Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Vì con em sẽ thứ tha


Vì con em sẽ thứ tha

ANTĐ - Ngày 19-3 vừa qua, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Hoài Nam tạt axit vào mặt vợ. Cũng tại phiên tòa này, nạn nhân Nguyễn Thúy Hiền đã đứng lên xin giảm nhẹ hình phạt cho chồng. Một hình ảnh đẹp, một sự cao thượng mà không phải người nào rơi vào hoàn cảnh của chị cũng có thể làm được. Lý giải cho việc làm ấy, Hiền nói ngắn gọn “tôi muốn anh Nam sớm được về với các con…”

Sự bao dung của người vợ

Ba ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, Thúy Hiền gọi điện cho tôi và nhờ tư vấn về việc làm đơn xin giảm án cho chồng mình. Theo lý thông thường thì chỉ cần Hiền làm đơn gửi tòa án thì Nam sẽ được giảm án. Tuy nhiên, vì Hiền muốn làm việc này trong im lặng, chỉ có chị và những người cầm cân nảy mực biết thôi bởi nếu biết chị viết đơn xin giảm án cho Nam thì những người thân trong gia đình chị sẽ không bao giờ chấp nhận khi họ nhìn gương mặt biến dạng của chị.

Nhớ phiên tòa xử sơ thẩm ngày 29-11-2011 tại TAND huyện Đông Triều, sau khi Viện kiểm sát đề nghị mức án 7 năm 6 tháng tù giam cho Nam, vị thẩm phán hỏi bị cáo có ý kiến gì, Nguyễn Hoài Nam đã khảng khái nói rằng “tôi nghĩ mức án ấy quá cao so với tội của tôi gây ra”, thẩm phán Nguyễn Văn Nam đã nói với bị cáo rằng, với mức độ thương tật là 60%, mắt phải hỏng hoàn toàn, mắt trái mất 3/10 thị lực, phần mũi phải làm mới, gương mặt bị biến dạng… thì mức án Viện kiểm sát đề nghị cho Nam không phải là mức án cao so với hành vi phạm tội mà Nam gây ra.

Về phía nạn nhân, khi được hỏi ý kiến, chị đã đứng lên và nói với bị cáo rằng “anh hãy nhìn em và hai con của chúng ta để thấy rằng bi kịch các con đang phải chịu như thế nào”. Cũng trong phiên tòa ấy, khi được hỏi về số tiền bồi thường chị Hiền lắc đầu nói rằng “nếu gia đình anh Nam có điều kiện thì hỗ trợ tôi một ít chứ tôi không đòi hỏi bao nhiêu”. Nghe chị nói thế, mẹ chị đã vùng lên, uất hận nhìn người con rể hơn chục năm qua lại nhà mình như một kẻ tội đồ. Với bà, con gái mình có thể tha thứ cho Nam nhưng bà không bao giờ đủ bao dung ấy. Bà đưa tấm ảnh thuở con chưa bị nạn giơ lên cao cho mọi người xem, bật khóc mắng con mình “sao con có thể cao thượng đến thế còn mẹ, mẹ không thể chấp nhận được khi đứa con mình sinh ra lành lặn mà bị kẻ khác hủy hoại đến thân tàn ma dại như thế”.

Giờ nghị án, Hiền đưa các con đến với bố, cuộc trò chuyện ngắn gọn giữa hai vợ chồng cũng diễn ra, nhẹ nhàng như bản tính của Hiền mà tôi đã chứng kiến suốt quá trình chị chạy khắp các bệnh viện chạy chữa những vết thương trên gương mặt và thân thể mình.

Hiền bảo với tôi rằng “anh Nam có đi tù 5 năm, 10 năm, 20 năm hay thậm chí là tù chung thân thì gương mặt Hiền cũng không bao giờ hồi phục lại được như cũ. Điều tôi mong muốn bây giờ là anh Nam chỉ phải chịu mức phạt thấp, để anh sớm được ra tù và hỗ trợ tôi nuôi hai con nhỏ. Vì con, tôi chấp nhận thiệt thòi…”. Sau câu nói của chị Hiền, tôi bỗng chạnh lòng thương cho người phụ nữ ấy. Cho đến tận lúc ấy mà sao chị vẫn đủ bao dung để nghĩ cho người khác nhiều đến thế.

Trong phiên phúc thẩm vừa qua, Nam được hạ mức án xuống còn 6 năm 6 tháng tù giam. Hiền đã đứng lên xin HĐXX giảm thêm để Nam sớm được về nhà. Sau khi xem xét, HĐXX quyết định giảm thêm cho Nam 6 tháng tù giam, mức án còn lại là 6 năm tù.

Hạnh phúc vốn mong manh

Sau phiên xử, Hiền kể với tôi rằng, khoảnh khắc đứng lên xin giảm án cho chồng thực sự chị rất lo lắng vì hành động ấy của chị không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào từ gia đình. Mẹ Hiền từng bảo con gái rằng “con ơi, khi người ta hất cả ca axit vào mặt con thì người ta có nghĩ cho con không? Sự bao dung của con đã đẩy con vào bi kịch này”. Hiền đã khóc bảo với mẹ rằng “người ta có thể bất nhân nhưng con không thể bất nghĩa. Hai đứa con của con sẽ còn lớn lên, nhìn mẹ ứng xử để chúng nó sống đúng với đời”. Một kiểu dạy con hướng thiện mà có lẽ rất ít người làm được trong nghịch cảnh đắng cay ấy.

Thực tế, nếu nhìn lên gương mặt biến dạng của chị, chẳng ai nghĩ được rằng người ta đủ cao thượng để có thể xin cho người chồng tàn nhẫn ấy được giảm mức án thấp. Bản thân tôi cũng từng lý giải vì sao một người phụ nữ không phải học rộng hiểu nhiều, sự hiểu biết của chị chỉ gói gọn ở những phiên chợ đi sớm về khuya lại có sự hiểu biết về lẽ sống ở đời đến thế.

Hiền bảo, chị tiếc nuối khoảng thời gian 10 năm hạnh phúc của mình. Hồi chị lấy Nam, gia đình đã ngăn cản nhiều vì ai cũng biết, Nam vốn nổi tiếng bài bạc, cũng vì ham mê bài bạc nên Nam bị bạn gái cũ bỏ rơi. Thế nhưng thời gian ấy, Hiền lại nghĩ rằng, tuổi trẻ được phép có những sai lầm và điều quan trọng là biết vượt qua sai lầm ấy. Nghĩ vậy nên chị đồng ý lấy Nam, mặc cho chòm xóm bàn ra tán vào cho rằng  chị dại khờ.
Những năm đầu của cuộc sống lứa đôi, anh chị rất hạnh phúc. Nam làm việc ở tiệm kim hoàn nhỏ còn chị buôn bán ngoài chợ. May mắn trong công việc cộng với sự chịu thương chịu khó, chỉ vài năm sau ngày cưới, họ đã có một căn nhà khang trang ở xã Đức Chính, Đông Triều, Quảng Ninh.

Thời điểm ấy, nhiều người lại khen chị tốt phước, biết nhìn xa trông rộng và có kẻ từng ghen tỵ với hạnh phúc ngọt ngào của chị. Thế nhưng, ở đời mấy ai lường được chữ ngờ khi bỗng một ngày, Nam về nhà thủ thỉ với vợ “anh bán tiệm kim hoàn nhé”, chị giãy nảy “bán rồi anh sống bằng nghề gì” thế nhưng mặc kệ lời khuyên can của vợ, Nam đã sang tay tiệm kim hoàn của mình cho chủ khác. Lúc này chị mới biết, bản tính ham mê cờ bạc của Nam vẫn không thay đổi, vì ham chơi nên tiền bạc nợ nhiều, tiệm kim hoàn chính là thứ duy nhất Nam có thể mang ra đổi chác để bảo toàn sinh mạng cho mình.

Sau khi bán tiệm kim hoàn, Nam bảo vợ vay ít tiền để theo bạn sang Camphuchia làm ăn. Theo lý giải của Nam, chỉ có đi xa Nam mới làm lại được tất cả, và anh ta còn hứa sẽ không làm cho vợ và hai con buồn. Tuy nhiên, sau thời gian vật lộn ở Sài Gòn, Nam sang xứ người và trở về trong tàn tạ, Nam bảo “ở xứ người, đồng tiền kiếm được còn khổ hơn quê nhà rất nhiều”. Chị bảo chồng “thôi từ giờ về nhà, đừng mơ thiên đường nơi nào nữa mà hãy cùng vợ tu chí làm ăn”.

Về quê nhưng không có việc, Nam sinh ra cáu bẳn. Anh ta hay tìm cớ để bắt lỗi vợ. Ban đầu chị nghĩ chồng mình có vấn đề tâm lý bất ổn nhưng cứ mỗi sáng, khi chị chuẩn bị dậy đi chợ, Nam lại đứng ở cửa hoạnh họe khiến chị rất khó chịu. Vài trận cãi vã xảy ra lúc sáng sớm, Nam thượng tay đánh thẳng vào mặt vợ không thương tiếc. Những lúc như thế, chị chỉ biết khóc rồi lủi thủi theo bạn đi lấy hàng.

Sự cục cằn bột phát của Nam khiến chị Hiền vô cùng lo lắng. Chị không thể hiểu nổi vì sao, người chồng vốn hiền lành của mình chỉ sau một thời gian ngắn sang nước bạn trở về đã biến thành một con người khác. Tình cảm vợ chồng nhạt phai dần theo thời gian. Chị bảo thời gian ấy, có những đêm nằm cạnh chồng, khi anh quờ tay ôm chị lại giật mình thon thót. Chính sự xa cách ấy khiến Nam nghĩ vợ có người đàn ông khác. Càng ngày, Nam càng thể hiện sự ghen tuông thái quá khiến chị rất mệt mỏi. Mỗi khi vợ dậy đi chợ sớm, anh ta lại đứng ở cửa, kiếm cớ gây sự để đánh chị. “Nam có một sở thích quái đản là đánh vào mặt vợ để những vết bầm tím không thể che đậy được khiến tôi phải xấu hổ mỗi khi ra đường. Lần nào về nhà, mẹ cũng ngồi xoa dầu cho con gái rồi tấm tức khóc”, chị kể lại với giọng xót xa.

Mấy lần bị đánh oan, chị bảo với mẹ rằng muốn ly hôn chồng. Bà khuyên con gái nên lựa lời nói với chồng để gia đình không tan đàn xẻ nghé, con trẻ không tổn thương. Nghe mẹ nói, chị lại nuốt nước mắt rồi quay về nhà. Cũng từ hôm ấy, Nam ra chợ giám sát công việc buôn bán của vợ. Nhiều hôm ở chợ, thấy có bạn hàng khác giới cười nói vui vẻ là anh lại nổi cơn thịnh nộ rượt đuổi vợ trong sự ngỡ ngàng của nhiều người…

Đỉnh điểm của sự việc xảy ra vào một buổi chiều cuối năm, sau trận cãi vã của hai vợ chồng, Nam lôi vợ ra đánh trước mặt mẹ vợ không thương tiếc. Khi mẹ chị vào can, Nam đánh luôn cả bà. 30 tết 2010, hàng xóm quây quần bên bếp lửa gói bánh chưng còn mẹ con chị nằm trong  bệnh viện lạnh ngắt, khóc cho bi kịch của một đời người. Lần ấy chị về nhà mẹ đẻ, cương quyết không trở lại nữa.

Hơn hai tháng sau, Nam sang nhà chị, quỳ xuống xin lỗi bố mẹ vợ và hứa sẽ không phạm sai lầm nữa. Anh em họ hàng nhà chị đều không đồng ý nhưng mẹ chị lại khuyên con gái nên trở về vì tương lai bọn trẻ.
 Sau đận ấy, Nam khá hơn. Anh đưa vợ ra bãi đá chung vốn nấu ăn với vợ chồng người bạn phục vụ công nhân. Làm được một tháng, bỗng dưng Nam trở chứng và nằng nặc đòi về nhà. Chị không chịu và hai người lại cãi nhau. Sau này chị mới biết, trong cái không gian bé nhỏ của ngôi nhà ấy, hai cặp vợ chồng sống chung, mọi thứ đều không thoải mái nên Nam ức chế và đòi về.

Trở về lần ấy, chị làm đơn ly hôn. Ngày tòa án gọi hai vợ chồng lên giải quyết chuyện ly hôn cũng là lúc Nam dọa “Về ngay để chia nhà, nếu không tôi sẽ sang giết cả nhà cô đấy”. Nghĩ cả đời mình chắt chiu xây dựng nên, giờ nếu mang bán, sau này các con nương tựa vào đâu và chị cương quyết ngăn cản. Trong buổi hòa giải ấy, Nam cầm chiếc bút đâm thẳng vào mắt vợ trước sự ngỡ ngàng của thẩm phán. 

Ngày 1-6-2011, Tòa gọi hai vợ chồng lên để phân chia tài sản sau ly hôn. Toàn bộ ngôi nhà chung sẽ được bán và chia cho mỗi người một nửa nhưng Nam không chấp nhận. Và buổi tối hôm ấy, bi kịch đã xảy ra. 

Bi kịch còn lại

Khoảng hơn 8h tối, chị đi bộ ra đầu làng, vừa đi vừa trò chuyện điện thoại với cô bạn thân về cuộc sống gia đình và sự bế tắc của bản thân trong thời điểm hiện tại. Chị vừa đi vừa nói chuyện điện thoại thì bất ngờ có tiếng xe máy quen thuộc của chồng. Chị quay mặt lại, thấy chồng mình dừng xe nên chị bỏ điện thoại ra và hỏi “anh qua…” chưa nói hết câu thì chị nhìn thấy chồng cầm lon bò húc, túm tóc chị đổ từ trên đầu xuống. Một cảm giác nóng bỏng chạy khắp cơ thể. Chị không thể kêu vì nước chảy vào miệng dính chặt, đau đớn đến tận xương tủy.

Nhớ lại giây phút ấy, chị lại khóc. Chị bảo với tôi, có những đêm dài nằm trên giường cứ ước, đó chỉ là một cơn ác mộng nhưng lại là sự thật.

Sau tai nạn của chị, tôi đã từng qua Viện bỏng Quốc gia. Trước mặt là một thân hình gầy xơ xác, toàn bộ gương mặt bông băng trắng toát, nhắc đến chồng, chị lại khóc mà không thể mở miệng nói được lời nào.
Trong suốt quá trình điều trị ở Viện bỏng, đến  Viện Mắt Trung ương, rồi lại về Bệnh viện Xanh pôn … lần nào tôi cũng qua để xem tiến trình bệnh tật của chị. Mỗi lần gặp chị là mỗi lần xót xa. Tôi chẳng biết phải an ủi chị sao để lấy lại tinh thần.

Khi tòa xử sơ thẩm ở TAND Đông Triều, Hiền đã bảo sẽ xin giảm án cho Nam nhưng gia đình chị không chịu. Rồi đến phiên xử Phúc thẩm, Hiền vẫn kiên trì hỏi tôi “có cách nào để xin giảm án cho Nam mà không phải thông báo trước HĐXX và người nhà hai bên không?” khi tôi trả lời không thì Hiền thất vọng đến bật khóc. Trong thẳm sâu trái tim mình, Hiền vẫn còn yêu chồng rất nhiều, dù người đàn ông ấy đã dùng a xit để hủy hoại nhan sắc chị nhưng với chị, đó vẫn là người mà chị từng gọi là chồng, người mà các con chị gọi bằng bố, mối ràng buộc ấy muôn đời sẽ không bao giờ thay đổi bởi… một ngày là vợ chồng, nghĩa tình sẽ trăm năm…
Tiểu Linh

Giảm án cho "yêu nữ 9X" giết thai phụ 8 tháng tuổi


Giảm án cho "yêu nữ 9X" giết thai phụ 8 tháng tuổi

ANTĐ - Hung thủ sau khi ra tay sát hại nạn nhân đang mang bầu 8 tháng bằng 95 nhát đâm, đã kéo xác nạn nhân xuống mương nước, tháo 2 chiếc nhẫn và đôi bông tai để tạo hiện trường giả là vụ giết người cướp tài sản.
Ngày 26-3, phiên tòa phúc thẩm của TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Hồ Nhật Linh (SN1993), ở thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, Quảng Bình mức án tội giết người từ chung thân (kết quả phiên xét xử sơ thẩm) xuống còn 20 năm về tội "giết người" và giữ nguyên mức án 7 năm tù về tội "cướp tài sản".

Như thông tin chúng tôi đã đưa, trước đó, vào khoảng 19h ngày 22/10/2011, Hồ Nhật Linh điện thoại hẹn gặp Nguyễn Thị Mỹ Nhung, ở thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch để nói chuyện. Khi gặp Nhung, Linh đã dùng các thủ đoạn và ép Nhung lên xe máy rồi chở tới thôn Đại Nam, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch. 

Tại đây Linh đã dùng cây đục thợ mộc đã chuẩn bị sẵn từ trước đâm liên tiếp vào chị Nhung. Sau đó Linh nắm tay Nhung kéo sát bờ mương khô bên đường, dùng chân đạp Nhung xuống mương rồi tháo dép nhảy xuống tiếp tục cầm đục đâm vào người cho đến khi Nhung không kêu la được nữa mới dừng tay.

Bị cáo Hồ Nhật Linh tại phiên tòa 


Gây án xong, Linh đã tháo lấy 2 nhẫn vàng và 1 hoa tai của Nhung bỏ vào túi quần, giắt cái đục vào xe máy rồi chạy về nhà người yêu rửa tay chân, xong Linh về nhà của mình ngủ với con.
Sau khi phiên tòa xét xử sơ thẩm, gia đình bị cáo vẫn một mực cho rằng vụ án có đồng phạm nên đã làm đơn kháng cáo đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ kẻ đồng phạm trong vụ án. Còn bị cáo Linh cũng làm đơn kháng cáo để đề nghị được giảm án. Tuy nhiên, tại phiên tòa này gia đình bị cáo vẫn không đưa ra được những chứng cứ, tài liệu thuyết phục khẳng định là có đồng phạm tham gia trong vụ án nên Hội đồng xét xử đã không xem xét.

Đối với nội dung kháng cáo xin giảm án của bị cáo Hồ Nhật Linh, sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo như đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi và các tình tiết giảm nhẹ khác. Sau thời gian nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên phạt 20 năm tù về tội "giết người", 7 năm tù về tội "cướp tài sản"; tổng hợp chung hình phạt là 27 năm tù. Ngoài ra, về trách nhiệm dân sự bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường số tiền gần 200 triệu đồng cho gia đình bị hại.
TT

Chối trách nhiệm, "sát thủ 9X" giết người tình 15 tuổi mang thai


Chối trách nhiệm, "sát thủ 9X" giết người tình 15 tuổi mang thai

ANTĐ - Cả hai đều đang ở tuổi teen, yêu theo cảm tính nên khi vượt quá giới hạn thì gã người yêu đã quất ngựa truy phong. Xót xa hơn, cô bé không cha ấy khi dính bầu mới 15 tuổi, đang là học sinh lớp 8.
Cả hai đều đang ở tuổi teen, yêu theo cảm tính nên khi vượt quá giới hạn thì gã người yêu đã quất ngựa truy phong. Xót xa hơn, cô bé không cha ấy khi dính bầu mới 15 tuổi, đang là học sinh lớp 8. Bị người tình rũ bỏ trách nhiệm nhưng lại đòi hỏi “chuyện ấy” trong lúc bụng mang dạ chửa, cô bé từ chối nên đã bị ra tay sát hại dã man. Tuy vậy, cái kết đắng này không phải là mâu thuẫn bột phát mà kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước của kẻ hèn mọn hòng chối bỏ trách nhiệm.
Những ngày qua, người dân xã Tam Dân huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã đi hết từ cung bậc cảm xúc này sang cung bậc cảm xúc khác xung quanh câu chuyện bi thương của em Huỳnh Thị Dung Bửu, sinh năm 1997 ở xóm Hòa Bình. Đầu tiên là sự ngạc nhiên trước việc em này phải bỏ ngang chương trình lớp 8 phổ thông để ở nhà vì trót yêu và dính bầu. Trong khi dân tình còn chưa hết xôn xao thì đùng một cái, việc sản phụ này bị giết trong khi mang thai dã man trong đêm vắng đã khiến cho mọi người bàng hoàng, căm phẫn. Ngay sau khi thông tin về vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc và chỉ sau 48 giờ đồng hồ, hung thủ đã bị bắt. Hắn không ai khác chính là người tình của nạn nhân, tác giả của cái bào thai trong bụng.
Nỗi đau trong căn nhà rách
Một tuần sau khi cô gái bé bỏng bị hạ sát, chúng tôi tới thôn Hòa Bình tìm đến nhà chị Trần Thị Triện 54 tuổi là mẹ của nạn nhân Huỳnh Thị Dung Bửu. Căn nhà rách nát, tồi tàn, vốn đã neo người nay lại càng trống trải thêm. Nhiều năm rồi, căn nhà ấy, gần như chỉ 3 người phụ nữ sớm tối nương dựa vào nhau, gồm Bửu, mẹ là chị Triện và bà ngoại Bửu. Trên Bửu có một người anh trai là Khoa, đang theo học tại trường Cao đẳng Tam Kỳ nên ít khi ở nhà trong câu chuyện buồn đứt quãng với chúng tôi, 2 người phụ nữ đã liên tục khóc ngất, họ chưa tin và chưa thể nguôi ngoai với sự thật quá đắng cay, khi đứa con gái ngoan hiền và cả đứa cháu, chắt chưa kịp chào đời ấy đã vĩnh viễn không còn bên họ nữa.

Nước mắt ngắn nước mắt dài, chị Triện xót xa, cả Khoa và Bửu lúc sinh ra đã không biết mặt cha, số chị đa đoan nên không có nổi tấm chồng, cũng chẳng nhớ cha của chúng là ai. Thôi thì, đành gắng làm lụng nuôi hai đứa trẻ nên người để sau này về già còn có chỗ mà tựa nương. Từ nhỏ, thằng Khoa đã được bà ngoại nhận nuôi nấng, cưu mang nên được ăn học tử tế, và hiện đã gần hoàn thành chương trình cao đẳng nghề. Trong khi đó, Dung Bửu từ nhỏ đã được ở với mẹ, nhưng cũng gần chục năm nay, kể từ khi hai mẹ con dọn về ở nhà chung với bà ngoại ở thôn Hoà Bình thì hai bà cháu sớm tối bên nhau, Khoa đi học xa trong khi chị Triện mải miết với việc nay đây mai đó, lúc chạy chợ, khi làm thuê để kiếm tiền nuôi bà cháu. Cứ thế, Bửu lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của bà ngoại và của mẹ. Theo bà ngoại cháu thì Huỳnh Thị Dung Bửu là một đứa rất ngoan, học hành chăm chỉ và rất có hiếu với bà, với mẹ. Ngoài những buổi học trên lớp, cháu ít khi la cà đây đó mà chỉ quanh quẩn ở nhà giúp mẹ những công việc vặt trong gia đình.
Hôm xảy ra án mạng, bà ngoại còn đưa cho Bửu 20 ngàn đồng bảo ra chợ mua chút thịt về bồi bổ thai nhi. Đúng lúc ấy thì Dũng xuất hiện nên con bé đã đi chơi với người tình mà quên mất chuyện mua thức ăn. “Có lẽ vì thiếu sư quan tâm của mẹ nên cháu nó mới sa vào yêu đương khi vừa học lớp 8. Điều đáng buồn hơn là vì không hiểu gì tình yêu nên đã sớm trao thân và khi gia đình phát hiện ra thì cái thai đã bước sang tháng thứ 6. Giận con lắm nhưng không nỡ quát mắng, đành động viên nó nghỉ học để ở nhà dưỡng thai và chuẩn bị các điều kiện làm mẹ. Thế mà, kẻ gieo rắc nỗi đau cho cháu lại nhẫn tâm cướp đi sự sống của cả hai mẹ con...” - chị Triện xen vào câu chuyện trong nước mắt. 

Trong khi đó, Khoa, người anh trai của Bửu thì thất thần cho hay, quãng thời gian xảy ra vụ án, Khoa được nghỉ giữa các đợt thi nên có mặt tại nhà, nhưng đã không làm gì được để cứu em. Trước đó, trong lần về thăm nhà, thấy em gái có những biểu hiện bất thường nên anh đã chở em đi khám thì phát hiện ra Bửu đã mang thai. Gặng hỏi, cô em gái mới thừa nhận là đã có quan hệ yêu đương và trót trao thân cho một người tên Dũng ở thôn kế bên. Thời điểm ấy, Dũng đang đi làm ăn ở Sài Gòn nên anh có liên lạc. Tuy nhiên, tên này đã thoái thác trách nhiệm buộc Khoa phải viết đơn trình báo và cơ quan công an đã khởi tố vụ án “giao cấu với trẻ em”, có giấy triệu tập Dũng lên làm việc nhưng tên này đã không ra trình diện suốt ­nhiều tháng liền. Mấy ngày sau thì thấy cậu này về và nhờ một người bạn chở đến rồi xin phép đưa Bửu đi chơi. Chưa kịp mừng vì người yêu con bé có trách nhiệm thì nào ngờ, đây là lần cuối Khoa được gặp em gái mình. Cũng chẳng ngờ rằng, lần trở về này, gã người tình tuổi teen đã vạch sẵn kế hoạch loại bỏ người yêu để rũ bỏ trách nhiệm.
Gã người tình mất nhân tính
Trở lại với vụ án gây xôn xao dư luận cả nước trong thời gian ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Vụ việc xảy ra vào rạng sáng ngày 17/3, cơ quan điều tra nhận được tin báo phát hiện xác thiếu nữ 15 tuổi mang thai, nằm chết trên vũng máu tại khu vực nghĩa trang xã Tam Dân, huyện Phú Ninh. Nạn nhân sau đó nhanh chóng được xác định là Huỳnh Thị Dung Bửu, tử vong bởi hai vết đâm ở ngực trái và một số nơi khác có thương tích nhẹ. Tại hiện trường, còn có chiếc xe đạp nghi là của nạn nhân bị bỏ lại. Sau khi vào cuộc, Công an tỉnh Quảng Nam xác định đây là một vụ giết người do mâu thuẫn cá nhân, tài sản nạn nhân mang theo vẫn còn nguyên vẹn nên loại trừ khả năng giết người cướp tài sản. 

Đặc biệt, tại thời điểm bị sát hai, nan nhân đang mang thai nên hướng điều tra được chú trọng vào mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm. Sau khi thu thập thông tin, thu thập bằng chứng và rà soát các mối quan hệ, cơ quan điều tra đã nhanh chóng xác định nghi can của vụ án chính là Lê Đức Dũng, 21 tuổi, trú tại thôn Khánh Thọ, xã Tam Thái, huyện Phù Ninh. Dũng chính là người yêu của nạn nhân, đồng thời là tác giả của bào thai. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, vào lúc 12h30 ngày 19/3, tại phường Phú Trung (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), tổ công tác Phòng PC45 Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Công an quận Tân Phú bắt khẩn cấp Lê Đức Dũng khi hắn đang lẩn trốn tại đây, sau gần 48 giờ kể từ khi gây ra cái chết cho mẹ con sản phụ Huỳnh Thị Dung Bửu.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu, Lê Đức Dũng khai nhận, giữa hắn và nạn nhân có quan hệ yêu đương từ cách đây 1 năm. Trong thời gian đó, giữa Dũng và Bửu có quan hệ với nhau nhiều lần, tuy vậy từ sau tết Nguyên đán đến nay, Dũng đã vào TP Hồ Chí Minh làm ăn nên không gặp Bửu. Khi hay tin Bửu có thai, và cô bé cho rằng cái thai đó là của Dũng nên hắn rất tức tối. Dũng cho rằng, trong thời gian mình xa quê, Bửu ở nhà đã yêu đương và quan hệ với nhiều người khác nên mới dẫn đến có thai, chứ cái thai đó không phải là giọt máu cùa mình. 

Lời khai này trái ngước hoàn toàn với thông tin mà cơ quan điều tra có được khi làm việc tại xã Tam Dân bởi theo bà Nguyễn Thị Điềm, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã thì trước đó 1 tháng, tức khi vừa nghe tin Bửu mang thai 5 tháng và phải nghĩ học, chị đã xuống nhà gặp Bửu thì được cô gái này khẳng định, tác giả của cái bụng đang lùn lùn ấy chính là Dũng bởi trước nay, Bửu chỉ yêu có một mình Dũng, quan trong hơn là hai người đã quan hệ tình dục nhiều lần tại nhà văn hóa thôn, ở trong khu rừng vắng và cả ở nhà riêng của Dũng. Cũng bởi vậy mà khi biết chuyện, Bửu đã khai với chính quyền về việc này, Lê Đúc Dũng đã lên kế hoạch trở về để nói chuyện trắng đen rõ ràng, đồng thời dạy cho người yêu một bài học.

Chiếu 16/3, sau khi bắt xe từ TP Hồ Chí Minh về đến quê, Lê Đức Dũng không về nhà mình mà nhờ một người bạn chở đến nhà Huỳnh Thị Dung Bửu. Trước khi đi, hắn không quên giắt theo một con dao Thái Lan đã được chuẩn bị sẵn từ trước. Mặc dù Bửu chưa ăn cơm nhưng Dũng vẫn xin phép bà ngoại và anh Khoa đưa Bửu đi chơi bằng chiếc xe đạp của cô bé. Chiều hôm ấy, hắn chở Bửu tới rừng keo lá tràm, thuộc đồi Thơm, khu vực gò nghĩa địa thôn Khánh An, xã Tam Dân, cách nhà Bửu khoảng 4km rồi hai đứa dừng lại trò chuyện. Tại đây, Dũng và Bửu đã tranh luận quanh chuyện tác giả bào thai trong bụng cô bé. Trong khi Dũng khăng khăng mình không phải là cha đứa trẻ thì Bửu đã thề độc, đồng thời nói rằng nếu Dũng không thừa nhận thì sẽ đến trước cửa nhà Dũng để tự vẫn, đồng thời lên thiên đường rồi sẽ nguyền rủa họ hàng nhà Dũng vì đã phụ bạc.
Trước khi tấn bi kịch xảy ra, Lê Đức Dũng đã “đòi hỏi” Bửu làm “chuyện ấy” nhưng phần vì đang tức giận, thứ nữa là đang mang thai nên Bửu đã từ chối. Đến khoảng 19h cùng ngày, Dũng đã quyết định ra tay sát hại người tình. Lựa lúc Huỳnh Thị Dung Bửu không chú ý, Lê Đúc Dũng đã lôi con dao Thái Lan từ trong ba lô ra rồi tiến đến đâm một nhát vào ngực trái người yêu. Chưa dừng lại đó, hắn tiếp tục đâm bồi thêm một nhát từ phía sau lưng làm cô bé ngã khuỵu xuống tử vong ngay tại chỗ. Sau khi gây án xong, tên sát nhân vội vã về nhà, tắm rửa rồi vác ba lô xuống ngã tư Nguyễn Hoàng - Trần Cao Vân, thuộc thị trấn Tam Kỳ rồi đón xe khách vào Nam. Tuy vậy, chỉ sau 48 giờ gây án, Lê Đức Dũng đã sa lưới. Rồi dây, hắn sẽ phải trả giá trước pháp luật cho hành vi xem thường mạng sống người khác của mình. Đây cũng là bài học cảnh tính cho những ông bố, bà mẹ có con cái sân sa vào yêu đương, không chỉ đánh mất tương lai mà đôi khi cả mạng sống cũng không giữ lại được.
Theo Đang yêu

Thiếu tiền chơi game, hai 9X liên tục trộm cắp, lừa đảo


Thiếu tiền chơi game, hai 9X liên tục trộm cắp, lừa đảo

ANTĐ - Sáng 27/3, tại UBND xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tòa án nhân dân thành phố Yên Bái đã mở phiên tòa lưu động xét xử  vụ án “ trộm cắp tài sản” và  “ lừa đảo tài sản” đối với Phạm Văn Thành, SN 1992  và Nguyễn Trường Thanh, SN 1994 ( cả 2 đều trú tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái).
Trong khoảng thời gian từ ngày 2 -  20/10/2011, 2 đối tượng đã  thực hiện nhiều vụ chiếm đoạt tài sản tại thành phố Yên Bái. Cáo trạng của VKS nêu: Vụ đầu tiên vào khoảng 1h ngày 2/10/2011, Thành và Thanh đi bộ trong thôn, thấy trước cửa nhà ông Nguyễn Văn Dũng có chiếc xe máy wave RSX, BKS 21F2 – 1062 của anh Mạnh. Lợi dụng cả chủ và khách không để ý, 2 tên đã dắt trộm chiếc xe rồi gửi ở nhà anh Vũ Kim Long, trú tại tổ 25, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái. 


Sau đó 2 ngày, Thành và Thanh rủ thêm 3 người bạn cùng nhau đi cầm cố xe máy được 8 triệu đồng cho anh Vũ Duy Đức ở tổ 11, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, rồi chia nhau tiền tiêu xài. Tới thời hạn chuộc xe, do không có tiền nên Thanh và Thành đồng ý bán chiếc xe cho anh Đức với giá 16 triệu đồng. Đến ngày 15/10/2011, 2 tên Thành và Thanh lại lang thang ở khu vực tổ 14, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái. Tại đây, chúng đã lấy trộm được xe máy hiệu Star BKS 21 T7 – 4878 của anh Vũ Tiến Hải dựng trước cửa nhà. Sau đó chúng mang đi cất giấu chờ dịp tiêu thụ. 

Vụ chiếm đoạt thứ 3 được hai tên thực hiện vào ngày 17/10/2011, khi Thành đến quán điện tử của anh Vũ Kim Long, ở tổ 25, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái chơi game, rồi mượn xe máy Sirius BKS 19Z5 – 5464 của anh Long  nói rằng đi công chuyện. Tuy nhiên sau đó, Thành đã rủ một người bạn rồi phóng thẳng xe xuống huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ chơi điện tử. Do không có 1,2 triệu đồng để trả nên Thành đã cắm chiếc xe tại quán game này.
Khi bị cơ quan công an thành phố bắt giữ, riêng đối tượng Thành khai nhận chỉ vì nghiện game nên đã liên tục lừa đảo lấy trộm xe. Thành chơi game đã 4 năm và có lần chơi game cả ngày không biết mệt mỏi.
HĐXX tòa án nhân dân thành phố Yên Bái đã tuyên án bị cáo Phạm Văn Thành nhận mức án 2,6 năm tù giam, Nguyễn Trường Thanh là 9 tháng tù giam.
Hạ Băng – Hà Thanh

Độ tuổi từ 15-24 thất nghiệp nhiều nhất


Độ tuổi từ 15-24 thất nghiệp nhiều nhất

(ANTĐ) -  Hôm nay, 29-3, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn việc làm cho thanh niên. 

Sinh viên hy vọng tìm được cơ hội ở Ngày hội việc làm
Thông tin tại diễn đàn cho thấy khủng hoảng việc làm thanh niên toàn cầu đang diễn ra trên quy mô chưa từng có. Trên thế giới, tỷ lệ thanh niên không có việc làm cao gấp 3 lần so với lao động lớn tuổi. Ở Việt Nam, thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 là nhóm đông nhất, chiếm 50,4% trong tổng số người thất nghiệp. 

Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO tại Việt Nam cho biết, mỗi năm hơn 1 triệu thanh niên Việt Nam gia nhập thị trường lao động và rất nhiều trong số họ phải vất vả mới tìm được việc làm. Năm 2010, tỉ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên ở Việt Nam là 8,3%, nam thanh niên là 5,9%.

Tại diễn đàn, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm tới việc bố trí các nguồn lực để cải thiện tình hình việc làm của thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
Tiến Hưng

Buồn chán, nam sinh lớp 12 tự tử bằng thuốc diệt chuột


Buồn chán, nam sinh lớp 12 tự tử bằng thuốc diệt chuột

ANTĐ - Ngày 22-3, Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Trãi, TP Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết, học sinh Trương Văn Sự, sinh năm 1994, trú ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa đã tử vong do uống thuốc diệt chuột.
Trước đó, sáng 21-3, Sự lấy 2 gói thuốc chuột của gia đình đến thôn suối Cái, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa uống. Mọi người phát hiện đưa Sự vào bệnh viện huyện Phú Hòa cấp cứu rồi chuyển xuống bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên trong tình trạng hôn mê sâu, trụy tim mạch, không bắt mạch được phải thở bằng máy. Đến 14h chiều cùng ngày em Sự đã tử vong và được gia đình đưa về nhà. 
Theo bà Nguyễn Thanh Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp 12CB5, Sự là học ngoan hiền, trầm tính, hạnh kiểm tốt. Cha mẹ em đã ly hôn và đều có gia đình mới nên Sự ở với cha và bà nội. Thời gian gần đây, Sự có biểu hiện buồn phiền, ít nói, học hành giảm sút.
Bình Minh

Bị mẹ mắng, nữ sinh lớp 9 thắt cổ tự tử


Bị mẹ mắng, nữ sinh lớp 9 thắt cổ tự tử

ANTĐ - Đến giờ đi học nhưng không thấy chị gái đi học, đứa em gái chạy gác xép gọi chị thì tóa hỏa khi phát hiện chị mình đã treo cổ tự tử từ lúc nào không hay.
Vụ tự sát đau lòng trên được phát hiện vào khoảng 15h chiều ngày 29/3. Nạn nhân là em Phan Thị Thuý Mẫn (15 tuổi) học sinh lớp 9B trường THCS Bạch Liêu, thị trấn Yên Thành (huyện Yên Thành – Nghệ An), thường trú ở Khối 1 thị trấn Yên Thành.
Được biết, vào khoảng thời gian trên, khi thấy đến giờ đi học nhưng không thấy chị gái đi học nên Phan Sĩ Thiết (em trai Mẫn) chạy lên gác xép thì tá hoả khi phát hiện chị mình đã trong tư thế treo cổ ở cầu thang. Nghe tiếng tri hô, mọi người kéo đến nhưng tất cả đã quá muộn khi Mẫn đã chết từ trước đó.

Ngôi nhà nơi nữ sinh Phan Thị Thúy Mẫn treo cổ tự vẫn
Theo nhiều người hàng xóm nơi đây thì nguyên nhân dẫn đến việc em Mẫn tử tử có thể là do lúc trưa cùng ngày bị mẹ mắng nên Mận đã bỏ lên gác xép và treo cổ.
Được biết, bố mẹ em Mẫn là anh Phan văn Cần và Chị Nguyễn Thị Hạnh đã li dị nhau 4 năm nay, Mẫn và Thiết sống với mẹ.
Trọng Đại – Nguyễn Hải

Cơ hội ở những ngành... khó tuyển


Cơ hội ở những ngành... khó tuyển
Thứ Sáu, 30.3.2012 | 07:09 (GMT + 7)
Mới đây, Bộ GDĐT đã phải báo động về sự mất cân đối trong đào tạo và sử dụng nhân lực khi khối ngành như: Kinh tế, tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh có chỉ tiêu chiếm xấp xỉ 38% và có gần 50% số thí sinh dự thi ĐH, CĐ hằng năm đăng ký dự thi vào các ngành này.
Điểm chuẩn không cao

Với việc gần 50% số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng, nên không có gì khó hiểu khi những trường, ngành không thuộc nhóm này có mức điểm trúng tuyển hằng năm khá thấp, dù là trường công lập. Những ngành như kỹ thuật, công nghệ, nông - lâm - ngư, xã hội..., mặc dù nhân lực đang thiếu trầm trọng nhưng điểm chuẩn trúng tuyển vào ĐH, CĐ lại không cao, chỉ ở mức 13 - 15 điểm trong vài năm trở lại đây.
Làm thủ tục vào phòng thi trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 tại Hà Nội. Ảnh: Kỳ anh
Làm thủ tục vào phòng thi trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 tại Hà Nội. Ảnh: Kỳ Anh
Cụ thể, Trường ĐH Thủy lợi, năm 2010 điểm sàn chung vào trường khu vực Hà Nội là 15 điểm, TPHCM là 13 điểm. Mức điểm này được giữ nguyên ở năm 2011. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2010, điểm chuẩn các ngành khối A thường 15 điểm. Thậm chí nhiều ngành điểm trúng tuyển chỉ là 13 điểm như ngành công nghệ may, thiết kế thời trang... Sang năm 2011, các ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, công nghệ may... cũng vẫn chỉ duy trì điểm trúng tuyển ở mức tối thiểu - 13 điểm, bằng với điểm sàn của bộ.

Một số ngành có điểm trúng tuyển 13,5 điểm là khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm. Năm 2010, điểm trúng tuyển vào các ngành của Trường ĐH Vinh chỉ dao động từ 13 - 14 điểm, chỉ một số ít ngành có điểm trúng tuyển từ 15 điểm trở lên. Đến năm 2011, điểm trúng tuyển nhiều ngành cũng chỉ ở mức bằng với điểm sàn của bộ, từ 13 - 14 điểm tùy khối thi như ngành quản lý tài nguyên và môi trường, khuyến nông, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Trường ĐH Lâm nghiệp, điểm chuẩn năm 2010 các ngành khối A, D1 là 13 điểm. Đến năm 2011, điểm chuẩn hầu hết các ngành cũng chỉ 13 - 14 điểm. Có ngành cao nhất là công nghệ sinh học 17 điểm.

Cơ hội việc làm là có thật

Chia sẻ về vấn đề việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ông Nguyễn Hiệu - Phó chủ nhiệm khoa - cho biết: “Khoa Địa lý hiện có 2 ngành đào tạo là quản lý đất đai và địa lý tự nhiên. Ngành quản lý đất đai các em SV thi vào rất tốt, còn ngành khác thì thực sự ít ỏi. Bên cạnh sự khó tuyển do tính đặc thù thì thời gian qua chúng tôi cũng tìm hiểu và thấy địa lý không hấp dẫn với thí sinh đôi khi do thông tin không được tốt.

 Vừa rồi, theo chủ trương chính sách của Nhà nước, Bộ Tài chính đã xây dựng một dự án mang tính thử nghiệm trước khi nhân rộng là Nhà nước bỏ tiền đầu tư cho khối ngành khoa học cơ bản mà địa lý nằm trong đó. SV vào khoa Địa lý có các hỗ trợ như tuyển thẳng HSG quốc gia môn địa lý vào khoa hoặc các ngành như khí tượng thủy văn, địa chất... Bản thân các em học địa lý tốt có thể vào chương trình chất lượng cao. Chính sách hỗ trợ được học bổng với mức thấp nhất là bằng học phí.

Bên cạnh đó, nguồn ngân sách còn tạo điều kiện về trang thiết bị, nguồn học liệu cho các em  SV. Hiện nay chúng tôi có đơn đặt hàng của Tổng cục 5 về đào tạo sinh viên mảng viễn thám và GS; ký biên bản ghi nhớ với Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu về đào tạo nguồn nhân lực cho họ. Bên cạnh việc họ trao học bổng cho SV có kết quả học tập tốt còn có cam kết nếu SV có kết quả học tập tốt và có nguyện vọng vào quân ngũ thì sẽ nhận vào quân đội... Theo thống kê của khoa, khoảng 40 SV tốt nghiệp/năm. Sau 1 - 2 năm các em đều có việc làm tốt. Có khoảng 70% làm việc đúng ngành. Đặc biệt, các em học khoa học cơ bản nếu tiếng Anh tốt có rất nhiều cơ hội có học bổng đi học nước ngoài”.

Đối với ngành nông - lâm, TS Vũ Viết Bình - Phó trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng, đây là một ngành học có rất nhiều cơ hội kiếm tiền bởi ngành nông nghiệp hiện nay được Nhà nước đầu tư rất nhiều để thúc đẩy sản xuất.
Ngân Anh

Hỗ trợ trợ xây trường vùng khó


Hỗ trợ trợ xây trường vùng khó
Tối 29.3, tại Hà Nội, Chương trình khuyến học "Đèn đom đóm" đã thông báo ngôi trường thứ 9 được tài trợ xây dựng. Đó là trường tiểu học Nguyễn Trãi (xã IABIA, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).
Hơn 3 tỷ đồng sẽ được tài trợ để xây mới cho ngôi trường này. Chương trình “Khuyến học Đèn đom đóm” do Công ty FrieslandCampina VN khởi xướng và bảo trợ. Đây là năm thứ 10, chương trình này được tổ chức với tổng kinh phí 30 tỉ đồng để xây 8 ngôi trường mới tại các xã vùng sâu, vùng xa các tỉnh: Bình Phước, Quảng Ngãi, Huế, Hà Nam, Cà May, Kon Tum, Quảng Bình, Lai Châu và trao hơn 20.000 học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó.    
T.X

Thạc sĩ hay là...


Thạc sĩ hay là... phổ thông cấp 5?
Tại các tỉnh miền Trung có các lớp đào tạo thạc sĩ ngành tài chính - ngân hàng với sự tham gia của hàng trăm người (chủ yếu là cán bộ, nhân viên các ngân hàng) do Trường ĐH Tài chính - Maketing (trụ sở tại TPHCM) mở.
Nhìn vào cung cách học viên ghi danh nộp tiền học ồ ạt do được trường cho nợ đầu vào và đào tạo thạc sĩ trái với quy định của Nhà nước, nhiều người hồ nghi rằng đây có phải là đào tạo thạc sĩ đích thực, hay là... phổ thông cấp 5(!?).

Ngân hàng cũng tham gia chiêu sinh 

Ngày 2.3, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Định đã phát thông báo số 91/TB-BIĐ5 “Thông báo tuyển sinh cao học chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng (TC-NH) năm 2012 tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Theo đó, NH này phối hợp với Trường ĐH Tài chính - Marketing (viết là TC-MKT) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (ThS) ngành TC-NH, học tại TP.Quy Nhơn, học phí 30 triệu đồng/2 năm. 

Các địa phương khác như Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa cũng đều có lớp đào tạo ThS do trường ĐH nói trên mở, và cho dạy - học ngay tại địa phương. Việc cơ sở đào tạo ThS mở các lớp đào tạo tại các tỉnh miền Trung là trái với quy chế của Bộ GDĐT ban hành ngày 28.2.2011. Điều 24 của quy chế quy định: “Đào tạo trình độ ThS được thực hiện tại cơ sở đào tạo, nơi đã được cơ quan thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo có phân hiệu, việc tổ chức đào tạo tại phân hiệu cũng phải được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép”.

Tại tất cả các địa phương mà Trường ĐH TC-MKT mở lớp đào tạo ThS đều không có phân hiệu của trường này. Ngay tại một số địa phương đã có cơ sở đào tạo ĐH như Khánh Hòa, Bình Định thì việc mở lớp ThS này cũng hoàn toàn “bí mật”. Trả lời PV Lao Động về lớp ThS ở Quy Nhơn do Trường ĐH TC- MKT mở, PGS-TS Nguyễn Hồng Anh - Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn - nói rằng, nhà trường không hề biết có lớp đào tạo ThS nào như thế tại TP. Quy Nhơn. Trong khi đó, lãnh đạo Phòng Đào tạo ĐH Nha Trang cho hay, họ có biết về lớp ThS nợ đầu vào do Trường ĐH TC-MKT mở ngay tại Nha Trang, trường cũng đã có báo cáo bằng văn bản lên Bộ GDĐT về việc đó.  

Phổ thông cấp... 5(!)

Khi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Hảo (Hải Dương) về việc tổ chức đào tạo ThS dễ dãi, chất lượng thạc sĩ thấp, việc liên kết đào tạo ThS tại các địa phương có chất lượng rất thấp, tiêu cực, Bộ GDĐT đã khẳng định: “Bộ không cho phép tổ chức các lớp đào tạo ThS liên kết tại các địa phương, trừ một số trường hợp đặc biệt (ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đối với các ngành có yêu cầu đặc biệt). Các cơ sở đào tạo không được tổ chức các lớp đào tạo ThS ở ở bên ngoài cơ sở của mình”. Với quan điểm như vậy, nhưng rõ ràng Bộ GDĐT đã buông lỏng, để cho Trường ĐH TC-MKT mở tràn lan nhiều lớp ở nhiều địa phương trên cả nước.

Tại lớp ThS ngành TC-NH do Trường ĐH TC-MKT mở tại Quảng Trị có trên 100 học viên nộp tiền theo học chương trình đào tạo ThS, nhưng trong số đó đã có hơn 80 người nợ đầu vào. Còn lớp ThS ở Nha Trang thì có trên 2/3 trong tổng số 30 học viên nợ đầu vào. Người ta tự hỏi, đào tạo ThS kiểu mở lớp thu tiền, bất chấp chất lượng đầu vào như vậy thì có giữ đúng mục tiêu đào tạo ThS mà Bộ GDĐT đưa ra là “ThS là người có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”. Cách đây chưa lâu, với chủ trương đào tạo cử tuyển, các trường ĐH đã cho ra lò một lớp cử nhân... phổ thông cấp 4, và nay liệu với phong trào ThS nợ đầu vào, tới đây xã hội lại phải tiếp nhận một thế hệ ThS... phổ thông cấp 5?
Tiền thân của Trường ĐH Tài chính - Marketing là Trường Cao đẳng bán công Marketing, năm 2004 được nâng lên trường ĐH bán công. Trường này được Bộ GDĐT cho phép đào tạo ThS từ năm 2011. Theo quy chế, giảng viên có chức danh GS được hướng dẫn tối đa 7 học viên ThS, PGS hoặc có bằng TSKH được hướng dẫn tối đa 5 học viên, TS được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian.
NHÓM P.V

ke toan so cap

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Khối ngành kinh tế “hút” cả học sinh giỏi


Khối ngành kinh tế “hút” cả học sinh giỏi
Không chỉ có sức hút với những thí sinh bình thường khác, các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng… còn “hút” cả đội ngũ học sinh giỏi quốc gia.
Đứng đầu về chỉ tiêu
Theo thống kê của Bộ GDĐT, chỉ tiêu tuyển mới đào tạo hệ chính quy ĐHCĐ năm 2012 phân theo nhóm ngành. Theo đó, nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng: 184.300 chỉ tiêu; nhóm ngành kỹ thuật công nghệ: 172.800; sư phạm: 54.600; khoa học tự nhiên - xã hội nhân văn: 51.800; nông lâm ngư: 43.200. Như vậy, nhóm ngành kinh tế vẫn đứng đầu về chỉ tiêu tuyển sinh.

Trong những năm qua, các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính là những ngành có nhiều cơ sở đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất. Trong đó, quản trị kinh doanh có 340 cơ sở đào tạo (chiếm 8,3%), kế toán 297 cơ sở đào tạo (chiếm 8%), tài chính - ngân hàng 200 cơ sở đào tạo (chiếm 8%). Ba ngành học được thí sinh đăng ký nhiều nhất lần lượt là quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng và kế toán.
Không những thế, nhiều trường tiếp tục tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành thuộc khối kinh tế như ĐH Ngoại thương tuyển 2.400 chỉ tiêu, chủ yếu vào các ngành tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế…; ĐH Tài chính Marketing tuyển 2.400 chỉ tiêu hệ ĐH tập trung vào các ngành thế mạnh là tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, marketing; ĐH Thương mại tuyển các ngành tài chính - ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing với 300-350 chỉ tiêu/ngành…
“Hút” cả học sinh giỏi quốc gia
Bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết, trường đã có dự kiến tuyển thẳng theo chủ trương của Bộ GDĐT. Theo đó, các thí sinh được giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi các ngôn ngữ theo quy định sẽ được tuyển thẳng vào học các ngành ngôn ngữ.
Các thí sinh đạt giải khác muốn vào học 6 ngành còn lại như: Kinh tế, tài chính ngân hàng, kinh tế quốc tế sẽ phải dự thi và được ưu tiên xét tuyển nếu vượt qua điểm sàn tuyển sinh của Bộ GDĐT (riêng học sinh đạt giải ba phải đạt điểm bằng sàn + 3, 0 điểm). Kỳ tuyển sinh năm 2011, khi không được tuyển thẳng, trường cũng đã “hút” tới 200 học sinh giỏi vào học các ngành thuộc khối kinh tế, tài chính. Trong khi đó, ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ có 20 học sinh giỏi dự thi và theo học.
Năm nay, Bộ GDĐT cho phép học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào ĐH nhằm khuyến khích người tài. Đồng thời, để thu hút thêm nguồn lực vào các ngành khoa học cơ bản và sư phạm, Bộ GDĐT đã ra quy định: Học sinh giỏi đoạt giải chỉ được phép nộp hồ sơ tuyển thẳng vào đúng ngành hoặc gần đúng với môn thi đoạt giải học sinh giỏi. Như vậy, học sinh giỏi Văn sẽ vào thẳng ngành Văn hoặc sư phạm Văn…
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là giải pháp tốt nhất cho các ngành khoa học cơ bản, sư phạm… “hút” được người tài vì nếu các thí sinh này muốn học ngành khác, chỉ cần dự thi ĐH và đạt điểm sàn tuyển sinh là đã có thể được học ngành theo ý muốn. Trào lưu thi vào các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng đã “hút” một lượng không nhỏ học sinh giỏi quốc gia đã chứng tỏ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức.
Nguyên Minh

Thí sinh được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển


Thí sinh được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển
Năm nay, số lượng đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển sẽ do các trường ĐH, CĐ tự quyết định, vì thế thí sinh phải rất lưu ý, tránh bỏ lỡ.
Kỳ thi ĐH, CĐ năm nay, Bộ GDĐT sẽ không quy định cứng thời gian xét tuyển các nguyện vọng mà căn cứ điểm sàn và chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển, không hạn chế số đợt xét tuyển. Các trường được giao quyền tự chủ và chủ động trong việc sắp xếp thời gian xét tuyển theo điều kiện riêng của từng trường, vì thế thí sinh cần rất lưu ý thông tin tuyển sinh, xét tuyển của từng trường.

Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GDĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ ĐKXT vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.
Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác). Theo đúng thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh.
Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.
Đ.H

hoc phi


Đại học ngoài công lập tăng học phí
Trượt giá cao - một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường đại học ngoài công lập đang phải có những điều chỉnh ít nhiều về chính sách học phí. 
Tuy nhiên, không thể gọi là học phí tăng vì mức học phí mới này chỉ áp dụng cho sinh viên năm thứ nhất, còn đa số các ngành học cũ, sinh viên cũ tại trường vẫn được giữ ở mức ổn định.    
Học phí tăng nhẹ

Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa) công bố học phí hệ ĐH các ngành: 8 triệu đồng/năm, CĐ các ngành 6,5 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng khoảng 500.000 đồng/năm so với năm trước. SV mới nhập học được giảm 5% học phí năm đầu cho HS có hộ khẩu hoặc học cấp 3 tại Khánh Hòa; giảm 10% học phí năm đầu cho HS các trường đã kết nghĩa với nhà trường.

Trường ĐH Thăng Long (Hà Nội) học phí các ngành kế toán, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản lý bệnh viện, y tế công cộng, công tác xã hội, Việt Nam học có mức học phí là 18 triệu đồng/năm. Các ngành toán ứng dụng, khoa học máy tính, truyền thông và mạng máy tính, hệ thống thông tin quản lý, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Trung Quốc ở mức 18,5 triệu đồng/năm. Ngành điều dưỡng có mức 18,5 triệu đồng/năm. Như vậy mức học phí năm học tới của trường tăng 2 triệu đồng/năm so với năm học này. 

Trường ĐH dân lập Phương Đông có mức học phí năm thứ nhất từ 6,75 - 8,25 triệu đồng/năm (tùy theo ngành học). Các năm sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước (thu theo số tín chỉ thực học). Mức học phí này tăng rất ít (chỉ 100.000 đồng/năm) so với năm 2011. 

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có học phí là 9 triệu đồng/năm (năm 2011 là 8,4 triệu đồng). Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM có mức học phí năm thứ nhất từ 12 - 15 triệu đồng tùy theo ngành học (chia làm 2 đợt) - tăng nhẹ so với năm 2011. 

Trường ĐH dân lập Phú Xuân (Huế) học phí năm học 2012 - 2013 hệ ĐH là 3,5 triệu đồng/học kỳ; hệ CĐ là 3,25 triệu đồng/học kỳ. Như vậy trường tăng cả học phí hệ ĐH (6 triệu đồng/năm học 2011 - 2012) và hệ CĐ (5,5 triệu đồng/năm học 2011 - 2012). Trường hỗ trợ SV làm thủ tục vay vốn học tập và thủ tục miễn giảm học phí cho SV thuộc diện chính sách.

Tăng học phí - gánh nặng lại đè lên vai các bậc phụ huynh. Ảnh: KỲ ANH
Tuy nhiên, một số trường ĐH NCL đóng tại địa phương vẫn duy trì học phí ở mức thấp. Trường ĐH Chu Văn An (Hưng Yên) mức học phí ĐH từ 590.000 - 650.000đ/tháng, hệ CĐ từ 490.000 - 520.000đ/tháng - không tăng so với năm 2011. Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) cho biết TS (và người cùng đi) đến dự thi tại trường được bố trí ở ký túc xá miễn phí trong thời gian thi. TS dự thi vào trường đạt điểm thủ khoa được thưởng 1 máy tính xách tay, đạt điểm á khoa được thưởng 1 máy tính để bàn. 

Học phí với hệ CĐ là 400.000đ/tháng, hệ ĐH là: 500.000đ/tháng - giữ nguyên so với năm học trước. TS trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh năm 2012 được miễn 1 tháng học phí của học kỳ đầu, được xét cấp học bổng theo học kỳ. Ngoài ra SV theo học tại trường còn được hưởng các chế độ chính sách khác của Nhà nước như: Miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, được vay vốn ngân hàng ưu đãi. 

Còn… nghiên cứu thêm

Tuy nhiên, một số trường còn chưa quyết định được mức học phí cho sinh viên tuyển năm 2012. Ông Võ Văn Tuấn - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Văn Lang cho biết: “Mùa tuyển sinh 2012, chỉ tiêu xét tuyển của trường giảm khá nhiều, từ tổng chỉ tiêu của niên học trước là 3.000 chỉ tiêu xuống còn 2.000 chỉ tiêu cho mùa tuyển 2012 sắp tới. Tổng chỉ tiêu của trường giảm để đáp ứng đúng theo thông tư 57 của Bộ GDĐT quy định về đội ngũ giảng viên của trường. 

Về chính sách học phí của trường, khá ổn định suốt nhiều năm qua. Riêng mức học phí năm học tới (2012), bộ phận lo công tác tài chính của trường đang có những tính toán chi tiết và cụ thể để trình hội đồng quản trị, lãnh đạo trường, từ đó mới có những con số cụ thể cho từng ngành học. Những thông tin này sẽ được công bố vào khoảng tháng 4.2012 trên wesite của trường để phụ huynh và TS tham khảo, có hướng chọn lựa thích hợp khi đăng ký tuyển sinh vào trường. Được biết, dự kiến học phí của SV niên khóa 2012 tại trường sẽ áp dụng ở một mức mới, cao hơn so với SV khóa trước. Mức tăng không nhiều, tùy theo ngành học. 

Trường ĐH Hoa Sen - một trong những trường có chất lượng đào tạo cao song học phí cũng được xếp vào hàng “top” tại địa bàn TPHCM - chưa có mức học phí cụ thể cho năm học 2012 - 2013 nhưng lãnh đạo trường cho biết để giảm bớt gánh nặng học phí cho HS nghèo, học giỏi trường cũng đã triển khai nhiều chương trình học bổng. Cụ thể, từ nay đến giữa tháng 5, trường cùng với chương trình nhận hồ sơ xét tuyển đầu vào, trường cũng sẽ tiếp nhận các hồ sơ xin học bổng. Theo đó, trường sẽ cấp tổng cộng 150 học bổng chia làm 3 nhóm, dành cho các đối tượng khác nhau (tài năng, học giỏi hoặc vượt khó), mức học bổng cũng dao động tùy theo từng đối tượng từ 15 - 120 triệu đồng/suất và tổng số tiền học bổng dành cho SV trong niên học 2012 tại trường là 6 tỉ đồng.

Thông tin từ Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng - nơi đã từng có mức học phí “khủng” ở một số ngành học “hot” ở những năm trước - Hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chính sách học phí sẽ được công khai vào khoảng đầu tháng tới, cũng trên website của trường. Mức học phí cụ thể của từng ngành sẽ được quyết định  trong tuần này. Được biết, lãnh đạo trường hiện đang cân nhắc để cân đối mức học phí sao cho vừa hợp lý với trường nhưng cũng sẽ không quá cao, không ảnh hưởng đến SV.
Thể Uyên - Ngân Anh

cong bo tuyen sinh nam 2012


Toàn cảnh tuyển sinh ĐH đã được công bố
Bộ GDĐT đã đăng tải toàn bộ nội dung cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH và CĐ năm 2012" lên trang thông tin của Bộ tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn.
Tại địa chỉ này, 448 trường ĐH, CĐ trên cả nước đã công bố những thông tin cơ bản phục vụ kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012.

Đó là những thông tin về ngành học, ký hiệu trường, mã ngành, khối thi, tổng chỉ tiêu và những thông tin khác như phương thức tuyển sinh, vùng tuyển sinh, xét tuyển, ký túc xá, các chương trình đào tạo, học phí, quy định về điểm trúng tuyển…
Cuốn "Những điều cần biết…" cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh ĐH, CĐ trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng kí hiệu các đối tượng ưu tiên; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi; Danh sách các trường không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ để xét tuyển…
Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, các chương trình đào tạo,... thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.
Năm nay, cuốn “Những điều cần biết…” được NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và phát hành theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Các thông tin này do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng cung cấp và chịu trách nhiệm. 
Đ.H