Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

VĂN PHÒNG TUYỂN SINH Trường trung cấp nghề công trình 1



VĂN PHÒNG TUYỂN SINH
Trường trung cấp nghề công trình 1
(Ban hành kèm theo quyết định số:........ngày ........tháng......năm.........của Hiệu trưởng trường trung cấp nghề công trình 1)
Văn phòng tuyển sinh Trường trung cấp nghề công trình 1 là một bộ phận  thuộc Trường trung cấp nghề công trình 1, chịu sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề công trình 1, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên và các ngành chức năng có liên quan.
Văn phòng hoạt động theo quy chế chung của nhà trường theo quyết định số 0679/HĐQT-TCT ngày 22/09/2007 của HĐQT-TCT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động Trường trung cấp nghề công trình 1
Trong đó Nội dung hoạt động chi tiết của Văn phòng như sau:
CHƯƠNG I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1 : Chức năng nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm.
1. Chức năng:
Tham mưu giúp cho Hiệu trưởng:
- Tổ chức và thực hiện công tác tuyển sinh các nghề nhà trường được phép đào tạo
- Tổ chức các loại hình dịch vụ phục vụ cho công tác tuyển sinh, đào tạo của nhà trường theo đúng quy định của nhà trường và quy định của pháp luật

2. Nhiệm vụ:        
- Tổ chức tuyển sinh, giới thiệu việc làm các nghề mà nhà trường được phép đào tạo
- Lên kế hoạch về công tác tuyển sinh và các loại hình dịch vụ phục vụ cho công tác tuyển sinh
- Tiếp nhận hồ sơ học nghề, hướng dẫn khai hồ sơ học nghề theo yêu cầu
- Thu kinh phí đào tạo theo quy định, sau khi thu, nộp kinh phí thu được về trường qua phòng TCKT hoặc Trung tâm đào tạo lái xe theo quy định
- Được góp vốn, đề nghị điều động nhân viên của trường phối hợp công tác tuyển sinh theo quy định.
-Quản lý nhân viên thuộc Văn phòng.
- Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất mà Nhà trường đã giao
- Chủ động xây dựng các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, bổ xung các trang thiết bị sử dụng cho văn phòng.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên thuộc các lĩnh vực của Văn phòng quản lý và phải gắn công tác tuyển sinh, giới thiệu việc làm  với việc sử dụng nghiệp vụ chuyên môn của Vănphòng.
- Thực hiện chế độ báo cáo kết quả tuyển sinh, dịch vụ theo yêu cầu của lãnh đạo trường.
- Thực hiện các công việc khác khi được nhà trường yêu cầu có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.
- Quản lý nhân viên, cơ sở vật chất của Văn phòng theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà trường;
3. Phạm vi trách nhiệm:
- Văn phòng chịu trách nhiệm khai thác, sử dụng, quản lý, chi trả các cơ sở vật chất, trang thiết bị mà Nhà Trường đã đầu tư
- Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị khác theo qui định để thực hiện công tác tuyển sinh, dịch vụ đạt kết quả tốt
- Phối hợp với các phòng Ban liên quan, soạn thảo hợp đồng và thanh lý hợp đồng trong phạm vi nhiệm vụ, chức năng của văn phòng , trình Hiệu trưởng ký, nội dung hợp đồng phải đúng theo quy định của Nhà Trường và của nhà nước
- Công khai quy chế tuyển sinh, giới thiệu việc làm và các dịch vụ khác để người học biết, thực hiện
Điều 2: Tên Văn phòng:
- Văn phòng lấy tên là :
Văn phòng tuyển sinh Trường Trung cấp nghề công trình 1
-         Địa chỉ: Kim Anh Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
-         Thời gian hoạt động: 3 năm kể từ ngày 01/03/2012
Điều 3: Địa điểm Văn phòng.
Văn phòng đặt tại: Số nhà ................Kim Anh Thanh Xuân Sóc Sơn Hà Nội
Điều 4: Mục tiêu:
*Mục tiêu(Thực hiện mục tiêu chung của nhà trường):
- Khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đầu tư
- Thiết lập và đẩy mạnh phát triển các mặt hoạt động dạy và học của nhà trường trước cộng đồng xã hội, bao gồm: Tuyển sinh học nghề, giới thiệu việc làm, giao dịch, làm dịch vụ.......
Công việc:
- Tuyển sinh học nghề công trình, nghề lái xe cơ giới đường bộ
- Tư vấn học nghề
- Giới thiệu việc làm
- Khai thác các dịch vụ phụ phục vụ cho công tác tuyển sinh, đào tạo và sản xuất kinh doanh của nhà trường (Nếucó).
Điều 5: Tài sản
Tài sản cố định : nhà văn phòng và các trang thiết bị khác mà nhà Trường đã đầu tư.
Văn phòng có trách nhiệm sử dụng, giữ gìn, bảo quản, khai thác, chi trả các trang thiết bị, tài sản theo quy định của nhà Trường
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG
Điều6:Cơ cấu tổ chức quản lý Văn phòng:
- .Ban phụ trách: 01 Trưởng văn phòng,
- Nhân viên: 03 người Trưởng văn phòng do Hiệu trưởng trường trung cấp nghề công trình lựa chọn và bổ nhiệm là người điều hành hoạt động hàng ngày của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
-Trưởng Văn phòng có các quyền sau:
 + Quản lý, điều hành các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Văn phòng, theo chức năng nhiệm vụ của Văn phòng và theo sự phân công của Hiệu Trưởng
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động và đầu tư của Văn phòng, trình Hiệu Trưởng và tổ chức thực hiện khi được Hiệu trưởng đồng ý thông qua.
+ Ban hành nội quy quản lý nội bộ của Văn phòng trên cơ sở nội quy lao động và các quy chế quản lý khác mà Nhà trường đã ban hành.
+ Kiến nghị đề xuất phương án bố trí cơ cấu tổ chức của Văn phòng.
+ Khi có nhu cầu cần thiết, kiến nghị với lãnh đạo nhà trường tuyển dụng lao động vào làm việc tại Văn phòng theo quy chế tuyển dụng của nhà trường.
+ Đề xuất phương án trả lương cho CB-CNV làm việc tại Văn phòng theo quy chế trả lương, thưởng của Nhà Trường.
-Trưởng Văn phòng có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một các trung thực, mẫn cán vì lợi ích chung của Văn phòng. Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Nhà Trường thu lợi riêng cho bản thân.
+ Chịu trách nhiệm trước Nhà trường và các cơ quan chức năng về kết quả hoạtđộngcủaVănphòng.
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
Điều 8: Trách nhiệm của nhân viên:
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, làm việc mẫn cán vì lợi ích chung của Văn phòng và của nhà trường
+ Từng nhân viên trong Văn phòng phát huy sức mạnh đòan kết, tôn trọng chỉ đạo của Trưởng văn phòng, thực hiện đúng qui trình công việc được giao.
+Nêu cao tinh thần trách nhiệm công việc mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước Trưởng Văn phòng về nhiệm vụ được phân công. Đối với những sự việc ngòai phạm vi trách nhiệm của mình phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Văn phòng, nếu để xảy ra hậu quả xấu sẽ hòan tòan chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra.
+ Có tinh thần bảo quản tài sản của Văn phòng, giữ gìn vệ sinh trật tự nơi làm việc, tạo tác phong làm việc công nghiệp, ứng xử có văn hóa đem lại niềm tin cậy cho khách hàng.
Điều 9: Mối quan hệ của Văn phòng
- Văn phòng là một bộ phận của nhà trường, quan hệ giữa Văn phòng với các phòng ban của Nhà Trường là quan hệ trên tinh thần phối hợp tích cực, tạo điều kiện và hỗ trợ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung. Nếu xảy ra bất đồng chính kiến không giải quyết được, phải xin ý kiến Hiệu Trưởng tổ chức cuộc họp chỉ đạo các bên liên quan.
CHƯƠNG III: QUY CHẾ TÀI CHÍNH
CỦA VĂN PHÒNG TUYỂN SINH
Điều 10: Văn phòng tuyển sinh là một bộ phận của nhà trường, văn phòng tự hạch toán, nguồn thu chính của văn phòng là công tác tuyển sinh, giới thiệu việc làm, và các công tác dịch vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của văn phòng, định mức các nguồn thu theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường và theo quy định của nhà nước.  
Văn phòng  chịu trách nhiệm chi trả tiền thưởng, tiền lương, và chi các ngày lễ tết cho CBCNV thuộc Văn phòng.
Điều 11: Đối với chi tiêu nội bộ của văn phòng, văn phòng chi theo quy chế hoạt động của văn phòng đã được Hiệu trưởng phê duyệt

CHƯƠNG IV
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 12: Khen thưởng kỷ luật
- Việc khen thưởng kỷ luật được thực hiện theo nội qui của nhà trường và quy chế khen thưởng kỷ luật do Nhà Trường ban hành.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12: Tổ chức thực hiện quy chế
- Trưỏng Văn phòng có trách nhiệm quán triệt nội quy này đến CBCNV Văn phòng biết và thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh hoặc chưa phù hợp sẽ báo cáo Hiệu trưởng điều chỉnh bổ sung.
Nơi gửi:
- Các phòng khoa, trung tâm, văn phòng
- Đ/Ư thay b/c
- CĐ, ĐTN Ph/h
- Lưu TCHc








GIÁM ĐỐC-HIỆU TRƯỞNG


TỔNG CÔNG TY XDCTGTI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
CÔNG TRÌNH 1
Số:.................../QĐ-TCNCT1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Sóc Sơn, ngày        tháng       năm 2012







QUYẾT ĐỊNH
(V/v ban hành nội quy hoạt động Văn phòng tuyển sinh Trường Trung cấp nghề công trình 1)

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH1.

- Căn cứ quyết định số: 2059/QĐ – BGTVT ngày 03/07/2007 của Bộ giao thông vận tải về việc thành lập trường trung cấp nghề công trình1.
- Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường trung cấp nghề, ban hành kèm theo quyết định số 03/2007/QĐ – BLĐTB&XH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội.
- Căn cứ vào nghị quyết của hội nghị CBCNVC-LĐ năm 2012.
- Xét đề nghị của Ông trưởng phòng TCHC.

QUYẾT ĐỊNH.

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Nội quy hoạt động của Văn phòng tuyển sinh” thuộc Trường Trung cấp nghề công trình 1(Có văn bản chi tiết kèm theo)
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký , và được bổ xung vào: Quy chế tổ chức và hoạt động trường trung cấp nghề công trình 1, số 0679/HĐQT – TCT ngày 22/09/2007 của Chủ tịch HĐQT TCT XDCTGT I về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường trung cấp nghề công trình 1.
Điều 3: Các Ông(Bà) trưởng các phòng khoa, giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi gửi:
- Như điều 3
- TCT(B/c)
- Đ/ư(Thay b/c)
- CĐ, ĐTN(Ph/h)
- Lưu TCHC
GIÁM ĐỐC-HIỆU TRƯỞNG




NGUYỄN VĂN HOÀN





TỔNG CÔNG TY XDCTGTI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1

SỐ:...................../QĐ-TCNCT1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
= @ =

Sóc Sơn ngày..........tháng .........năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
(V/v thành lập văn phòng tuyển sinh)

- Căn cứ quyết định số 0125/QĐ-HĐTV-TCT ngày 28/03/2011 của Hội đồng thành viên Tổng công ty XDCTGTI về việc thành lập chi nhánh trực thuộc TCTXDCTGTI -Trường Trung cấp nghề công trình 1, quy định quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ của chi nhánh - Trường Trung cấp nghề công trình 1
- Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu Trưởng được quy định tại điều lệ Trường trung cấp nghề, ban hành kèm theo quyết định số 03/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ lao động thương binh và xã hội
- Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ thực tế của Nhà Trường
- Xét đề nghị của Ông trưởng phòng TCHC

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay thành lập Văn phòng tuyển sinh tại địa chỉ: Kim Anh - Thanh Xuân - Sóc Sơn - Hà Nội gồm các Ông, Bà sau đây:(Có danh sách kèm theo)
Điều 2: Văn phòng tuyển sinh có trách nhiệm:
- Xây dựng nội quy hoạt động nội bộ của văn phòng theo đúng nội quy, quy chế của nhà trường
- Tổ chức, Quản lý, điều hành văn phòng tuyển sinh thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo đúng quy định của nhà trường và pháp luật nhà nước
- Tự hạch toán, chăm lo đời sống, vật chất cho người lao động của văn phòng theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và các quy định của nhà trường
Điều 3: Các Ông(Bà) Trưởng các phòng khoa, Trung tâm và các Ông(Bà có tên trên căn cứ quyết định thực hiện./.


Nơi gửi:
- Như điều 3
- ĐƯ(Thay B/c)
- CĐ,ĐTN(Ph/h)
- Lưu TCHC, ch.độ
GIÁM ĐỐC-HIỆU TRƯỞNG





Nguyễn Văn Hoàn

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1 GIAI ĐOẠN 2011 - 2020



CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1 GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NHÂN LỰC TRƯỜNG
          Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển đất nước 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, trong đó có nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Thực hiện nội dung đó của nghị quyết, đối với tất cả các ngành trong đó có ngành GTVT, việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 có ý nghĩa quan trọng và cấp bách để góp phần thực hiện thắng lợi, mục tiêu: “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
          Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất có quy mô lớn, đa ngành, gồm các lĩnh vực: Hàng không, Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy nội địa và Đường bộ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm trách được vai trò đó trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức và người lao động là một yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với sự nghiệp của ngành.
          Trong những năm gần đây, diện mạo của Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, trong đó một phần nhờ sự phát triển của ngành GTVT, tất cả các lĩnh vực trong ngành GTVT đều phát triển cả về lượng và chất, đã và đang làm tăng nhu cầu nhân lực.
Hà nội là thủ đô của cả nước nên được Đảng và nhà nước quan tâm, tạo điều kiện và ưu tiên đặc biệt để xây dựng, tiến tới ngang tầm với thủ đô của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số tỉnh phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Giang) hầu hết là các tỉnh khó khăn, kinh tế thuộc loại chậm phát triển so với các tỉnh và khu vực khác trong cả nước, nên cũng được Nhà nước ưu tiên, quan tâm, đầu tư phát triển để có thể theo kịp với tốc độ phát triển trung bình của cả nước. Do vậy, nhu cầu đào tạo lao động có trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề là rất lớn và rất cần thiết. Đồng thời khu vực này có nhiều dự án đầu tư của nước ngoài, nhiều khu công nghiệp, công nghệ cao đang được triển khai xây dựng do vậy nhu cầu về đào tạo nghề cho người lao động lại càng tăng cao.
          Sự chỉ đạo của Bộ GTVT trong thời gian qua:
- Tiếp tục củng cố, sắp đặt hệ thống trường đào tạo GTVT từ TW tới địa phương;
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, xây dựng các trường trọng điểm chất lượng cao ở khu vực;
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên đủ các tiêu chuẩn quy định;
- Tập trung cải tiến mạnh mẽ mục tiêu, nội dung đào tạo, ứng dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trong và ngoài nước, hội nhập với trình độ đào tạo GTVT trong khu vực và trên toàn thế giới.
Cùng với sự chỉ đạo đó, tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 7/7/2011 “Phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015”; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1690/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2011 “Phê duyệt các trường thuộc Bộ Giao thông vận tải được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015”. Trường Trung cấp nghề công trình 1 hiện đang đào tạo 18 ngành hệ Trung cấp Trung cấp nghề và sơ cấp nghề (Xây dựng cầu , Sửa chữa ô tô – máy xây dựng, Công nghệ ô tô, Sửa chữa máy thi công xây dựng, Sửa chữa điện máy công trình, Điện dân dụng, Vận hành máy thi công nền, Vận hành cần trục ô tô, Trắc địa công trình, Sắt, Hàn, Điện công nghiệp, Lái xe ô tô các hạng)
Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ nhân lực của Trường về tay nghề, kiến thức và kinh nghiệm, có phẩm chất về đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nhà trường, Trường cần xác định được những yêu cầu đó đối với cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn trường.
          Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và quy hoạch phát triển của Ngành GTVT thì việc xây dựng “Chiến lược phát triển nhân lực của Trường Trung cấp nghề công trình 1 giai đoạn 2011 - 2020” là hết sức cần thiết.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ PHẠM VI CỦA CHIẾN LƯỢC
1.Mục đích:
          Chiến lược phát triển nhân lực của Trường giai đoạn 2011 - 2020 là bước đi đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2020; làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực của Trường. Đồng thời trên cơ sở mục tiêu, nội dung của các giải pháp thực hiện chiến lược để triển khai xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của nhà trường.
2.Yêu cầu
          Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trường đã đáp ứng quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011 – 2020;
          Thể hiện rõ quyết tâm cam kết của Trường trong nhận thức và hành động thực tế trong phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triên dài hạn và bền vững của Trường;
          Đánh giá hiện trạng phát triển nhân lực về số lượng chất lượng trong đó xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của phát triển nhân lực so với nhu cầu phát triển; những biện pháp đã thực thi và rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất hướng khắc phục trong thời gian tới;
          Đã đề xuất các giải pháp về các nguồn nhân lực và bước đi tổ chức thực hiện chiến lược;
          Đảm bảo tính khả thi.
3. Phạm vi
          Toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV và người lao động của Trường với những nội dung về phát triển trí lực (bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị, kỹ năng làm việc quản lý, giảng dạy, học tập), tình hình sử dụng nhân lực...
III. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
1.Cơ sở pháp lý
          - Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
          - Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
          - Chiến lược phát triển giáo dục 2000 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ: xác định mục tiêu, giải pháp xây dựng một nền giáo dục theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá và xã hội hoá; có tính thực tiễn và hiệu quả, góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế  - xã hội 2000 - 2010;
          - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006;
          - Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;
          - Quyết định số 1216/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
          - Quyết định số 1576/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011 - 2020;
          - Quyết định thành lập trường Trung cấp nghề công trình 1 số: 2059/QĐ-BGTVT ngày 03/07/2007
          - Điều lệ mẫu Trường Trung cấp nghề số: 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008;
- Điều lệ Trường Trung cấp nghề công trình 1
          - Nghị quyết 05/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội khoá XII về chủ trương định hướng, đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục đại học từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015.
- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020.
          - Chiến lược phát triển Trường Trung cấp nghề công trình 1 giai đoạn 2010 – 2020, định hướng đến năm 2030.
          - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Trung cấp nghề công trình 1 lần thứ XVIII – nhiệm kỳ 2010 – 2015.
2. Nguồn tư liệu:
- Đề án thành lập Trường Trung cấp nghề công trình 1
- Điều lệ Trường Trung cấp nghề công trình 1
- Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kỳ 2010 – 2015.
- Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020.
- Số liệu thống kê của Trường Trung cấp nghề công trình 1
- Các nguồn tư liệu khác: tham khảo thông tin về các chiến lược phát triển nhân lực và quy hoạch nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, vùng trên Internet, báo mạng, công báo…..  
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Trung cấp nghề công trình 1 lần XVIII – nhiệm kỳ 2010 – 2015.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Bộ Giao thông vận tải lần thứ XVI – Nhiệm kỳ 2010 – 2015.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phần thứ nhất
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG

I. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG
1. Lịch sử phát triển của trường:
          Trường Trung cấp nghề công trình 1 trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I - Bộ Giao thông vận tải, có cơ sở đóng tại Xã Tân Dân Huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội
          Tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật thuộc Cục Công trình 2(Nay là TCTXDCTGTI), theo Quyết định 1948/QĐ-TC ngày 18/06/1971 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Do nhu cầu ngành GTVT và điều kiện thực tế của Trường, ngày 24/12/1994 đổi tên thành Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ công trình Giao thông I theo QĐ số: 2934/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ngày 03/07/2007 đổi tên thành Trường Trung cấp nghề công trình 1 QĐ số: 2059/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT
          Trường được giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức tại quyết định số: 2059/QĐ-BGTVT ngày 03/07/2007 của Bộ GTVT
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trường
2.1. Chức năng:
          Trường Trung cấp nghề công trình 1là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I - Bộ Giao thông vận tải, sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý về lãnh thổ của UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
2.2. Nhiệm vụ:
          1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực chuyên môn, thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động;
          2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu đối với ngành nghề được phép đào tạo;
          3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định;
          4. Tổ chức các hoạt động dạy và học: Thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo;
          5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
          6. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
          7. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, người học trong hoạt động đào tạo, dạy nghề.
          8. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội;
          9. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào đào tạo, dạy nghề và hoạt động tài chính;
          10. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của Trường theo quy định của pháp luật.
          11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;
          12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Quyền hạn của Trường:
          1. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Trường phù hợp với chiến lược phát triển đào tạo, dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề;
          2. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo, dạy nghề;
          3. Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống;
          4. Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo, dạy nghề về lập kế hoạch đào tạo, dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, tổ chức thực tập. Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,dạy nghề, gắn đào tạo, dạy nghề với việc làm và thị trường lao động;
          5. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động đào tạo, dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của Trường;
          6. Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hỗ trợ các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật;
          7. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
3. Những thành tựu từ ngày thành lập trường đến nay:
     Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo được cho ngành Giao thông vận tải và một số ngành kinh tế khác 30.000 công nhân, nhân viên kỹ thuật , hầu hết số lao động này đã và đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài ngành đều được đánh giá tốt về trình độ tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, góp phần khẳng định uy tín trong công tác đào tạo của Trường.
          Bên cạnh đó, nhà trường còn triển khai bồi dưỡng và nâng bậc thợ, đào tạo lái xe ô tô các hạng, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động,
          Thành tích của giáo viên:
+ 02 thầy cô giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú;
+ Từ năm 2000 trở lại đây có 32 lượt giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp ngành, cấp tỉnh và thành phố;
+ 06 giáo viên đang học cao học; 40 giáo viên tốt nghiệp đại học ; 06 người tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và 3 người tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
          + Từ năm 2006 trở lại đây tuy không được sự đầu tư của nhà nước, bằng sự nỗ lực nội lực của nhà trường, Trường đã đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khá khang trang, hiện đại và đồng bộ, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành GTVT và các thành phần kinh tế khác.
          Với những cố gắng liên tục bền bỉ, khắc phục khó khăn, phấn đấu không ngừng với mục tiêu “tất cả vì sự nghiệp trồng người” do đó, Trường đã được Nhà nước trao những phần thưởng cao quý:  Huân chương Lao động (hạng Nhất, Nhì, Ba). Nhiều cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh, thành phố ...
II. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
1. Sự phát triển của ngành GTVT và Dạy nghề:
1.1. Thành tựu:
1.1.1. Ngành GTVT: Nắm bắt được những khiếm khuyết thực tại của hệ thống GTVT nước ta, cùng với chủ trương mở cửa, đổi mới toàn diện, ngành GTVT đã nhanh chóng đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực GTVT để giải quyết những khó khăn trước mắt, tạo động lực thúc đẩy phát triển GTVT theo xu hướng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, tới nay GTVT Việt Nam đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
Một là, sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động của hệ thống GTVT đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, góp phần giải quyết việc làm, giải quyết những vướng mắc trong quá trình phát triển như: vốn huy động cho phát triển giao thông vận tải, giảm bớt sự mất cân bằng giữa cung và cầu, nhờ đó thúc đẩy quá trình xoá đói, giảm  nghèo sớm đạt kết quả tốt.
Thứ hai, mạng lưới GTVT đã thể hiện được vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, thể hiện trong phân bố mạng lưới GTVT đã được điều chỉnh cân đối giữa các vùng, tạo lập được sự gắn kết giữa các vùng mới khai thác với các Vùng Kinh tế trọng điểm, giữa khu vực phía Tây với khu vực Duyên hải. 
Thứ ba, nhờ có việc mở rộng mạng lưới giao thông ở các vùng, đặc biệt là miền Núi, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận với GTVT, góp phần giảm bớt sự chênh lệch giá giữa các vùng, làm tăng giá trị hàng hoá với các vùng trước đây mạng lưới giao thông yếu kém, đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Thứ tư, mạng lưới GTVT đã tạo được hệ thống giao thông đối ngoại bước đầu đảm bảo được  nhu cầu giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, từng bước hội nhập.
Những kết quả nêu trên thể hiện cụ thể ở các ngành  sau:
Đường bộ: Đã xây dựng một số công trình giao thông quan trọng, có tiêu chuẩn kỹ thuật cao: cầu Mỹ Thuận, đường Cầu Rẽ - Pháp Vân, đường 1B Hà Nội - Lạng Sơn, đường Nội Bài - Hạ Long... Hoàn thành một số đầu mối giao thông quan trọng ở các đô thị lớn. Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt tỷ lệ 94,6%, trong đó: Đồng bằng sông Hồng đạt 99,9%, Đông Nam Bộ 99,4%; Tây Nguyên 72,4%.
Các tuyến giao thông huyết mạch của các vùng kinh tế đã được cải tạo và mở rộng như:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Quốc lộ 1A: là tuyến giao thông chiến lược quan trọng, đã hoàn thành khôi phục trong giai đoạn 1996 - 2002, gồm các đoạn: Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hoá. Quốc lộ 5: đã nâng cấp toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp I, năm 1994 - 2000. Quốc lộ 10: hoàn thành nâng cấp cơ bản toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp III, năm1998 - 2003. Quốc lộ 18: từ Bắc Ninh- Bãi Cháy đã hoàn thành cơ bản nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe trong giai đoạn 1998 - 2003. Đoạn Bãi Cháy -  Móng Cái nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp IV trong thời kỳ 1998 - 2003.
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: Đoạn quốc lộ từ Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -  Quảng Nam - Quảng Ngãi đang được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe. Quốc lộ 14 đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-IV. Các quốc lộ 14B, 14D, 14E, 24, 24B đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Quốc lộ 1A đã được nâng cấp các đoạn sau: Đồng Nai đã được nâng cấp với quy mô 4 làn xe, hoàn thành năm 2000. Đoạn Thủ Đức - An Sương nâng lên cấp 1 quy mô 6 làn xe, từ An Lạc - Long An quy mô 4 làn xe. Quốc lộ 51 đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III. Các quốc lộ 55, 56, 22, 13, 20 đều được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III- IV. 
Đường sắt: Hệ thống đường sắt đang được cải thiện cả về cơ sở vật chất cũng như quản lý. Hệ thống cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất đã được cải tạo, rút ngắn thời gian  vận chuyển đường Bắc - Nam  từ 56 giờ xuống còn 30 giờ.
Đường biển: Đã hình thành các nhóm cảng biển tiếp nhận tàu cỡ lớn ở cả ba vùng Bắc - Trung - Nam. Khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển chính năm 1995 là 14,5 triệu tấn, năm 2000 tăng lên 21,9 triệu tấn, năm 2006: 33,8 triệu tấn. Các cảng quan trọng đã được tăng cường phương tiện xếp dỡ góp phần đáng kể nâng cao năng lực thông qua các cảng: Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng ...
Đường sông: Việt Nam có 2.360 con sông với tổng chiều dài 41.900 km, các sông tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng chiều dài các sông đưa vào khai thác vận tải là 11.226 km (chiếm 26% chiều dài các sông cả nước). Vận tải đường sông có vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo của khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, đường sông gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của người dân nông thôn. ở khu vực phía Bắc đã cải tạo các luồng vận chuyển chính đạt tiêu chuẩn đường sông cấp II, III, đảm bảo vận chuyển 24 h/24h, bao gồm: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội; Quảng Ninh - Hải Phòng - Nam Định; Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Bắc. Khu vực phía Nam: đã cải tạo hoàn thành 2 tuyến đường sông quan trọng là Sài Gòn - Kiên Lương; Sài Gòn - Cà Mau. Cùng với việc cải tạo các tuyến sông, hệ thống cảng sông cũng được cải tạo ở các vùng trong cả nước, đảm bảo vận chuyển liên vận giữa các phương thức vận chuyển thuận tiện.
Hàng không: đã nâng cấp 3 sân bay quốc tế ở 3 vùng Bắc - Trung - Nam  đảm bảo cho các loại máy bay cỡ lớn cất, hạ cánh và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hành khách. Các sân bay nội địa đã được nâng cấp, đảm bảo đều đặn  hàng tuần có các chuyến bay đến các vùng trong nước. 
1.1.2. Dạy nghề: Dạy nghề Việt nam có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại của nền văn minh lúa nước, của các làng nghề truyền thống và quá trình CNH, HĐH đất nước. Phát triển và Đổi mới toàn diện dạy nghề là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được thể thiện trong các Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và trong các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, của Ban chấp hành TW Đảng, trong đó đã xác định rõ vị trí quan trọng của đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược… Trong 10 năm gần đây, hệ thống dạy nghề trong cả nước đã đã được phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển con người. Mạng l­­ưới cơ sở dạy nghề đ­ư­ợc phát triển nhanh, rộng khắp trên toàn quốc, tính  đến tháng 11 năm 2009 có 265 trường TCN, 107 CĐN và 684 TTDN và hơn 1000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Quy mô dạy nghề tăng nhanh (năm 2001 dạy nghề cho 887,3 ngàn người, đến năm 2008 là 1,538 triệu người), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2008 lên 26%, dự kiến năm 2009 là 28%. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Đã tổ chức dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn..., góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho người lao động. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực (khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%). Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã từng bước được cải thiện:
- Quy mô tuyển sinh học nghề tăng gần 3,24 lần, trong đó dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng 3,79 lần, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng tăng 3,15 lần.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được cải thiện: đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng; nhiều chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp.
- Đã triển khai hoạt động chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề.
- Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương đã được tăng cường, hầu hết các Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã có phòng dạy nghề.
- Đa dạng hóa hình thức, phương thức dạy nghề.
- Đã ban hành chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với các dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn.
1.2. Những bất cập và yếu kém:
1.2.1. Ngành GTVT:
Trong hơn 20 năm đổi mới, ngành Giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, thì tới nay mạng lưới GTVT còn tồn tại một số điểm yếu kém như: Trình độ khoa học và công nghệ của hệ thống GTVT nước ta chưa theo kịp trình độ phát triển của các nước trên thế giới, ngay cả đối với các nước khu vực Đông Nam á. Chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước, chưa đi trước một bước để làm tiền đề thúc đẩy các ngành phát triển. Các dịch vụ vận tải đường biển có chi phí cao làm giảm bớt khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước, thậm trí giảm bớt sức cạnh tranh của hệ thống cảng biển, chi phí cho tàu nước ngoài ra vào cảng tại Việt Nam cao gấp 3 lần của Thái Lan. Phát triển mạng lưới GTVT chưa đồng bộ ngay bản thân nội bộ các ngành trong hệ thống GTVT, chưa tạo thành một thể thống nhất:
- Đối với các vùng kinh tế đã tương đối phát triển so với cả nước (Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) hệ thống hạ tầng chắp vá, còn thiếu nhiều đường cao tốc quan trọng, giao thông nông thôn thiếu và chất lượng chưa tốt.
- Đối với vùng trung du, miền núi phía Bắc hệ thống đường giao thông nông thôn còn thiếu và xấu, nhiều xã chưa có đường giao thông tới trung tâm xã.
- Đối với vùng Tây Nguyên hệ thống giao thông còn kém phát triển, đặc biệt là hệ thống các trục cắt ngang các quốc lộ với hệ thống cảng miền Trung, giao lưu với Lào và Campuchia.
- Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, tồn tại cơ bản là hệ thống đường bộ kém phát triển, mùa mưa lũ thường bị tắc nghẽn, ngập lụt.
1.2.2. Dạy nghề:
- Dạy nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung;
- Chất lượng dạy nghề còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động;
- Quy mô đào tạo nghề còn nhỏ, nhất là đào tạo nghề trình độ cao; chưa đáp ứng được nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động;
- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động.
1.3. Nguyên nhân của những yếu kém:
1.3.1. Ngành GTVT:
- Công tác phát triển quy hoạch kết cấu hạ tầng ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Quy hoạch không minh bạch, chất lượng kém, còn nhiều chậm chạp
- Công tác đầu tư còn hạn chế do thiếu vốn, quản lý đầu tư thấp gây nhiều thất thoát, đầu tư dàn trải và chưa đồng bộ, chưa dành số vốn thích đáng cho công tác bảo dưỡng.
- Công tác quản lý còn thiếu khoa học và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn  vị có liên quan, một số cán bộ còn buông lỏng quản lý dẫn đến sự yếu kém của hệ thống giao thông.
1.3.2. Dạy nghề:
- Các ngành các cấp chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
- Cơ chế chính sách về dạy nghề chưa kịp thay đổi kịp với việc chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; chính sách tiền lương cho giáo viên dạy nghề chưa thỏa đáng; chưa có chính sách tiền lương cho người tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề;
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp tỉnh và cấp huyện chưa tương xứng với chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Hệ thống đảm bảo chất lượng mới được hình thành và đang được triển khai thí điểm;
- Số lượng cơ sở dạy nghề còn ít, quy mô nhỏ và phân bố chưa hợp lý;
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế: giáo viên, giáo trình, chương trình; cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề;
- Đầu tư ngân sách nhà nước cho dạy nghề tăng chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo;
- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu.
2. Hệ thống trường trong khu vực, vùng:
Trong khu vực Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc hiện có số lượng trường là khá lớn. Theo số liệu thống kê từ các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tính đến hết tháng 6/2011 ở khu vực Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc đã có 459 trường và cơ sở dạy nghề, trong đó:
- Hà Nội            246 trường và cơ sở
- Hòa Bình        30 trường và cơ sở
- Sơn La            15 trường và cơ sở
- Lai Châu                   14 trường và cơ sở
- Lào Cai           17 trường và cơ sở
- Yên Bái           22 trường và cơ sở
- Phú Thọ                   49 trường và cơ sở
- Tuyên Quang  11 trường và cơ sở
- Vĩnh Phúc       40 trường và cơ sở
- Hà Giang        15 trường và cơ sở
Bao gồm 56 trường Cao đẳng nghề, 136 trường Trung cấp nghề, 189 trung tâm dạy nghề và 78 cơ sở có đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, ở khu vực này ngành GTVT còn có 2 trường Đại học: Đại học Giao thông vận tải và Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
3. Tình hình khu vực:
3.1. Về tình hình kinh tế khu vực:
3.1.1. Tình hình kinh tế Hà Nội:
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 9,4% 9 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,7%, tổng mức bán lẻ tăng 23,4%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 26,2%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 11,6%; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,3% (đóng góp 0,3% vào mức tăng chung). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 10,1%; Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 9,3%.
Vốn đầu tư phát triển thành phố Hà Nội (vốn đầu tư xã hội) đạt 129.830,1 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2011, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 37.574 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2010; vốn ngoài nhà nước ước đạt 79.572,4 tỷ đồng, tăng 15,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 12.683,6 tỷ đồng, tăng 7,8%. 9 tháng đầu năm 2011, Hà Nội thu hút được 239 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 999,6 triệu USD (tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2010).
Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 21,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 23,4% (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,7%). Trong tổng mức bán lẻ, kinh tế Nhà nước tăng 21%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 23,3%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,5%.
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 26,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 22,3%. Đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm nay là cà phê (tăng 24,2%), xăng dầu (tạm nhập, tái xuất (tăng 96,7%), hàng thủ công mỹ nghệ (tăng 21%). Tuy nhiên, có một số mặt hàng xuất khẩu giảm so cùng kỳ là: chè (giảm 1,3%), hàng điện tử (giảm 14,9%),  thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm 11,9%).
Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội là 6.221 ngàn lượt, giảm 6,2% so cùng kỳ năm trước trong đó khách quốc tế là 898 ngàn lượt khách (tăng 6,7%), khách nội địa là 5.323 ngàn lượt khách (giảm 8%). Doanh thu kinh doanh khách sạn, lữ hành 9 tháng tăng 18,2% so cùng kỳ.
Khoảng 350,5 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm (trong đó 47,5 nghìn thuê bao cố định), tăng 20,2% so cùng kỳ;  129,5,3 nghìn thuê bao Internet phát triển mới, tăng 32,8%. Doanh thu  đạt  6.914 tỷ đồng, tăng 13,7%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2011 tăng 0,2 % so với tháng trước và tăng 21,74% so cùng kỳ. Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2011 tăng 19,39% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng 18,4% so với năm 2010. 
Vụ mùa năm 2011 toàn Thành phố trồng được 123.465 ha, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2010.
Về tình hình chăn nuôi: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc và đàn gia cầm. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi 9 tháng toàn Thành phố đa số đều tăng hơn so cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 1.202 tấn, tăng 8,39%. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước 7.275 tấn, tăng 11,51%. Sản lượng thịt gia cầm bán giết thịt ước 43.283 tấn, tăng 9,04%; Sản lượng gà 33.308 tấn, tăng 9,45%; Vịt 7.448 tấn, tăng 8,07%; Ngan, ngỗng 2.527 tấn, tăng 6,62%.
Sản lượng thuỷ sản 9 tháng 2011 tăng 9,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng 9,85% so với cùng kỳ; Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 4,26%.
Hà Nội hiện có 2.363 trường (tăng 63 trường so với năm học trước, chủ yếu là các trường ngoài công lập), trong đó 546 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 23,1% và tăng 52 trường so với năm học trước; với 39.442 lớp, 1.355.216 học sinh và 72.924 giáo viên các cấp học, ngành học, cụ thể là:
Trong 9 tháng đầu năm 2011 ước tính toàn thành phố đã giải quyết cho 106,8 nghìn  lượt người đạt 78% kế hoạch năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp toàn Thành phố là 1,93% trong đó khu vực thành thị là 2,3%, khu vực nông thôn là 1,5%.
Trong 9 tháng đầu năm, toàn Thành phố xảy ra 3492 vụ phạm pháp hình sự bằng 94,1% so cùng kỳ,số đối tượng bị bắt là 4146 bằng 104,3% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2011 toàn Thành phố đã xảy ra 393 vụ tai nạn giao thông bằng 71,1% so cùng kỳ, với 372 người chết bằng 75,6% so cùng kỳ, số người bị thương là 116 bằng 73% so cùng kỳ năm trước.
Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn dự kiến trong 9 tháng đầu năm 2011 ước 87.387 tỷ đồng, đạt 76% dự toán HĐND Thành phố giao; trong đó: Thu nội địa không kể dầu thô ước 76.143 tỷ đồng, đạt 75% dự toán HĐND giao; Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 7.260 tỷ đồng, đạt 68% so với dự toán giao; Thu từ dầu thô ước thực hiện 3.984 tỷ đồng, đạt 125% dự toán giao.
Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng đầu năm 2011 ước 29.506,46  tỷ đồng, đạt 67,7% dự toán năm; trong đó: Chi đầu tư phát triển là 12.160 tỷ đồng, đạt 66,6% dự toán năm (trong đó: Chi đầu tư XDCB là 11.690 tỷ đồng, đạt 65,9% dự toán năm);
3.1.2. Tình hình kinh tế một số tỉnh phía Bắc: (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Giang)
* Tình hình chung
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình toàn Vùng (GDP) từ năm 2005 đến năm 2008 đạt 11,7%; năm 2009, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng GDP toàn Vùng vẫn đạt 9,38%, gấp 1,8 lần mức tăng GDP cả nước; 6 tháng đầu năm 2010 đạt 11,6%. Một số tỉnh đạt mức tăng trưởng cao như Lai Châu 14,4 %, Tuyên Quang 14,3 %, Phú Thọ 13,5%... GDP bình quân đầu người (2010) ước đạt 11 triệu/người/năm.
Cơ cấu kinh tế của Vùng đã dịch chuyển theo hướng tích cực qua từng năm với tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân của Vùng giảm và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Năm 2010, nông lâm ngư nghiệp chiếm 34,09%, công nhiệp và xây dựng chiếm 28,64%, dịch vụ chiếm 36,98%. Năm 2011, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 31,72%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,29% và dịch vụ chiếm 36,99%.
 * Công nghiệp
Một số tỉnh phía Bắc là địa bàn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, có lợi thế về phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển thủy điện, sản xuất giấy, chế biến gỗ. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế ở một số địa phương trong vùng đã dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp khá rõ nét do tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện than, khai thác và chế biến khoáng sản (apatit, quặng đồng, quặng sắt, chì kẽm), hoá chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch ngói; khai thác, chế biến đá xây dựng) ...
Trong công nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân là do việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nêu trên gắn với khai thác, chế biến khoáng sản, khai thác tiềm năng về thuỷ điện nên đều đòi hỏi lượng vốn lớn.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Vùng tính đến năm 2010 gồm: quặng apatit trên 1 triệu tấn, phân lân chế biến 800 ngàn tấn, phân NPK 400 ngàn tấn, thép cán đạt 800 ngàn tấn, điện sản xuất đạt khoảng 10 đến 11 tỷ KWh; giấy các loại đạt 350 ngàn tấn; đồng thỏi 8000 tấn, kẽm điện phân 10.000 tấn, xi măng 5-6 triệu tấn và một số sản phẩm công nghiệp khác. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn Vùng 6 tháng đầu năm 2010 tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, một số địa phương có mức tăng khá cao như Lào Cai tăng 29,8%, Sơn La tăng 25%, Phú Thọ tăng 23%...
* Về Nông, Lâm, ngư nghiệp
Một số tỉnh phía Bắc là vùng có đất đai tương đối rộng, thổ nhưỡng phong phú, có tiềm năng lớn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt thích ứng cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới, các loại rau, củ, quả vùng cao như: gạo, đặc sản, ngô, đậu tương, chè San Tuyết, bưởi, hồng, thảo quả, quế, táo, lê và chăn nuôi trâu, bò, dê. Thời gian qua, mặc dù hạn hán xảy ra liên tục trên diện rộng hàng năm, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, sản lượng lương thực tăng khá, gia cầm phát triển ổn định, việc trồng rừng sản xuất, chương trình phát triển cây cao su ở một số tỉnh trong vùng được triển khai tích cực, sản xuất nông nghiệp phục hồi rõ nét. Đến nay, hầu hết các tỉnh tự cân đối được nhu cầu lương thực.
Hiện đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung: 86 nghìn ha chè, sản lượng 400 nghìn tấn/năm (tại Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ); 180 nghìn ha cây ăn quả; sau thời gian thí điểm từ năm 2007 – 2009 đã trồng đại trà tại Vùng Tây Bắc với gần 16 nghìn ha cao su, ước hết năm 2010 đạt khoảng 42 nghìn ha - điều này đã mở ra hướng đi mới cho Vùng.
* Về dịch vụ
Trong những năm qua, các cấp quản lý, doanh nghiệp, nhân dân trong Vùng đã có chuyển biến tích cực về nhận thức đối với phát triển khu vực dịch vụ, đặc biệt là trong việc phát triển dịch vụ du lịch. Một số lĩnh vực dịch vụ trong Vùng có tốc độ tăng trưởng khá như: dịch vụ du lịch, bán buôn bán lẻ, bưu chính viễn thông, ngân hàng, vận tải,... chủ yếu tập trung ở các tỉnh có kinh tế cửa khẩu phát triển như Lào Cai. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2010 của vùng ước tính đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 2,57% so với cả nước. Trong đó xuất khẩu đạt 1,56 tỷ USD, nhập khẩu khẩu 2,33 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, rau quả và một số hàng nông sản khác. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sắt thép, phân bón, giấy, nguyên phụ liệu dệt may và máy móc, thiết bị phụ tùng.
 * Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của Vùng:
Ngoài nguồn ngân sách địa phương, trong thời gian qua ngân sách Trung ương chủ yếu hỗ trợ một số vùng phía Bắc thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia (Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng), các chương trình hỗ trợ mục tiêu (Chương trình bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống cháy rừng; chương trình giống cây trồng. Vật nuôi, giống thủy sản); chương trình định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg; chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg); Hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các tỉnh xử lý sạt lở, đê, kè phòng, chống thiên tai và một số chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ khác.
* Tình hình đầu tư nước ngoài:
Một số tỉnh phía Bắc là Vùng khó khăn nhất cả nước, vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tuy có tăng qua từng năm, nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư. Điều này cho thấy khả năng thu hút đầu tư của khu vực còn rất nhiều hạn chế và chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của khu vực.
Tính đến hết tháng 10 năm 2010, Vùng có 253 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 1,53 tỷ USD. Vốn đầu tư bình quân một dự án 6 triệu USD, thấp hơn bình quân của cả nước (16 triệu USD/dự án).
Riêng 10 tháng đầu năm 2010, Vùng đã thu hút được 10 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 38,4 triệu USD, 5 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm là 166,39 tiệu USD. Như vậy trong 10 tháng đầu năm 2010, luồng vốn FDI chảy vào Vùng (cả vốn cấp mới và tăng vốn) là 204,79 triệu USD.
3.2. Dân số của khu vực:
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam dân số khu vực Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc hiện tại khoảng trên 11 triệu người, chiếm 13,5% dân số cả nước. Trong đó riêng Hà Nội đã có trên 6 triệu dân.
3.3. Cơ cấu trình độ của lao động:
3.3.1. Khu vực Hà Nội:
Với tốc độ phát triển của một Thủ đô ngàn năm tuổi, Hà Nội đang là thành phố thu hút đầu tư lớn, cùng với đó là đòi hỏi gắt gao về chất lượng lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, 60% lao động của Hà Nội vẫn chưa qua đào tạo, tình trạng thiếu nguồn lao động chất lượng cao, có ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài đang là bài toán đặt ra trong Chương trình giải quyết việc làm thành phố giai đoạn 2011-2015.
Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, dân số và lao động của Hà Nội sau khi sáp nhập tuy lớn (dân số trên 6 triệu người, số người trong độ tuổi lao động là 4,3 triệu) song sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động khá rõ nét. Bên cạnh đó, tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp còn chậm. Cơ cấu lao động một số ngành còn bất hợp lý, năng suất lao động trong một số ngành còn thấp như: nông nghiệp, làng nghề…
Qua khảo sát 90 doanh nghiệp (DN) tham gia các phiên giao dịch việc làm gần đây, với nhu cầu tuyển 3.500 lao động (LĐ) nhưng kết quả DN chỉ tuyển được 312 LĐ có nghề và 78 LĐ phổ thông. Sự thiếu hụt nhân lực khiến các DN phải tuyển cả lao động trình độ CĐ, ĐH vào làm ở vị trí lao động phổ thông. DN vừa mất chi phí đào tạo nghề vừa có khả năng mất lao động bất cứ lúc nào. 12 khu công nghiệp của Hà Nội đi vào hoạt động đang thu hút trên 100.000 lao động nhưng chủ yếu là lao động ở các tỉnh xa về.
Nhiều lao động có trình độ ĐH, CĐ nhưng chất lượng chưa đồng đều. Dự báo, năm 2011 số người trong độ tuổi lao động của Hà Nội khoảng 4,338 triệu người và đến năm 2015 sẽ là 4,667 triệu người. Như vậy, bình quân tăng hằng năm khoảng 90.000 người, với mức tăng như vậy, mỗi năm thành phố có khoảng 180.000 - 200.000 lao động chưa có việc làm. Đồng thời, nhu cầu lao động hàng năm dao động khoảng 175.000 - 280.000 người.
3.3.2. Một số tỉnh phía Bắc: (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Giang)
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và dạy nghề cho lao động; Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực chưa được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn vùng còn thấp hơn cả nước; toàn vùng tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 30,2% trong khi cả nước là 40%.
4. Những vấn đề liên quan đến phát triển của trường
4.1. Nhu cầu học tiếp của học sinh sau khi tốt nghiệp các bậc học GD phổ thông:
Quyết định của học sinh trung học phổ thông (THPT) về trường/ngành sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT và tâm trạng khi có các quyết định đó.
Một trong những nét đặc thù của học sinh THPT là các em phải lựa chọn ngành học (nghề nghiệp sau này) sau khi tốt nghiệp THPT. Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của nghề nghiệp/công việc đối với mỗi người trong xã hội và giá trị của hoạt động nghề nghiệp, hầu hết học sinh THPT (95,9%) đã có những suy nghĩ về ngành nghề sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT. Phần lớn các em cũng đã có những quyết định lựa chọn ngành nghề sẽ học: 88,2% số em đã có những quyết định về các ngành nghề hoặc trường đại học sau này sẽ dự thi.
Tuy nhiên, chỉ có 36,4% số học sinh hoàn toàn tin tưởng rằng những ngành nghề mà các em đã chọn và dự định sẽ học là hoàn toàn phù hợp với các em; 40,9% - còn băn khoăn không biết ngành nghề đã chọn có thật sự phù hợp với các em không; 12,1% - không biết sau này có xin được việc làm đúng nghề đã học không và 10,6% số học sinh cảm thấy khó trả lời. Tình trạng nêu trên diễn ra như nhau ở tất cả các khối lớp. Như vậy còn khá nhiều học sinh hoặc thiếu hiểu biết về phẩm chất và năng lực của bản thân, hoặc thiếu hiểu biết về các ngành nghề mà các em đã chọn.
Lý do chọn ngành nghề sẽ học của học sinh THPT.
Theo các nhà chuyên môn thì ba điểm tựa cần chú ý khi một cá nhân quyết định lựa chọn ngành nghề nào đó cho mình là sự phù hợp năng lực của cá nhân với nghề, sự hứng thú, say mê nghề và nhu cầu xã hội. Các kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, nhiều học sinh THPT đã hiểu được tầm quan trọng của hai điểm tựa đầu tiên là sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề: hơn 80% số học sinh khẳng định cần phải quan tâm đến những vấn đề này khi lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp lại chỉ được khoảng 1/3 số học sinh chú ý. Như vậy nếu chúng ta hình dung ba điểm tựa nêu trên như ba chân của một cái kiềng - quyết định ngành nghề một cách khoa học, thì trên bình diện nhận thức, với khoảng 2/3 học sinh, cái kiềng đó đã bị lệch, nghĩa là những quyết định lựa chọn ngành nghề dựa trên cơ sở nhận thức như vậy của những học sinh này sẽ không chắc chắn đảm bảo cho các em có những thuận lợi trong tìm kiếm việc làm sau này.
Câu hỏi đặt ra là những hiểu biết như trên của học sinh đã có tác động đến việc quyết định lựa chọn ngành nghề của các em trên thực tế như thế nào? Trên cơ sở tự đánh giá của học sinh, có thể thấy việc lựa chọn ngành nghề học sau khi tốt nghiệp THPT của các em có một số điểm nổi bật sau đây:
- Hiểu biết của học sinh về những điểm tựa cần chú ý khi lựa chọn ngành nghề không hoàn toàn chi phối hành động thực tế của các em trong lựa chọn ngành học. Tính thực dụng được thể hiện ở khá nhiều em (khoảng 1/2 số học sinh) khi các em xem khả năng dễ tìm được việc làm sau quá trình đào tạo nghề (nhu cầu xã hội về nhân lực trong nghề đã lựa chọn) hoặc triển vọng phát triển của nghề trong tương lai là 1 trong 5 nhân tố quan trọng nhất cần tính đến khi quyết định lựa chọn một ngành nghề nhất định.
- Sự lựa chọn ngành nghề chịu sự chi phối bởi định hướng giá trị nghề của các em nhiều hơn là những hiểu biết lý thuyết là phải chọn nghề như thế nào cho khoa học. Những lý do chi phối hành động lựa chọn ngành học khá phù hợp với định hướng giá trị của các em thể hiện trong đánh giá các giá trị của hoạt động nghề nghiệp/việc làm. Thu nhập tốt là lý do được nhiều em lấy làm cơ sở để quyết định sẽ theo học một nghề nào đó nhất (63,6%).
Về cơ bản, những lý do xuất phát điểm để học sinh lựa chọn một ngành nghề nào đó thật sự gắn với những giá trị đích thực của nghề nghiệp: Nghề nghiệp có thể đem lại thu nhập, thoả mãn những nhu cầu tinh thần và tạo cơ hội cho mỗi cá nhân đóng góp sức mình cho xã hội. Tính nhàn hạ của công việc hay cơ hội làm việc gần nhà không phải là những giá trị chi phối hành động lựa chọn ngành sẽ học của nhiều em. Cũng không nhiều em bị chi phối bởi mong muốn của bố mẹ (chỉ có 14,0% lựa chọn ngành nào đó do bố mẹ muốn thế), đặc biệt là bạn bè (0,9%). Cơ hội thăng tiến sau này cũng chỉ được khoảng gần 1/5 số em xem là 1 trong 5 lý do quan trọng nhất để em lựa chọn ngành nghề.
- Điều đáng chú ý là sự phù hợp giữa năng lực cá nhân với nghề chỉ chi phối hành động lựa chọn nghề của 57,2% và hứng thú nghề chi phối 58,7% số HS.
Hiểu biết của học sinh THPT về những ngành nghề đã lựa chọn sẽ học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
Theo kết quả khảo sát thì khoảng 2/3 số học sinh có biết sơ sơ về các công việc cụ thể của những người lao động làm trong những ngành nghề mà các em đã chọn hoặc nơi làm việc của những người có chuyên môn ngành đó, khoảng 1/6 biết rõ và ít hơn một chút là không biết gì về những điều này. Tuy nhiên, thực chất của những hiểu biết đó là như thế nào thì chúng ta cũng dễ hình dung được, khi mà hiện nay ở nước ta chưa có những tổ chức soạn thảo những hệ thống thông tin chuẩn, chi tiết và bám sát những thay đổi trong quá trình phát triển của các loại ngành nghề trong xã hội.
4.2. Nhu cầu đào tạo nhân lực trong khu vực:
4.2.1. Hà Nội:
Thời gian qua, nguồn nhân lực được đào tạo đã bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Các nhà trường không còn đào tạo những gì mình có mà đã chuyển hướng đào tạo cái mà xã hội cần. Đối tác sử dụng lao động cũng đặt ra các yêu cầu thực tế hơn trong việc đặt hàng các nhà trường.
Thỏa thuận trên là một trong nhiều thỏa thuận đã được ký kết giữa các bộ, ngành. Điều này thể hiện nhu cầu về nhân lực trong nền kinh tế quốc dân là rất lớn. Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết của việc điều phối nguồn nhân lực, giữa đào tạo và sử dụng, Chính phủ đã chỉ đạo thành lập hai Trung tâm dự báo quốc gia nhu cầu nhân lực; hai Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, triển khai dự báo nhu cầu nhân lực, cung cấp thông tin dự báo về cung cầu, điều phối đào tạo, sử dụng nhân lực, thị trường lao động. Rõ ràng những chỉ đạo mạnh từ phía Chính phủ về đào tạo theo nhu cầu xã hội đã thúc đẩy các bộ, ban, ngành và các trường ĐH, CĐ có những bước tiến xa hơn để tìm kiếm sự hợp tác về nhiều phương diện với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Để đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và cũng để tiếp sức cho các nhà trường, Bộ GD-ĐT đã khuyến khích các trường ký kết các văn bản thỏa thuận trực tiếp với các doanh nghiệp để hỗ trợ đào tạo, tạo cơ sở thực tập cho sinh viên, tiếp nhận sinh viên khi ra trường. Công ty Intel Product đã tiến hành khảo sát đánh giá chương trình đào tạo, năng lực đào tạo: về đội ngũ giảng viên, tài liệu giảng dạy, phòng thí nghiệm; gặp gỡ và phỏng vấn sinh viên các ngành điện - điện tử, CNTT và truyền thông, kỹ thuật và công nghệ cơ khí của năm trường: Đại học Đà Nẵng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh và đã tiến hành những bước hợp tác sâu hơn như ký hợp đồng với Đại học Đà Nẵng nêu nhu cầu đào tạo, đặt hàng đào tạo, hỗ trợ kinh phí để xây dựng và củng cố các phòng thí nghiệm. Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã phối hợp đào tạo cung ứng nhân lực cho 19 tổng công ty, 28 công ty và bảy tỉnh lân cận. Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh cũng đã phối hợp đào tạo 166 cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế cho Khu kinh tế Dung Quất; 72 sinh viên ngành kế toán và xây dựng cho UBND huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã tiến hành ký kết với Microsoft để cùng đào tạo nhân lực.
PGS, TS Nguyễn Thị Việt Thanh, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định: Giờ đây cả doanh nghiệp và nhà trường cùng nhận thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ. Hợp tác đào tạo, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp vừa đáp ứng đúng đòi hỏi nhu cầu của doanh nghiệp và ngược lại cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo thêm nhiều hơn cơ hội việc làm cho sinh viên. Đến nay chúng tôi đã ký thỏa ước với Bộ Tài nguyên - Môi trường, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia... cung ứng nhân lực chất lượng cao. Quan điểm của ĐH Quốc gia Hà Nội đối với các trường thành viên là tăng cường, thúc đẩy mạnh mẽ việc hợp tác đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp. Thời gian qua, một số doanh nghiệp nước ngoài như Samsung, Miaro Assets (Hàn Quốc); Tập đoàn Nomura (Hồng Công) đã cử các chuyên gia sang đưa những kiến thức thực tiễn cùng giảng dạy xen kẽ với chương trình đào tạo của trường đã đem lại hiệu quả thiết thực. Việc hợp tác với các doanh nghiệp trong nước như Tập đoàn Gami, Công ty chứng khoán Sài Gòn, Ngân hàng An Bình, Đại Dương... cũng giúp các trường định hướng tốt hơn trong đào tạo các ngành tài chính - ngân hàng.
Có thể nói, việc triển khai mạnh mẽ, cụ thể và đa dạng trong việc hợp tác giữa trường với doanh nghiệp thời gian qua là một dấu hiệu đáng mừng. Những con số và sự kiện trên cho thấy: Đã có lời giải cho đào tạo và sử dụng nhân lực, giờ đây doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các nhà trường để hỗ trợ đào tạo, đặt hàng cho nhu cầu lao động của mình. Điều này sẽ góp phần giúp các nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như các nhà tuyển dụng cũng không còn phải cảnh "mỏi mắt" tìm nguồn để tuyển.
4.2.2. Một số tỉnh phía Bắc: (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Giang)
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng trong điều kiện hiện nay, khi mà trình độ lao động của Vùng còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung; dân tộc đồng bào thiểu số chiếm tỷ trọng cao. Do đó, vấn đề đào tạo nghề, nâng cao trình độ của người lao động đang là vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với một số tỉnh phía Bắc.
Việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào vùng, đặc biệt là các ngành cần ưu tiên sử dụng nhiều lao động tại địa phương hoặc lao động là người Việt Nam. Đây cũng là giải pháp hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề xã hội.
Bên cạnh việc chú trọng đào tạo lao động, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh trong Vùng là cần nâng cao một bước trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu cho Tỉnh trong việc hoạch định chính sách; trong việc thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư...
Tập trung nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn chương trình , dự án 132, 134, 135, 159… của Chính phủ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nhất là tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo hơn 50% để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, cần phát triển mô hình bán trú dân nuôi, trường nội trú đi đôi với dạy nghề tạo việc làm cho đồng bào. Chỉ như vậy mới tạo điều kiện cho con em mình theo học, mở rộng tri thức và hiểu biết nhằm tạo nguồn cán bộ cơ sở.
4.3. Nhu cầu nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 trong khu vực:
4.3.1. Nhu cầu trên toàn quốc:
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong 10 năm sẽ có khoảng 30,5 triệu lao động qua đào tạo; dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nhân lực ước tính khoảng 2.135 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Mục tiêu của Quy hoạch là tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50%; ngành công nghiệp từ 78% lên 92%, ngành xây dựng từ 41% lên 56%; ngành dịch vụ tăng từ 67% lên 88%.
Đồng thời, phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước.
Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 30,5 triệu người
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định nhu cầu nhân lực về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề cho từng.
Cụ thể, về phát triển nhân lực theo bậc đào tạo, phấn đấu tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế) và năm 2020 tăng lên gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế).
Về phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực, quy hoạch xác định nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ mức 10,8 triệu người năm 2010 (bằng 22% tổng số nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15 triệu năm 2015 (27%) và khoảng 20 triệu năm 2020 (31%).
Trong khu vực dịch vụ, nhân lực tăng từ mức trên 13 triệu người năm 2010 (chiếm 26,8% tổng nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15-16 triệu năm 2015 và khoảng 17-19 triệu người năm 2020 (bằng khoảng 27-29%). Còn nhân lực trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 là 24,9 triệu người (chiếm 51% tổng nhân lực trong nền kinh tế), năm 2015 là trên 24-25 triệu (45-46%) và năm 2020 khoảng 22-24 triệu người (35-38%).
Ngoài ra, Quy hoạch cũng đề cập đến nhân lực của một số ngành/lĩnh vực kinh tế đặc thù như: Giao thông vận tải; tài nguyên, môi trường; du lịch; ngân hàng; tài chính; công nghệ thông tin; năng lượng hạt nhân; nhân lực đi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh việc xác định nhu cầu nhân lực theo từng ngành kinh tế, bản Quy hoạch cũng xác định nhu cầu nhân lực cho từng vùng kinh tế (Vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long).
Dự kiến đến 2020 có 573 trường ĐH, CĐ
Cũng theo quy hoạch này, dự kiến mạng lưới trường Đại học (ĐH) và Cao đẳng (CĐ) vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường ĐH và 314 trường CĐ; trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 trường ĐH và 88 trường CĐ).
Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đến năm 2015, có 190 trường CĐ nghề (60 trường ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập). Đến năm 2020, có 230 trường CĐ nghề (80 trường ngoài công lập), 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập).
Quy hoạch cũng đưa ra dự báo sơ bộ tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nhân lực (bao gồm cả giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế-chăm sóc sức khỏe và các chi phí khác dành cho phát triển nhân lực) cả giai đoạn 2011-2020 ước tính khoảng 2.135 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, tổng vốn đầu tư trực tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề dự kiến khoảng 1.225-1.300 nghìn tỷ đồng./.
4.3.2. Nhu cầu một số tỉnh phía Bắc:(Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Giang)
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng đây là địa bàn có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng với nhiều lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, công nghiệp chế biến lâm sản, khai thác mỏ, du lịch… Đây cũng là nơi có lợi thế về giao thương với Trung Quốc và Lào do có đường biên giới trải dài từ Đông sang Tây.
Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực: Tuy có nhiều lợi thế nhưng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chưa thể tự cân đối được ngân sách mà chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương. Đặc biệt còn có khoảng cách khá xa về mức sống và thu nhập của người dân giữa 2 khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Lực lượng lao động của cả khu vực hơn 7,7 triệu người (chiếm 14% lao động cả nước). Trình độ của người lao động toàn vùng được đánh giá là thấp so với mức trung bình toàn quốc, với tỷ lệ người tham gia lao động chưa từng đi học là 11,3% (tỷ lệ trung bình cả nước là 4,6%), tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp THPT và trên phổ thông ở toàn vùng là 22,6%.
Dân số đang đi học đại học, cao đẳng đúng độ tuổi (sinh năm 1987 - 1990) trên địa bàn chiếm 5,7% tổng dân số trên địa bàn. Số người thất nghiệp là 108.563 người. Điều này thể hiện khả năng huy động học đúng độ tuổi tại trình độ đại học và cao đẳng của toàn khu vực còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực của toàn vùng.
Theo thống kê, trình độ của người lao động đã qua đào tạo ở khu vực (có bằng sơ cấp trở lên) chiếm 13,4%, trong đó sơ cấp là 2,3%, trung cấp là 6,3%, cao đẳng là 1,9% và đại học là 2,9%.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá năng lực đào tạo và mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực còn rất hạn chế, theo đó toàn khu vực có 45 trường đại học, cao đẳng với 127.560 sinh viên chính quy, nhưng chủ yếu năng lực đào tạo do Đại học Thái Nguyên đóng vai trò nòng cốt. Đội ngũ giảng viên chất lượng cao cũng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại trường Đại học Thái Nguyên (chiếm tới 70% số GS, PGS toàn vùng).
Từ những bất cập đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến nghị, từ nay đến 2020, toàn khu vực miền núi phía Bắc cần thành lập thêm một số trường Đại học, cao đẳng chuyên đào tạo ngành nông lâm, xây dựng dân dụng, thủy lợi, y dược, tài chính, ngân hàng... Phấn đấu mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường dạy nghề, mỗi huyện có 1 trung tâm dạy nghề. Đảm bảo quy mô đào tạo tăng 25%/năm.
Phát triển đa dạng các loại hình đào tạo nghề, xây dựng trường đại học đa ngành của vùng, mở hệ đào tạo tại chức ở các tỉnh. Chú trọng bồi dưỡng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số, phấn đấu các cụm xã đều có cán bộ có trình độ trung cấp, đại học.
4.4. Nhu cầu sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo trong khu vực:
Đối với dạy nghề: Dự thảo quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020 đã đưa ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015, phát triển mạng lưới dạy nghề có 190 trường Cao đẳng nghề, 300 trường Trung cấp nghề và 920 trung tâm dạy nghề; năm 2020, có 320 trường Cao đẳng nghề, 310 trường trung cấp nghề và 1050 trung tâm dạy nghề, có 12 trường Cao đẳng nghề đào tạo từ 3 đến 5 nghề đạt cấp độ quốc tế. Đến năm 2020 có 55% người lao động được đào tạo nghề, đạt tỷ lệ cơ cấu trình độ nghề qua đào tạo cao đẳng là 13,6%, trung cấp là 14,4% và sơ cấp là 72%. Mục tiêu đến 2020, dạy nghề cho 11,2 triệu lao động, trong đó có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề 2,92 triệu, tăng bình quân mỗi năm 5,2%.
III. HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG

1. Quy mô nhân lực:
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Ngành GTVT, đội ngũ viên chức, người lao động của Trường nhanh chóng được củng cố à phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể:

1.1. Cơ cấu tổ chức:
Toàn trường có 06 đơn vị gồm 03 Phòng chức năng, 02 Khoa  01 Trung tâm với bộ máy cán bộ, viên chức và người lao động là 145 người, trong đó:
- Nam:                                     126 người   chiếm 74,8%
- Nữ:                                          19người    chiếm 25,2%

- Cán bộ, viên chức:                 45 người     chiếm 48,0%
- Hợp đồng dài hạn:                  79 người   chiếm 23,6%
1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý:
- Tổng số:  11 người.
- Trong đó, số người làm công tác giảng dạy:  11
 (Có phụ lục kèm theo)

- Trình độ cán bộ quản lý:
  (Có phụ lục kèm theo)

1.3. Đội ngũ giáo viên, giảng viên:Tổng số giáo viên, giảng viên là 116 người
     Trong đó:  Cơ hữu là 76 người; Hợp đồng là 40 người.
         * Về trình độ chuyên môn:
- Thạc sỹ: Không
- Đại học: 33 người
- Cao đẳng: 09 người
- Trung cấp: 01 người
- Thợ bậc cao: 73 người
* Về nghiệp vụ sư phạm:
- Bậc 1: 30 người
- Bậc 2: 24 người
- Sư phạm dạy nghề: 62 người
         * Về ngoại ngữ (tiếng Anh): 43 giáo viên có chứng chỉ trình độ A; 09 giáo viên trình độ B; 03 giáo viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh.
         * Về tin học: 55 giáo viên có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A; 02 giáo viên đạt trình độ B;
1.4  Đội ngũ nhân viên:
- Tổng số: 57 người.
- Trình độ:
  (Có phụ lục kèm theo)
2. Phân tích đánh giá chất lượng nhân lực và tình hình sử dụng nhân lực:
2.1 Phân tích đánh giá trình độ học vấn của nhân lực:
- Tổng số và cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn:
  (Có phụ lục kèm theo)
 - Tổng số và cơ cấu nhân lực theo trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), tin học, quản lý nhà nước, sư phạm

Đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động của Trường về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, tuy nhiên vẫn cần được tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Cụ thể:
+ Số cán bộ, viên chức và người lao động có trình độ Thạc sĩ, Tiến sỹ còn thấp, so với yêu cầu chỉ tiêu của chiến lược phát triển trường giai đoạn 2010 – 2020 và những năm tiếp theo: đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ đã đạt 66,6%, đội ngũ giảng viên, giáo viên mới chỉ đạt 19,4 %.
+ Trình độ ngoại ngữ, tin học: Theo thống kê đội ngũ nhân lực nhà trường đã có 92,4% trình độ A ngoại ngữ trở lên, 85,6 % có trình độ tin học. Tuy nhiên thực tế vẫn còn có những mặt hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra như: khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tham khảo tài liệu chuyên môn nước ngoài, sử dụng phần mềm phục vụ công tác chuyên môn...
+ Về nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ quản lý: 100% giảng viên, giáo viên nhà trường đã được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm theo yêu cầu;
2.2. Phân tích, đánh giá trình độ chuyên môn - kỹ thuật và kỹ năng của giảng viên, giáo viên, nhân viên:
        - Tổng số và cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên theo trình độ đào tạo:
  + Công nhân kỹ thuật (đào tạo ngắn hạn, sơ cấp nghề, TC nghề, CĐ nghề, GV dạy thực hành lái xe):                                                  98 người, chiếm  39,2 %.
  + Trung cấp chuyên nghiệp:                       18 người, chiếm    7,2 %.
  + Cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ:                 134 người, chiếm  53,6 %

          - Tổng số và cơ cấu đội ngũ nhân lực theo nhóm ngành nghề được đào tạo:

  + Công nhân kỹ thuật các nhóm ngành nghề chính:  39 người, chiếm  15,6 %
  + Cán bộ chuyên môn, giảng viên, giáo viên:      187 người, chiếm 74,8 %
  + Cán bộ lãnh đạo, quản lý:                                  24 người, chiếm   9,6 %
          - Đánh giá cơ cấu nhân lực theo trình độ đào tạo trong mối tương quan với nhu cầu về trình độ chuyên môn, sư phạm, kỹ năng làm việc, trình độ công nghệ: Hiện tại  trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực nhà trường đã đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của Trường, yêu cầu của ngành dạy nghề và của ngành GTVT. Tuy nhiên với thực tế phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay, đòi hỏi phải có sự liên tục bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng cập nhật những thông tin về khoa học công nghệ… để từ đó góp phần nâng cao năng lực đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Về kỹ năng làm việc, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chức trách được giao; tuy nhiên tinh thần thái độ phục vụ, ý thức trách nhiệm và kỹ năng giao tiếp của một bộ phận giáo viên, nhân viên còn chưa chuyên nghiệp nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về lĩnh vực đào tạo trong tình hình hiện nay.

- Đánh giá tình hình sử dụng nhân lực thông qua chỉ tiêu năng xuất lao động, mức tiền lương, mức trang bị kỹ thuật lao động: Tình hình sử dụng nhân lực của nhà trường tương đối phù hợp, thể hiện trong sự phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc theo năng lực và theo chuyên môn đào tạo. Định mức trang bị kỹ thuật lao động và mức tiền lương trả cho người lao động luôn đúng quy định của nhà nước. Tuy nhiên, với tình hình giá cả thị trường tăng cao như hiện nay, mức thu nhập của đội ngũ nhân lực nhà trường vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động của nhà trường.
- Đánh giá chất lượng lao động trong điều kiện tác động của thị trường lao động, việc làm và mối quan hệ cung cầu lao động: Trong tình hình hiện nay, nhà trường luôn chịu sự tác động của thị trường lao động, việc làm; sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo; do đó chất lượng lao động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực đào tạo và phục vụ của nhà trường. Trong những năm qua, cùng với việc chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị - hành chính, chất lượng lao động của đội ngũ nhân lực nhà trường đã được nâng cao. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý của nhà trường xa trung tâm, cộng với chính sách trả lương và cơ chế hiện tại chưa đủ để thu hút được nhân lực có trình độ cao, có năng lực nhạy bén với cơ chế thị trường vào làm việc. Do vậy trình độ của đội ngũ nhân lực nói riêng và chất lượng lao động của nhà trường nói chung vẫn còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của xu thế phát triển và hội nhập.
2.3 Phân tích, đánh giá những yếu tố kỹ năng mềm của nhân lực nhà trường:
- Về tinh thần thái độ chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật: Đội ngũ nhân lực nhà trường luôn có tinh thần chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của trường và kỷ luật lao động.
- Luôn có tinh thần chủ động hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có năng lực làm việc hiệp đồng theo nhóm. Tuy nhiên nhà trường hiện nay vẫn còn  thiếu nhân lực thành thạo các kỹ năng mềm để thực hiện nhiệm vụ như kỹ năng xử lý công việc, xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh… gây khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực đào tạo và hội nhập quốc tế.
- Làm việc trong môi trường giáo dục nên văn hóa giao tiếp và kỹ năng ứng xử của đội ngũ nhân lực nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay, vẫn cần hoàn thiện hơn nữa kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng với mọi người đặc biệt là với học sinh sinh viên.
3. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên:
3.1 Tổ chức đào tạo theo cấp trình độ:
* Cấp bậc trình độ đào tạo:
- Về đào tạo nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề): Không có.
- Về đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp:  Không có
- Về đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ: Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Về phía nhà trường đã tổ chức học liên thông, liên kết với các trường Đại học; khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho người học.
- Về đào tạo các trình độ khác: Tổ chức liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài ngành thành lập các lớp học ngay tại trường như lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, lớp học nghiệp vụ Sư phạm dạy nghề 80 học viên, từ đó nâng cao được trình độ lý luận chính trị - hành chính, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

* Số lượng học viên được đào tạo phân theo trình độ đào tạo:

3.2 Tổ chức đào tạo theo các nhóm ngành nghề chính:
* Các nhóm ngành nghề của công nhân kỹ thuật: Không có

* Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật và chuyên gia: (Số lượng học viên được đào tạo phân theo ngành, nghề và trình độ đào tạo)

* Cán bộ lãnh đạo quản lý: (Số lượng học viên được đào tạo phân theo ngành, nghề và trình độ đào tạo)

3.3 Hình thức tổ chức đào tạo:
* Theo nơi đào tạo:
- Đào tạo trong trường: Không
- Đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác trong nước: Chủ yếu là đào tạo trình độ Đại học, thác sỹ, số lượng: 15 người.
- Đào tạo ở nước ngoài: Không
* Theo phương thức đào tạo:
- Tại chức (vừa học vừa làm): 02 người đang làm nghiên cứu sinh.
- Tập trung ngắn hạn: 01 thầy giáo đang học kỹ năng nghề Công nghệ ô tô.
- Tập trung dài hạn: 15 giáo viên đang học cao học.
- Đào tạo từ xa: Không.

IV. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG
1. Hiện trạng đào tạo nhân lực của trường:
          Hàng năm Bộ Giao thông vận tải giao chỉ tiêu cho trường về công tác đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành GTVT và một số ngành kinh tế khác. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nước nói chung, ngành GTVT nói riêng Nhà Trường cũng đã đáp ứng được.
          Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, khoa học công nghệ phát triển mạnh, đặc biệt là lĩnh vực GTVT, yêu cầu đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề phải có trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc tốt không những trong nước, mà còn phải đáp ứng được với khu vực và quốc tế. Từ nhận thức đó nhà trường nhận thấy rằng hiện nay công tác đào tạo nguồn nhân lực còn có những mặt hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cụ thể:
1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo:
1.1.1. Về hiện trạng:
- Tổng diện tích đất đang sử dụng là: 46.000 m2, gồm:
- Diện tích xây dựng:
Khu Hiệu Bộ: 760m2
Khu học lý thuyết: 450m2
Khu học thực hành: 720m2 nhà xưởng + 2.000m2 bãi thực tập
Hội trường: 300m2, ký túc xá: 3.000m2
Nhà ăn: 500m2, thư viện: 45m2. Khu thể thao: Sân bóng đá: 460m2, sân bóng chuyền: 162m2, khu sân cầu lông: 200m2, khu thi đấu điền kinh: 500m2.
Các hạng mục khác: Nhà ở CBCNV: 1988 m2, Sân bê tông, vườn hoa cây cảnh, đường bê tông, Nhà trạm xá.....
+ Thiết bị giảng dạy:  Đủ các thiết bị giảng dạy cho học sinh học tập
- Trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy gồm có:
+ 01 phòng học và thực tập máy vi tính: tổng số 20 máy
+ Phòng học ngoại ngữ: gồm 36 ca bin màn hình.
+ Máy kinh vĩ, thủy bình và thiết bị phụ trợ 02 bộ.
+65 ô tô và xe máy công trình.
+ Búa đóng cọc 1,8 tấn.
+ Các loại máy hàn TIG, MIG, điện hồ quang 1 pha và 3 pha.
+ Một số thiết bị tại Trung tâm ĐT lái xe, Trung tâm Kỹ năng thực hành Cơ giới đường bộ.                                                  
1.1.2. Phân tích, đánh giá chung:
- Về mặt bằng sử dụng: Đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại của Trường.
- Khu hành chính: Bố trí vị trí các phòng, ban, đơn vị làm việc chưa hợp lý; Hội trường 500 chỗ ngồi cần được sửa chữa, nâng cấp.
- Khu học tập:
+ Số phòng học lý thuyết đáp ứng đủ về số lượng nhưng còn kém về chất lượng (diện tích, ánh sáng, các trang thiết bị và phương tiện nghe nhìn…)
+ Phòng học thực hành còn thiếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt là các phòng giảng dạy mô đun nghề như: nghề Sắt, Hàn, Điện dân dụng, Xây dựng cầu đường bộ…
- Các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học, rèn luyện thể chất, sinh hoạt:
+ Thư viện: diện tích hẹp; số lượng đầu sách, chủng loại chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh – sinh viên và giáo viên.
+ Nhà ký túc xá cho học sinh – sinh viên: Đáp ứng nhu cầu từ 4 -> 6 m2/1 HSSV. Song chất lượng chưa được tốt nên HSSV ở tại ký túc xá không nhiều.
- Trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy: Nhiều trang thiết bị đã lạc hậu và thiếu tính đồng bộ.
1.2. Hiện trạng đội ngũ giáo viên: Tổng số giáo viên, giảng viên là 116 người
     Trong đó:  Cơ hữu: 76 người; Hợp đồng: 40 người, Thỉnh giảng: 10 người
         * Về trình độ chuyên môn:
- Trình độ học vấn:
+ Trình độ Đại học, trên đại học: 33 người,
+ Trình độ cao đẳng: 09 người
+ Trình độ trung cấp: 01 người,
+ Trình độ công nhân bậc cao: 73 người
+ Trình độ ngoại ngữ: Anh văn trình độ A: 30 người
1.3. Nội dung và phương pháp giảng dạy:
- Nội dung:
Hiện tại nhà trường đang đào tạo nghề ở 02 cấp trình độ: Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề cho các nghề theo “giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề” do Tổng cục Dạy nghề cấp. Nội dung chương trình giảng dạy các nghề áp dụng đúng các chương trình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Đối với những nghề chưa có chương trình khung của Bộ, thì nhà trường phải tự xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội để áp dụng vào giảng dạy. Chính vì thế, mặc dù HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường vững tay nghề nhưng sẽ thiếu và yếu một số yêu cầu với cấp độ khu vực ASEAN và Quốc tế.
- Phương pháp giảng dạy:
Ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm và từng bước xây dựng giáo án, bài giảng tích hợp cho các mô đun đào tạo nghề.
Trường tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi hàng năm từ cấp Tổ, cấp trường làm cơ sở lựa chọn đội tuyển dự thi cấp Thành phố, cấp Ngành và cấp Quốc gia. Từ đó để tìm ra được các nhân tố mới, tích cực và có phương pháp giảng dạy tốt.
1.4. Phân tích đánh giá chung về chất lượng đào tạo
Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, việc đảm bảo chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường, điều đó đã được khẳng định bằng những thành tựu mà trường đã đạt được trong nhiều năm qua: Hàng vạn học sinh sinh viên tốt nghiệp, phần lớn có việc làm ổn định. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng học sinh - sinh viên tốt nghiệp của một số nghề chưa đáp ứng đủ về số lượng so với nhu cầu các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu của khu vực và quốc tế thì nhà trường cần có những chiến lược trong việc phát triển đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho thầy và trò trong toàn trường để đảm bảo chất lượng tương đương với trình độ khu vực ASEAN và Quốc tế.
2. Tổ chức đào tạo của trường.
2.1. Tổ chức đào tạo theo cấp trình độ

2.2. Tổ chức đào tạo theo nhóm ngành nghề chính
- Số nhóm ngành, nghề đào tạo:

2.3. Hình thức tổ chức đào tạo
2.3.1. Địa điểm đào tạo:
- Đào tạo tại trường: Chiếm 90% tổng số HSSV toàn trường.
- Đào tạo tại doanh nghiệp: chủ yếu là đào tạo theo nhu cầu và đào tạo ngắn hạn cho các đơn vị như: Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 1; Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 8; Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn...
- Liên kết đào tạo: Chiếm 8 – 9% tổng số HSSV toàn trường. Gồm các đơn vị như: Trường Cao đẳng nghề Điện; Đại học Giao thông vận tải Hà Nội….
2.3.2. Phương thức đào tạo:
- Đào tạo tập trung dài hạn: Trung cấp nghề,
- Đào tạo tập trung ngắn hạn: Chủ yếu đào tạo trình độ sơ cấp nghề như nghề lái xe, nghề vận hành máy và một số nghề khác.
- Đào tạo liên thông, vừa học vừa làm: nhà trường có áp dụng nhưng số lượng không nhiều.
- Đào tạo từ xa: Không có.
3. Hiện trạng quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách đối với việc phát triển nhân lực của nhà trường:
3.1. Đầu tư phát triển nhân lực:
- Theo nguồn vốn ngân sách: 0 đ/HSSV/năm;
- Người học đóng góp:
* Đào tạo dài hạn: tùy theo từng ngành nghề cụ thể
+ Trung cấp nghề: 200.000 - 250.000 đ/tháng
* Đào tạo ngắn hạn:
+ Sơ cấp nghề:
Đào tạo lái xe ô tô hạng B1: 5.500.000 đ/tháng
Đào tạo lái xe ô tô hạng B2: 5.500.000 đ/tháng
Đào tạo lái xe ô tô hạng C: 7.500.000 đ/tháng
Đào tạo nghề Sắt – Hàn: 450.000đ/tháng
Đào tạo vận hành máy công trình: 450.000đ/tháng
3.2. Cơ chế chính sách huy động nguồn nhân lực:
Huy động vốn góp bằng tiền mặt và xe tập lái để tăng cường lưu lượng đào tạo lái xe ô tô các hạng nhằm đáp ứng nhu cầu tập lái của người học;
3.3. Cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo:
- Thực hiện việc cấp học bổng khuyến khích học tập theo quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 và quyết định số 70/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008;
- Thực hiện các thủ tục miễn giảm học phí đối với HSSV thuộc đối tượng được miễn giảm theo Nghi định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010.
- Thực hiện xác nhận vay vốn theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007, xác nhận cho HSSV vay vốn tại địa phương.
3.4. Cơ chế chính sách quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo:
- Thực hiện đầy đủ công tác quản lý các mẫu biểu đào tạo thực hiện theo quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: lập kế hoạch đào tạo hàng năm, xây dựng tiến độ đào tạo; Giao cho các đơn vị triển khai lập tiến độ giảng dạy của các giáo viên trong đơn vị đó theo từng học kỳ, nộp về phòng Đào tạo đầu mỗi học kỳ.
- Ban giám hiệu và phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc giảng dạy của các giáo viên;
- Sinh hoạt HSSV trong toàn trường định kỳ mỗi tháng một lần vào đầu tháng nhằm đánh giá công tác giảng dạy và học tập tháng trước và triển khai công tác của tháng tiếp theo;
- Sinh hoạt nghiệp vụ sư phạm của giáo viên mỗi tháng một lần để tổng hợp, đánh giá công tác đào tạo hàng tháng và triển khai nhiệm vụ tháng tiếp theo;
- Giáo viên chủ nhiệm dự sinh hoạt lớp định kỳ vào thứ 5 hàng tuần;
- Công tác khen thưởng, kỷ luật thực hiện thường xuyên, liên tục theo đúng quy chế đào tạo và quy định của pháp luật;
- Kiểm tra thường xuyên và đột xuất hồ sơ giảng dạy của tất cả các giáo viên trong năm học đó, việc thực hiện giảng dạy trên lớp của các giáo viên, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của từng giáo viên giúp mọi người hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy.
- Khuyến khích và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học định kỳ hàng năm;
- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng trường nghề để đánh giá những điểm mạnh trong công tác đào tạo của nhà trường và những vấn đề thiếu xót cần được khắc phục;
- Đình kỳ hàng năm, nhà trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp Tổ, cấp phòng Khoa, cấp trường, làm căn cứ lựa chọn các thầy cô giáo dự thi cấp trên;
- Tổ chức các kỳ thi học sinh – sinh viên giỏi cấp trường nhằm mục đích khuyến khích các em tích cực phấn đầu trong học tập, những học sinh giỏi nghề được cử đi tham dự các kỳ thi cấp ngành, cấp quốc gia và khu vực ASEAN.
V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG ĐIỂM MẠNH, HẠN CHẾ, THÁCH THỨC VÀ THỜI CƠ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Những điểm mạnh:
- Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn trường. Nhà trường đã đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Giao thông vận tải và các thành phần kinh tế khác;
- Nhà trường là một trong những cơ sở đào tạo nghề có uy tín, được thị trường lao động tín nhiệm, có bề dày kinh nghiệm trong giáo dục và đào tạo. Kết quả công tác kiểm định chất lượng dạy nghề: Trường được đánh giá đạt theo quy định của Tổng cục Dạy nghề.
Trong nhiều năm qua, nhà trường đã triển khai bồi dưỡng và nâng bậc thợ, đào tạo lái xe ô tô các hạng,
+ Đào tạo nâng bậc thợ: 450 học viên;
          + Đào tạo lái xe ô tô các hạng: 1.049 học viên;
          Thành tích của giáo viên:
+ 02thầy cô giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 1 thầy giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
+ Từ năm 2000 trở lại đây có 35 lượt giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp ngành, cấp tỉnh và thành phố;
+ 95 giáo viên tốt nghiệp đại học (trong đó có 06 người đang học cao học); 03 người tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và 3 người tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
          Thành tích của HSSV:
                   + Từ năm 2006 trở lại đây:  7 học sinh đạt giải khuyến khích trong các hội thi học sinh giỏi nghề cấp Ngành; 126 học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường.
          Đời sống, điều kiện làm việc, nhu cầu học tập nâng cao trình độ và giao lưu của cán bộ, giáo viên, viên chức được nâng cao, điều kiện sinh hoạt của HSSV nội trú được cải thiệu.
2. Những điểm yếu:
- Chất lượng đào tạo đã được cải thiện đáp ứng với nhu cầu hiện tại, nhân lực đào tạo cơ bản đáp ứng với phương thức sản xuất và nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với mặt bằng trong khu vực và quốc tế do thiếu đội ngũ giáo viên giỏi cả lý thuyết chuyên môn và kỹ năng nghề, cơ sở vật chất trang thiết bị, năng lực phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội còn nhiều bất cập…
- Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp so với nhu cầu người học mà nhà trường tuyển sinh được của một số nghề còn chênh lệch.
- Trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu và chưa đồng bộ, cũ và lạc hậu, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đạt được mặt bằng chung so với các nước trong khu vực.
- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý: có một số đồng chí chưa năng động, sáng tạo trong công tác. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành đào tạo trở lên còn thấp, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của nhà trường trong tương lai.
- Thu thập ý kiến đóng góp của giáo viên và HSSV về chất lượng và phương thức đào tạo, tiến độ thực hiện kế hoạch còn ít.
- Do thiếu giáo viên nên vẫn còn tình trạng giáo viên dạy vượt quá định mức giờ giảng quy định;
- Số giáo viên thành thạo ngoại ngữ còn chưa nhiều.
3. Thời cơ:
- Những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với sự phát triển giáo dục nói chung, nguồn nhân lực nói riêng của Đảng và Nhà nước, cùng với sự quan tâm của ngành GTVT tạo điều kiện cho Trường có cơ hội phát triển.
- Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế tạo cơ hội thuận lợi cho nhà trường có thể tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến, học tập kinh nghiệm để đổi mới và phát triển.
- Những thành tựu về chính trị và kinh tế xã hội đạt được sau 25 năm đổi mới làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên rất nhiều. Vì vậy, nhà nước và nhân dân đầu tư cho phát triển giáo dục ngày càng cao.
- Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thập niên tới đang cần lực lượng lao động có trình độ, qua đào tạo nghề. Nước ta có gần 2/3 dân số trong độ tuổi lao động, với hơn 86% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, nhu cầu đào tạo nhân lực đang là cơ hội rất lớn để nhà trường phát triển.
- Uy tín về chất lượng giáo dục cùng bề dày 43 năm xây dựng và trưởng thành là cơ hội để nhà trường khẳng định mình và phấn đấu đi lên.
4. Thách thức:
Bên cạnh cơ hội là những thách thức của nhà trường:
- Trong giai đoạn gần đây, rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng được thành lập; Đặc biệt, có rất nhiều trường Cao đẳng, Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đăng ký đào tạo nghề đã gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của các trường dạy nghề trong đó có Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I.
- Nhu cầu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, phương pháp dạy học, chương trình đào tạo, đổi mới cơ chế quản lý ngày càng tăng. Trong khi đó một số cán bộ viên chức, giáo viên mặc dù đã được đào tạo song vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội, khu vực và quốc tế, gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cơ chế, chính sách đào tạo chưa được thay đổi đáng kể, chế độ đãi ngộ chưa được đổi mới gây ảnh hưởng về tâm lý, tư tưởng, tình cảm trong hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt là các giáo viên mới vào nghề, những giáo viên học lên thạc sĩ và tiến sỹ nhưng mức lương không thay đổi so với trước khi tốt nghiệp.
- Nguồn vốn cho đào tạo nói chung, nguồn nhân lực nói riêng còn có những hạn chế, mặc dù nhà nước đã có quy định khung mức thu học phí đối với từng trình độ đào tạo, ngành nghề. Song nhà trường vẫn không thể thu ở mức kịch sàn vì sẽ không thu hút được người học, đặc biệt là con em nông thôn.
- Quy hoạch phát triển trường hiện nay chưa được phê duyệt.

PHẦN THỨ 2
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020:
1. Nhân tố bên ngoài:
- Trong xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, nguồn nhân lực ngành GTVT có điều kiện được tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, các dự án ở các nước phát triển. Nguồn nhân lực có điều kiện tiếp cận, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
- Trong giai đoạn 2011 - 2020 do sự tăng trưởng của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam nên cần phải chú trọng đến việc phát triển nhân lực chất lượng cao và đó là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh thành công của toàn ngành GTVT.
2. Những nhân tố trong nước
          Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 với mục tiêu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, trong chiến lược có nội dung quan trọng là: Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; số sinh viên đại học – cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; Có hơn 10 trường dạy nghề và trên 04 trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế.
Các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân lực của trường bao gồm: chiến lược phát triển của ngành Giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020. Các quy hoạch phát triển của các trường, cơ sở đào tạo nghề trên phạm vi cả nước.
          Các nhân tố về quy mô đầu tư, vốn đầu tư cho các ngành nghề mà Trường đang có thế mạnh và sự phát triển nghề mới trong tương lai.
          Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ: Ứng dụng khoa học công nghệ, dây chuyền, thiết bị máy móc, đòi hỏi lao động ngành nghề mới, có kiến thức và trình độ kỹ năng lao động cao hơn, thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ nghề và kỹ năng lao động.
          Định hướng phát triển nguồn nhân lực dạy nghề cả nước theo tiêu chuẩn quốc tế.
II. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
1.Mục tiêu phát triển nhân lực
- Đào tạo nhân lực cho ngành GTVT và một số thành phần kinh tế khác đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Trường giai đoạn 2011 – 2020 và các năm tiếp theo.
- Phát triển Trường là một trường dạy nghề chất lượng cao, có nghề trọng điểm Cấp độ Quốc tế, Khu vực ASEAN và Quốc gia, đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp độ, đa hệ; trường không ngừng phấn đấu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành GTVT và các ngành kinh tế xã hội khác, góp phần thiết thực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập Quốc tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp trình độ từ SCN, TCN, có trình độ cao; đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và hội nhập Quốc tế; có HSSV đạt tay nghề giỏi Khu vực và Quốc tế.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên và người lao động có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn cao, gắn bó với nhà trường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn. Tiếp cận trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên toàn thế giới.
2. Quan điểm phát triển nhân lực
          Phát triển đào tạo nhân lực của trường gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ngành Giao thông vận tải, nhằm góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước và hội nhập Quốc tế; đối mới sự nghiệp đào tạo, bảo đảm thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, phát luật nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề;
* Đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý:
+ Về giáo viên: 90 % có trình độ Cao đẳng, đại học trở lên; 10 % là Công nhân kỹ thuật bậc cao và nghệ nhân; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; Trong đó: trên 20% có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ; tỷ lệ GV/HSSV là 1/20;
+ Về viên chức: Có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong từng giai đoạn.
+ Về cán bộ quản lý: 100% có trình độ từ trung cấp Chính trị - Hành chính trở lên; trong đó: Trên 20% có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 100 % có trình độ đại học, trong đó có 20% thạc sĩ, tiến sỹ; Tạo điều kiện thuận lợi để những người trong diện quy hoạch cho đội ngũ cán bộ quản lý của trường đảm bảo trước mắt và lâu dài có cơ hội phấn đấu, rèn luyện phát triển.
          * Đối với HSSV: Phát triển đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật có chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lược, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành, nghề của vùng, miền, khu vực…
          Phát triển đào tạo nguồn nhân lực của trường trên cơ sở tập trung các nghề mũi nhọn mà nhà trường đang có thế mạnh và phù hợp với nhu cầu xã hội.
III. DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
1. Đối tượng dự báo
- Quy mô tuyển sinh của trường từ năm 2011 – 2020;
- Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành GTVT;
- Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực địa phương, trong khu vực;
          - Cơ cấu dân số từ 2011 – 2020 chia theo từng độ tuổi;
- Nhu cầu về lao động trong hội nhập quốc tế.
2. Những yếu tố tác động đến nhu cầu nhân lực của nhà trường
          Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, của ngành GTVT và khu vực, quy mô và thay đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ của ngành và các thành phần kinh tế khác.
          Khoa học công nghệ: Ứng dụng khoa học công nghệ, dây chuyền thiết bị máy móc đòi hỏi lao động ngành nghề mới, kiến thức và trình độ kỹ năng cao hơn…
          Giải pháp đổi mới, cải tiến quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý phải đào tạo, bồi dưỡng lại nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng lãnh đạo.
          Mức độ phát triển của thị trường lao động và thị trường đào tạo, khả năng cung cầu lao động từ nguồn nhân lực tại chỗ của ngành Giao thông vận tải.
          Hợp tác quốc tế phát triển.
3. Dự báo nhu cầu nhân lực
Dự báo một số chỉ số phát triển của trường.
+ Tuyển dụng thêm cán bộ, viên chức và người lao động để đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường;
+ Về đội ngũ giáo viên: phấn đấu đến năm 2015 sẽ có tối thiểu 6 thạc sĩ; 97 kỹ sư và cử nhân.
+ Tăng quy mô tuyển sinh hàng năm, đặc biệt là các ngành nghề trọng điểm được đánh giá ở cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia.
+ Phấn đấu có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp (đặc biệt là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia);
+ Phấn đấu có HSSV được dự thi tay nghề giỏi cấp khu vực ASEAN;
- Về công tác tuyển sinh đào tạo và quy mô tuyển sinh các ngành nghề từ 2011 đến 2015 và năm 2020:
+ Căn cứ số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê từ năm 2011 – 2020 thì độ tuổi lao động của Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cụ thể như sau:

+ Căn cứ kết quả đào tạo của trường từ năm 2000 – 2010:

+ Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành GTVT: đơn vị tính: 1000 người

Nhà trường dự báo quy mô tuyển sinh đào tạo giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 thông qua biểu 9 -  KÕ HO¹CH TUYÓN SINH, §µO T¹O GIAI §O¹N 2011-2020.
4. Tổng hợp dự báo
4.1. Dự báo số lượng ngành, nghề đào tạo nhu cầu lao động
Số lượng ngành đào tạo:
1. Sửa chữa ô tô - máy xây dựng
2. Xây dựng cầu đường bộ
3. Trắc nđịa công trình
4.Sắt -  hàn
5. Điện công nghiệp
6. Vận hành máy thi công công trình
Số lượng nghề đào tạo:
1. Công nghệ ô tô
2. Sửa chữa máy xây dựng
3. Sửa chữa điện máy công trình
4. Điện Dân dụng
5. Vận hành máy thi công công trình
6. Vận hành cần trục ô tô
7. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cầu đường bộ
9. Xây dựng cầu đường bộ
10. Hàn
11. Điện công nghiệp
12. Lái xe ô tô
13. Một số nghề khác theo nhu cầu của thị trường.
4.2. Nhu cầu nhân công kỹ thuật
- Nhu cầu đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp:

4.3. Nhu cầu lao động chuyên môn, kỹ thuật        
4.4. Nhu cầu cán bộ lãnh đạo, quản lý:
- 100% có trình độ từ trung cấp Chính trị - Hành chính trở lên; trong đó: Trên 20% có trình độ cao cấp lý luận chính trị;
- 100 % có trình độ đại học, trong đó có 20% thạc sĩ, tiến sỹ;
- Tạo điều kiện thuận lợi để những người trong diện quy hoạch cho đội ngũ cán bộ quản lý của trường đảm bảo trước mắt và lâu dài có cơ hội phấn đấu, rèn luyện phát triển.

 Phần thứ 3
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

I. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC:
1. Xây dựng và triển khai Đề án nâng cấp trường theo quy hoạch đã được phê duyệt:
a. Mục tiêu:
- Xây dựng trường trở thành một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn về đào tạo nghề, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Giao thông vận tải và các ngành liên quan với các cấp trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề; trong đó có một số lĩnh vực đạt trình độ công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và Quốc tế; góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và hội nhập quốc tế; có học sinh sinh viên đạt tay  nghề giỏi khu vực và Quốc tế.
- Xây dựng được cơ cấu tổ chức và phát triển nguồn nhân lực nhà trường đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động có đạo đức nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; gắn bó với nhà trường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường đặt ra trong từng giai đoạn.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích mặt bằng, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
- Mở rộng quan hệ Hợp tác Quốc tế về đào tạo nghề, nghiên cứu trao đổi thông tin khoa học và chuyển giao công nghệ. Hợp tác có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là hợp tác đào tạo nghề, cung ứng nhân lực và khoa học - công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ Quốc tế.
b. Nội dung:
Để đạt được các mục tiêu trên và nhằm đảm bảo thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Chú trọng phát triển đội ngũ nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đào tạo và tuyển mới giáo viên, nhân viên có trình độ phù hợp với yêu cầu để chủ động bổ sung nhân lực thay thế đội ngũ cán bộ, viên chức về nghỉ hưu. Đảm bảo giai đoạn 2011 - 2020 hoàn thành các chỉ tiêu:
* Đội ngũ giáo viên:
        + 90% có trình độ Cao đẳng, đại học trở lên; 10% là Công nhân kỹ thuật bậc cao và nghệ nhân; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo;
        + Trong đó: trên 20% có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ;
       + Tỷ lệ GV/hssv là 1/20.
 *  Đội ngũ viên chức:
Có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong từng giai đoạn.
* Đội ngũ cán bộ quản lý:
+ 100% có trình độ từ trung cấp chính trị trở lên; trong đó trên 20% có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
+ 100%  có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên trở lên.
+ 100% có trình độ đại học, trong đó có 20% thạc sỹ, tiến sỹ.
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động của trường, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận trình độ quản lý, công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tạo điều kiện thuận lợi để những người trong diện quy hoạch cho đội ngũ cán bộ quản lý của trường đảm bảo trước mắt và lâu dài có cơ hội phấn đấu, rèn luyện phát triển.
2. Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo
a. Mục tiêu
          Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực và có khả năng tiếp cận được với trình độ thế giới, đặc biệt là các nghề mà trường đang có thế mạnh.
b. Nội dung
Xây dựng đội ngũ giáo viên
          Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm và khả năng thực hành tốt, sử dụng tin học thành thạo, ngoại ngữ tốt để tiếp nhận kiến thức khoa học công nghệ, quản lý hiện đại, có khả năng cải tiến, xây dựng nội dung chương trình và phương pháp đào tạo tiên tiến.
          + Tạo điều kiện về kinh phí thời gian để giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, ưu tiên trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;
          + Ưu tiên cho các giáo viên đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài, các nước có nền giáo dục dạy nghề phát triển.
          + Phần đấu đến năm 2015 tất cả giáo viên trong trường đều đạt trình độ chuẩn theo quy định;
          + Tham gia đầy đủ, tích cực, có chất lượng các hội thi giáo viên dạy nghề giỏi các cấp.
Tìm cơ hội để tiếp cận hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo:
          + Gửi giáo viên sang nước ngoài học tập hoặc mời giáo viên về trường dạy;
          + Tham gia các cuộc thi tay nghề ASEAN để có điều kiện tiếp cận với trình độ tay nghề quốc tế, khu vực.
          + Tạo điều kiện tổ chức các đoàn cán bộ quản lý, giáo viên đi tham quan, học tập các trường nước ngoài;
+ Nâng cao năng lực quản lý, phục vụ đào tạo.
+ Tranh thủ mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho trường: Từ ngân sách, người học, dự án đầu tư...
3. Chương trình giữ vững và thu hút giáo viên, giảng viên giỏi:
3.1. Mục tiêu:
          Trường khuyến khích các đối tượng có trình độ, năng lực chuyên môn phẩm chất đạo đức, có tâm huyết, nguyện vọng về làm việc công tác tại trường. Đồng thời tạo mọi điệu kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ để cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3.2. Nội dung:
          Có cơ chế, chính sách để thu hút nhân lực về công tác, ở lại công tác tại trường lâu dài cụ thể:
          + Đối với người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ đúng chuyên môn về trường làm việc lâu dài sẽ được nhà trường hỗ trợ tiền lwong, tiền công thoả đáng
+ Đối với cán bộ, giáo viên được nhà trường cử đi học đúng chuyên ngành đào tạo, ngoài việc hỗ trợ tiền học phí thì sau khi tốt nghiệp được nhà trường hỗ trợ thêm (thạc sĩ: 10 triệu đồng, tiến sĩ: 50 triệu đồng);
          + Tạo môi trường tuyển dụng, thu hút giáo viên: công khai, minh bạch.
4. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng viên
4.1. Mục tiêu
          Nâng cao năng lực quản lý điều hành, phục vụ, đào tạo: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tiếng anh, tin học, thông lệ luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để họ hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế
4.2. Nội dung
          Tạo điệu kiện cho cán bộ, giáo viên đi học trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên và quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, đến năm 2012 đạt 100%;
          Có kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm hội nhập quốc tế về đào tạo nghề.
5. Chương trình đẩy nhanh xã hội hoá đào tạo:
5.1.Mục tiêu:
          Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài trường tích cực tham gia thúc đẩy công tác đào tạo của trường đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành Giao thông vận tải và các ngành kinh tế khác;
5.2. Nội dung:
          Liên kết với các doanh nghiệp nơi tiếp nhận nhân lực được đào tạo của trường cho HSSV nơi thực tập và hỗ trợ kinh phí
- Đào tạo có địa chỉ theo yêu cầu của các doanh nghiệp, với nguồn kinh phí do các doanh nghiệp có người lao động gửi đào tạo cung cấp.
- Xin nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế đầu tư cho trường thông qua các dự án với các nghề trọng điểm quốc tế, khu vực và quốc gia.
6. Chương trình đẩy mạnh xây dựng nề nếp, kỷ cương trong dạy học và sinh hoạt của HSSV
6.1. Mục tiêu:
Đảm bảo cho HSSV phát triển toàn diện, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, có sức khỏe, năng động, đáp ứng với nhu cầu thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
6.2. Nội dung:
- Tiếp tục củng cố kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác HSSV. Đồng thời hoàn thiện quy chế, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, phòng, ban, khoa trong Trường.
- Hoàn thiện các quy định và tăng cường công tác giáo viên chủ nhiệm, quy định về trách nhiệm, quyền lợi của đội ngũ cán bộ lớp.
- Phối hợp với đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường tăng cường hiệu quả hoạt động của đội thanh niên tự quản, đội cờ đỏ.
- Tăng cường giáo dục toàn diện về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho HSSV. Quan tâm hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho HSSV.
- Xây dựng quy chế phối hợp với địa phương nơi Trường đóng và công an khu vực trong việc quản lý HSSV, nhất là HSSV ngoại trú.
- Duy trì bộ phận hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho người học.
7. Đào tạo theo ngành, nghề trọng điểm:
7.1. Mục tiêu:
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành GTVT và các thành phân kinh tế khác từ nay đến năm 2020.
7.2. Nội dung:
- Tích cực xây dựng, triển khai dự án đầu tư các nghề trọng điểm được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao cho Trường, cụ thể như sau:
+ 2 nghề cấp độ Quốc tế:           - Vận hành máy thi công nền;
- Vận hành máy thi công mặt đường;
+ 2 nghề cấp độ khu vực ASEAN: - Công nghệ ô tô;
- Thí nghiệm và Kiểm tra chất lượng cầu đường bộ.
+ 1 nghề cấp độ quốc gia: - Sửa chữa máy thi công xây dựng;
8. Hợp tác trong nước, quốc tế về đào tạo nhân lực:
8.1. Trong nước:
8.1.1. Mục tiêu:
Tăng cường hợp tác, liên kết với các trường, trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề trong nước nhằm giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo nghề.
8.1.2. Nội dung:
- Tổ chức tham quan, giao lưu, học hỏi các cơ sở dạy nghề trong nước có thế mạnh về đào tạo nghề;
- Tham dự hội thi giáo viên dạy nghề giỏi; học sinh – sinh viên có tay nghề giỏi với các trường trong ngành GTVT, trong khối dạy nghề cả nước, để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học;
- Tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, tổng công ty về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc thợ, tạo nên sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng nguồn nhân lực.
8.2. Quốc tế:
8.2.1. Mục tiêu:
Đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận với chuẩn mực đào tạo của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
8.2.2. Nội dung:
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng, tập huấn ở nước ngoài;
- Tham gia các lớp đào tạo ở trong nước do chuyên gia nước ngoài giảng dạy;
- Tham gia hội thi tay nghề giỏi khu vực và quốc tế.
II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
Ưu tiên dự án đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015 cho 5 nghề:
- Vận hành máy thi công nền                                         - Cấp độ Quốc tế
- Vận hành máy thi công mặt đường                              - Cấp độ Quốc tế     
- Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ        - Cấp độ Khu vực ASEAN
- Công nghệ ô tô                                                             - Cấp độ Khu vực ASEAN  
- Sửa chữa máy thi công xây dựng                       - Cấp độ Quốc gia
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Nhà nước điều chỉnh cơ chế, chính sách về lao động tiền lương đối với giáo viên, giảng viên và chính sách đối với người học nghề ở tất cả các cấp trình độ, giúp người học yên tâm xác định hướng lập nghiệp của mình;
- Các trường nghề, cơ sở, trung tâm đào tạo nghề mới được phép tuyển sinh đào tạo nghề. Các trường đại học, cao đẳng không tham gia đào tạo nghề. Có như vậy các trường nghề mới có điều kiện tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Cần quy hoạch lại mạng lưới các trường đào tạo cho hợp lý: không nên phát triển dàn trải các cơ sở đào tạo.
- Đề nghị Ngành GTVT đầu tư ngân sách cho các trường có nghề trọng điểm đã được phê duyệt theo quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 7/7/2011 “Phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 1690/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2011 “Phê duyệt các trường thuộc Bộ Giao thông vận tải được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015”
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Lộ trình thực hiện:
- Giai đoạn 1 (Từ năm 2011 – 2015):
          + Xây dựng và triển khai dự án các nghề trọng điểm được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho trường.
          + Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế đối với những nghề trọng điểm:
            + Hoàn thành chiến lược phát triển Trường trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt
            + Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển Trường
            + Quy hoạch lại tổng thể Trường giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
+ Triển khai thực hiện chiến lược phát triển nhân lực Trường; kế hoạch 5 năm và hàng năm sau khi được cấp trên phê duyệt.
- Giai đoạn 2 (2016 - 2020)
          + Tiếp tục hoàn thiện và triển khai dự án các nghề trọng điểm
          + Mở thêm 05 ngành nghề mới: Nghề Quản trị kinh doanh vận tải đường bộ, Công nghệ thông tin, Điện công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng và ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
          + Tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện quy hoạch .
2. Tổ chức thực hiện
          Hàng năm, mục tiêu chiến lược cụ thể hoá thành kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường, được phổ biến rộng rãi đến từng đơn vị trực thuộc trường.
          Các đơn vị trực thuộc trường xây dựng kế hoạch năm học của đơn vị mình trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ chung của Trường và tổ chức thực hiện.
          Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết năm học, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ trên cơ sở đó xác định, điều chỉnh mục tiêu của nhà trường trong năm học tiếp theo cho phù hợp với thực tiễn.
          Dự kiến kinh phí thực hiện chiến lược


THAM KHẢO TRƯỜNG TCN

 3. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường:
- Tổ chức tiền thân: Trường Công nhân công trình 2 thuộc cục Công trình 2 Bộ giao thông vận tải Theo Quyết định số: 1498/QĐ- TC ngày 18/06/1971.
- Quyết định số 2934QĐ/TCCB-LĐ ngày 24/12/1994 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc đổi tên trường Công nhân kỹ thuật 1(Tiền thân là trường Công nhân công trình 2) thành trường: Kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông, trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, Bộ giao thông vận tải.
- Quyết định số: 2059/QĐ-BGTVT ngày 03/07/2007 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc thành lập trường: Trung cấp nghề công trình 1(Trên cơ sở Trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông), trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I
- Thành tích đã đạt được:
Gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo hơn 30.000 công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật cung cấp cho ngành giao thông vận tải và toàn xã xã hội. Với thành tích đã đạt được, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, các cấp ngành khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
Nh÷ng thµnh tÝch ®¹t ®­îc
- Nhµ tr­êng ®· ®µo t¹o ®­îc h¬n 30.000 c«ng nh©n kü thuËt bËc 3/7, ®µo t¹o ng¾n h¹n vµ båi d­ìng n©ng cao tay nghÒ ch¬ 10.000 häc viªn. Bæ tóc v¨n ho¸ cÊp 2, cÊp 3: 444 häc viªn, ®µo t¹o gi¸o viªn d¹y nghÒ cho: 32 ng­êi.
- 02 Hu©n ch­¬ng lao ®éng h¹ng nhÊt (2001, 2006).
- 03 Hu©n ch­¬ng lao ®éng h¹ng nh× (1986,1992,1996)
- 01 Hu©n ch­¬ng lao ®éng h¹ng ba (1982)
- 02 ®ång chÝ ®­îctÆng danh hiÖu nhµ gi¸o ­u tó
- 01 ®ång chÝ ®­îc tÆng hu©n ch­¬ng lao ®éng h¹ng ba.
- NhiÒu b»ng khen, giÊy khen, cê th­ëng cña Bé giao th«ng vËn t¶i, Tæng Liªn ®oµn lao ®éng ViÖt nam, Bé v¨n ho¸, Bé lao ®éng & th­¬ng binh x· héi, cña Tæng côc d¹y nghÒ, Uû ban nh©n d©n thµnh phè Hµ néi, Trung ­¬ng §oµn thanh niªn Céng s¶n Hå ChÝ Minh, C«ng ®oµn ngµnh giao th«ng vËn t¶i....cho c¸c tËp thÓ vµ c¸ nh©n
- Hµng n¨m cã tõ 4-5 gi¸o viªn d¹y giái cÊp Bé, cÊp thµnh phè, 15-20 gi¸o viªn d¹y giái cÊp tr­êng, nhiÒu häc sinh giái cÊp tr­êng vµ cÊp thµnh phè.
4. Quy mô và năng lực:
- Chức năng nhiệm vụ của trường:
+ Tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề các nghề: Sắt hàn, kích kéo, lái máy thi công nền, khảo sát đo đạc, Điện công nghiệp và dân dụng, sửa chữa ôtô, máy xây dựng, vận hành cần trục, khoan cọc nhồi, xây dựng đường sắt, Nề bê tông, đào tạo lái xe Mô tô, ôtô hạng B1, B2,C Nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, đào điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động.
+ Tổ chức xây dựng và duyệt các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề đã được phép đào tạo, đồng thời tổ chức thực hiện theo các chương trình, giáo trình, học liệu đã biên soạn.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình, người học nghề trong hoạt động dạy nghề
+ Thực hiện các quy định khác theo quy định của pháp luật.
-                     Về tổ chức và quản lý:
+ Ban giám hiệu: 03 đ/c(01 Hiệu trưởng + 02 phó Hiệu trưởng)
+ Phòng chức năng: 03 phòng
+ Đào tạo:  02 khoa + 01 Trung tâm
+ Về đào tạo: Chuyên ngành hiện có:

Trong đó:
- Kỹ nghệ sắt
- Hàn
- Lắp đặt cầu(Kích kéo)
- Vận hành máy thi công nền
- Điện dân dụng
- Điện công nghiệp
- Lái cẩu
- Trắc địa xây dựng
- Đào tạo lái xe mô tô
- Đào tạo lái xe ôtô hạng B1, B2, C
Là những nghề  đang đ ược đào tạo với lưu lượng lớn nhất hiện nay
5. Đội ngũ giáo viên(Số lượng, trình độ chuyên môn,sư phạm):
- Số lượng: 48 người
- Trình độ học vấn:
+ Trình độ Đại học, trên đại học: 27 người,
+ Trình độ cao đẳng: 10 người
+ Trình độ trung cấp: 03 người,
+ Trình độ công nhân bậc cao: 08 người
+ Trình độ ngoại ngữ: Anh văn trình độ A: 30 người
Trình độ sư phạm: Trình độ sư phạm bậc 2: 100%
6.Cơ sở vật chất dạy học:
- Cơ sở hạ tầng:
+ Diện tích đất sử dụng: 4,6 ha, trong đó:
Đất xây dựng gồm có:
 Khu Hiệu Bộ: 760m2,
Khu học lý thuyết(10 phòng học): 450m2(01phòng học tin học 40 máy vi tính, 01 phòng học tiếng Anh: 20 cabin),
Khu học thực hành: 720m2 nhà xưởng + 2000m2 bãi thực tập.
Hội trường: 300m2, Ký thúc xá: 3.000m2,
Nhà ăn: 500m2, thư viện: 45m2. Khu thể thao: Sân bóng đá: 460m2, sân bóng chuyền: 162m2, khu sân cầu lông: 200m2, khu thi đấu điền kinh: 500m2.
Các hạng mục khác: Nhà ở CBCNV: 1988 m2, Sân bê tông, vườn hoa cây cảnh, đường bê tông, Nhà trạm xá.....
+ Thiết bị giảng dạy:  Đủ các thiết bị giảng dạy cho học sinh học tập
7. Tổ chức đoàn thể: Tổ chức Công đoàn trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công; Các tổ chức đoàn thể trực thuộc các tổ chức đoàn thể của TCTXDCTGTI
8. Chiến lược phát triển nhà trường:
- Nhà trường tiếp tục liên kết với các doanh nghiệp có nhu cầu(Kể cả các doanh nghiệp cần xuất khẩu lao động) đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề công trình giao thông với xu hướng mở: Đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp theo đúng tiêu chuẩn quy định, với lưu lượng 300-500 học sinh/năm, phù hợp với năng lực vốn có của mình.
- Tiếp tục liên kết với các trường bạn đào tạo những ngành nghề mà năng lực của nhà trường có thể đáp ứng được, như: Công nghệ thông tin, Diện dân dụng, tin học, kế toán....
- Đầu tư mở rộng nghề lái xe môtô, ôtô với lưu lượng 3.000 học viên lái xe ôtô(Hạng B1, b2,C), 4000-5000 học viên nghề lái xe môtô
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, con người tiến tới nâng cấp trường ở trình độ Cao đẳng nghề