này, hẳn nhiều người sẽ cho rằng họ làm việc theo thước đo của đồng tiền chăng?

Xin thưa rằng: trước khi được gọi là một nghề cao quý, trước tiên giảng dạy phải là một lao động (như mọi lao động khác) cần được trả lương xứng đáng theo chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm mà họ tạo ra tuy không gắn tem bảo hành nhưng lại là nhân tố quan trọng nhất trong xã hội - nhân tố con người.

Thật đáng buồn khi nhiều người vẫn mang một quan niệm cũ về người thầy là cứ phải thanh đạm. Như thế, vô hình chung chúng ta đã mắc nợ quá nhiều ở sự tâm huyết của những người thày còn nghèo khó.

Thiết nghĩ khi nhà nước và ngành giáo dục đã và đang có những chính sách mới quan tâm đến người giáo viên thì mọi thành viên trong xã hội cũng cần góp một bàn tay lo toan cho cuộc sống của những người thầy.

Học mười dạy một, con đường để trở thành nhà giáo chưa bao giờ là dễ dàng cả. Đến khi đi dạy, muốn truyền ngọn lửa tri thức cho thế hệ sau các thầy cô lại gặp phải những rào cản cơm áo.

Có lẽ, chỉ khi nào các thầy cô có được một thu nhập đủ để trang trải cuộc sống và đầu tư cho chuyên môn thì bản thân họ sẽ có trách nhiệm với đồng lương đó. Ấy cũng là trách nhiệm đưa đò chở những ước mơ cập bến bờ tri thức để làm người từ những đồng tiền mồ hôi, nước mắt của toàn xã hội. Một trách nhiệm cao quý.

Nhà giáo Lương Việt (Hòa Bình)


Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm?

Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm?

Giáo dục 7/10/2012 06:32


Chia sẻ .Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm?

Rất nhiều độc giả nhất trí với quan điểm của bà Nguyễn Thị Bình về việc tập trung tăng lương cho giáo viên và coi đây là một giải pháp chủ chốt giúp giáo viên gắn bó với nghề, tăng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng lương giáo viên hiện nay không thấp, và nếu có tăng thì cũng không thể giải quyết được các vấn đề hiện tại của giáo dục.

Các ý kiến cho rằng nghề giáo là một nghề vất vả, áp lực cao, đòi hỏi phải lao động ngoài giờ lên lớp nhiều… cho nên việc tăng lương để đảm bảo cuộc sống cho giáo viên là hoàn toàn hợp lý và cấp bách. “Giáo viên là nghề vất vả nhất trong khối hành chính, sự nghiệp. Nghề này phải làm việc thực sự, vì đối tượng lao động của giáo viên là học sinh, họ là những người có nhu cầu học tập thực sự. Giáo viên làm việc giảng dạy không tốt thì sẽ không được chấp nhận. Tôi cũng là công chức nhà nước, nhưng không là giáo viên. Tôi thấy cần tăng lương cho giáo viên cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp là hợp lý” – độc giả Trần Văn Sơn chia sẻ ý kiến.

Cô giáo Khánh Linh tâm sự về những khó khăn, vất vả của bản thân khi theo nghề giáo. Ra trường đã được 16 năm, nhưng lương hiện tại của cô chỉ được gần 4 triệu đồng, phụ cấp thâm niên tháng 9 năm nay mới nhận được. Cô không thể dạy thêm vì môn cô dạy chỉ là môn phụ, cuộc sống quá khó khăn nên ngoài giờ lên lớp hầu như cô và các đồng nghiệp đều phải kiếm một nghề tay trái, người thì bán phở, người thì bán giày dép, người thì dạy bơi.....

Nhiều thầy cô giáo khác cũng đồng cảm với hoàn cảnh này: “Hàng ngày tôi đi ra khỏi nhà đến trường từ lúc 7 giờ sáng và làm việc đến 17 giờ chiều mới về, kể cả buổi trưa cũng không nghỉ vì còn phải chấm bài và trông học sinh ngủ trưa. Vậy mà lương của tôi cũng mới chỉ ở mức 4 triệu 7 trăm nghìn đồng. Trong khi đó tôi phải nhờ một bác giúp việc trông con (vì con tôi còn quá bé, chưa được 1 tuổi) và trả lương 3 triệu đồng/ tháng, chưa kể cơm ăn áo mặc” – độc giả Hồng Hạnh tâm sự.

Bên cạnh những hi vọng về một cuộc sống khấm khá hơn, một số giáo viên lại tỏ ra bi quan trước ý kiến lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp bởi phụ cấp thâm niên từ năm ngoái họ vẫn chưa nhận được, nói gì đến “giấc mơ” tăng lương. Độc giả Trung Quân cho biết chỉ mong được giải quyết các chế độ theo đúng quy định là đã mãn nguyện lắm rồi!

Lương giáo viên không thấp

Cá biệt, có một số ý kiến cho rằng lương giáo viên hiện nay không thấp so với mặt bằng xã hội nên không thể đổ lỗi cho lương thấp làm ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh.
Lập luận được đưa ra là: “Vì trong 1 tuần, các thầy cô giáo chỉ cần dạy 8 tiết là đủ ăn lương cơ bản và phụ cấp 30% rồi. Như vậy trong 1 tuần, giáo viên chỉ cần làm 8 giờ, tương đương với 1 công hay 1 ca, trong khi các lao động khác phải làm ít nhất 40 giờ, tương đưong với 5 công/ tuần. Mặc khác, người làm giáo dục, đa số thi đầu vào các trường sư phạm nói chung, có số điểm thấp, không khó như các ngành kỹ thuật khác, thậm chí có trường trung cấp, cao đẳng sư phạm còn chọn nguyện vọng 3 cho ngành này, khỏi cần thi tuyển. Cho nên, chẳng cần phải tăng lương nữa!”
Đồng tình với quan điểm này, một độc giả nhận xét: “Tôi thấy với giáo viên hiện nay thu nhập cũng không hẳn là thấp. Thực tế cho thấy nhiều khi GV đại học tính ra cả tháng đứng giảng bài vào khoảng 1 tuần (tính theo giờ làm việc 8h/ngày), lương phụ cấp cũng đc khoảng 6 triệu/ tháng, như thế không phải đã là quá cao. Vẫn biết còn phải soạn giáo án chấm bài, nhưng những cái đó không mất nhiều thời gian, vả lại giáo án của năm nay sang năm lại dùng được (đương nhiên là cũng phải thay đổi một chút). Đấy là còn chưa kể được nghỉ 3 tháng hè mà vẫn có lương. Thử hỏi có ngành nào được như thế? Còn việc dạy thêm thì nếu có tăng lương người ta vẫn đi dạy thôi, chả cấm đoán được hết”.

Tăng lương không giải quyết triệt để

Nhiều ý kiến cho rằng tăng lương chỉ là một trong số những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, chứ không phải là giải pháp quyết định.

Độc giả Nguyễn Tuấn nói: “Nếu cứ trả lương cao rồi chất lượng giáo viên bỏ ngỏ, cả năm giáo viên không đọc thêm sách vở cập nhập kiến thức, suốt ngày tua đi tua lại mấy cái giáo án cũ rích viết trước đó hàng chục năm thì chất lượng giáo dục vẫn thế thôi!”
Anh Quốc Khánh đưa ra một thực tế, đa phần giáo viên hiện nay đi học không vì mục đích nâng cao trình độ, mà vì bằng cấp nhằm tăng lương. “Hơn nữa, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa tốt.Tôi có cô em là giáo viên tiểu học, được nhà trường cử đi học đại học. Học thì tập trung vào các kì nghỉ hè. Chương trình học thì chả mấy liên quan đến chuyên môn tiểu học: nào là toán xác xuất thống kê, văn học ....chiếm đa số. Còn các môn học nâng cao chuyên môn hiện tại thì bị xem nhẹ” – độc giả này trăn trở.

Một độc giả đưa giải pháp tăng lương phải được tiến hành song song với việc kiểm soát dạy thêm, học thêm. “Hầu hết giáo viên hiện nay chỉ đi dạy cho có, chủ yếu là bắt học trò đi học thêm, trên lớp thì dạy qua loa, đi học thêm thì dạy "tủ" chứ không quan tâm đến việc dạy học nghiêm túc. Nếu tăng cao lương giáo viên thì phải có biện pháp giải quyết dứt điểm chuyện dạy thêm trước đã”.

“Theo mình cứ tăng 100% lương cho giáo viên dạy giỏi, 70% cho GV loại khá và 50% cho giáo viên trung bình. Những giáo viên kém cho quản lý thư viện hoăc các công việc khác và hưởng nguyên lương. Có như vậy mới khuyến khích các thầy cô phấn đấu dạy tốt. Song hành nên cấm dạy thêm, nếu phát hiện cho nghỉ dạy thì các thầy cô sợ mất việc mà không dám dạy thêm nữa. Phải mạnh tay thì mới chấm dứt được tình trạng mà luôn là thời sự nóng hổi đối với cha mẹ học sinh” – chị Hồ Thị Châu hiến kế.

Nhiều độc giả lại cho rằng vấn đề quan trọng của giáo viên bây giờ là ra trường liệu có được đi dạy hay không. Do tình trạng hối lộ, tham nhũng, những sinh viên không có tiền “lót tay” buộc phải chuyển sang làm nghề khác, chứ chưa nói đến việc lương cao hay thấp.

Trái với đa số đồng tình tăng lương giáo viên, một số ý kiến cho rằng chỉ nên tăng lương cho các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn… vì ở những thành phố lớn, tình trạng dạy thêm tràn lan giúp các giáo viên không chỉ không nghèo mà còn có thu nhập “khủng”.

“Giáo viên dạy thêm 40.000 đồng/ cháu / 1 môn/ 1 buổi. Một lớp có 52 cháu mà một tuần 2 buổi . Đó chưa kể có những môn 200.000đ/ 1 buổi/1 cháu (1 tuần 2 buổi) thử hỏi mỗi tháng thu nhập của giáo viên là bao nhiêu mà kêu lương phải cao nhất” – một độc giả gay gắt. Trước thực tế lương có tăng đến mức nào cũng không thể bằng dạy thêm, anh Lê Phương Hải cho rằng: “Nếu lương tăng lên 10 triệu tôi tin là giáo viên họ vẫn dạy thêm vì nhiều lý do, có cả từ giáo viên và có cả từ phụ huynh”.
Theo Vietnamnet
•Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Học sinh giỏi chưa mê ngành sư phạm

Học sinh giỏi chưa mê ngành sư phạm


Ngành sư phạm đang đứng trước nguy cơ sụt giảm chất lượng vì ngày càng ít thí sinh giỏi dự thi. Đây là thực trạng báo động cho chất lượng giáo dục trong tương lai, bởi thiếu thầy giỏi thì khó lòng đào tạo ra những trò giỏi.

“Chuột chạy cùng sào” vẫn không vào sư phạm !



GS Đinh Quang Báo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ĐH Sư phạm Hà Nội, chua chát nói: “Vài ba năm nay thì tuyển sinh vào ngành sư phạm (SP) còn nặng nề hơn cả câu "chuột chạy cùng sào", nghĩa là đã phải tuyển nhóm "cùng sào" rồi mà cũng không đủ. Nếu cứ tiếp tục thế này sẽ là một vấn đề báo động cho chất lượng giáo dục phổ thông. Anh muốn nâng cao chất lượng nền giáo dục mà chất lượng đội ngũ giảng dạy không được cải thiện thì chỉ là nói suông”.

Tháng 3.2012, tiến sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Phó trưởng khoa Quản lý công nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cùng cộng sự công bố nghiên cứu về xu hướng chọn ngành thi ĐH của thí sinh tại TP.HCM giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả cho thấy nhóm ngành kinh tế, quản lý, tài chính luôn có lượng đăng ký rất cao. Trong khi đó, số lượng thí sinh đăng ký dự thi ngành SP - quản lý giáo dục ngày càng giảm, nhất là các ngành: tiếng Pháp, Nga, năng khiếu, âm nhạc…

Năm 1998, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có hơn 22.000 thí sinh dự thi, đến năm 1999 có gần 30.000 và năm 2000 có đến hơn 40.000. Thế nhưng, trong 3 năm trở lại đây, lượng thí sinh thi vào trường khoảng từ 15.000 đến hơn 17.000. Số lượng thí sinh thi vào ngành SP ở các trường địa phương năm nay rất thấp. Tại ĐH Cần Thơ, ngành SP tiếng Pháp có 20 thí sinh, trong khi chỉ tiêu của ngành là 40… Đến nay, nhiều trường đã phải tuyên bố đóng cửa ngành SP vì không đủ sinh viên để mở ngành. Trường ĐH Quảng Nam tạm dừng tuyển sinh ngành SP mỹ thuật (bậc CĐ), Trường ĐH An Giang tạm dừng tuyển sinh ngành SP sinh học và SP tin học…
Mùa tuyển sinh năm 2012, lãnh đạo Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã nhận định thí sinh của tỉnh này dự thi vào SP thấp kỷ lục. Trong tổng số gần 80.000 hồ sơ thí sinh dự thi vào các trường, chỉ có hơn 386 vào ĐH SP Hà Nội, 29 vào SP Huế, 41 vào ĐH SP Hà Nội 2; 392 vào CĐ Sư phạm T.Ư. Ở Phú Thọ, số lượng cũng giảm đáng kể: 425 vào ĐH SP Hà Nội, 349 vào ĐH SP Hà Nội 2…

Những năm gần đây, các trường sư phạm không còn là điểm nóng tuyển sinh như trước đây - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Điểm chuẩn cũng thấp dần

Trong những năm khoảng từ 1999 đến 2003, SP là một trong ít ngành có điểm chuẩn cao thời bấy giờ. Chẳng hạn tại Trường ĐH SP TP.HCM, năm 1999 ngành SP toán lấy 20 điểm, năm 2000 là 31 (môn toán hệ số 2), vào năm 2002 lấy 22 và năm 2004 là 24. Khoảng thời gian này, thí sinh nào trúng tuyển vào SP được coi là danh giá và được bạn bè ngưỡng mộ…

Đông đảo thí sinh chọn ngành SP trong giai đoạn này vì học phí cho tất cả học sinh, sinh viên ngành SP được miễn. Thạc sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn (lúc bấy giờ còn là CĐ Sư phạm TP.HCM), cho biết: “Thời điểm đó kinh tế khó khăn, việc học SP không phải đóng học phí, ra trường lại được bố trí việc làm ngay khiến phụ huynh và thí sinh rất mê. Chỉ những học sinh giỏi mới có khả năng trúng tuyển. Khá chưa chắc đã đậu”.

GS Đinh Quang Báo cho rằng thời kỳ hoàng kim trong tuyển sinh Trường ĐH SP Hà Nội là từ 1997 - 2003, hồi ấy phải đạt 27 điểm/3 môn mới đỗ vào khoa toán, 24 - 25 điểm vào khoa văn, các khoa khác cũng phải 22 điểm, tỷ lệ là 7 - 8 thí sinh “chọi” 1, thậm chí mười mấy chọi 1. Sau năm 2003, chất lượng đầu vào trường SP đuối dần nhưng vẫn còn học sinh giỏi để tuyển, chỉ có điều những thí sinh xuất sắc nhất (đoạt giải quốc gia, quốc tế) thì không vào SP nữa.

Thế nhưng vài năm trở lại đây, điểm chuẩn những trường ĐH có đào tạo ngành SP thường khá thấp.
Ba năm gần đây, điểm chuẩn nhiều ngành tại trường ĐH SP TP.HCM chỉ ngang điểm sàn (khoảng 13 - 14 điểm) như: SP giáo dục chính trị, SP sử - giáo dục quốc phòng, SP giáo dục đặc biệt… Nhiều ngành như: SP tin học, SP tiếng Pháp phải xét tuyển. Đa số ngành SP ở các trường ĐH An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp cũng chỉ tương đương điểm sàn. Tại Trường ĐH Sài Gòn, các ngành SP cơ bản như: toán, lý, văn, sử… cũng có điểm chuẩn thấp so với các ngành khác, dao động từ 16 - 17,5 điểm.

Năm nay, ngành SP tiếng Pháp của ĐH Cần Thơ chỉ có 12/20 thí sinh dự thi đạt điểm từ 13 trở lên. Ngành SP ngữ văn của Trường ĐH Trà Vinh có 24/105 đạt 13 điểm. Đặc biệt, ngành SP toán Trường ĐH Đồng Tháp chỉ có 10 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên ở 2 khối A và A1, ngành SP tin học có 13 thí sinh và điểm cao nhất chỉ 11 điểm, SP vật lý có 27 thí sinh nhưng chỉ 1 đạt 14,5 điểm…

Tiến sĩ Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng Trường ĐH SP TP.HCM, thừa nhận: “Đúng là thí sinh giỏi ngày nay không chọn học SP. Thực tế, nhiều em đạt điểm cao ở trường (từ 27 điểm trở lên) nếu đỗ thêm một trường khác nữa thì họ sẵn sàng chọn học trường đó. Những năm trở lại đây, chính vì SP không còn sức hút nên các trường SP phải đào tạo thêm nhiều ngành ngoài SP để tuyển dễ hơn”.

Thấy mà buồn !

Những năm gần đây, không nhiều học sinh các trường THPT trên địa bàn TP.HCM chọn thi SP. Ông Trần Phước Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4), cho biết: “Trong năm học vừa qua, trường có 500 học sinh lớp 12 nhưng số lượng đăng ký thi ngành SP chiếm chưa đến 1%”. Tương tự, theo lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10) năm vừa rồi, lượng HS chọn thi SP cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ông Đức cho rằng: “Những năm 1990, điểm chuẩn của ngành SP rất cao, các ngành khối A không thua các ngành thuộc Trường ĐH Bách khoa. Những năm gần đây, điểm đầu vào các trường SP giảm sút đáng kể, thấy mà buồn”.
Minh Luân
Học sinh giỏi chưa mê ngành sư phạm - Kỳ 2: Còi cọc đồng lương, bấp bênh việc làm
bênh việc làm


09/10/2012 3:20

Theo nhiều giáo viên, lương không đủ sống là lý do chính khiến nhiều người không chọn sư phạm làm nghề nghiệp. Đó là chưa kể sinh viên ngành này ra trường gặp rất nhiều khó khăn trên con đường tìm việc.
Sinh viên ngành giáo dục tâm lý Trường ĐH SP TP.HCM trong giờ thuyết trình - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

29 năm, lương 4,8 triệu đồng

PGS Vũ Trọng Rỹ, Viện Khoa học giáo dục, chỉ rõ: “Để tình trạng không có người giỏi vào sư phạm (SP) như hiện nay đơn giản vì chế độ chính sách đãi ngộ với họ chưa thỏa đáng, không tốt. Nghề không nuôi sống được bản thân, gia đình”.
Tôi đã hỏi hơn 500 GV ở 3 cấp với câu hỏi: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không? Kết quả là số GV không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9%, THCS là 59%, và THPT là 52,4%. Thế là có ít nhất một nửa GV hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa
PGS Vũ Trọng Rỹ, Viện Khoa học giáo dục


Một giáo viên (GV) tâm sự đầy chua chát: “Tôi không dám so lương thấp với ai. Tôi chỉ thấy trước hết là thấp so với cái người ta cần để tồn tại chứ chưa nói đến chuyện để sống sung sướng. Trước tháng 5.2012 (lương tối thiểu lên 1,05 triệu đồng), khi lương tối thiểu là 850.000 đồng, sinh viên giỏi trường SP được giữ lại làm cán bộ giảng dạy chỉ được khoảng 1,4 triệu đồng/tháng, khi hết tập sự thì khoảng 2 triệu đồng/tháng”.
Một GV có thâm niên gần 30 năm trong nghề nói: “Ngày đầu tiên bước vào ngành SP năm 1982, tôi đã biết là nghề này nghèo và khó khăn. Tôi cố gắng làm việc đến nay đã hơn 29 năm, lương của tôi được 4,8 triệu đồng. Tôi nghe các cấp lãnh đạo hứa nhiều đến... 29 năm rồi nhưng vẫn hy vọng”.
Ông Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Củ Chi, TP.HCM), phân tích: “Nguyên nhân để người giỏi ít vào ngành SP là đầu ra bấp bênh hơn so với một số ngành khác. Thứ hai là thu nhập rất khiêm tốn. Trong khi đó, lao động của GV rất vất vả, phải cần mẫn, kỹ lưỡng”. Một GV tiểu học tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) cho biết: “Khi ra trường, mức lương của tôi chỉ 1,8 triệu đồng/tháng. Trong khi các bạn mình học khối ngành kinh tế lương 7-8 triệu đồng. Sau 2 năm giảng dạy, tổng lương, phụ cấp hằng tháng chỉ khoảng 3 triệu đồng. Do yêu nghề từ bé nên tôi mới gắn bó với nghề, chứ thực chất cũng rất ngao ngán”.
Hỏi ngẫu nhiên các GV, 100% đều nhận định chính do chế độ đãi ngộ, áp lực nặng nề nên ngày càng ít người chọn SP. Cô giáo 23 tuổi, dạy tại một trường THPT ở Q.8 (TP.HCM), chia sẻ: “Thu nhập của tôi chỉ đủ trang trải tiền nhà trọ, ăn uống, sinh hoạt hằng ngày... Còn khi có việc như: đám cưới, đám giỗ, hay mua đồ dùng trong nhà, học thêm đều phải ngửa tay xin bố mẹ ở quê”. Ngay như cô Sương Mai (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) thâm niên 30 năm trong nghề nhưng lương nhận hằng tháng cũng khoảng 5 triệu đồng.

Lương giáo viên Việt Nam quá thấp

Tháng 4.2012, Báo The Guardian (Anh) đưa ra bảng thống kê nước nào chi nhiều tiền nhất cho giáo dục, trong đó có thông tin về mức lương của giáo viên tại các nước. Theo thống kê, Luxembourg là nơi giáo viên nhận được mức lương cao nhất thế giới, với 95.043 USD/năm. Xếp thứ hai là Đức với 55.771 USD/ năm. Tiếp theo là Canada 54.977 USD/năm và Ireland 53.677 USD/năm.

Khu vực châu Á chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc lọt vào bảng xếp hạng này. Giáo viên ở Nhật Bản có lương 44.787 USD/năm (tương đương 3.732 USD/tháng). Hàn Quốc cao hơn với 46.337 USD/năm (3.861 USD/tháng). Trong khi đó, mức lương trung bình của người mới đi dạy tại Việt Nam chỉ khoảng 1.200 USD/năm (hơn 25 triệu đồng).
Đ.Nguyên

Khó tìm việc làm

Tình trạng sinh viên SP ra trường phải vất vả tìm việc, thậm chí thất nghiệp chuyển sang các nghề khác hiện rất phổ biến.
Thạc sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ: “Về việc làm thì GV THPT và THCS rất khó xin việc hoặc bị phân về những trường xa, điều kiện làm việc khó khăn. Trước đây các thành phố lớn yêu cầu GV phải có hộ khẩu thành phố, nhưng hiện nay chỉ cần KT3 là được nên sinh viên ngoại tỉnh đổ xô về thành phố xin việc, dẫn đến khủng hoảng thừa GV”.
Ông Nguyễn Văn Ngai, Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Ngay tại TP.HCM, số lượng đăng ký vào ngành giáo dục đông nhưng tuyển có giới hạn. Lương không cao, ra trường lại chưa chắc có việc làm, dần dà sẽ làm cho ngành này mất sức hấp dẫn đối với những em học sinh”. Còn tiến sĩ Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng Trường ĐH SP TP.HCM, cũng cho rằng hiện nay sinh viên học SP chỉ có lợi là không phải đóng học phí. Còn sau đó thì khi về địa phương, họ không được vào biên chế, xin việc hết sức khó khăn.

Chọn rồi thì... hối hận

Tiến sĩ Bạch Văn Hợp khẳng định: “Một khi đã nghèo thì khó ai có thể toàn tâm toàn ý cho công việc, họ sẽ mất tập trung vì còn phải nghĩ đến cơm áo gạo tiền. Mức lương không đáp ứng cuộc sống tối thiểu dễ khiến người ta chán nản”.
Là một thành viên của nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng GV phổ thông, PGS Vũ Trọng Rỹ cho hay: “Tôi đã hỏi hơn 500 GV ở 3 cấp với câu hỏi: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không? Kết quả là số GV không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9%, THCS là 59%, và THPT là 52,4%. Thế là có ít nhất một nửa GV hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa. Họ hối hận với lựa chọn nghề giáo. Một bộ phận đáng kể đang chán nghề. Cũng theo kết quả điều tra của đề án nói trên, số GV thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề chỉ chiếm khoảng 10 - 20%. Không ít GV ở đô thị khi có điều kiện thuận lợi thì chuyển ngành. Còn theo nghiên cứu tại Khoa Hóa học Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 17,8% sinh viên không an tâm với nghề nghiệp.
Nhiều GV cho rằng ngoài lương bổng, điều họ cảm thấy chán nghề là áp lực công việc. Một GV dạy tiểu học dẫn chứng: “Mỗi tháng, chấm không biết bao nhiêu bài kiểm tra, bài tập. Chưa hết, GV còn phải quản lý sổ điểm, sổ đầu bài, sổ liên lạc rồi họp chuyên môn, thao giảng, dự giờ... Chỉ chuyện lời phê vào phiếu liên lạc hằng tuần, chấm bài, vô điểm… của vài chục học sinh cũng đã mất hết thời gian. Có khi phải dành cả thứ bảy, chủ nhật để làm những việc này”.

Ý kiến

“Số lượng học sinh đăng ký dự thi vào ngành SP rất ít. Năm nào tỷ lệ này chiếm chưa đến 1/3 so với các ngành kinh tế, kỹ thuật...”.

Sương Mai (Phụ trách công tác hướng nghiệp Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM)

“Thời gian chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký dự thi, chỉ thấy các em bàn tán, hỏi thăm nhau về khối ngành kinh tế, thương mại, kỹ thuật chứ chả mấy em nói với nhau về ngành SP”.

Nguyễn Hoàng Việt
(Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM)

“Trong các buổi hướng nghiệp, nhà trường cũng động viên các em theo ngành SP, đặc biệt là nữ và còn khuyến khích tốt nghiệp quay về trường làm việc nhưng dường như không có tác dụng”.
Lê Văn Linh
(Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Thanh Bình, TP.HCM)


Học sinh giỏi chưa mê ngành sư phạm - Kỳ 3: Lo ngại cho tương lai nền giáo dục   Nếu người giỏi, có tâm huyết cứ xa lánh ngành sư phạm, đời sống giáo viên không được quan tâm đúng mức thì giáo dục Việt Nam sẽ nhận hậu quả hết sức nặng nề.

Nhà giáo Nguyễn Quang Kính, thành viên của nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) phổ thông, dẫn lời của PGS Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm (SP) TP.HCM: “Nếu một nền giáo dục mà mọi thứ đều hoành tráng, chỉ trừ ông thầy, vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình, vào nghề với sự bất đắc dĩ, vừa dạy học, vừa bươn chải kiếm sống thì có thể nói một cách quả quyết là nền giáo dục đó không có tương lai”.


Nếu một nền giáo dục mà mọi thứ đều hoành tráng, chỉ trừ ông thầy, vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình thì có thể nói một cách quả quyết là nền giáo dục đó không có tương lai

PGS BÙI MẠNH HÙNG -
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

“Đáng lo ngại là nền GD-ĐT của chúng ta đang phải đối mặt với thực tế đó”, ông Kính nhấn mạnh.
Thiếu giáo viên giỏi
Tiến sĩ Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP.HCM, thừa nhận: “Người giỏi không vào SP cho nên có một thực tế là GV bây giờ không giỏi. Nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển, trò có thể tìm được mọi thông tin trên mạng, thầy mà tụt hậu sẽ rất ê chề. Trò biết mà thầy không biết thì không thể dạy được. Thầy giỏi trò mới giỏi, thầy tệ trò khó giỏi”.
Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, nền giáo dục của chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề lớn là chất lượng của GV chưa cân đối, các trường SP không tuyển được học sinh giỏi, từ đó tạo ra GV không giỏi.
Chính vì thực trạng này nên mới xảy ra những sự việc đáng tiếc. Chẳng hạn trường hợp học sinh phổ thông phát hiện GV dạy tiếng Anh phát âm sai. Giảng viên dạy toán ở một trường ĐH lớn có ngành SP thì ngậm ngùi cho rằng càng ngày càng ít sinh viên SP học toán có tư duy toán học.
Một người trong ngành giáo dục lâu năm thừa nhận: “Hiện nay khi tuyển GV, tôi thấy năng lực của giáo sinh có vấn đề, thiếu bản lĩnh, không nhìn thấy được cái chất của họ với nghề”. Thạc sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sài Gòn, khẳng định: “Chất lượng của SV ngành SP cực kỳ quan trọng. Trường ĐH chỉ có thể biến những SV có lực học trung bình lên mức khá hơn một chút, chứ không thể từ trung bình thành xuất sắc. Do đó, đầu vào thấp là một mối lo lớn về chất lượng của những người thầy tương lai”.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cũng thông tin, trong số 356.000 GV tiểu học hiện nay có khoảng 30% loại khá giỏi, 20% yếu kém.

Giáo dục Việt Nam sẽ về đâu nếu ngày càng ít thầy giỏi, tâm huyết với nghề ? - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


 Chỉ là “thợ dạy”
Kết quả khảo sát thực tế ở 8 cơ sở đào tạo GV thuộc Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Sơn La, Cần Thơ cho thấy kỹ năng nghề nghiệp ở các sinh viên rất yếu, đặc biệt là các kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt, phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng, giải quyết các tình huống SP, lập kế hoạch giáo dục… Sinh viên năm cuối và GV đều có biểu hiện năng lực dạy tốt hơn năng lực giáo dục. Nói nôm na là phẩm chất “thợ dạy” nổi trội hơn “thợ giáo”.
Nói về việc này, một GV tâm sự: “Biết học sinh đó gặp khó khăn về gia cảnh, học tập, hoặc học sinh cá biệt quậy phá… tôi cũng muốn dành thời gian tìm hiểu nhưng thực sự không thể vì thời gian bó hẹp. Tôi còn nhớ, vào những năm 1980, cũng khó khăn trăm bề nhưng phải đặt mục tiêu là mỗi tháng phải đến nhà học sinh một vài lần để nắm tình hình học tập và gia cảnh của các em. Còn giờ đây, hiếm có GV làm được việc này”.
Trong khi ngành GD-ĐT luôn kêu gọi và yêu cầu GV phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm thì kết quả nghiên cứu lại cho thấy năng lực tìm hiểu người học là yếu nhất trong các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV hiện nay. Một GV tại Q.8 (TP.HCM) cho biết: “Tôi thừa nhận mình thật sự đánh giá không sát năng lực học tập của học sinh. Nhiều khi tôi cũng muốn đọc kỹ từng ý, từng câu nhưng thời gian không cho phép”.

Mất dần vị thế người thầy

Chất lượng GV không tốt còn dẫn đến một hệ quả là chữ lễ không còn thiêng liêng như trước. Thạc sĩ Mỵ Giang Sơn trăn trở: “Típ “thầy ra thầy” có thể ngày nay lại bị coi là lạc hậu. Học trò, phụ huynh ngày càng giảm sự tôn kính với thầy. Thời xưa trò lễ phép với thầy, giờ học sinh ra khỏi trường đã có thể chửi thầy cô, sinh viên vừa tốt nghiệp cũng quay lại trường sẵn sàng khẩu chiến với thầy”. Ông Sơn cũng cho rằng bạo lực học đường tăng mạnh, mối quan hệ thầy trò không còn như xưa đã có tác động vô cùng lớn đối với xã hội. Trước những tiêu cực của môi trường giáo dục, nhiều người có nhiều cái nhìn cực đoan về ngành.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Quang Kính đề nghị cần sửa đổi chính sách để khôi phục vị thế của nghề dạy học. Một trong những chính sách đầu tiên cần phải sửa đổi, đó là tiền lương, phụ cấp, trợ cấp của nhà giáo. GS Đinh Quang Báo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu SP Trường ĐH SP Hà Nội, chia sẻ: “Không phải ai sống cũng với mục tiêu phải có thật nhiều tiền. Nhưng việc đảm bảo cho người ta đồng lương đủ sống mới giúp người ta chọn nghề là vì sở trường, vì năng lực chứ không vì đồng tiền”.

Trả lương gắn với kết quả lao động

Trao đổi với Thanh Niên, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, không chỉ xem lại cách trả lương đã đủ sống hay chưa mà còn nên thay đổi cách trả lương theo hướng phù hợp với giá trị lao động bỏ ra, gắn với kết quả lao động. Như hiện nay dù GV dạy tốt hay không thì mức lương “cứ tăng theo thời gian”. Đồng quan điểm, GS Đinh Quang Báo cũng đề nghị chế độ lương phải kích thích được những người trẻ có năng lực, có cố gắng. Cách trả lương hiện nay khiến người giỏi cũng như người kém, sống lâu lên lão làng. Nhiều GV trẻ rất giỏi nhưng vẫn phải "leo từ từ".

Một số nước áp dụng giấy phép hành nghề, tốt nghiệp ĐHSP không có nghĩa là được đi dạy ngay mà phải vượt qua một kỳ sát hạch. Giấy phép hành nghề cũng có thời hạn, chẳng hạn cứ 5 năm phải đổi một lần. Ngay cả khi GV có khả năng vượt trội, được hưởng một mức lương tương xứng với khả năng đó cũng không có nghĩa là sẽ được hưởng mãi mãi. Nếu không cố gắng, thậm chí còn thụt lùi, sẽ phải quay về với mức lương thấp hơn - GS Báo đề xuất.

Tuệ Nguyễn

Học sinh giỏi chưa mê ngành sư phạm - Kỳ 4: Nghề đặc biệt phải có chính sách đặc thù

Cần phải có những thay đổi sâu rộng từ quan điểm đến chính sách về đội ngũ nhà giáo thì mới mong quá trình đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục thành công.

Chính lãnh đạo ngành GD-ĐT cũng xác định đội ngũ giáo viên (GV) quyết định sự thành bại trong công cuộc đổi mới giáo dục.


Giáo viên được trao giấy nhận nhiệm sở tại Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Phải giải quyết căn cơ vấn đề GV
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đặc biệt lo ngại khi cho rằng mặc dù vai trò của người thầy là căn cứ quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục nhưng cho đến nay, vấn đề GV chưa một lần được giải quyết căn cơ, thấu đáo khiến cho tất cả những mong muốn đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở nhà trường đều không thực hiện đến nơi đến chốn.
Bà Nguyễn Thị Bình nhận định: Theo các kết quả điều tra mới nhất, một tỷ lệ khá lớn GV phổ thông không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Sắp tới đây, chất lượng GV mới vào nghề còn thấp hơn nữa vì phần lớn sinh viên đang học tại các trường sư phạm (SP) và các cơ sở đào tạo của các trường SP vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình mà nội dung phương pháp đào tạo thì quá lạc hậu. “Tình trạng vừa thừa vừa thiếu GV tồn tại dai dẳng hàng chục năm qua không giải quyết được cũng khiến cho công tác đào tạo và sử dụng GV gặp không ít khó khăn”, bà Bình nói.
Bản thân Bộ GD-ĐT cũng đã thừa nhận thực tế này. Đổi mới phương pháp dạy và học cùng với quá trình đổi mới chương trình - sách giáo khoa do Bộ phát động từ nhiều năm nay không có chuyển biến đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của GV chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong Chương trình phát triển ngành SP từ năm 2011 - 2020, Bộ đã thừa nhận những hạn chế, yếu kém của ngành SP hiện nay. Văn bản này có đoạn: “Các địa phương và cả nước đều chưa có quy hoạch mạng lưới các trường SP và quy hoạch đội ngũ GV; quá trình đào tạo chưa dựa trên nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu chuyên môn đội ngũ GV và những đổi mới của giáo dục phổ thông và mầm non”.

Thực tế này đã chỉ ra một nghịch lý đáng buồn: Chính Bộ nhiều năm nay hô hào việc đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng nhưng lại chưa thực hiện được trong chính lĩnh vực của mình. Với tư cách vừa là cơ quan sử dụng lao động đối với đội ngũ GV vừa quản lý các trường đào tạo GV, nghĩa là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, vậy mà vẫn tình trạng giáo sinh ra trường không tìm được việc làm, phải làm đủ mọi nghề “tay trái” để kiếm sống. Điều này là bằng chứng hiển hiện khiến các trường SP ngày càng mất dần sức hút với học sinh khá giỏi.

Thay đổi cách tuyển sinh, tuyển dụng

Cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo. Làm cho GV đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực và có thu nhập từ lương và phụ cấp cao hơn mức thu nhập trung bình trong xã hội; đồng thời làm cho nghề dạy học được xã hội thực sự coi trọng và có sức hút đối với học sinh khá, giỏi

Nguyên Phó chủ tịch nước NGUYỄN THỊ BÌNH

Lâu nay, dư luận vẫn nói “nghề GV là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Thế nhưng từ việc tuyển sinh đầu vào của trường SP đến tuyển dụng GV lại không hề có một đặc thù nào để chọn được người xứng đáng vào làm “nghề cao quý nhất…” này.

Ngành giáo dục là cơ quan sử dụng GV nhưng việc tuyển dụng đội ngũ này ra sao lại phụ thuộc vào quy định của Bộ Nội vụ. Chẳng hạn khi đề cập tới chất lượng GV dạy môn lịch sử thấp, một nhà giáo đã nói: “Tuyển dụng GV dạy lịch sử mà như tuyển một công chức bình thường, không có chuyên gia nào về lịch sử ở hội đồng tuyển dụng đó thì làm sao có thể tuyển được người giỏi”.

Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng chia sẻ: “Từ tuyển dụng đến bình xét, đánh giá GV, dù có rất nhiều đặc thù riêng nhưng hiện vẫn phải theo quy định của ngành nội vụ. Chính vì vậy, ngành GD-ĐT rất khó đưa các yếu tố đặc thù vào, nên hiệu quả sử dụng và quản lý con người trong chính ngành của mình bị hạn chế”. Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cũng nhận định: “Việc tuyển dụng người lao động của chúng ta lâu nay mang tính hình thức nhiều quá mà rất ít các yêu cầu để đánh giá năng lực chuyên môn của người được tuyển chọn. Tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn vào bằng cấp rồi cho thi tuyển như hiện nay, có khả năng tới quá nửa kết quả tuyển dụng sai”.

Lương phải cao nhất trong ngành sự nghiệp

Theo điều tra mới nhất của Bộ Nội vụ, hơn 98% ý kiến cho rằng mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng 30 - 40% nhu cầu tối thiểu của cán bộ công chức, viên chức (trong đó GV chiếm số lượng lớn). Do đó, rất khó thu hút được người có tài năng vào làm việc. Bên cạnh đó, mức lương thấp không duy trì nghiêm được tính kỷ luật, thứ bậc và không tạo được tính cạnh tranh.

Để việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sắp tới không chỉ là việc làm nửa vời, bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: “Cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV. Làm cho GV đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực và có thu nhập từ lương và phụ cấp cao hơn mức thu nhập trung bình trong xã hội; đồng thời làm cho nghề dạy học trở thành một trong những lĩnh vực nghề nghiệp được xã hội thực sự coi trọng và có sức hút đối với học sinh khá, giỏi”.

Nghị quyết T.Ư 2 khóa 8 (năm 1996) đã đề ra mục tiêu, lương GV phải cao nhất trong thang bảng lương của khối hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, 16 năm nay, điều này vẫn chưa đi vào thực tế. Thậm chí, theo kết quả thống kê của Viện Khoa học lao động và xã hội trong bảng lương công chức, thấp nhất là lương của các GV mới vào nghề, có người chưa đến 2 triệu đồng.

Ông Nguyễn Vinh Hiển cho hay: “Nếu thực hiện được Nghị quyết T.Ư 2, khóa 8, cộng với phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên thì đồng lương của GV cũng đã cải thiện được hơn nhiều so với hiện nay. Bên cạnh đó, phải thay đổi cách thức trả lương GV theo chất lượng, hiệu quả của công việc”. Ông Hiển cũng cho biết, đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT có nhiều vấn đề quan trọng nhưng Bộ cũng quan niệm chất lượng đội ngũ GV phải được xem là giải pháp cốt lõi, quan trọng nhất, vì chính đội ngũ này quyết định sự thành bại của việc đổi mới.

Tuệ Nguyễn

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Trao đổi thêm về giáo dục với bà Nguyễn Thị Bình

Trao đổi thêm về giáo dục với bà Nguyễn Thị Bình


- Báo Vietnamnet ngày 04/10 giới thiệu bài phỏng vấn với Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình về giáo dục. Rất nhiều ý của bà Bình tôi nhất trí, nhưng có một số ý tôi không đồng tình, xin được thẳng thắn trao đổi.
Lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp
Lương bổng - biết thế nào là vừa?
Tin vui thu nhập cho nhà giáo đã nghỉ hưu

1. Tôi hoàn toàn không đồng ý khi bà Bình cho rằng “Trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông là thầy, cô giáo ở các trường phổ thông công lập gần như không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp do Nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có cuộc sống tươm tất.”
Là giáo viên nên tôi hiểu rõ vấn đề này. Cái làm cho giáo viên không còn động lực hoạt động nghề nghiệp không phải vì lương thấp mà do cơ chế hay cách thức trả lương . Một giáo sinh học nghề sư phạm, ra trường hễ được vào biên chế nhà nước là yên tâm. Dạy giỏi, dạy dốt ư? Chẳng sao. Ai đuổi được mà sợ. Cứ “tà tà”. Lương tháng cứ “đến hẹn lại lên ” mà. Một cơ chế trả lương hoàn toàn không đúng với nguyên lý “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, không gắn tiền công với sản phẩm do người lao động tạo ra ( với nghề giáo là chất lượng giáo dục học sinh ) thì làm sao đồng lương có thể trở thành động lực phấn đấu nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như năng lực công tác của người lao động được.
2. “ Để tự cứu mình, nhiều giáo viên trường công ở các đô thị phải dạy thêm, dẫn đến dạy thêm tràn lan.” "Vấn đề dạy thêm học thêm hiện nay khó chống, nguyên nhân là người giáo viên phải làm thêm để có thu nhập đảm bảo đời sống. Vì vậy, dạy thêm rất khó cấm, và thực tế hiện nay là vẫn không thể chống được. Nếu giải quyết thỏa đáng đãi ngộ, lương bổng để giáo viên và gia đình có cuộc sống tươm tất, đàng hoàng thì theo tôi, không cần cấm đoán, giáo viên cũng sẽ không dạy thêm nữa”. Hoàn toàn sai.
Xin thưa với nguyên Phó Chủ tịch nước, có phải giáo viên nào cũng thích mà được dạy thêm đâu? Chỉ có giáo viên một vài môn chính thôi. Nhiều giáo viên không phải “dạy để có thu nhập đảm bảo đời sông” mà họ đã rất giàu rồi. Giàu rồi nhưng vẫn không bỏ dạy thêm vì trong thời buổi kinh tế này có ai không thích giàu thêm nữa? Nguyên nhân dạy thêm, học thêm ở chỗ khác chứ không phải chỗ thu nhập của giáo viên thấp đâu.
3.Tôi cũng không đồng ý “thâm niên là đặc thù của nghề giáo, càng làm lâu trong nghề càng phải khuyến khích”.
Theo tôi, gần đây nhà nước khôi phục lại thâm niên cho nghề giáo là không hay. Bởi lối trả phụ cấp theo kiểu “sống lâu lên lão làng” này chỉ tổ triệt tiêu “động lực hoạt động nghề nghiệp” mà thôi. Nghề nào cũng vậy, có người cả đời làm nghề nhưng cũng không có tay nghề giỏi song cũng có người chỉ trong một thời gian ngắn “tuổi trẻ tài cao”, có thể đạt đỉnh cao trong nghê nghiệp.
Thiết nghĩ, phụ cấp thâm niên chỉ nên dành cho những nghề mà không ai muốn làm lâu vì môi trường làm việc độc hại hoặc nguy hiểm (như thợ mỏ chẳng hạn), hoặc những khu vực khó khăn (vùng sâu vùng xa, hải đảo…) mà không ai muốn ở lâu thì mới đúng.
4. Tôi cũng đồng ý, nghề dạy học nhưng chỉ là ở phổ thông phải là nghề được trả lương cao vào bậc nhất trong xã hội. Vì đây là nghề “cáo quí nhất trong các nghề cao quí”, nghề dạy người (chứ không phải dạy nghề). Phải trả lương, phải đãi ngộ làm sao để ngành sư phạm thu hút được những người tài giỏi nhất của xã hội vào học tập, rèn luyện để rồi họ trở thành những người thầy, những con người mẫu mực là “mô phạm” cho các thế hệ người Việt Nam.
•Nhà giáo Xuân Quảng

Những ý kiến chia sẻ

lương giáo viên


Theo tôi, để khuyến khích chất lượng giáo dục, ngoài những vấn đề đã nêu trên còn phải chú ý đến chất lượng đầu vào các trường đào tạo, cơ chế đào tạo và quan trọng hơn nữa để chắt lọc chúng ta nên tổ chức thi tuyển công chức,viên chức. Ra trường với sinh viên sư phạm hiện nay là một quá trình quá khó khăn khi họ phải bỏ ra cả một khoản tiền lớn để "mua" việc. Vậy sau khi vào rồi họ phải nghĩ đến việc hoàn lại vốn đã xin việc cho gia đình,chuyên môn có đc xem xét nhưng ko tận tình như lúc họ vô tư xin đc việc như cơ chế trước đây.Phải cho họ sống bằng chính nghề của họ

hoa nguyen Gửi lúc 05/10/2012 12:38   Không thể có nhiều giáo viên giỏi

Người giỏi có ít, giáo viên cần nhiều (vì đông học sinh) suy ra không thể có nhiều giáo viên giỏi. Không thể có đủ giáo viên giỏi để dạy tất cả số đông học sinh. Trước đây chỉ 5-10% đi học thì việc "thày giỏi, trò ngoan" là có thể. Bây giờ mà vẫn muốn như ngày xưa thì chỉ là duy ý chí thôi. Với giáo viên không thể không chú ý đến thâm niên, theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì phải mất 10 năm một giáo viên có năng lực mới thành giáo viên giỏi được. Tất nhiên không phải cứ lâu năm mà giỏi được. Với lại phụ cấp thâm niên chỉ là một khoản "đông viên" thôi mà.

NT Dat Gửi lúc 05/10/2012 12:36   Đồng tình

Đã từng la một giáo viên trong 7 năm . tôi hiểu được nhiều vấn đè và khó khăn của giáo viên , tôi cũng trăn trở và suy nghĩ nhiều về giáo dục . Tôi đồng tình với quan điểm của nhà giáo Xuân Quảng. Nhưng không đồng ý với ý kiến phụ cấp thâm niên cho giáo viên là " không hay " vì thưa thầy Quảng nhà giáo đổ dồn tâm huyết và trằn trọc cho sự nghiệp trồng người lắm! Đó chỉ là sự ghi nhận về tâm huyết và sự cống hiến của mỗi đời người giáo viên thôi . nhưng tôi hoàn toàn đồng tình với những phát biểu của phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình lương giáo viên phải cao nhất trong những nghề sự nghiệp hành chính. Vì " nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý " cơ mà !? "Nhân tài nguyên khí của quốc gia " vậy nhân tài từ đâu mà ra ? Cũng do dạy dỗ và giáo dục cả !

Lê Minh Đức Gửi lúc 05/10/2012 12:23   ý kiến sao cho đúng

Kính gửi nhà giáo XUÂN QUẢNG ! Nhà giáo cho rằng bà BÌNH nói sai về phần dạy thêm mà không nói nguyên nhân. Tôi đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng. Tôi thấy lương nhà giáo thời bấy giờ vừa đủ đảm bảo cuộc sống nên hiện tượng dạy thêm cũng có nhưng rất ít, và tiền học phí thu dạy thêm cũng không quá cao. Còn ông cho rằng tính thâm niên nhà giáo vừa qua là không đúng, theo tôi chưa chắc. Ở cơ quan tôi một số anh mới vào làm lương đã bằng người mười mấy năm trong nghề. và rất nhiều anh cũng thỏa mãn không học tâp, phấn đấu chi cả. Có học là học thêm những ngành khác chuyên môn đang làm để chuyển chỗ khác lương cao hơn. Nói chung ông đừng nên xem thường thâm niên và kinh nghiệm nhé! kính chào ông

TRƯƠNG QUANG LIÊM Gửi lúc 05/10/2012 12:12